Cập nhật nội dung chi tiết về Xử Lý Bưởi Da Xanh Ra Hoa Tập Trung Tối Đa, Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Như chúng ta đã biết, bưởi da xanh là một trong những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và giá cả tương đối ổn định so với một số loại cây trồng khác. Thông thường, nếu cây được trồng trong điều kiện thích hợp và chăm sóc tốt thì sau 2-2,5 năm tuổi, cây sẽ bắt đầu cho trái. Tuy nhiên, bưởi da xanh là loại cây trồng cho trái rải rác quanh năm, chỉ có phần thu hoạch rộ hơn vào dịp tháng 10-12 âm lịch hàng năm. Trong trường hợp này nếu nhà vườn muốn xử lý để thu hoạch tập trung hơn vào tháng 11-12 âm lịch dịp tết Nguyên đán (thường giá sẽ cao hơn ngày thường) để nâng cao thu nhập là điều có thể và khả năng thành công khá cao.
Thường cây bưởi da xanh từ khi ra hoa đến thu hoạch sẽ mất khoảng thời gian từ 7-7,5 tháng, trong một số trường hợp cần thiết nhà vườn có thể neo trái thêm 7-15 ngày bằng một số sản phẩm như Hợp Trí Super Humic, Bud booster, Hydrophos Zn.
Từ khoảng thời gian trên, nếu chúng ta muốn cây bưởi cho thu hoạch rộ vào dịp tết thì cần phải thực hiện xử lý tạo mầm hoa cho cây vào đầu tháng 4 âm lịch, khoảng thời gian này chưa mưa nhiều (còn điều kiện khô hạn sẽ là 1 phần thuận lợi cho cây phân hóa mầm hoa). Sau xử lý 1 tháng theo quy trình này, cây sẽ bắt đầu ra hoa. Muốn cây ra hoa và nuôi trái tốt, trước đó cần phải tạo nguồn lực cho cây, bổ sung phân hữu cơ là điều rất quan trọng, đặc biệt là các vườn cây trên nền đất phèn đất bạc màu, bón phân hóa học cân bằng cho cây và bổ sung trung vi lượng đầy đủ (cây có múi rất hay thiếu các trung, vi lượng).
Với cây bưởi da xanh đã được từ 2 năm tuổi trở lên và ta thấy đã có khả năng để trái, cần tiến hành tạo cơi tược mới cho cây như sau:
Vào tháng 2 của năm bắt đầu để trái, nhà vườn cần tạo cơi tược mới bằng cách cắt nước, ngưng tưới khoảng 15 ngày, khi thấy các lá trên cây đã già và dùng tay bóp đôi lá thấy có cảm giác giòn thì bắt đầu cung cấp nước đầy đủ trở lại, bón thúc phân hóa học theo công thức 20-10-10 hoặc tương tự (không bón công thức đạm quá cao vì sẽ gây khó cho quá trình xử lý tạo mầm hoa sau này) kết hợp trộn Hợp Trí Super Humic 1kg/50kg phân hóa học thì sau khoảng 15-20 ngày cây sẽ bắt đầu cho ra 1 cơi tược mới. Sau khoảng 1 tháng hơn (giữa tháng 3), đợt đọt này sẽ chuyển sang lụa (lá nở hết cỡ và có màu xanh đọt chuối) thì bắt đầu thực hiện các bước sau:
TẠO MẦM HOA CHO CÂY
1. Bón gốc theo tán cho cây:
Tuổi cây (năm) 2 đến < 4 4 đến < 6 Phân lân đơn (kg) 1.5-2.0 2.0-3.0 Hóa học 16-16-16 (1 màu) (kg) 0.05-0,1 0.1-0.2 KCl (kg) 0.1-0.2 0.2-0.3
Liều lượng bón cho cây tăng dần theo tuổi cây như trên, tuy nhiên có thể tăng hoặc giảm lại tùy theo tình trạng cây lúc xử lý. Nếu cây khá xanh tốt có thể giảm lượng phân hóa học lại và tăng 2 loại còn lại và ngược lại.
