Đề Xuất 6/2023 # Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 Liên tiếp vi phạm

Mới đây nhất, ngày 22/5, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Thanh Hóa đã phát hiện tổng cộng 7 tấn phân bón giả và kém chất lượng. Cụ thể, tại cửa hàng Vật tư Nông nghiệp Sánh Ghi (thuộc tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà) huyện Thiệu Hóa, lực lượng QLTT kiểm tra, phát hiện 6 tấn phân bón NPK giả, nhãn hiệu Hà Bắc. Lực lượng QLTT tỉnh đã lập biên bản xử phạt hành chính chủ cửa hàng Trần Văn Sánh 20 triệu đồng, thu giữ 240 bao phân nói trên chờ tiêu hủy. Cùng thời điểm, Đội QLTT số 10 (đóng trên địa bàn huyện Bá Thước) cũng đã kiểm tra cửa hàng Hồng Tình (ở làng Đắm, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước) phát hiện 1 tấn phân bón NPK Thành Lợi kém chất lượng, không đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng ghi trên bao bì. Sản phẩm này được sản xuất bởi một cơ sở sản xuất tại xã Đông Xuân (huyện Đông Sơn).

Trước đó, ngày 11/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an Đồng Nai cũng đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón (không có bản hiệu) do Tào Văn Chinh (33 tuổi) quản lý, tại địa chỉ tổ 20, khu phố 4, phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện có 10 công nhân đang thực hiện đóng gói nhiều loại phân bón từ 0,5 kg đến 1 kg, gồm: Kali Nitrate; sSun phát đồng; Super trung vi lượng; super trung vi lượng thùng 20 lít, Magie sunfat và nhân sâm cây trồng… Những sản phẩm được đóng gói trên bao bì ghi địa chỉ, thương hiệu và nguyên liệu nhập khẩu phân bón cao cấp từ Pháp, Israel, Đài Loan… của một số công ty tại chúng tôi và Đồng Nai. Tuy nhiên, qua kiểm tra, có khoảng 200 tấn nguyên liệu dùng để trộn làm phân bón giả có xuất xứ từ Trung Quốc và nhiều loại phẩm màu, hóa chất chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số hàng này đã được niêm phong để điều tra.

Thực tế, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng ngày càng diễn ra tinh vi hơn. Con số mà Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đưa ra tại hội nghị tổng kết đợt tổng thanh tra toàn diện về chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trên cả nước trong năm 2013 ngày 19/5 vừa qua rất đáng báo động. Tính riêng trong năm 2013, thanh tra Bộ NN&PTNT đã lấy hơn 2.080 mẫu đi kiểm tra, gồm 896 mẫu về phân bón, 459 mẫu thuốc bảo vệ thực vật và 740 mẫu thức ăn chăn nuôi. Trong đó riêng mặt hàng phân bón có 276/896 mẫu không đạt, chiếm tỷ lệ 30%.

Tháng 7 mới có Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định

Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng xử phạt cứ xử phạt, vi phạm vẫn diễn ra, thậm chí tinh vi và phức tạp hơn. Ông Đỗ Thanh Lam- Phó Cục trưởng Cục QLTT- cho rằng, đang tồn tại một số khó khăn, đồng thời là nguyên nhân chủ yếu cần giải quyết. Đó là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, dễ bị lợi dụng.

Bên cạnh đó, với đặc thù, phân bón giả không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải qua kiểm định. Nhưng thực tế, do thiếu kinh phí, thời gian giám định kéo dài, không xử lý được kịp thời dẫn đến tình trạng cơ quan chức năng bở hơi tai chạy theo vi phạm. Phân bón cũng là loại hàng hóa đặc thù, đã sử dụng bón cho cây trồng thì không thể thu hồi lại được, do vậy rất khó chứng minh thiệt hại để làm căn cứ xử lý.

Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón đã ra đời vào tháng 11/2013 với rất nhiều quy định xử phạt được coi là “mạnh tay” với phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Tuy nhiên, đến nay Nghị định này vẫn chưa thể đi vào thực thi bởi Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định dự kiến phải tới 15/7 này mới chính thức được ban hành. Với thực tế tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng như hiện nay, người dân lẫn doanh nghiệp sản xuất chân chính rất mong Nghị định sớm đi vào thực thi, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường phân bón.

