Cập nhật nội dung chi tiết về Xuất Khẩu Phân Bón Sang Lào: Tăng Mạnh Ngoại Lệ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xuất khẩu phân bón sang Lào: Tăng mạnh ngoại lệ
Theo AsemconnectVietnam, xuất khẩu sang Lào tăng mạnh vượt trội khi tăng 84.04% về lượng và tăng 7.62% về trị giá; đạt lần lượt 28.2 ngàn tấn, trị giá 7.1 triệu USD.
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2016, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 3.6% và 5.1%, tương ứng với 58.3 ngàn tấn, trị giá 15.8 triệu USD – đây là tháng giảm thứ 3 liên tiếp – tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2016, xuất khẩu 512.6 ngàn tấn phân bón các loại, trị giá 151.9 triệu USD, giảm 19.09% về lượng và giảm 33.3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu phân bón sang 9 quốc gia trên thế giới, trong đó Campuchia là thị trường chủ lực, chiếm 33.4% tổng lượng phân bón xuất khẩu với 171.7 ngàn tấn, trị giá 55.9 triệu USD, giảm 23.98% về lượng và giảm 35.4% về trị giá. Đứng thứ hai là thị trường Philippines với 60.7 ngàn tấn, trị giá 18.8 triệu USD, giảm 10.93% về lượng và giảm 21.95% về trị giá so với cùng kỳ năm trước…
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón sang thị trường phần lớn đều suy giảm cả lượng và trị giá, duy nhất chỉ xuất khẩu sang Lào tăng mạnh vượt trội, tăng 84.04% về lượng và tăng 7.62% về trị giá, đạt lần lượt 28.2 ngàn tấn, trị giá 7.1 triệu USD.
Thống kê sơ bộ về thị trường xuất khẩu phân bón 9 tháng 2016
Xuất Khẩu Phân Bón Tăng Tháng Thứ Hai Liên Tiếp
Xuất khẩu phân bón tăng tháng thứ hai liên tiếp
Vinanet -Xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tháng 4/2019 là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Trong số những thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam, thì Nhật Bản tăng vượt trội cả về lượng và trị giá.
Xuất khẩu phân bón tăng tháng thứ hai liên tiếp
-Xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tháng 4/2019 là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Trong số những thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam, thì Nhật Bản tăng vượt trội cả về lượng và trị giá.Vinanet
Nếu như hai tháng đầu năm xuất khẩu phân bón sụt giảm cả lượng và trị giá, thì nay đà tăng đã trở lại. Cụ thể, tháng 4/2019 đã xuất khẩu 81,1 nghìn tấn, trị giá 26,78 triệu USD, tăng 76,5% về lượng và 97,5% trị giá so với tháng 3/2019 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Nâng lượng phân bón xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2019 lên 206,7 nghìn tấn, trị giá 64,4 triệu USD, giảm 34,1% về lượng và 35,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong 4 tháng đầu năm 2019, phân bón được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 63,8% tổng lượng phân bón xuất khẩu. Theo đó, Campuchia là thị trường chiếm thị phần nhiều nhất, chiếm 28,6% tổng lượng nhóm hàng và 44,8% thị trường Đông Nam Á, đạt 59,2 nghìn tấn, trị giá 20,67 triệu USD, giảm 40,67% về lượng và giảm 39,72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất bình quân 348,93 USD/tấn, tăng 1,6%. Tính riêng tháng 4/2019, lượng phân bón xuất khẩu sang Campuchia đạt 21,94 nghìn tấn, trị giá 7,28 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần về lượng và hơn 2,2 lần trị giá so với tháng 3/2019, nhưng nếu so với tháng 4/2018 thì lượng giảm 10,89% và trị giá giảm 10,1%. Đứng thứ hai là thị trường Malaysia đạt 36,8 nghìn tấn, trị giá 6,46 triệu USD, giảm 37,61% về lượng và 45,89% trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân giảm 13,27% tương ứng với 175,3 USD/tấn. Kế đến là thị trường Lào đạt 17,32 nghìn tấn, trị giá 5,99 triệu USD, tuy đứng thứ ba sau thị trường Campuchia và Malaysia, nhưng tốc độ xuất khẩu sang Lào lại tăng trưởng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 14% và 0,38%, giá xuất bình quân giảm 11,95% xuống còn 346,3 USD/tấn. Đáng chú ý, 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu phân bón sang thị trường Nhật Bản tăng vượt trội, tuy chỉ đạt 8,16 nghìn tấn, trị giá 3,76 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp hơn 5,3 lần về lượng và gấp hơn 10,7 lần về trị giá, giá xuất bình quân tăng gấp 2 lần đạt 460,66 USD/tấn. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu phân bón sang thị trường Philippines giảm mạnh 92,13% về lượng và 92,6% về trị giá, tương ứng với 1,8 nghìn tấn, trị giá 583,6 nghìn USD. Đặc biệt, ngoài những thị trường xuất khẩu truyền thống, mặt hàng phân bón của Việt Nam có thêm các thị trường mới nổi như Myanmar, Mozambique.
Thị trường xuất khẩu phân bón 4 tháng năm 2019
Thị trường
4T/2019
+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
Campuchia
59.258
20.676.856
-40,67
-39,72
Malaysia
36.864
6.462.403
-37,61
-45,89
Lào
17.323
5.999.037
14
0,38
Hàn Quốc
15.787
3.774.118
40,37
5,69
Nhật Bản
8.164
3.760.838
432,55
970,05
Thái Lan
5.735
1.936.167
32,82
64,08
Philippines
1.873
583.602
-92,13
-92,6
Đài Loan
922
272.057
-21,2
-17,89
Angola
71
82.886
97,22
116,84
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Xuất Khẩu Lan Vũ Nữ Sang Nhật
TP – Hơn 40 hộ nông dân của huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đang vào guồng liên kết với Cty TNHH Hoa Mặt Trời để trồng và xuất khẩu hoa lan vũ nữ sang một thị trường khó tính là Nhật Bản.