Sau khi bón phân, cần tưới nước cho cây liên tục 3-5 ngày đảm bảo phân tan hết và ngấm vào đất để cây hấp thu.
Theo công thức trên chúng ta đã bổ sung cho cây hàm lượng lân và kali cao làm lá mau già, nâng cao tỷ lệ C/N giúp cây phân hóa mầm hoa tốt và 1 lượng đạm nhỏ hạn chế gây mất sức cho cây sau khi ra hoa.
2. Phun thúc lá nhanh già và tạo mầm lần 1:
Phun kết hợp 2 sản phẩm:
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE: Liều 1 kg/phuy 200 lít nước.
Hydrophos Zn: Liều 1 lít/phuy 200 lít nước.
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE và Hydrophos Zn sẽ cung cấp nhanh cho cây lượng lân, kali và trung vi lượng cần thiết qua lá kết hợp với hấp thu từ việc bón dưới rễ sẽ giúp cho cây phân hóa mầm hoa tối đa.
3. Tạo khô hạn cho cây:
Sau khi tưới 3-5 ngày để phân tan, tiến hành hạ thấp mực nước trong mương vườn, càng thấp càng tốt, giữ mục nước cố định và ngưng tưới nhằm tạo điều kiện khô hạn để cây phân hóa mầm hoa (đây là một trong những điều kiện rất quan trọng đối với cây có múi), tránh trường hợp để nước thay đổi ra vào vì dễ làm cây bung đọt ngoài ý muốn.
4. Phun tạo mầm qua lá lần 2:
Sau khi phun Hợp Trí HK NPK 7-5-44 và Hydrophos Zn lần 1 được 7-10 ngày tiếp tục phun lại lần 2 với liều lượng điêu chỉnh tăng:
Lúc này lá đã chuyển già và kết hợp phun lúc chiều mát, sẽ không lo bị cháy lá.
5. Phun tạo mầm qua lá lần 3:
Sau khi phun lần 2 được 7-10 ngày tiếp tục phun đơn liều Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE :
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE: Liều 2 kg/ 200 lít nước, phun từ trong thân ra mặt dưới của lớp lá già, không phun phủ cây như các lần trước.
Trong lần phun thứ 3 này sẽ làm cho 1 lượng nhỏ khoảng dưới 5% lá già, đặc biệt là các lá trong nhánh nhện sẽ chuyển sang hơi vàng và rụng (cần phân biệt nhánh nhện và tược phướng, nhánh nhện nhỏ, cứng mọc gần thân là loại nhánh cho trái tốt còn cành phướng, tược phướng thường mọc ra gần thân hoặc gốc, tược mọc thẳng và mập, lá to khả năng cho trái kém và gây hao dinh dưỡng cho cây, nhánh này cần phải loại bỏ). Hiện tượng lá rụng như trên chúng ta không cần lo vì việc này chính là dấu hiệu cây sẽ ra hoa.
KÍCH THÍCH CÂY RA HOA
Sau khi phun lần 3 được 7-10 ngày, tức khoảng 1 tháng sau khi bắt đầu xử lý, cây sẽ bắt đầu rớt lá già lai rai, lá trên ngọn cứng và dày hơi mo lại thì đây là thời điểm tốt nhất để thúc cây ra hoa đồng loạt. Lúc này cần tiến hành:
1. Phục hồi và kích thích dưới bộ rễ
Đưa nước mới vào mương vườn buổi sáng sớm sao cho mực nước cách mặt liếp khoảng 10-20cm, cùng lúc tưới trùm lên cả cây và đẫm trên liếp (đối với 1 số vườn tầng canh tác cao đưa nước không được nhiều thì cần tưới thật ướt liếp), giữ mực nước như trên trong 2-3 giờ cho nước thấm đủ vào bờ rồi bắt đầu rút ra trở lại và giữ ở mức bình thường như thời điểm chưa xử lý ra hoa.
