Cập nhật nội dung chi tiết về Xử Lý Ra Hoa, Xử Lý Tăng Đậu Quả Và Chống Rụng Trái Cam mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Xử lý cây cam ra hoa
1.1. Chăm sóc cây cam thu hoạch
Sau thu hoạch cần làm các việc sau:
– Bón phân phục hồi và tưới nước: Sau thu hoạch bón liền khoảng 200g Urê +100g DAP + 20 – 30 kg phân chuồng hoai (hoặc 10 kg phân hữu cơ vi sinh) cho cây 4 – 5 tuổi và tưới nước đều đặn cho cây.
– Tỉa cành & vệ sinh vườn: Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái (khoảng 10-15cm), cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi hay Bordeauxe (boocdo) dưới gốc, phun thuốc trừ sâu bệnh.
– Phun trên lá: Sử dụng các loại phân dưỡng lá có hàm lượng N, phun sương đều tán cây 2- 3 lần (7 ngày / lần) giúp cây phục hồi nhanh, phát triển tốt, chuẩn bị sức ra hoa.
Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thường là hoa lưỡng tính
Hoa cam sành
Hoa đa số là tự thụ phấn nhưng cũng có thụ phấn chéo. Sự thụ phấn chéo làm tăng năng suất nhưng trái sẽ có nhiều hạt.
– Đặc tính ra hoa tự nhiên của Cam là sau một thời gian khô hạn, khi gặp mưa hoặc nước tưới thì cây sẽ ra đọt mới đồng thời với nụ hoa.
– Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi.
– Trên cành vượt thường ra bông và lá.
– Trên cành gỗ già thường ra bông không mang lá.
– Cây còn tơ thường ra hoa không tốt như cây trưởng thành.
Dựa vào đặc tính ra hoa sau một thời cho khô hạn và tưới trở lại
Người ta sử dụng biện pháp xiết nước tạo khô hạn, kết hợp phun thuốc kích thích ra hoa.
1.2. Kỹ thuật xử lý ra hoa cụ thể gồm các giai đoạn như sau
Sau thu hoạch tỉa cành và vệ sinh vườn:
– Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái (khoảng 10 – 15cm), cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi hay Bordeaux (boocdo) dưới gốc, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân lần 1 (đạm cao), tùy theo tuổi và sự sinh rưởng của cây, có thể căn cứ vào vụ trái năm trước.
– Lá non ra, khi lá già, bón phân lần 2 (Lân cao).
– Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
* Biện pháp xiết nước để ức chế sinh trưởng kích thích ra hoa
– Xiết nước: rút khô nước trong mương vườn và ngưng tưới để tạo “sốc” cho cây. Thời gian 15-20 ngày, tùy theo tuổi cây, thời tiết chi phối. Tổng quát chỉ nên xiết đến khi cây vừa xào lá (lá hơi héo).
– Chỉ nên xiết nước khi vườn cây trên 3 năm tuổi để không làm cây kiệt quệ, mất sức.
– Sau khi xiết, cho nước lại vào trong mương vườn đến cách mặt đất 20-30cm trong vòng 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra cách mặt liếp 50 – 60cm để không làm bộ rễ cây bị thiệt hại, gây mất sức cho cây.
– Tưới nước trở lại vừa phải và bón phân theo khuyến cáo, có 2 cách như sau:
Cách 1:
– Ngưng tưới và rút cạn nước, khoảng 20 ngày.
– Tưới lại: 2-3 lần mỗi ngày, liên tục đến ngày thứ tư bón phân (tuỳ theo sinh trưởng của cây, lượng phân là 0,3-0,5 kg phân 20-20-15 và 0,1 kg phân ure/ cây.
– Sau khi bón phân tưới mỗi ngày 1 lần.
– Khoảng 7-15 ngày sau cây ra hoa, lúc này cần lượng nước vừa phải, ngày tưới ngày nghỉ (nếu tưới nhiều cây cây sẽ ra đọt). Giai đoạn này có thể phun thêm kali nitrat (nồng độ 0,5-1%).
