Đề Xuất 6/2023 # Yếu Tố Trung Lượng Thiết Yếu Cho Cây Trồng # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Yếu Tố Trung Lượng Thiết Yếu Cho Cây Trồng # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Yếu Tố Trung Lượng Thiết Yếu Cho Cây Trồng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tên gọi chung của các loại phân cung cấp Mg2+ cho cây trồng

Hàm lượng magiê trong cây gần bằng lưu huỳnh và cao hơn lân. Số lượng magiê trong một tấn thóc còn cao hơn lưu huỳnh. 1 tấn thóc chứa 3.99kg MgO. Trong 1 tấn lua mì có 2kg MgO và nếu tính cả rơm rạ là 3.5 kg MgO.

vai trò của Magiê vừa là vai trò của yếu tố cấu tạo (cấu tạo nên sắc tố) vừa là yếu tố gây tác động đến các quá trình chuyển hóa như các vi lượng. Nó là thành phần của các enzim hoặc có tác dụng xúc tác hoạt động của các enzim. Vì vậy yếu tố magiê thường được đưa vào hỗn hợp các phân vi lượng, Trong trường hợp này nó nên được xem là loại phân sinh hóa.

Các tác dụng chính của Magiê đến đời sống cây trồng có thể kể ra như sau:

1. Là thành phần cấu tạo của Clorofin, và của các xantofin và caroten, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và tính chống chịu và chất lượng sản phẩm.

2. Ảnh hưởng đến sự tạo thành gluxit, các chất béo, protit do tác động đến quá trình vận chuyển lân trong cây.

3, Ảnh hưởng đến quá trình hút lân, vận chuyển lân và tạo thành các hợp chất lân dự trữ như estephotphoric, phytin

4. Ảnh hưởng đến sự tạo thành các lipit. Hiện tượng này có thể do tác động đến sự vận chuyện các hợp chất có chứa lân

5. Magiê làm tăng tính trương nước của tế bào do đó tăng tính giữ nước của tế bào giúp cho cây chống hạn.

6. Magiê có tác dụng đối kháng với các cation khác (Ca++, NH4++, K++…) do đó giữ được pH thích hợp trong cây giúp chây chịu chua

7. Một tác dụng đáng chú ý của Magiê là tạo được sự cân đối với Ca, làm cho chất lượng của sản phẩm chăn nuôi tốt hơn trách nhiệm tránh bệnh uốn ván do cỏ.

Magiê giúp cho sự vận chuyển đường bột về các cơ quan dự trữ của cây vì vậy cung cấp đủ Magiê là cho củ hạt nhiều bột, mía nhiều đường, quả ngọt hơn. Magiê làm tăng hiệu quả phân lân và phân đạm, tăng sự tổng hợp protein trong hạt các cây họ đâu, Magiê cần cho sự hình thành chất béo, có lợi cho cây lấy dầu (lạc, vừng, đậu tương, cọ dầu, dừa…). Magiê cần cho sự hình thành tinh dầu có lợi cho cây lấy tinh dầu (bạc hà, sả, cà phê, chè, ca cao). Magiê cần cho sự hình thànhnhựa mù (cao su, thông nhựa sơn). Tỷ lệ Magiê cao trong hạt củ quả và thức ăn gia súc làm cho giá trị nuôi dưỡng người và gia súc tăng lên.

Người ta đã phát hiện hiện tượng cỏ chăn nuôi thiếu Magiê do nhiều năm bón Kali gây ra bệnh uốn ván cho bò cừu và các loại ăn cỏ đó.

Magiê có ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu cho tằm ăn. Dau được bón đủ magiê lá dày hơn, tằm ăn ít bệnh, dày kén, tơ dài và bền hơn.

Hiện tượng thiếu Magiê thường biểu hiện trước tiên ở các lá già. Lá bị mất màu xanh. Phần thịt lá mất màu trước. Không giống như thiếu Kali, sự mất màu xanh bắt đầu ở mép lá, sự mất màu xanh do thiếu Magiê xuất hiện trước tiên ở phần thịt giữa các gân lá tạo thành các đốm vàng rất rõ. Sau một thời gian phần đó chết đi và lá rụng sớm. Hiện tượng lan dần lên các lá phía trên nếu thiếu trầm trọng. Đốm vàng là do sự tạo thành anthoxyan, nên nhiều khi lá chuyển sang màu vàng đỏ. Đối với cây dứa thiếu Magiê, các lá phía dưới xuất hiện màu vàng, sau đó lá héo queo như bị luộc, vì vậy được gọi là bệnh luộc lá dứa. Bệnh này thwòng xuất hiện trong mùa rét và khô hanh, có thể do điều kiện rét và khô hanh làm cho sự hút magiê khó khăn hơn và hoạt động các enzym yếu đi. Đối với cây ngô, mép lá cây thiếu magiê hơi gợn sóng và giữa các gân lá thứ cấp vẫn có màu vàng, tọa thành các sọc xanh vàng rất rõ.