Tưới nước đều đặn cho cây 2 ngày tiếp theo để cây tỉnh dần, sang ngày tiếp theo cần bón cho mỗi cây (cây 2-4 năm tuổi) từ 200-300g phân hóa học công thức 30-10-10 (loại phức hợp sẽ tốt hơn) trộn cùng Hợp Trí Super Humic theo tỷ lệ 1kg/10kg phân. Lượng phân bón có thể tăng theo tuổi cây trung bình thêm 50g-100g cho 1 năm tuổi cây. Lúc này việc bổ sung nhiều humic là điều rất quan trọng để cây phục hồi và đủ sức ra hoa.
Hoặc nhà vườn có thể rải phân hóa học trước, sau đó hòa tan Hợp Trí Super Humic vào bồn, phuy hoặc ghe xuồng trong vườn rồi tưới đều mặt liếp, cách này sẽ tốt hơn. Các ngày về sau tưới đều đảm bảo độ ẩm cho đất để cây phát triển và ra hoa tốt nhất.Việc bón phân như trên sẽ cung cấp lại dinh dưỡng, nước và phục hồi lại bộ rễ giúp cho cây đủ lực ra hoa và tược kèm hoa tốt.
Đó là việc xử lý dưới bộ rễ, muốn cây ra đồng loạt cần áp dụng thêm với việc phun kích thích trên lá cho cây.
2. Kích thích trên lá
Sau khi bón phân tưới nước 1 tuần cây sẽ có biểu hiện phục hồi và nhú mầm hoa, lúc này xử lý Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE liều nhẹ hơn so với trước kia lại là yếu tố giúp cây ra hoa đồng loạt nhờ các thành phân trung vi lượng đa dạng trong sản phẩm. Chúng ta xử lý như sau:
Phối hợp:
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+ TE: Liều 500 g/phuy 200 lít nước.
Bortrac: Liều 250 ml/phuy 200 lít nước (giúp cây ra hoa đều hỗ trợ phát triển hoa quả, chống rụng trái non về sau).
Hợp Trí Organo Forge: Liều 200 ml/phuy 200 lít nước (giúp hoa ra nhanh chóng, mập và phục hồi sức cho cây sau thời gian xử lý tạo mầm).
Cây sẽ ra hoa rộ trong vòng 10-15 ngày sau lần phun này.
Việc xử lý như trên, cây sẽ bắt đầu ra hoa nhiều tập trung 1 lần (không bị trường hợp ra hoa không lá như những trường hợp có sử dụng Paclobutrazol) và cây đủ lực để tạo tiền đề phát triển hoàn thiện hoa trái sau này.
Như vậy, thời gian từ khi bắt đầu xử lý đến cây ra hoa mất khoảng 1-1,5 tháng, bắt đầu xử lý từ khoảng giữa tháng 3, cây ra hoa tập trung vào đầu hoặc giữa tháng 4 âm lịch sẽ là thời điểm tốt nhất để có vụ mùa ngay dịp Tết nguyên đán, thời điểm mặt hàng này thường có giá cao hằng năm.
Chân thành cảm ơn!
Hình ảnh: Vườn nông dân Phùng Văn Nam.
Kỹ sư Lê Văn Tâm
Nhân viên Kỹ thuật Hợp Trí Hậu Giang
Kỹ Thuật Bón Phân Và Xử Lý Ra Hoa Cho Bưởi Da Xanh
Bón phân
Việc bón phân trước khi xử lý ra hoa là rất quan trọng, giai đoạn này cần lưu ý ưu tiên phân có hàm lượng lân và kali cao hơn, phân có công thức 10:30:30 hoặc phối trộn để làm sao cho lân và kali cao.
Khi cây ra đọt đợt cuối, trước khi xử lý ra hoa: dùng MKP có công thức 05234 phu lên lá hàm lượng 70g/bình, giúp lá dày hơn, dễ ra hoa hơn.