Theo Báo Công thương

Xử Phạt Kinh Doanh Phân Bón Giả – Tư Vấn Luật

Hits: 502

Xử phạt kinh doanh phân bón giả

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón.[1] Phân bón là yếu tố quyết định năng suất cây trồng, rất quan trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Người nông dân mỗi năm đều bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để mua phân bón thậm chí còn phải mua nợ. Tuy nhiên lại vỡ lẽ khi sau một thời gian mới biết đó là phân bón giả. Điều đó đã gây ra nhiều sự bức xúc không nhỏ trong đối với người nông dân, các doanh nghiệp và cả cộng đồng. Đối với nhiều người nông dân khi đã mua nhầm phân bón giả chỉ biết ngậm ngùi. Vì sao?. Chính là vì họ không biết làm cách nào để chứng minh rằng mình đã mua phân bón tại Đại lý nơi phân phối. Và sau khi mua phân bón thì đã dùng hết và khó có thể thu hồi để chứng minh.

Thực trạng

Như Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón có đưa ra điểm mới về điều khoản phân bón giả. Tại Nghị định có quy định về khái niệm phân bón giả như sau: Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật).[2] Ví dụ: Đối với phân NPK, thì hàm lượng chính là N (Đạm), P (Lân), K (Kali) và nguyên tố dinh dưỡng trung lượng. Trong trường hợp N, P đạt chỉ tiêu chất lượng nhưng chỉ có K không đạt mức như quy định thì được xem là phân bón giả. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể nào giải quyết được những bất cập về nạn phân bón giả như hiện nay.

Có nhiều cách lý giải “Vì sao phân bón giả lại tràn lan như vậy?”

– Nhiều tổ chức, cá nhân đăng kí các chủng loại phân bón quá nhiều khiến việc quản lý khó khăn.

– Rất khó để phân biệt phân bón nào là giả bằng mắt thường. Thông thường, khi người dân mua và phải dùng một khoảng thời gian thì mới biết là hàng kém chất lượng. Và việc thu hồi rất khó thực hiện.

– Các đại lý phân phối là những nguyên do chính khiến các sản phẩm phân bón kém chất lượng trôi nổi mọi miền nông thôn. Các doanh nghiệp làm ăn gian dối thường đưa các mức chiết khấu cao, nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút nhà phân phối. Từ đó, các đại lý sẽ ưu tiên giới thiệu các sản phẩm phân bón này cho người mua.

Hậu quả mà phân bón giả mang lại rất lớn. Phân bón giả đang làm cho nông sản của người nông dân, của các doanh nghiệp bị giảm uy tín, từ đó làm giảm tính cạnh tranh. Ngoài ra, còn tác động rất lớn đến đời sống kinh tế người nông dân do đất bị bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng. Phải mất thời gian, tiền của để tái tạo lại. Đặc biệt hơn là gây ô nhiễm môi trường nước, đất và nguy hại đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.

Xử lý vi phạm

Căn cứ Luật Trồng trọt, có quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón đó là thu hồi, xử lý phân bón không đảm bảo chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[3]. Bên cạnh đó cũng quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón là bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[4]

Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.

Document

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả[5] cũng được quy định tại Bộ luật Hình sự. Theo đó, có các mức xử phạt tương ứng như: phạt tù, phạt tiền đối với từng trường hợp. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc cấm kinh doanh; cấm làm một công việc hoặc hoạt động trong một lĩnh vực nhất định; tịch thu tài sản. Cho thấy mức xử phạt mạnh tay và mang tính chất răn đe rất cao; mục đích để bảo vệ sức khỏe, tài sản người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính.

Hành vi Mức xử phạt

Cá nhân Pháp nhân thương mại

Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật

Phạt từ 100.000.000 – 1.000.000.000 đồng

Phạt tù từ 01 – 05 năm

Phạt từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng

Hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá

Từ 30.000.000 – dưới 1.000.000.000 đồng

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 (BLHS)

Kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Dưới 30.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 – dưới 500.000 đồng

Thu lợi bất chính từ 50.000.000 – dưới 100.000.000 đồng.