Đối với lạc và đậu tương, gân lá nhỏ nên hiện tượng vàng gần như toàn lá, và chỉ có những vết hoại thư trên lá biểu hiện rõ.

Hiện tượng thiếu Magiê thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của cây.

Cần chú ý bảo đảm nhu cầu Magiê cho các loại cây sau đây:

1. Cây hòa thảo: ngô, lúa, lúa mì

2. Cây học cà: cà chua, khoai tây

3. Cây họ thập tự

4. Cây họ đậu

5. Cây ăn quả: dứa, cam quýt, nho

6. Cây lấy tinh dầu và nhựa mủ.

 

Độ dinh dưỡng của phân Magie được đánh giá bằng hàm lượng %MgO trong phân.

Magiê (Mg) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật, là thành phần quan trọng của clorophyll và đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.

Ở thực vật, Mg được hấp thụ ở dạng ion Mg2+. Giống như canxi (Ca2+), Mg tới các rễ cây do di chuyển theo trọng lượng và khuếch tán. Lượng Mg do các cây trồng hấp thụ thường ít hơn Ca hoặc K. Mg trong các phân tử clorophyll chiếm khoảng 10% tổng Mg ở lá. Hầu hết Mg ở cây trồng đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.

Cấu tạo clorophyll (diệp lục)

Mg được phân loại như một chất dinh dưỡng trung lượng. Mg thực hiện một số chức năng điều chỉnh, hóa sinh và sinh lý trong thực vật như: Hình thành clorophyll, kích hoạt của enzym, tổng hợp protein và hình thành nhiễm sắc thể, chuyển hóa hyđrat cacbon và vận chuyển năng lượng.

Ngoài ra, Mg còn hoạt động như một chất xúc tác trong các phản ứng khử oxy hóa trong các mô thực vật. Nó cũng hỗ trợ hoạt động của sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại của quá trình thông khí kém. Bằng cách sử dụng một tác động tích cực dựa vào các màng tế bào và các màng thấm, Mg có thể làm tăng khả năng chống lại khô hạn và bệnh tật của cây trồng.

 

Các loại phân và hợp chất chứa Magie

 

1. Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình) chứa 15 – 17% MgO.

 

 

Như vậy bón 60kg/ha P2O5 (360kg phân) có thể cung cấp cho cây 54 kg MgO một lượng MgO đủ để đảm bảo cân bằng magie.

 

2. Photphat cứt sắt (photphat xỉ lò) có 2-5% MgO

 

Phân bón phốt phát từ xỉ lò được sử dụng trong nông nghiệp ở một số quốc gia.

Bảng Thành phần của xỉ cơ bản: P2O5: 15 – 20%; Al2O3: 0.5 – 2.5%; CaO: 42 – 50%; Fe2O3: 9 – 13%; SiO2: 4 – 6%; MnO: 3 – 6%; MgO: 2 – 5%

 

3. Phân sunphat kali – magiê chứa 5 – 10% MgO

 

Các dạng khoáng vật bao gồm:

§     Kainit: MgSO4• KCl• H2O (19% K2O; 12,9% S; 9,7% MgO)

§     Schönit: K2SO4 • MgSO4 • 6 H2O

§     Leonit: K2SO4 • MgSO4 • 4 H2O

§     Langbeinit: K2SO4 • 2 MgSO4

§     Glaserit: K3Na(SO4)2

§     Polyhalit: K2SO4 • MgSO4 • 2 CaSO4 • 2 H2O

 

 

4. Dolomite và dolomite nung

 

Dolomite là loại đá vôi có khá nhiều ở nước ta. Tỷ lệ magie trong dolomite nước ta trình bày trong bảng sau:

 