Cách 2:
– Áp dụng như cách 1, nhưng có bồi sình.
– Đầu tiên liếp được tưới đẩm.
– Bồi sình một lớp dầy 5cm, rút nước và không tưới.
– Khoảng 20-25 ngày sau, sình khô (mặt sình nứt nẻ), tưới trở lại và xử lý như cách 1.
* Biện pháp khoanh cành để ức chế sinh trưởng kích thích ra hoa
Có tác dụng làm hãm vận chuyển nhựa trong cây và kích thích ra hoa, khoanh ở những cành cấp 1, 2. Khoanh tròn một vòng, độ rộng lát khoanh khoảng 1 – 2 mm. Khoanh xong dùng nilon quấn kín để tránh bị thối vết khoanh.
* Biện pháp dùng hóa chất để kích thích cam ra hoa đồng loạt
– Hoặc có thể sử dụng chất ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa Paclobutrazole 20% với lượng pha 10 – 20g/10 lít nước, 30 ngày sau khi phun Paclobutrazol 20% thì phun ThiO urea với nồng độ 0,1 – 0,3% (10g – 30g/10 lít nước) để kích thích cam ra hoa đồng loạt.
2. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái cam
2.1. Xử lý tăng đậu quả
– Muốn thụ phấn tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng trái non phải chăm sóc cây cho sung sức và phun thuốc hỗ trợ ra hoa (cần nhất là Bo kết hợp với Canxi. giúp hoa thụ phấn tốt và cuống hoa, cuốn trái mập & dai)
– Rễ cam yếu, hay bị sốc nên khi cây đang ra hoa đậu trái thì không bón phân. Chỉ bón lại khi cây đang nuôi trái và nên bón làm nhiều lần.
– Khoanh cành để hạn chế sự rụng quả: trong quá trình phát triển của quả, cây cam sẽ có các đợt phát lộc, khi phát lộc thì cây sẽ tự rụng quả để dành dinh dưỡng cho phát triển lộc non, vì vậy cần phải khoanh cành vào giai đoạn cây phát lộc để hạn chế rụng quả. Có thể sử dụng chất ức chế phát đọt như Chlormequat clorua, Cycocel CCC để phun cho cây với liều lượng 100ppm (tương đương 1g/10lit).
Chú ý:
Hoa đang nở rộ thì hạn chế phun thuốc cho cây và tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây nhưng lúc này không được tưới phun lên hoa đang nở rộ.
2.2. Chống hiện tượng rụng trái quá nhiều Có 2 đợt rụng trái sinh lý trên cây
– Đợt rụng lần thứ nhất, thường xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống.
– Đợt rụng trái thứ 2 khi có đường kính trái khoảng 3cm, đặc trưng là trái rụng không cuống.
– Hiện tượng rụng trái trên cây có múi gần như là tất yếu. Biện pháp kỹ thuật quan trọng là bón thúc, bón thúc dưới gốc (khoảng 100- 200g phân N.P.K (20-20-15)/cây) và phun bổ sung dinh dưỡng kịp thời trên lá để nuôi trái và hạn chế rụng.
Chú ý:
Hiện tượng khi gặp mưa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do cây nhiều trái, thiếu dinh dưỡng lại bị “sốc nước” cách khắc phục: tưới nước thường xuyên, bón phân gốc đầy đủ và phun ngay thuốc dưỡng trái.
Có thể sử dụng hóa chất 4-CPA-Na để hạn chế rụng trái non với liều lượng phun 1 – 2,5g/100 lit nước phun lên toàn bộ cây trong giai đoạn cây ra hoa.