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

Phạt tù từ 05 – 10 năm

Phạt từ 3.000.000.000 – 6.000.000.000 đồng

(tại các điểm a, b, c, e, g, h, i)

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng

Từ 150.000.000 – dưới 500.000.000 đồng

h) Gây thiệt hại về tài sản

Từ 500.000.000 – dưới 1.500.000.000 đồng

i) Thu lợi bất chính

Từ 100.000.000 – dưới 500.000.000 đồng

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng

500.000.000 đồng trở lên

Phạt tù từ 10 – 15 năm

Phạt từ 6.000.000.000 – 9.000.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản

Từ 1.500.000.000 – 3.000.000 đồng

Thu lợi bất chính

Từ 500.000.000 – dưới 2.000.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản

3.000.000.000 đồng trở lên

Phạt tù từ 15 – 20 năm

Phạt từ 9.000.000.000 – 15.000.000.000 đồng

Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Thu lợi bất chính

2.000.000.000 đồng trở lên

Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người

Gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Ngoài ra còn có Hình phạt bổ sung:

– Cá nhân còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.[7]

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 – 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.[8]

3) Cách đề phòng

Thứ hai, không mua phân vón cục, chảy nước, bao bì không ghi rõ thành phần, không có nhãn mác. Đó dường như là những đặc điểm bên ngoài bằng mắt thường có thể nhận biết. Còn chất lượng bên trong ta vẫn không thể đánh giá được trừ phi sử dụng. Ngoài ra, người dân nên lựa chọn những đại lý vật tư nông nghiệp uy tín, lâu năm trong kinh doanh, hoặc mua những đại lý dám cam kết chất lượng phân bón đảm bảo kết quả thu hoạch tốt mới thanh toán tiền; không mua những nơi tự phát và không rõ ràng.

Thứ ba, người dân nên giữ lại bao bì phân bón làm “vật chứng” nếu có xảy ra việc gì để có thể yêu cầu bồi thường. Vì trên bao bì sẽ ghi rõ thành phần; tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ sở sản xuất,…

Những cách đề phòng trên chỉ là tạm thời không thể có tác dụng lâu dài. Vẫn cần phải đòi hỏi sự can thiệp của các địa phương, cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát, kiểm tra điều kiện buôn bán, sản xuất và chất lượng phân bón.

Thực tế, vấn nạn về phân bón giả vẫn chưa có cách giải quyết hợp lí và hiệu quả. Mặc dù Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón mới có hiệu lực đầu năm 2020, nhưng Nghị định chủ yếu tập trung giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.

Luật Nghiệp Thành mong rằng sẽ có giải pháp loại bỏ các sản phẩm phân bón kém chất lượng ra khỏi thị trường hiệu quả. Mang lại sự tin tưởng cho người nông dân tiếp tục an tâm sản xuất.

Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.

Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa.

Kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận.

[1] Thống kê của Bộ Công Thương

[2] ĐIỀU 2.8 NĐ 84/2019

[3] ĐIỀU 50.2.d Luật Trồng trọt 2018

[4] ĐIỀU 51.2.e Luật Trồng trọt 2018

[5] ĐIỀU 192 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[6] ĐIỀU 195 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[7] ĐIỀU 195.5 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[8] ĐIỂU 195.6.e BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Document

Hướng Dẫn Xử Lý Cây Hài Mới Về, Cách Trồng Lan Hài

Trồng lan hài Trồng hài không khó nhưng cũng chẳng dễ. Hôm nay mình sẽ viết một bài về hướng dẫn cách trồng để các bạn chưa biết trồng tham khảo. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của anh em để bài viết trở nên hoàn thiện để ngày càng có nhiều người chơi hài, chăm sóc và bảo tồn hài tại nhà.

I. Một số cách trồng tại các địa phương. Tản mạn về trồng hài .Nhiều bạn hỏi mình cách trồng hài. Hôm nay mình đưa các bạn một số cách trồng hài ở một số vùng ở phía bắc Việt Nam để các bạn cảm nhận trước sau đó mình sẽ hướng dẫn chi tiết và cụ thể ở bài sau. Các bạn chú ý cách người ta để gốc cây so với giá thể. Chậu trồng, chất trồng.

II. Cách trồng hài II.1 Xử lý cây khi mới từ rừng hoặc nơi khác về. B1. Cắt tỉa rễ hỏng, lá hỏng nếu có để 1-2h để khô vết cắt. Để nơi ẩm, râm mát, phun dung dịch B12 ( 2 ml/ 1 lít nước) sau đó để cây nơi mát ẩm, thoáng gió trong vòng 1-2 ngày đầu.