Tỷ lệ %

CaO/MgO

CaO

MgO

Đá vôi dolomite A

54,7 – 42,4

0,9 – 9,3

90/10

Đá vôi dolomite B

42,4 – 31,6

9,3 – 17,6

75/25

Dolomite

31,6 – 30,2

17,6 – 20

60/40

Đá vôi

56,1 – 54,7

0 – 0,9

 

 

Có thể dùng  ở dạng MgO (dolomite nung) hay MgCO3 (dolomite nghiền). Tỷ lệ MgO trong dolomite nung cao hơn dolomite nghiền. Tỷ lệ MgO trong một số dolomite nung như sau:

Nung từ dolomite: 29,3 – 33,3% MgO

Nung từ đá vôi dolomite A 1,5 – 5,5% MgO

Nung từ đá vôi dolomite B 15,5 – 29,3 MgO

 

5. Secpentin

 

6. Phân borat magiê (admontit) chứa 19% Mg

Admontit là một khoáng vật borat magie với công thức hóa học MgB6O10·7H2O. Nó được đặt theo tênAdmont, Úc. Khoáng vật này có độ cứng 2 đến 3.

 

7. Quặng Dunit và Kiserit.

Dunit Mg2SiO4 + Fe2SiO4 là loại quặng chứa 24-28% MgO 35-39% SiO2 và 3-8% FeO.

Mg2SiO4 không hòa tan trong nước, nhưng Mg có thể trao đổi với ion H trong phức hệ hấp thu, vừa khử chua vừa làm giàu Mg.

4.H2O) và magie sunphat (MgSO4.7H2O) là hai loại muối hòa tan.

Kiserit (MgSO.HO) và(MgSO.7HO) là hai loại muối hòa tan.

Trong Kiserit có chứa 29,13% MgO, magie sunphat có chứa 16,2% MgO.

 

8. Phân Magie Chelate (EDTA-Mg-6)

Tên hóa học:

Ethylenediaminetetraacetic acid, Magnesium – Disodium complex, Magnesium sodium ethylenediaminetetraacetate

EDTA-MgNa2

Công thức phân tử: C10H12N2O8MgNa2

Khối lượng phân tử: 358.52

pH = 6.5 – 7.5

Yếu Tố Tác Động Đến Chất Lượng Dưa Leo Khi Trồng

Hiện nay việc trồng dưa leo, dưa chuột trở nên phổ biến từ quy mô lớn theo mô hình nông trại cho đến các gia đình nhỏ cũng có xu hướng ưa chuộng trồng dưa leo, dưa chuột tại nhà để cung cấp nguồn thực phẩm cho gia đình. Cây dưa leo tương đối dễ trồng và mau thu hoạch. Tuy nhiên, để trồng dưa leo đạt năng suất và chất lượng cao thì cần phải lưu ý đến nhiều yếu tố khác nhau, tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ cung cấp cho mọi người thêm những kiến thức để có thể trồng được những vụ dưa leo ra nhiều quả, trái dưa chuột đạt chất lượng và đảm bảo năng suất cao.

Yếu tố tác động đến chất lượng dưa leo khi trồng

Việc trồng dưa leo khá dễ dàng nếu chúng ta biết cách trồng và chăm sóc thì sẽ cho ra những lứa dưa đạt tiêu chuẩn và sản lượng cao. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và trái dưa leo như nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, mưa và loại đất trồng,….

Thời vụ trồng

Dưa leo là loại cây trồng có thể trồng quanh năm, tuy nhiên tùy vào vụ trồng khác nhau mà dưa leo cho ra năng suất và chất lượng quả khác nhau. Cây dưa leo cho năng suất cao ở mùa vụ có nhiệt độ cao, nếu trồng ở mùa vụ có nhiệt độ thấp thì năng suất thấp hơn nhiều. Thời vụ tốt nhất để trồng dưa leo là vào vụ Đông Xuân.

Yếu tố sinh học

Độ ẩm không khí, nhiệt độ, ánh sáng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dưa leo. Ở giai đoạn dưa leo được 2 tuần sau khi trồng thì nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất là 30°C. Trong suốt quá trình phát triển và ra trái thì nhiệt độ phải đạt từ 24 – 30°C. Cây được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời, độ ẩm sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho quả lớn và chất lượng.

Nước

Dưa leo hấp thụ lượng nước khá nhiều, tuy nhiên tùy vào điều kiện thời tiết và từng giai đoạn sinh trưởng của cây để tưới lượng nước vừa đủ, tránh để tình trạng thừa thiếu nước khiến cây không phát triển tốt.