– Phương pháp 1: Xử lý trên cây bưởi bằng cách tạo khô hạn từ 15 – 20 ngày. Cần chú ý vùng đất, độ ẩm, cấu trúc đất mà thời gian có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn; nên quan sát bộ lá cây bưởi để quyết định tưới trở lại, điều này rất thuận lợi trong mùa khô, mùa mưa thì tận dụng hạn từ tháng 7- tháng 8 hoặc phủ gốc bằng ni lông; ở vườn có mương thì rút cạn nước trong mương vườn.
Khi thấy lá có hiện tượng sáng còn tươi, đến 9 – 10 giờ trưa thì héo bà con tưới nước trở lại, 3 ngày đầu thì tưới liên tục, đến ngày thứ 4 thì giảm số lần tưới. Sau khi tưới được từ 2 – 15 ngày, thấy cây ra hoa kèm lá non thì dùng phân Ure rải nhẹ dưới gốc, hàm lượng 0,3kg/cây nhằm kích thích bưởi ra hoa tốt hơn.
– Phương pháp 2: Lảy (lặt) lá trên cành mang trái, giúp cây ra hoa điều kiện không thể làm khô hạn cho cây, chọn cành già không có tược non, cành có khả năng mang trái để lảy lá. Sau thời gian từ 10 – 20 ngày, cây sẽ ra lá non và hoa.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản nhưng tốn nhiều công, tùy tình trạng dinh dưỡng của cây mà có kết quả tốt hay không, nên chọn cây già, có cành ngang nhiều thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.
– Phương pháp 3: Sử dụng hóa chất, để cây ra hoa tốt, nhưng cần lưu ý cây phải có các điều kiện sau:
– Cây đang sẵn sàng trong điều kiện ra hoa
– Có hệ thống tưới tiêu chủ động, đậy gốc, thoát nước ra khỏi mương
– Cây trồng có khoảng cách hợp lý, tán cây không chồng lên nhau
– Tạo khô hạn đủ thời gian để cây ra mầm hoaTrước đó, tăng cường lượng phân bón lân và kali cao giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn
Lưu ý trong phương pháp này cây không nên mang nhiều trái quá
Xử lý ra hoa
– Cây được trồng trên mô đất cao
– Có hệ thống tưới nước chủ động
– Khoảng cách giữa các cây không quá gần
– Thời gian tạo khô hạn đủ để cây phân tán mầm hoa tốt
– Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được mang trái quá nhiều hoặc trái đang ở giai đoạn phát triển khác nhau, cành được tỉa bỏ thường xuyên, trên cây bưởi không có nhiều tược non.
Như vậy, từ những kinh nghiệm về kỹ thuật bón phân và xử lý ra hoa như trên có thể sẽ giúp ích cho bà con nông dân trồng bưởi có được hiệu quả tốt nhất, mang lại giá trị kinh tế cao trong nông nghiệp cũng như trồng trọt.
Tổng hợp từ Farmtech Viet Nam.
Kinh Nghiệm Xử Lý Ra Hoa &Amp; Đậu Quả Sầu Riêng
Mùa ra hoa của sầu riêng thay đổi tùy theo giống, điều kiện thời tiết và tình trạng dinh dưỡng của cây. Những yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng ra hoa của cây gồm:
Giống: mỗi giống có khả năng ra hoa và đậu trái khác nhau. Giống Khổ qua xanh sẽ cho tỉ lệ hoa và đậu trái cao nhưng trọng lượng trái nhỏ. Còn giống sầu riêng Monthong có tỉ lệ đậu trái thấp hơn, tuy nhiên lại có trọng lượng bình quân mỗi trái lớn.
Tuổi cây: nếu cây tơ (dưới 10 tuổi) hoặc quá lão (trên 40 tuổi) thì khả năng mang trái cũng giảm sút so với giai đoạn cây đang sung sức, cho trái ổn định.