Tổng diện tích đất của các bên đưa vào sản xuất là 27,4 ha, trồng được hơn 2,7 triệu chậu lan vũ nữ; hiện có khoảng 200 ngàn chậu cho thu hoạch thường xuyên. Từ đầu năm 2015 đến nay đơn vị đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gần 700 ngàn cành hoa lan vũ nữ với doanh thu nhiều tỷ đồng. Các lô hàng được xuất đều đặn bằng đường biển hoặc đường hàng không, giá cả được quyết định bởi sàn đấu giá tại Nhật Bản.
Giám đốc Cty Hoa Mặt Trời Huỳnh Tấn Sơn cho biết, thời kỳ đầu gian nan lắm. Khi sang thăm mô hình trồng lan vũ nữ của Cty tại xã Phú Hội (huyện Đức Trọng), doanh nghiệp Nhật Bản tuy đánh giá cao chất lượng hoa nhưng không chấp thuận hợp tác làm ăn vì diện tích trồng lan chỉ có vài héc-ta, không thể đảm bảo nguồn cung ổn định.
Anh Sơn đã kiên trì vận động các hộ nông dân trong vùng cùng hợp tác trồng lan vũ nữ để tạo thành chuỗi liên kết sản xuất quy mô lớn; đảm bảo cung cấp nguồn giống chất lượng, chuyển giao kỹ thuật trồng lan vũ nữ và hợp đồng bao tiêu sản phẩm với đầu ra ổn định.
Anh Sơn mạnh dạn ứng trước 5 tỷ đồng hỗ trợ một phần chi phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho các hộ; cử người đến tận nơi hướng dẫn cho nông dân từ khâu ươm giống, kỹ thuật trồng đến xử lý trước khi chuyển đến cơ sở đóng gói.
Cty còn xây nhà xưởng đóng gói và trang thiết bị bảo quản với kinh phí 15 tỷ đồng. Các công đoạn sản xuất, thu hoạch, đóng gói… đều tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt của đối tác Nhật. Về phía nông dân, phải cam kết cung cấp sản lượng hoa trên diện tích đất đã đưa vào hợp tác cho công ty.
Một số hộ nông dân đang hợp tác với Cty Hoa Mặt Trời cho biết điều kiện khí hậu ở địa phương rất thích hợp để trồng lan vũ nữ nhưng phải bỏ ra nguồn vốn khá lớn (khoảng từ 500-600 triệu đồng/1.000m 2) để làm nhà lưới, nhà kính, giá thể trồng hoa, trang bị hệ thống tưới phun sương tự động…
Giá Phân Bón Tăng Mạnh Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
(Tieudung.vn) – Những ngày gần Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều loại phân bón tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục tăng. Cụ thể, các loại phân bón DAP, NPK, Urê đã tăng khoảng 40.000-100.000 đồng/bao (50kg) so với cách đây hơn 1 tháng.
Giá phân bón ure Cà Mau tại ĐBSCL đang ở mức từ 420.000-440.000 đồng/bao.
Theo ghi nhận, tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp ở ĐBSCL giá phân bón DAP Hàn Quốc hiện ở mức 700.000 đồng/bao (trước đó chỉ khoảng hơn 600.000 đồng/bao). Cách đây hơn 1 tháng, giá các loại phân bón urê sản xuất trong nước như urê Phú Mỹ, urê Cà Mau, urê Ninh Bình… và nhiều loại urê nhập khẩu giá chỉ ở mức 340.000-360.000 đồng/bao, thì nay cũng tăng lên ở mức từ 420.000-440.000 đồng/bao.
Tương tự, giá phân bón ure Phú Mỹ tại ĐBSCL đang ở mức từ 420.000-440.000 đồng/bao.
Còn các loại phân bón NPK như: NPK Cò Pháp (20-20-15) có mức giá khoảng 680.000-700.000 đồng/bao, NPK Đầu Trâu (20-20-15) và NPK Đầu Trâu TE (20-20-15) có mức giá khoảng 630.000-640.000 đồng/bao. NPK Việt Nhật (16-16-8) có giá 490.000- 500.000 đồng/bao… Phân bón Kali ngoại nhập của Nga, Israel, Canada… có mức giá khoảng 400.000-440.000 đồng/bao.
Giá NPK Đầu Trâu (20-20-15) và NPK Đầu Trâu TE (20-20-15) tại ĐBSCL khoảng 630.000-640.000 đồng/bao.
Nguyên nhân giá phân bón tăng được cho là do ảnh hưởng bởi giá phân bón nhập khẩu tăng và nhiều loại nguyên liệu và chi phí đầu vào phục vụ sản xuất phân bón trong nước đã tăng. Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho việc nhập khẩu mặt hàng phân bón đang có phần gặp khó khăn hơn so với trước. Đây chính là nguyên nhân khiến cho giá phân bón nhích lên, nhất là đối với phân bón DAP và NPK.
Giá phân bón NPK Cò Pháp (20-20-15) tại ĐBSCL có mức giá khoảng 680.000-700.000 đồng/bao.
Mặc dù vậy, nguồn cung các loại phân bón trên thị trường hiện nay vẫn dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Dự báo trong thời gian tới giá các mặt hàng phân bón sẽ không tăng cao vì các công ty sản xuất phân bón trong nước vẫn đáp ứng công suất của nhà máy và đưa hàng ra thị trường.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xuất Khẩu Phân Bón Sang Lào: Tăng Mạnh Ngoại Lệ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!