Nếu thiếu nước sẽ khiến độ ẩm đất thấp làm giảm sự phát triển sinh dưỡng và trao đổi chất ở cây, khiến cây dễ mẫn cảm với côn trùng và bệnh hại. Ở giai đoạn cây ra hoa và kết trái nếu thiếu nước sẽ làm giảm năng suất và chất lượng trái, khiến trái dưa trở nên nhỏ, còi cọc, dị dạng, trái dưa có vị đắng.

Dưa leo là cây ưa ẩm, nhưng không được tưới nước quá nhiều gây ngập úng, đất bị ứ đọng nước sẽ khiến rễ cây bị thối, nảy sinh mầm bệnh gây hại cho cây dưa leo như nấm, côn trùng ở dưới lòng đất phá gốc rễ cây.

Đất và chất dinh dưỡng

Đất để trồng dưa leo phải có độ pH = 6,0 – 6,8. Loại đất trồng dưa leo nên là đất có đủ chất hữu cơ có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.

Nếu đất quá cứng, khô hạn sẽ khiến cây khó phát triển, làm chậm quá trình ra hoa, cây cho ra nhiều hoa đực hơn thì sẽ không sinh trái.

Dưa leo sử dụng phân kali nhiều nhất, kế đến là phân đạm, lân và phân bón hữu cơ. Đạm thúc đẩy quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và tạo trái của cây dưa leo. Phân lân có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của rễ, nhánh phụ, hoa, trái và hạt. Kali có tác dụng làm giảm số lượng trái dị dạng và phân hữu cơ rất tốt cho sự phát triển dưa leo. Tuy nhiên cần phải lưu ý liều lượng và thời điểm bón phân, nếu bón phân quá nhiều và mật độ trồng dày hoặc không đủ ánh sáng thì dưa sẽ cho ít trái.

Làm giàn và tỉa nhánh

Dưa leo là loại cây thân leo, cây phát triển thân lá và các tua cuốn rất nhanh trong 2 tuần đầu sau khi trồng. Vì vậy cần phải chú ý khâu làm giàn và tỉa nhánh đúng kỹ thuật thì sẽ giúp tăng năng suất, kích thước trái, làm giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch.

Dưa leo phát triển nhiều nhánh phía trong luống và những nhánh này sẽ không hình thành trái thế nên cần phải tỉa bỏ những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Chỉ nên để 4 – 6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm.

Tìm hiểu thêm

Cách Trồng Cây Sen Đá Trong Chậu: 7 Yếu Tố Quan Trọng Cho Cây Phát Triển

Cách trồng cây sen đá trong chậu tại nhà đơn giản chỉ có vài bước đơn giản mà ai cũng có thể trồng được, sen đá được rất nhiều người yêu thích, sen đá có tới 60 loại khác nhau, trong đó có loại sen đá khá là hiếm và rất đẹp.

Để có được chậu sen đá đẹp nhưng để trồng được chậu sen đá thì quả là một việc cần sự tỉ mỉ hơn, cách trồng sen đá cũng khá đơn giản, bất cứ ai khi đi làm, ở nhà đều yêu thích cây sen đá, đều muốn sở hữu cho mình chậu sen đá xinh đẹp.

Cây sen đá còn được gọi là liên đài, Echeveria ,hoa đán, cây có nguồn gốc từ mexico đến từ tây bắc nam mỹ. Khi trồng cây sen đá làm cảnh thì có thể kết hợp với cây cảnh khác tạo nên không gian tuyệt vời nhất.

Cây sen đá sống ở vùng có khí hậu nhiệt độ cao, khô căn và cần ít nước trong quá trình phát triển, cây sen đá chăm sóc khá là dễ cũng như chăm bón cây. Trong suốt quá trình sống của cây, sen đán mang đến nhiều ý nghĩa nên sẽ dành tặng cho người phù hợp nhất. đất trồng sen đá

1.Đặc điểm cây sen đá

Cây sen đá là loài cây sống lâu năm, cây có bộ lá thường xanh, cây thuộc họ thuốc bỏng. Đôi khi có thể nói thêm là cây sen đá rất giống loại cây thảo mộc và cây sen đá là loại không có thân, thân cây tiêu biến, cây phát triển bộ lá to và dài hơn.