Tình trạng sinh trưởng của cây và điều kiện chăm sóc: Nếu cây sinh trưởng, phát triển tốt, không sâu bệnh và được bón phân, tưới nước đầy đủ thì sẽ mang trái nhiều hơn và trái cũng có trọng lượng tốt hơn.
Khi xử lý ra hoa sầu riêng, nhà vườn cần áp dụng các biện pháp khoa học và đầu tư nhiều công chăm sóc cho cây. Bà con có thể áp dụng các biện pháp như sau:
1/ Tạo khô hạn (xiết nước)
Cây sầu riêng đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (nhiệt độ cao và độ ẩm thấp) để phân hóa mầm hoa. Người trồng nên chú ý đến thời tiết để tránh ngập úng khi mưa, cây dễ nhiễm bệnh và mầm đi vào trạng thái ngủ, không thể hình thành hoa.
Để bước vào thời kỳ khô hạn, nếu vườn có đào mương thì bà con nên tháo cạn nước để đất vùng rễ cây khô nhanh, sau khi vùng đất dưới cây đã khô có thể phủ vải nhựa để tránh nước mưa ảnh hưởng đến rễ cây. Tháng 12 đến tháng 1 hằng năm chính là thời kỳ cây sầu riêng bắt đầu phân hóa mầm hoa, nếu sau thời gian này vẫn chưa thấy cây phân hóa mầm hoa hoặc phân hóa ít, nên nhanh chóng dọn dẹp vệ sinh vườn cây, dọn sạch cỏ rác để tạo độ thông thoáng, đất nhanh khô giúp cây có thể ra hoa.
Thời kỳ khô hạn cho cây kéo dài từ 7-14 ngày tùy theo độ ẩm của đất và tình trạng của cây. Nếu cây sầu riêng có hiện tượng héo mà chưa ra mầm thì tưới với lượng nước chỉ bằng 1/3 lúc bình thường, rồi tiếp tục siết nước tạo độ khô cho đất cho đến khi xuất hiện mầm hoa. Khi mầm hoa ra khoảng 3-4 cm, tiến hành tưới nước trở lại.
2/ Tỉa hoa giúp tăng sản lượng
Sầu riêng ra hoa rất nhiều, số lượng hoa gấp nhiều lần so với số lượng quả, cây sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi hết. Để không gặp tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng và hoa phát triển không đồng đều, cần thực hiện tỉa bớt hoa.
Thời điểm thích hợp để tỉa hoa là khi chùm hoa hình thành được 3-5 cm. Chỉ giữ lại những chùm hoa khỏe mạnh, hướng xuống dưới, cuống to và những chùm hoa phải xa nhau trên cành (cách nhau khoảng 20-25 cm). Chùm hoa nên cách xa thân vì ở vị trí này hoa quả thường phát triển kém, nhưng cũng không được ở đầu cành để tránh gió giật và gây tổn thương các cành bên cạnh.
Sau khi tỉa số lượng chùm hoa, tiến hành tỉa bớt hoa trong cùng một chùm khi hoa dài 8-10 cm. Ưu tiên để lại những bông hoa tròn đều, màu sáng, cuốn hoa khỏe và không sâu bệnh, với số lượng không quá 10 bông/chùm. Việc tỉa hoa sầu riêng phải được thực hiện ngay sau khi hoa nở và không được kéo dài hơn 1 tháng.Hoa sầu riêng thường ra từ 2-3 đợt trong 1 năm, tùy vào ý định của bà con mà có thể giữ hoặc tỉa bỏ đợt hoa nào. Thông thường trong ba đợt thì nên tỉa bỏ hoa của đợt 1 và 3, để lại hoa đợt 2 cho chín tập trung theo thời gian thị trường.
