Đề Xuất 6/2023 # Xuất Khẩu Phân Bón Tăng Tháng Thứ Hai Liên Tiếp # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Xuất Khẩu Phân Bón Tăng Tháng Thứ Hai Liên Tiếp # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xuất Khẩu Phân Bón Tăng Tháng Thứ Hai Liên Tiếp mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xuất khẩu phân bón tăng tháng thứ hai liên tiếp

Vinanet -Xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tháng 4/2019 là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Trong số những thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam, thì Nhật Bản tăng vượt trội cả về lượng và trị giá.

Xuất khẩu phân bón tăng tháng thứ hai liên tiếp

-Xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tháng 4/2019 là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Trong số những thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam, thì Nhật Bản tăng vượt trội cả về lượng và trị giá.Vinanet

Nếu như hai tháng đầu năm xuất khẩu phân bón sụt giảm cả lượng và trị giá, thì nay đà tăng đã trở lại. Cụ thể, tháng 4/2019 đã xuất khẩu 81,1 nghìn tấn, trị giá 26,78 triệu USD, tăng 76,5% về lượng và 97,5% trị giá so với tháng 3/2019 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Nâng lượng phân bón xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2019 lên 206,7 nghìn tấn, trị giá 64,4 triệu USD, giảm 34,1% về lượng và 35,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong 4 tháng đầu năm 2019, phân bón được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 63,8% tổng lượng phân bón xuất khẩu. Theo đó, Campuchia là thị trường chiếm thị phần nhiều nhất, chiếm 28,6% tổng lượng nhóm hàng và 44,8% thị trường Đông Nam Á, đạt 59,2 nghìn tấn, trị giá 20,67 triệu USD, giảm 40,67% về lượng và giảm 39,72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất bình quân 348,93 USD/tấn, tăng 1,6%. Tính riêng tháng 4/2019, lượng phân bón xuất khẩu sang Campuchia đạt 21,94 nghìn tấn, trị giá 7,28 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần về lượng và hơn 2,2 lần trị giá so với tháng 3/2019, nhưng nếu so với tháng 4/2018 thì lượng giảm 10,89% và trị giá giảm 10,1%. Đứng thứ hai là thị trường Malaysia đạt 36,8 nghìn tấn, trị giá 6,46 triệu USD, giảm 37,61% về lượng và 45,89% trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân giảm 13,27% tương ứng với 175,3 USD/tấn. Kế đến là thị trường Lào đạt 17,32 nghìn tấn, trị giá 5,99 triệu USD, tuy đứng thứ ba sau thị trường Campuchia và Malaysia, nhưng tốc độ xuất khẩu sang Lào lại tăng trưởng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 14% và 0,38%, giá xuất bình quân giảm 11,95% xuống còn 346,3 USD/tấn. Đáng chú ý, 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu phân bón sang thị trường Nhật Bản tăng vượt trội, tuy chỉ đạt 8,16 nghìn tấn, trị giá 3,76 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp hơn 5,3 lần về lượng và gấp hơn 10,7 lần về trị giá, giá xuất bình quân tăng gấp 2 lần đạt 460,66 USD/tấn. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu phân bón sang thị trường Philippines giảm mạnh 92,13% về lượng và 92,6% về trị giá, tương ứng với 1,8 nghìn tấn, trị giá 583,6 nghìn USD. Đặc biệt, ngoài những thị trường xuất khẩu truyền thống, mặt hàng phân bón của Việt Nam có thêm các thị trường mới nổi như Myanmar, Mozambique.

Thị trường xuất khẩu phân bón 4 tháng năm 2019

Thị trường

4T/2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Campuchia

59.258

20.676.856

-40,67

-39,72

Malaysia

36.864

6.462.403

-37,61

-45,89

Lào

17.323

5.999.037

14

0,38

Hàn Quốc

15.787

3.774.118

40,37

5,69

Nhật Bản

8.164

3.760.838

432,55

970,05

Thái Lan

5.735

1.936.167

32,82

64,08

Philippines

1.873

583.602

-92,13

-92,6

Đài Loan

922

272.057

-21,2

-17,89

Angola

71

82.886

97,22

116,84

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Tháng 5/2019, Xuất Khẩu Phân Bón Giảm Trở Lại

Sau khi tăng trưởng hai tháng liên tiếp, sang đến tháng 5/2019 xuất khẩu phân bón đã suy giảm trở lại cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 4,0% và 4,5% tương ứng với 77,9 nghìn tấn, trị giá 25,58 triệu USD.

Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, xuất khẩu phân bón đạt 284,6 nghìn tấn, trị giá 90 triệu USD, giảm 30,8% về lượng và 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Phân bón của Việt Nam đã góp mặt tại hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Campuchia là thị trường chủ lực, chiếm 33,87% tổng lượng phân bón xuất khẩu, đạt 96,39 nghìn tấn, trị giá 33,74 triệu USD, giảm 33,23% về lượng và giảm 31,69% về trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân 350,08 USD/tấn, tăng 2,3%. Riêng tháng 5/2019, Việt Nam cũng đã xuất sang Campuchia 37,13 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 13 triệu USD, tăng 69,22% về lượng và 79,35% trị giá so với tháng 4/2019, giá xuất bình quân 351,9 USD/tấn, tăng 5,99%. Nếu so với tháng 5/2018, thì phân bón xuất sang thị trường này giảm 17,81% về lượng và 14,93% trị giá, mặc dù giá xuất bình quân tăng 3,5%.

Thị trường đứng thứ hai là Malaysia đạt 41,81 nghìn tấn, trị giá 7,4 triệu USD, giảm 41,9% về lượng và 48,85% trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất bình quân cũng giảm 1,197% chỉ có 177,22 USD/tấn.

Kế đến là thị trường Lào, tuy chỉ đứng thứ ba sau Campuchia và Malaysia, nhưng tốc độ xuất khẩu phân bón sang Lào đều tăng trưởng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 18,44% và 7,48% tương ứng với 25,7 nghìn tấn, trị giá 8,7 triệu USD, giá xuất bình quân 341,07 USD/tấn, giảm 9,25% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, lượng phân bón xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm nay sang các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng trưởng, số thị trường này chiếm trên 55%, theo đó xuất sang thị trường Nhật Bản tăng vượt trội, gấp 4,2 lần về lượng (tương ứng 324,53%) và gấp hơn 8,1 lần về trị giá (tương ứng 718,3%), tuy chỉ đạt 8,5 nghìn tấn, trị giá 3,87 triệu USD. Giá xuất bình quân tăng mạnh 92,75%, đạt 451,6 USD/tấn. Ngược lại, xuất sang thị trường Philippines giảm mạnh, 91,02% về lượng và 91,37% trị giá, chỉ với 2,5 nghìn tấn, trị giá 809 nghìn USD. Giá xuất bình quân 317,02 USD/tấn, giảm 3,86% so với cùng kỳ.

Bên cạnh thị trường Nhật Bản có tốc độ tăng mạnh, thì xuất sang thị trường Angola cũng tăng mạnh, 97,22% về lượng và gấp hơn 2,2 lần về trị giá (tương ứng 116,84%) đạt 71 tấn, trị giá 82,8 nghìn USD.

Đáng chú ý, cơ cấu thị trường xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm nay có thêm thị trường Myanmar và Mozambique với lượng xuất đạt lần lượt 12,8 nghìn tấn; 1,08 nghìn tấn.

Thị trường xuất khẩu phân bón 5 tháng năm 2019 Nguồn: Vinanet

Tăng Thuế Nhập Khẩu Phân Bón: Khuyến Khích Sản Xuất Trong Nước

 Cầu phân bón tăng – cung đảm bảo

Từ cuối tháng 7, nhu cầu phân bón tại các tỉnh phía Bắc bắt đầu tăng, nhưng do nguồn cung vẫn dồi dào nên giá ít biến động. Giá bán lẻ phân bón tại các địa phương hiện phổ biến ở mức: Ure 8.000-8.200 đồng/kg (giảm 300 đồng/kg so với tháng trước), kali 10.000-11.100 đồng/kg; DAP 14.000 – 15.200 đồng/kg; NPK từ 10.800-12.000 đồng/kg.

Thời gian tới, nhu cầu phân bón cả nước sẽ tăng do các tỉnh phía Nam vào chính vụ bón thu đông, các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên nhu cầu bón cây công nghiệp tăng, các tỉnh phía Bắc vẫn đang trong giai đoạn bón vụ mùa. Dù vậy, nguồn cung sẽ không lo bị thiếu hụt. 7 tháng đầu năm, cả nước đã sản xuất được 1.239,6 nghìn tấn phân ure, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2013; NPK khoảng 1.451,2 nghìn tấn tăng 1,4% so cùng kỳ năm 2013.