Cây sen đá có bộ lá đá nhỏ, rất mọng nước, xếp hình hoa thị, giống hoa sen. Bộ lá sen thường rụng khỏi cây và có khả năng nảy chồi ở gốc thành cây mới. cụm hoa mọc ở nách lá, có cuống chung dài.

Cây sen đá là loài cây ưa nắng và rất rể chăm sóc, cây có khả năng chịu hạn tuyệt vời, cây sinh trưởng trong môi trường nắng nóng, khô hạn, kể cả nơi thiếu chất dinh dưỡng. cây sen đá được trồng trong chậu nhỏ làm cảnh, thường đặt ở nơi làm việc, bàn học và rất được dân văn phòng ưa chuộng.

2.Cách trồng cây sen đá và 7 yếu tố quan trọng

2.1.Chậu trồng cây sen đá

Để có thể lựa chọn được chậu trồng cây sen đá phù hợp, ta nên lựa chọn chậu có lỗ thoát nước bên dưới dáy chậu vì cây sống ở môi trường khô hạn nên cây không chịu được ngập úng.

Khi lựa chọn chậu ta nên lựa chọn loại chậu có kích thước phu hợp, nhỏ nhắn xinh xắn với kích thước nhỏ bé của cây

2.2.Chọn đất trồng sen đá

Cây sen đá là loại cây chịu hạn tốt vì vậy mà đất trồng cây sen đá phải có khả năng thoát nước tốt, độ thông thoáng cao sẽ giúp cho cây sen đá sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Ngoài ra có thể tạo thêm độ thông thoáng cho đất bằng cách trộn hỗn hợp đất pha cát với phân bò, tro, trấu theo tỉ lệ 1: 1: 1 giúp cho bộ rễ của cây phát triển tốt hơn.

Ngoài ra khi trồng cây sen đá ta có thể trộn thêm các loại sỏi, sỏi pha cát để bổ sung độ thông thoáng và khả năng thoát nước, giúp cây khỏe mạnh hơn trong quá trình phát triển.

2.3.Cách trồng cây sen đá

Để trồng được cây sen đá phát triển ta cần chuẩn bị đất và chậu và tiến hành trồng thôi

Cho đất vào chậu khoảng 2/3 chậu rồi nhẹ nhàng đặt cây sen đá vào trong đất.

Một tay giữ cố định cây, tay còn lại thì đổ phần đất còn lại vào trong chậu cho tới khi đầy miệng chậu là được.

Nhẹ nhàng ấn đất xuống để nén chặt đất xuống, giúp cố định cây.

Sau đó tiến hành phun nước tưới ẩm cây, giúp cây nhanh chóng ổn định, phát triển.

2.4.cách chăm sóc và tưới nước

để có thể chăm sóc được cây sen đá phát triển ổn định hơn ta nên cần dùn tới dụng cụ tưới nước phù hợp. Không nên sử dụng bình phun sương, bình xịt để tưới nước vào lá cây sen đá. Bởi vì khi có nước đọng lên lá cây sen đá sẽ khiến cho bộ lá bị thối, vì vậy mà khi tưới Việt Nam cần tưới nước vào trong sát gốc.

Để tưới nước một cách hiệu quả hơn ta nên sử dụng các dụng cụ đơn giản như cốc, bát và các loại bình chuyên dụng để tưới nước cho cây cảnh.

Có thể sử dụng cốc chén tưới thẳng vào vùng đất xung quanh chậu cây, sao cho chậu cây ngấm vừa đủ là được và không được đọng lại trên lá, nếu vô tình có nước bắn lên lá, ta nên dùng khăn khô để lau nước.

Bạn cũng có thể đặt nguyên cả chậu vào tròng thùng nước sao cho ngập 2/3 chậu, sau từ 1-2 phút rồi lấy chậu cây ra ngoài cho chậu cây ráo nước. Đây được xem là phương pháp tưới ngấm, khá hiệu quả và được rất nhiều người áp dụng vì sẽ hạn chế việc lá bị dính nước.