3/ Thụ phấn
Thụ phấn chéo
Để tăng năng suất cho vườn sầu riêng thì biện pháp thụ phấn chéo cũng thường xuyên được áp dụng. Trong vườn, có thể áp dụng trồng vài giống sầu riêng với tỉ lệ nhất định để tăng khả năng thụ phấn khi ra hoa.
Thụ phấn trợ lực
Sầu riêng có hạt phấn kết thành khối và dính, do đó không thể tung phấn nhờ gió. Có thể giúp cây thụ phấn thêm bằng tay bằng cách lấy hoa từ buổi chiều, thu nhị của cây cần lấy hạt phấn cho vào lọ, ủ cho đến lúc nhị tung phấn dùng cọ mịn quét vào bao phấn để hạt phấn bám vào cọ và dùng cọ này quét lên nướm nhụy của cây cần thụ phấn. Bổ sung thêm phấn vào lúc 21-22 giờ đêm, để quá trình thụ phấn diễn ra đầy đủ trên đầu nhụy nhằm giúp sự đậu trái tốt hơn, tạo được trái sầu riêng đầy đặn, không bị lép do thụ phấn không hoàn toàn và còn định được vị trí muốn để trái trên cây.
4/ Bón phân trong lúc ra hoa
Bón phân đón hoa
Trước 30-40 ngày, để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa dễ dàng, nên bón thêm một lượng phân vô cơ theo NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm phân trùn quế cho cây để tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất, cũng như tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ. Phân trùn quế giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt lại còn tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng. Lượng phân trùn quế bà con nên bón cho giai đoạn này là từ 3-5 kg/gốc.
Bón phân nuôi hoa
Trong thời gian này bà con nên sử dụng phân bón lá NPK 20-20-20 + TE và Botrac với liều lượng 2-3 kg/cây, kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu ăn hoa. Trường hợp đang hình thành nụ hoa nhưng cây sầu riêng ra nhiều đọt non, bà con sử dụng gấp đôi lượng NPK 20-20-20 theo hướng dẫn trên bao bì cho đến khi lá già thì ngưng để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và nụ hoa.
Phân trùn quế là sản phẩm phân bón hữu cơ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đa dạng và cực kỳ an toàn. Khi sử dụng, phân trùn quế giúp cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh, kích thích hệ rễ phát triển, cải tạo đất trồng, giúp đất luôn đủ ẩm nhưng vẫn thoát nước tốt, cây tăng cường sức đề kháng và hạn chế sâu bệnh. Đặc biệt, khi bón phân trùn quế cho sầu riêng vào các giai đoạn ra hoa đậu quả, giúp cây kích thích mầm hoa, tăng tỉ lệ đậu trái cũng như tăng chất lượng trái.
5/ Tưới nước nuôi hoa
Giai đoạn cây sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hoa phát triển, hạt phấn khoẻ mạnh. Nhưng vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở, cần phải giảm lượng nước tưới, chỉ tưới bằng 1/3 lượng nước so với thời gian tưới trước đó (nhưng không để héo cây, héo hoa) vì khi lượng nước quá nhiều hạt phấn sẽ chết, ảnh hưởng đến việc thụ phấn và đậu trái của vườn sầu riêng. Sau khi đậu trái, lại tưới với lượng nước tăng dần từ từ đến mức bình thường trở lại để giúp trái phát triển tốt, chất lượng cao.
Để cây sầu riêng cho quả ngon, chất lượng, người trồng cần chăm sóc cây một cách bền vững. Không nên chỉ tập trung kích hoa mà quên mất những giai đoạn tạo sức bền cho cây. Nên bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, thường xuyên bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, giúp cây khỏe mạnh và cho trái trong nhiều năm. Hi vọng, những chia sẻ trên sẽ phần nào hỗ trợ tích cực cho người trồng, giúp người trồng sầu riêng có những mùi quả sai và thơm ngọt.