Nuôi Trái:
Thời kỳ trái nhỏ đến 4- 5 tháng: Thời kỳ này trái to chậm, có nhiều đợt rụng sinh lý nên cần chăm sóc như sau:
– Bón phân: bón ít khoảng 100g NPK (20 – 20 – 15) /cây, 15 ngày /lần và tưới đều đặn.
– Phun trên lá: Phân dưỡng trái có Canxi, phun sương đều tán cây, 10 ngày /1 lần để nuôi trái, hạn chế hiện tượng rụng trái, khi trái đang lớn. Nên cộng thêm ProGibb 1 lần và thuốc trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái.
Thời kỳ trái lớn: Thời kỳ này trái bắt đầu “da lươn”, tức vỏ trái sần lên, trái muốn to nhanh thì bổ sung phân cho trái mau lớn mà ít sợ nứt trái. Nên bón phân nhiều và phun bổ sung trên lá như sau:
– Bón phân: khoảng 200g NPK 20 – 20 – 15 + 50g KCl/cây, 15 ngày / lần và tưới đều đặn.
(Để tăng độ trái cam chúng ta có thể phun bổ sung thêm Kali Humate kết hợp các loại vi lượng dạng chelate).
– Phun trên lá: Dưỡng trái có Canxi, phun sương đều tán cây 10 ngày /1 lần. Nên cộng thêm Progibb 1 lần và thuốc trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái.
– Có thể kích thích trái lớn nhanh bằng hóa chất Cytokinin Forchlorfenuron CPPU KT-30 (1%) với liều lượng phun 1 – 5 ppm (tương đương 1 – 5g CPPU KT-30 (1%)/10 lít).
* Một số điểm cần chú ý: Đón và dưỡng đọt non
– Sau khi ra hoa khoảng 4 – 6 tháng, cây có ra 1 đợt đọt non, nhất là khi ta thúc phân, nước cho trái phát triển.
– Cần bảo vệ đợt cành non này vì đó là những cành lá cung cấp dinh dưỡng nuôi trái và là cành mẹ quả năm sau sẽ cho các cành mang trái.
– Đợt cành này rất quan trọng, phải nuôi cành được từ 3,5 – 4 tháng thì sau này cành sẽ cho đọt non ra hoa đơn ở gần đỉnh ngọn, những hoa này sẽ rất dễ đậu trái trên cây.
– Bảo vệ như sau: khi thấy cây bắt đầu nhú đọt non thì bón thêm phân gốc cho cây và phun dưỡng lá giúp cây ra đọt non đồng loạt.
– Khi đọt non đang phát triển, pha thuốc như: Basutigi, Supracide… cộng với Dưỡng trái hoặc Dưỡng lá, phun 2- 3 lần để phòng trừ sâu vẽ bùa, rầy và nuôi đọt lá lẫn nuôi trái trên cây.
Tỉa & bao trái :
Mục đích là cho trái to, sáng đẹp, cao cấp và bán được giá cao. Bao trái nhằm bảo vệ trái không bị da cám do nhện gây nên, không bị ngài, ruồi hay bọ xít chích trái. Bao trái còn chống trái cam bị nám.
Cách làm:
Sau giai đoạn rụng sinh lý (khoảng 45 ngày sau đậu), tỉa trái đeo xong phun thuốc diệt trứng, sâu, nấm có sẵn trên trái. Một ngày sau dùng túi chuyên dùng (loại 16x20cm dùng bao cam,) bao trái lại, xiết chặt miệng bao nếu bao trái thì đỡ tiền thuốc sâu bệnh, bao trái nên dùng 1 lần để hạn chế sự lây lan sâu bệnh và màu sắc bao đã thay đổi nên trái dễ sâu bệnh và không được đẹp.
Chống hiện tượng nứt trái cam
Thường xuất hiện khi trái đã lớn (nhất là cam), có thể do thiếu nước gặp nước nhiều đột ngột làm phần ruột lớn nhanh hơn phần vỏ và do vỏ thiếu Ca (có khi bón N quá nhiều)… Cách khắc phục: Bón cân đối NPK cộng thêm một ít Ca(NO 3) 2, tưới nước đều đặn cho cây.
Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc cây có múi – Bộ NN&PTNT
Xử Lý Xoài Rụng Hoa Và Trái Non
Xoài có hiện tượng rụng hoa và rụng trái non là do thời tiết khô hạn hoặc ẩm độ quá cao. Một số nguyên nhân nữa là do bón thừa hoặc thiếu dinh dưỡng gây ra rụng sinh lý và rụng do sâu bệnh.
Tham khảo quy trình chăm sóc sau thu hoạch:
Lưu ý, xoài là loài cây cần phải cắt tỉa cành gấp rút để tránh quá trình ra đọt kéo dài. Cho nên sau thu hoạch cần phải vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa hết các cành trong tán, cành khô, những cành chồi (cành đã cho trái) trong vòng muộn nhất 1 tháng. Cắt đến đâu tiến hành bón phân đến đó để cho xoài ra hoa đồng loạt, dễ chăm sóc.
1. Chăm sóc trước khi ra hoa
Khoảng 10 ngày sau khi xoài ra đọt (giai đoạn ra lá non) cần phòng trừ sâu ăn lá và bổ sung phân bón qua lá giúp đọt xoài phát triển tốt hơn, mập hơn.
Khi đợt ra lá (cơi lá) 1 thuần thục tiến hành bón phân lần 2 với liều lượng vừa đủ. Chú ý khi cơi lá 2 mới nhú khoảng 5cm đến khi lá có màu đồng cần đặc biệt để ý bảo vệ lá. Có thể sử dụng thuốc sâu sinh học kết hợp phun phòng bệnh thán thư luôn ở giai đoạn này.
Khoảng 30-45 ngày sau khi chồi non chuyển sang màu xanh sậm thì bắt đầu xử lý ra hoa. Xử lý như sau:
Đợt kích thứ nhất: phun bón lá kèm thuốc sâu và ngừa thán thư để đẩy cho lá xanh, dày và cứng cáp hơn trong giai đoạn này. Lưu ý: cần phun đủ 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày tùy vào điều kiện thời tiết
Đợt kích thứ 2: khi hoa xoài dài 10-15cm thì tiến hành phun để dưỡng bông. Cũng cần đề phòng sâu ở giai đoạn này nên bà con có thể sử dụng CNX-RS + Siêu ra hoa để xịt.
Đợt kích thứ 3: tiếp tục sử dụng siêu ra hoa để phun khi bông xoài đạt 20cm trở lên và chuẩn bị nở. Khi phát hoa dài 20 – 25cm phun ngừa rầy, rệp và nấm bệnh tấn công.
Đợt kích thứ 4: đợt cuối cùng và cũng là đợt mẫn cảm nhất, từ khi hoa nở cho đến khi trái non có đường kính 0,5-1cm đặc biệt phun phòng kỹ thán thư và nấm bệnh. Định kỳ phun thuốc trừ rầy 7-10 ngày/lần.
Để lại thông tin để được kết nối với chuyên gia, chúng tôi sẽ gọi lại ngay sau khi nhận được thông tin từ bạn
Chia sẻ:
Kỹ Thuật Xử Lý Để Cam, Quýt Ra Hoa Đậu Trái Nghịch Vụ
Cách xử lý cho cây trồng ra hoa đậu trái nghịch vụ, thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao mà không cần lạm dụng các loại thuốc và hóa chất kích thích độc hại.
Hiện nay, có nhiều nhà vườn đã quen với việc xử lý cho cây trồng ra hoa đậu trái nghịch vụ bằng các loại thuốc kích thích, thuốc BVTV.. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá các loại thuốc này thì chẳng khác nào con dao hai lưỡi do giá thành cao, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người và làm giảm tuổi thọ của cây.