Cuối tháng 6, 2 nhà máy sản xuất ure công suất lớn là Đạm Cà Mau (công suất 800.000 tấn/năm) và Đạm Ninh Bình (công suất 560.000 tấn/năm) đã ngừng sản xuất để bảo dưỡng. Tuy nhiên, hiện các nhà máy vẫn còn một khối lượng hàng tồn kho đáng kể. Do vậy, nguồn cung phân bón cho sản xuất nông nghiệp vẫn được bảo đảm.

Ngoài ra, giá phân bón nhập khẩu cũng ổn định. Nhu cầu nhập khẩu phân bón từ các nước sản xuất nông nghiệp như: Mỹ, Ấn Độ, Bzazil đang trong giai đoạn cao, nhiều phiên đấu thầu được mở, giá một số loại phân bón trên thị trường châu Âu và Trung Đông có xu hướng tăng như DAP, kali. Tại Trung Quốc, nhu cầu mua thấp, tồn kho cao nên giá phân bón đã giảm vào đầu tháng 7 sau đó tăng nhẹ trở lại. Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/2014, Trung Quốc bắt đầu giảm thuế xuất khẩu phân bón ure (từ mức 40NDT/tấn + 15% xuống còn 40NDT/tấn) để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm tồn kho nên lượng ure nhập khẩu tăng.

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã có ý kiến đồng thuận với đề xuất của Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu phân ure, DAP từ 3% lên 6% nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu  (nhất là từ Trung Quốc), tăng khả năng tiêu thụ phân bón sản xuất trong nước.

Đề xuất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu

Thời gian gần đây, vi phạm về phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng với các vụ vi phạm lớn trên nhiều địa bàn, gây thiệt hại cho nhà sản xuất, kinh doanh chân chính và người tiêu dùng. Tại một số tỉnh duyên hải miền Trung như Bình Định, Phú Yên còn có tình trạng phân bón giả, kém chất lượng xuất hiện. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra xử lý, song đến nay, hiện tượng này vẫn còn tồn tại.

Để chủ động cho sản xuất trong nước cũng như tăng cường quản lý nhập khẩu phân bón biên mậu, Bộ Công Thương cho biết, sẽ xem xét hạn chế hoặc tạm dừng nhập khẩu biên mậu đối với các loại phân bón mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu (như ure, NPK) qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo từng thời điểm, phụ thuộc vào tình hình sản xuất và nhu cầu trong nước. Đối với các loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tiếp tục cho phép nhập khẩu theo từng lô hàng và có thời gian xác định để có thể kiểm soát được, bảo đảm không ảnh hưởng tới cung  – cầu trong nước.

Thuế Giá Trị Gia Tăng, Thuế Xuất Khẩu Đối Với Mặt Hàng Đạm Urê Xuất Khẩu (Tổng Công Ty Phân Bón Và Hóa Chất Dầu Khí)

Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu đối với mặt hàng đạm Urê xuất khẩu (Tổng Công ty Phân bón và Hóa Chất Dầu khí)

© DONG NAI CUSTOMS – Công văn cập nhật lúc 14h00 ngày 09/12/2020

Kính gửi: Tổng Công ty Phân bón và Hóa Chất Dầu khí

Bộ Tài chính nhận được công văn số 1753/PBHC-TCKT ngày 07/10/2020 của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí đề nghị hướng dẫn cách áp dụng chính sách thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng (GTGT) của mặt hàng đạm Urê xuất khẩu. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Về thuế GTGT

– Tại khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2006/QH13 quy định đối tượng không chịu thuế như sau: “Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.”.

– Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“1. Khoản 11 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

11. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên trừ các trường hợp sau:

– Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.

– Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.

– Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.

– Tại khoản 23 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế GTGT (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016, Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018) quy định: “Cục Thuế các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để hướng dẫn các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản căn cứ đặc tính sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm để xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản đã chế biến hoặc chưa chế biến thành sản phẩm khác để thực hiện kê khai theo quy định.

Đối với trường hợp doanh nghiệp kê khai sản phẩm đã chế biến thành sản phẩm khác mà quy trình sản xuất sản phẩm chưa đủ cơ sở xác định là sản phẩm khác thì Cục Thuế có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thuế để phối hợp với các Bộ, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành căn cứ vào quy trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp để xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến thành sản phẩm khác hay đã chế biến thành sản phẩm khác theo quy định của pháp luật.”.

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí liên hệ với Cục Thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản đã chế biến hoặc chưa chế biến thành sản phẩm khác để thực hiện kê khai theo quy định của pháp luật.

2. Về thuế xuất khẩu

Bộ Tài chính có ý kiến để Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí được biết và thực hiện./.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xuất Khẩu Phân Bón Tăng Tháng Thứ Hai Liên Tiếp trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!