Kỹ Thuật Xử Lý Ra Hoa Cho Cây Điều Hiệu Quả
Kỹ thuật xử lý ra hoa cho cây điều hiệu quả
Trước hết, nói về đặc điểm của hoa cây điều. Hoa cây điều có hai loại: hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực chỉ gồm nhị đực. Hoa lưỡng tính thì ngoài 8 – 12 nhị đực còn có nhuỵ cái ở chính giữa. Hoa điều mọc thành chùm có vài chục tới 1 – 2 trăm hoa, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. Số hoa đực chiếm tỷ lệ cao, hoa cái chiếm thấp từ 0 – 30% tổng số hoa. Những chùm hoa đầu và cuối vụ thường là hoa đực hoa chính vụ tỷ lệ hoa lưỡng tính cao. Tỷ lệ hoa lưỡng tính còn phụ thuộc vào cá thể cây trong vườn. Có cây tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp, có cây cao – còn gọi là điều chùm. Đây là chỉ tiêu để chọn cá thể giống có năng suất cao làm giống gốc để nhân giống.
Mùa hoa nở bắt đầu từ tháng 11 kéo dài tới tháng 3 năm sau. Rộ nhất vào tháng giêng, tháng 2. Hoa chủ yếu thụ phấn nhờ côn trùng. Gặp mưa thì phấn không tung được, dẫn đến tỷ lệ đậu trái thấp. Trong chùm có hoa nở sớm, nở trễ. Có thể chênh lệch nhau 2 – 3 ngày. Giữa các chùm hoa cùng một cây và giữa các cây trong vườn cũng có sự chênh lệch nở hoa. Do đó việc xử lý ra hoa đồng loạt sẽ giúp cho việc thụ phấn, chăm sóc tốt, tỷ lệ đậu trái sẽ cao hơn.
Để vấn đề xử lý ra hoa điều hiệu quả, ngay từ đầu mùa mưa phải áp dụng chế độ chăm sóc, bón phân đủ cho cây cây tăng trưởng mạnh, ra đọt, cành phát triển để cuối mùa mưa sẽ đủ sức ra hoa. Lượng phân bón giai đoạn đầu mùa mưa được tập trung là phân đạm (nếu là phân vô cơ) phân hỗn hợp NPK ưu tiên loại có hàm lượng đạm cao: 16 – 16 – 8; 20 – 20 – 16; 20 – 10 – 10. Đợt này nên sử dụng kết hợp phân hữu cơ sinh học như CUGASA, Humix, Komix liều lượng từ 3 – 4 kg/gốc cho các loại cây từ 5 năm tuổi trở lên.
Vào cuối mùa mưa khoảng tháng 10, tháng 11 trên cây điều sẽ xuất hiện đợt đọt non thứ hai, đây là đợt đọt rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất điều sau này, vì vậy cũng phải phun thuốc trừ sâu bệnh ngay từ khi đọt non mới nhú. Vào đợt này, khi ta quan sát thấy vườn điều bắt đầu rụng lá khoảng 20%, ta sử dụng loại phân bón lá có chứa Thioure để xử lý rụng lá điều. Sau khi phun được 5 – 7 ngày lá điều rụng rất nhanh, và đọt non sẽ xuất hiện. Khi chồi non được khoảng 5 lá ta tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa điều. Thông thường lá các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao, trong khi đó đạm thấp, ví dụ như loại 6 – 30 – 30, 10 – 52 – 10. Có thể phun liên tiếp hai lần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 ngày, sau khi phun khoang 10 ngày thì điều sẽ ra hoa đồng loạt. Lưu ý là giai đoạn này đối với phân bón gốc cũng phải lưu ý không nên sử dụng phân đạm nhiều, đặc biệt là phân urê, mà tăng cường loại phân NPK có hàm lượng lân cao, hoặc DAP hoặc super lân Có thể bón phân hữu cơ nhưng chỉ bón loại hữu cơ sinh học sẽ có tác dụng nhanh và ta chỉ bón sau khi điều tra hoa. Khi chồi hoa nhú ra khoảng 1 tấc, ta có thể sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng kali cao, có phối trộn thêm vi lượng (B) để giúp cho việc ra hoa và đậu trái điều được tốt hơn. Thông thường có thể phun từ 2 – 3 lần.