Để góp phần khắc phục và hạn chế những cách làm cũ, Vườn Sinh Thái sẽ đồng hành cùng bà con để tìm hiểu kỹ các bước xử lý cho cam, quýt ra hoa đậu quả nghịch vụ mà không cần lạm dụng đến hóa chất và thuốc kích thích, thuốc BVTV, mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Kỹ thuật xử lý để Cam, Quýt ra hoa đậu trái nghịch vụ
► Giai đoạn sau thu hoạch
– Bón vôi: Sau khi cuốc đất làm đứt rễ bà con nên phơi khô từ 5-7 ngày sau đó mới bón vôi. Bón vôi bột 1kg/gốc
– Bón phân: Sau khi bón vôi từ 5-7 ngày thì tiến hành bón phân + Phân hữu cơ đã ủ hoai mục với Nấm đối kháng Trichoderma NANO: Bón 10-20kg/gốc + Phân Urê: 200g + Phân DAP: 100g + Đậu tương nghiền nhỏ: 1-2,5 kg/gốc tùy tuổi cây Lượng phân này cũng sẽ chống lại hiện tượng cây ra trái cách niên (tức năm có, năm không). Việc sử dụng Nấm đối kháng trichoderma là rất quan trọng, để ngăn chặn sự xâm hại của tuyến trùng và nấm bệnh gây thối rễ trên cây trồng.
– Phun sương qua lá bằng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái. Theo tỷ lệ 1:2000
► Giai đoạn xử lý ra hoa
– Hái bỏ trái vào khoảng tháng 4 – 5 âm lịch. – Vào tháng 6-7 âm lịch tiến hàng xiết nước và ngưng tưới để cho cây có thời gian “ngủ nghỉ”. Đến khi có mưa, “đánh thức” cây dậy bằng cách tưới thêm vào những ngày nắng. – Bón phân: 200g DAP + 50g KCl hoặc 200g AT2. Nửa tháng sau cây ra hoa khoảng 50%. – Kết hợp phun Chế phẩm Vườn Sinh Thái qua lá. Theo tỷ lệ 1:2500. Cách 7-15 ngày phun 1 lượt. Đến khi cây ra hoa rộ thì dừng phun. – Tháng 8 âm lịch bón phân bằng 1/2 đợt vừa rồi cho cam ra hoa đợt hai. – Tháng 9 bón phân liều lượng bằng đợt vừa bón cho cam ra hoa đợt ba.
► Giai đoạn nuôi trái
– Bón phân: 200g NPK 20-10-15 cho một cây. – 1 tháng sau bón phân bằng 1/2 đợt bón nuôi trái lần đầu và phun phân bón lá lần hai. – Neo trái, chống hiện tượng rụng trái: Bón thêm 100g NPK 20-10-15 cho mỗi cây. Đợt này không nên phun phân bón lá vì trái cam không còn lớn và dễ tạo điều kiện cho nấm phát triển trái sẽ bị đen.
Mô hình 50ha Quýt thoát hiểm nhờ Chế phẩm Vườn Sinh Thái tại BRVT – VTV2 Bạn Của Nhà Nông
► Phòng trừ sâu, bệnh hại
– Nếu có điều kiện, dùng túi chuyên dụng loại 16 x 20cm bao trái lại vào ngày thứ 45 sau đậu trái nhằm bảo vệ trái không bị da lu, da cám do nhện, ngài (bướm), ruồi, bọ xít, nấm… đeo bám. – Nuôi kiến vàng: Kiến vàng là loài có lợi cho các loại cây có múi vì nó tấn công các loại sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, sâu cuốn lá, sâu đục bông, bọ xít, rầy chổng cánh và xua đuổi các loài bướm tới đẻ trứng hoặc ăn ấu trùng của sâu, nhện… Vì vậy nếu có điều kiện nên hốt ổ kiến vàng thả nuôi hoặc giăng dây dẫn dụ chúng từ các cây khác bò sang vườn cây của mình. – Tưới nước: Tưới bằng mô tơ điện hoặc bơm nước bằng máy dầu ở những nơi không có điện (để đỡ tốn nhiên liệu). Phun trực tiếp vào gốc, lá cây và trái (nếu không bao trái); phun gần sẽ tạo áp lực mạnh làm cho ấu trùng, sâu, nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng… hạn chế rất nhiều do không có khả năng đeo bám.