B2. Đối với anh em chơi ít thì nên dùng nước vôi trong hoặc nước súc miệng listerin để sử lý chống nấm mốc cho cây. Ngoài ra anh em có thể ngâm thuốc chống nấm như ridomil, physal, topsin M trong 30 -60ph . Khi ngâm tránh ngồng nụ nếu có. Thời điểm ngâm nên ngâm vào buổi sáng khi nhiệt độ từ 20-30°C. Vớt cây ra để ráo.

B3. Sau khi làm xong bước 2 ngâm cây vào dung dịch kích rễ. Chi tiết xem Các công thức kích rễ : chúng tôi . Chú ý tránh ngồng nụ nếu có. Cây ngâm kích rễ ra để khô ráo chuẩn bị chuyên sang mục II.3

II. 2 Chậu trồng hài Rất nhiều anh em hỏi trồng hài nên trồng chật, hay trồng thưa?

Cái này là tùy theo sở thích của anh em. Trồng chật thì chậu to nhìn cây nhanh xum xuê, trồng thưa thì lúc cây đẻ đỡ phải thay chậu, cây thoáng phát triển nhanh. Thực tế mình rút kinh nghiệm từ các nhà vườn của Đài Loan và Thái Lan người ta thường trồng 1 ,2 cây vào một chậu. Việc trồng như vậy dễ quản lý giá thể, đảm bảo độ ẩm đều trong một chậu. Khi cây có hoa ta cũng dễ dàng chọn các chậu có hoa ghép thành một chậu lớn để chơi, trưng.Về chậu trồng.

Anh em có thể sử dụng loại nào cũng được miễn sao đảm bảo giá thể ẩm thoáng khí. Loại chậu mà mình cảm thấy ưng ý nhất hiện nay là loại chậu màu cam ở bên dưới. Chậu có đáy thoáng, thành chậu có chiều sâu vừa đủ giúp giá thể giữ ẩm, giữ nhiệt tốt khi tưới không bị đọng nước, có thể xả muối dễ dàng. Vận chuyển dễ dàng ( chậu nhẹ, dễ đóng gói) Việc chọn chậu trồng đối với hầu hết các cây hài có xuất xứ từ rừng Việt Nam đều ko cần đáy chậu quá sâu. Với các dòng khác khi lấy cây về bạn nên để ý bộ rễ của cây để chọn chậu cho hợp lý.

II. 3 Giá thể trồng hài Giá thể trồng hài.

để mua giá thể bạn có thể bấm vào link sau:

Thực tế có rất nhiều kiểu giá thể trồng hài khác nhau. Như các bạn có thể thấy từ những hình ảnh ban đầu mà mình đã đưa bạn có thể dễ dàng thấy rằng với mỗi vùng miền khác nhau, mỗi vườn, mỗi loại hài khác nhau mà có một loại giá thể, một kiểu phối trộn khác nhau.

Các cụ trồng hài ở Đà Lạt thì hay dùng dớn đá, dớn tổ quạ, vỏ chấu hun.

Ở Sapa có cụ trồng hài đuôi công bằng phân trâu khô.

Ở Mộc Châu , Sơn La có cụ Long Nguyen Ngo trồng vệ nữ dưới đất đánh luống.

Ở Thanh Hóa Anh Hoàng Lê thì chuyên trồng với đá thấm thủy …

Cái tựu chung cơ bản ta thấy là giá thể ẩm , thoáng khí. Với kiểu trồng bằng đất, phân trâu, dớn đá các cụ ở vùng nóng trồng thì hấp luôn bộ rễ của cây. Vậy nên khi phối trộn tạo giá thể chúng ta phải nhớ tiêu chí cơ bản ở bên dưới.

Kinh Doanh, Sản Xuất Phân Bón Giả Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Tôi thấy báo chí đăng thông tin về nhiều vụ mua bán, sản xuất phân bón giả. Việc làm này sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn đọc Nguyễn Hưng (Thái Bình)

Tại Điều 7 quy định hành vi sản xuất phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng bị xử lý hành chính là phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

Tại Điều 10 quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng bị xử lý hành chính phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Hình phạt bổ sung đối với hai hành vi nêu trên là tịch thu và tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả, chịu toàn bộ chi phí tiêu hủy.

Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 15 quy định: “Các hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, gia công phân bón, kinh doanh phân bón giả quy định tại Nghị định này nếu có giá trị tương đương hàng thật từ 30 triệu đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Về xử lý hình sự, Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi đối với người có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả thì tùy vào từng trường hợp, từng tình tiết, người này có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 20 năm và bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo danviet.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!