2.5.Thay đất cho chậu sen đá

Cây sen đá không cần quá nhiều các chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, tuy nhiên muốn cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn thì ta nên thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng vào trong đất bằng cách thay hoặc thêm đất cho cây, có thể sử dụng các loại phân kèm theo hay phân tan chậm, giúp cho cây ổn định hơn, có thể thay đất tùy theo kích thước của cây, nhằm đảm bảo cây không vị thiếu các chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng. cách trồng sen đá khi mới mua về

2.6.Ánh sáng quan trọng cho cây sen đá

Cây sen đá là giống cây cần ánh sáng để phát triển, với bộ lá mọng nước, chúng cần nhiều ánh sáng hơn, trung bình mỗi cây sen đá cần được phơi ngoài ánh nắng từ 6-8 tiếng/ ngày mới đủ cho sự sinh trưởng và phát triển màu sắc của cây.

Chính vì sự cần ánh sáng cho quá trình cây phát triển mà có rất nhiều bạn trẻ để cây ở văn phong, do không đủ ánh sáng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây nên dần dần cây kém phát triển và lụi tàn dần,

2.7.Phòng trừ sâu bệnh trên cây sen đá

Cây sen đá là giống cây có khả năng chống chịu mọi thời tiết, tuy nhiên cây vẩn bị một số loài sâu bệnh hại tấn công như rệp sáp, nấm tấn công.

Khi cây sen đá bị tấn công thường có biểu hiện ở lá rất rõ ràng, cây sen đá bị thối đen, lan dần sang các lá khác và toàn thân, thường bệnh phát triển nhanh vào mùa thu, khi mùa mưa kéo dài, thời tiết ẩm và ít nắng.

Khi thấy cây có biểu hiện của ta nên tiến hành cắt bỏ đi phần bị bệnh và chuyển cây bị bệnh ra khu cách ly, nhằm hạn chế sự lây lan ra cây khác.

Ta có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị rệp sáp, thuốc kiến để diệt trừ các mối nguy hại cho cây, giúp cây phát triển khỏe manh hơn.

Trường hợp cây bị nấm thì ta cần cách ly cây và tiến hành lọi bỏ lá bị bệnh. Sau đó đem cây ra nơi có nhiều ánh nắng hơn và nên trồng lại ra chậu mới, làm quang khu vườn, giúp khu vườn thông thoáng hơn, điều này sẽ giúp hạn chế nấm phát triển. Ta có thể sử dụng các loại thuốc COC85, Anzil để phun phòng.

5.Ý nghĩa của cây sen đá

Cây sen đá được nhiều người biết như là biểu tượng của tình yêu, loài hoa chứng minh cho một tình yêu chung thủy, bền vững, trọn đời và mãi mãi không thay đổi theo thời gian.

Với vẻ đẹp mộc mạc, thuần khiết với sức sống mãnh liệt của cây sen đá , trong tình yêu sẽ luôn đối mặt với mọi gian nn thử thách để có được nhau, vẩn trường tồn bất diệt.

Cây sen đá còn thể hiện quan điểm sống tốt, mọi thứ trong cuộc sống đều có cách giải quyết riêng, miển sao luôn mạnh mẽ, dũng cảm để đối diện với nó.

Cây còn mang ý nghĩa phòng thủy, giúp mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ, việc trồng cây sen đa trong nhà sẽ giúp cho không gian tươi mới, gia chủ có nhiều thay đổi , thịnh vượng, tài lộc.

6.Cách nhân giống cây sen đá

Để có thể nhân giống được cây sen đá là việc hoàn toàn không khó khăn chút nào. Đầu tiên ta cần lựa chọn chiếc lá sen đá, lá bánh tẻ hoặc hơi già một chút là ổn vì khi lá già sẽ mọc cây con nhanh hơn.

Đặt lá xuống nơi có độ ẩm cao, có bóng mát, có thể đặt lên cát ẩm cũng được

Thời gian từ 1-2 tuần sau thì từ cuống lá sẽ mọc lên chồi non mới khỏe mạnh

Lựa chọn chồi non khỏe mạnh để ươm thành cây trưởng thành.

chăm sóc cây cảnh

5 Yếu Tố Quan Trọng Khi Trồng Lan Ngọc Điểm

Ngọc điểm là một trong những loại lan đẹp và phổ biến tại Việt Nam, nó mang lại những giá trị kinh tế lớn cho người trồng và giá trị thẩm mỹ cho người chơi lan. Loài lan này được tìm thấy ở dọc miền đất nước và ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Lan ngọc điểm thường được gọi là lan Tai Trâu, lưỡi bò, lan nghinh xuân… chúng có thể mọc từ hạt trong tự nhiên nhưng để nhân giống loài lan này bằng phương pháp cấy mô thì lại rất khó. Loài phong lan rừng này có thể thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, trong đó có TPHCM. Những chùm hoa ngọc điểm tím, hồng, trắng sẽ nở rộ vào tháng 12, đúng dịp tết cổ truyền nên được nhiều gia đình lựa chọn cho mùa tết. Dưới đây là một số yếu tố cần quan tâm khi trồng lan ngọc điểm mà mọi người nên biết để mang lại hiệu quả cao nhất.