♦ Lưu ý
– Thu hoạch cam, quýt vụ nghịch vào khoảng tháng 1,2,3 âm lịch là chuyện dễ dàng vì không cần sử dụng phân và thuốc kích thích, cây vẫn ra hoa bình thường, nhưng thời điểm này giá thành cam chỉ ở mức trung bình, khoảng 4.000 – 5.000đ/kg. – Điều khiển sao cho thu hoạch cam vào khoảng tháng 4 – 5 âm lịch lúc thị trường cần và khan hiếm sẽ bán được giá cao hơn, khoảng 15.000 – 20.000đ/kg, gấp 6 lần so với vụ thuận. – Nên tuyển chọn hái bỏ bớt trái xấu, giữ lại những trái đẹp, kích cỡ đồng đều sẽ bán được giá cao, cây sẽ kéo dài thêm tuổi thọ.
► XEM THÊM Bí quyết làm giàu từ trồng Cây ăn trái bằng hướng đi sinh học bền vững
VƯỜN SINH THÁI
HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962 686 348
Kỹ Thuật Xử Lý Bơ Ra Quả Trái Vụ?
CÂU HỎI
Hỏi: Tôi tên là Nam, hiện tại có mảnh đất vườn rộng 3 sào tại Đăk Nông định trồng bơ, muốn được tư vấn về kỹ thuật xử lý cây bơ ra quả trái vụ?
Nguyễn Đình Nam (Email: ndnam.dkng@…)
TRẢ LỜI
Xin chào anh Nam. Rất cảm ơn anh đã đặt câu hỏi. Về vấn đề anh hỏi. Vườn ươm Tiến Đạt xin được tư vấn như sau
Không như các giống cây trồng khác, việc ra quả trái vụ của cây bơ không phải do kỹ thuật canh tác, mà do giống quyết định. Khi trồng đúng giống, cây sẽ tự ra hoa đậu quả vào thời điểm khác so với các giống bơ thông thường. Một số giống cho quả vào vụ sớm (tháng 3-6 DL) hoặc vụ muộn (tháng 9-12 DL) hoặc ra gối đầu quanh năm 2-3 vụ.
Anh chỉ cần chú ý đến việc tưới nước và bón phân cho cây hợp lý, tránh tiến hành vào thời điểm cây đang ra hoa và thụ phấn. Một số giống bơ có khả năng ra quả trái vụ mà Tiến Đạt đang cung cấp như sau
Giống bơ 034 : 1 năm 2 vụ. Quả dài 25 – 35cm, sáp dẻo, hạt nhỏ hoặc không hạt
Giống bơ Booth 7 : Vụ muộn (Tháng 9-12 DL), quả sáp dẻo, rất được ưa chuộng
Giống bơ Hass : Vụ muộn (Tháng 9-12 DL), phù hợp xuất khẩu, cơm sáp dẻo có mùi thơm đặt biệt
Giống bơ tứ quý: Ra quả gối đầu quanh năm
Hy vọng câu trả lời của Tiến Đạt đã giải đáp được thắc mắc của anh. Thân chào và chúc anh thành công
Tìm kiếm : xử lý bơ ra hoa trái vụ, cách xử lý cây bơ ra hoa, ky thuat lam bo ra hoa trai vu, Ky thuat lam bo ra trai nghich vu, xu lý cây bo ra hoa
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xử Lý Ra Hoa, Xử Lý Tăng Đậu Quả Và Chống Rụng Trái Cam trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!