Một số vấn đề cần chú ý thêm khi xử lý:
Để tranh thủ xử lý ra hoa điều: Cần chọn thời điểm để khi vừa dứt mưa khoảng 15 – 20 ngày là cây điều bắt đầu nở hoa. Như vậy phải xử lý trước trong thời điểm còn một số cơn mưa cuối vụ. Do đó người trồng điều phải theo dõi kỹ dự báo thời tiết để chuẩn bị cho chính xác.
Thời gian điều ra hoa, đất còn đủ ẩm hoặc nếu có điều kiện tưới nước (tùy theo từng vùng và từng hộ trồng) thì năng suất hạt điều có thể tăng 25 – 30%. Có thể sử dụng phân bón lá loại 6 – 30 – 30 hoặc MKP (Mong Potassium Phosphate). Có thể phun thêm GA 3 cho phát hoa dài; Botrac cho bớt rụng hoa, trái non.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây điều thật tốt trong mùa mưa, đặc biệt khi cây ra đọt non sẽ xuất hiện bọ xít muỗi, bọ cánh cứng, sâu ăn tạp thì ta cần xử lý các loại thuốc như Cyperan, Sherpa, Hopsan, Visher hoặc Bian.
Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh thường sử dụng: Ridomil Gom, Cyperan, Actara. Đối với bọ xít muỗi – vườn cây rậm rạp, không thông thoáng thì mật độ sẽ cao hơn. Thường tập trung thành vùng, cụm. Nên phun thuốc vào sáng sớm sẽ có hiệu quả cao hơn. Sử dụng các loại thuốc dạng nhũ dầu hoặc loại lưu dẫn vào đọt non. Đối với sâu đục thân, đục ngọn: Basudin 50 ND, Diazan 60 ND, tiêm trực tiếp vào cây 30 – 50 cc/1ần/cây.
Giai đoạn này bông và hoa điều rất nhạy cảm với các loại sâu hại như bọ xít muỗi, các loại bệnh như thán thư, phấn trắng. Vì.vậy phải phun xịt các loại thuốc trừ sâu bệnh kịp thời, tuy nhiên tránh vào thời điểm hoa đang nở sẽ làm giảm khả năng thụ phấn Đặc biệt lưu ý thời tiết giai đoạn này vẫn còn một số cơn mưa cuối mùa nên rất dễ gây bệnh khô bông, cháy lá trên cây điều. Vì vậy, sau mỗi cơn mưa nên dùng các loại thuốc như Benlate, Captan, Anvil, Mancozeb, Benomyl, Carban, Carbendazim, Appencarb để phun xịt. .
Vấn đề rụng trái non trên vườn điều: Thường xảy ra vào cuối tháng giêng, đầu tháng 2 khi thời tiết khô hạn. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao, ban ngày có thể là 35 – 36 độ C, ban đêm là 20 – 21độ C. Dẫn đến trái lớn cũng có thể bị rụng. Do đó nên tìm cách tránh để cây điều đậu trái non vào thời điểm này do bất lợi về thời tiết. Tuy nhiên sớm quá sẽ gặp những cơn mưa cuối mùa sẽ ảnh hưởng do bọ xít muỗi hoặc thán thư. Có thể do bón phân không đủ nên cây không có khả năng nuôi trái dẫn tới rụng trái non.
Trừ cỏ vườn điều: Paragoat: Glamoxol trừ nhóm cỏ trên mặt đất. Glyphosat (lưu dẫn) trừ nhóm cỏ có thân ngầm, phun khi cây đang sinh trưởng tốt.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xử Lý Bưởi Da Xanh Ra Hoa Tập Trung Tối Đa, Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!