1. Nhiệt đô, độ ẩm, tưới mát và mùa nghỉ

Bạn có biết ngọc điểm là một giống lan có khả năng chịu nóng tốt hay không, chúng có thể phát triển khỏe mạnh ở nhiệt độ từ 26 – 30 độ C. Giống lan rừng ngọc điểm tại Việt Nam có nguồn gốc từ những cây bóng mát ở TPHCM và rừng miền đông nam bộ, cao nguyên trung nam bộ. Có một số giống lan ngọc điểm với màu đỏ, trắng, gạch tôm được nhập từ Thái Lan về và nhân giống thêm.

Tuy có khả năng chịu hạn nhưng ngọc điểm loại thích ẩm, nếu như độ ẩm tại nơi trồng lan cao thì sẽ kích thích sự phát triển của rễ nhiều hơn. Khi trồng, mọi người nên đảm bảo độ ẩm từ 40 – 70% cho lan. Cũng cần chú ý ngọc điểm là giống lan độc trụ nên khi sử dụng giá thể cho cây cần phải thoáng, có thể chỉ cần cột lan vào cây tựa, phần giá thể sẽ là 3 cục thân gỗ hoặc sử dụng ngói cong. Ngoài ra, bạn cũng có thể cột chúng lên giá thể sống trên cây để lan phát triển tự nhiên.

Về nước tưới có thể tưới 2 lần/ngày từ tháng 5 – cuối tháng 11, 3 lần/ngày từ tháng 11 – 1, và trong khoảng thời gian từ tháng 2 – 4 mỗi ngày chỉ cần tưới 1 lần là được.

Với đặc tính ưa sáng chúng ta có thể trồng ngọc điểm ở nơi nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh nắng trực tiếp có thể khiến cây bị ảnh hưởng, bỏng lá. Chúng ta chỉ nên cung cấp khoảng 60% ánh sáng cho cây, không nên trồng cây ở khu vực quá nắng hoặc quá rợp bóng sẽ khiến cây không thể phát triển tốt được.

Nếu xét về việc ra hoa của lan thì yếu tố ánh sáng không quyết định mà nó bị ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng trong ngày. Chính vì điều này nên ngọc điểm chỉ ra hoa vào mùa xuân.

Phân bón là thành phần quan trọng để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây, nhu cầu của chúng tương tự như lan Vanda. Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, đây là khoảng thời gian chúng ta cần chú ý đến việc sử dụng phân bón. Chỉ nên tưới nước 1 lần/ngày cho cây, khi thấy lan chớm nụ tuyệt đối không nên bón phân vì có thể làm rụng nụ. Nếu trước đây sử dụng phân 30-10-10 thì hãy thay bằng 10-20-20, và trước khi hoa tàn 1 tuần mọi người sẽ thay phân 10-20-20 bằng phân 10-20-30 để tăng thêm sức khỏe cho cây.

4. Thay chậu và nhân giống

Nếu xem xét kỹ Vanda và ngọc điểm có nhiều điểm giống nhau, trong đó có cả việc thay chậu, nhân giống và sử dụng giá thể. Chúng ta nên thay chậu cho ngọc điểm vào mùa mưa bởi chúng có thời gian nghỉ, trường hợp thay chậu trái mùa vẫn được nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và có thể làm cây bị chết.

5. Sâu bệnh và những vấn đề khác

Chúng ta đều biết ngọc điểm là một giống lan bản xứ nên khả năng chống chịu với sâu bệnh của cây rất cao. Thế nhưng, với những giống lan rừng mới được mang về trồng thì khả năng cây bị bỏng lá do ánh sáng nhiều là rất cao. Điều này khiến lan ngọc điểm dễ bị sâu bệnh tấn công cho nên phải thật chú ý khi trồng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Yếu Tố Trung Lượng Thiết Yếu Cho Cây Trồng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!