Đề Xuất 5/2023 # Xây Dựng Mô Hình Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh: Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Xây Dựng Mô Hình Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh: Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xây Dựng Mô Hình Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh: Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(LSO) – Với nông dân, phân bón là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, Công ty Khoáng sản và Thương mại Tiến Hiếu đã xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trên một số cây trồng tỉnh Lạng Sơn nhằm xác định mức độ phù hợp đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh. Từ đó, giúp nông dân có thêm lựa chọn về phân bón.

Bà Nguyễn Thị Tân, kỹ sư Công ty Khoáng sản và Thương mại Tiến Hiếu (thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) cho biết: Sản phẩm phân bón Hudavil Tiến Hiếu có thành phần là các vi sinh vật có hoạt tính cao, các nguyên tố vi lượng thiên nhiên dùng để bón lót, bón thúc cho cây trồng nhằm cải tạo đất, làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất, phát triển bộ rễ, tăng khả năng chịu hạn, chịu rét, giảm sâu bệnh. Từ đó, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, giảm phân bón hóa học, thử nghiệm trên một số  loại cây trồng như: mía, chè, hồ tiêu…, năng suất tăng từ 20% đến 100%.

Để thử nghiệm mức độ phù hợp với các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, từ tháng 11/2017, Công ty Khoáng sản và Thương mại Tiến Hiếu triển khai đề tài xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trên một số cây trồng tỉnh Lạng Sơn nhằm khảo sát mức độ phù hợp của loại phân bón này với các cây trồng trên địa bàn.

Phân bón vi sinh Tiến Hiếu được nông dân huyện Hữu Lũng lựa chọn bón cho các loại cây ăn quả

Qua khảo sát, công ty đã  chọn  7 huyện gồm: Hữu Lũng, Chi Lăng, Đình Lập, Bình Gia, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định để tiến hành thử nghiệm đối với các loại cây trồng gồm: bưởi, na, hồng, quýt, lạc, ngô, khoai lang, thạch, chè, rau với 30 hộ sản xuất tham gia.

Các mô hình được công ty hỗ trợ vật tư phân bón, giống, thuốc phòng trừ sâu bệnh để triển khai. Trong quá trình chăm sóc, phân vi sinh Hudavil được sử dụng thay thế cho các loại phân bón thông thường trong quá trình bón thúc và bón lót. Kết quả cho thấy các loại cây như: lạc, ngô, khoai lang, thạch, rau, chè sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng từ 20 đến 50%, đất trồng tơi xốp hơn. Với các loại cây ăn quả: na, bưởi, quýt, hồng, cây phát triển tốt song do điều kiện thời tiết năm 2019 rất bất lợi nên hồng, quýt cho kết quả không như mong muốn. Riêng bưởi, na cho quả to, đồng đều, mẫu mã đẹp.

Bà Hứa Thị Chia, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc cho biết: Sử dụng phân vi sinh Hudavil Tiến Hiếu, tôi thấy rau xanh tốt hơn, cây khỏe, ít sâu bệnh. Đặc biệt, qua mỗi vụ rau, đất không bị bạc màu mà còn tốt hơn. Với loại phân vi sinh này, chúng tôi có thể tự tin sản xuất rau an toàn cho người tiêu dùng.

Trong năm 2019, Công ty Khoáng sản và Thương mại Tiến Hiếu tiến hành nghiệm thu 10/10 mô hình tại 7 huyện trên địa bàn tỉnh. Cùng đó, công ty tổ chức 6 hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình với cây  chè, lạc, rau, ngô, khoai lang với hơn 200 hộ nông dân tham gia.

Chương trình thử nghiệm phân bón Hudavil sẽ tiếp tục được triển khai đến tháng 8/2021. Với những ưu điểm nổi bật của phân bón Hudavil như: làm tăng độ phì nhiêu cho đất, không gây xói mòn, tạo bộ rễ chắc khỏe, tăng năng suất đối với nhiều loại cây trồng, đây là một trong những loại phân bón mà nông dân trên địa bàn tỉnh có thể lựa chọn để chăm sóc cây trồng, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế.

Người Xây Dựng Thương Hiệu Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Ntt

Tiến sĩ Phạm Văn Ngọc và sản phẩm phân hữu cơ sinh học NTT.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Hưng, Trưởng Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên) nhận xét: Với trình độ chuyên môn tốt, thầy Phạm Văn Ngọc tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Thầy đã có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ cho các vùng nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tiêu biểu nhất là các sản phẩm phân hữu cơ đã được bà con nông dân ứng dụng hiệu quả. Thầy cũng được đồng nghiệp, sinh viên yêu quý, khâm phục bởi sự cần cù, năng động, dám nghĩ dám làm.

Sau rất nhiều lần liên hệ, tôi mới gặp được Tiến sĩ Nông học Phạm Văn Ngọc vì nay anh ở Bắc Giang, mai Yên Bái, tất bật với các dự án, chương trình chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Tiếp xúc với anh, có lẽ bất cứ ai cũng như tôi đều có chung cảm nhận, anh là con người giản dị, gần gũi.

Tiến sĩ Ngọc không nói suông. Tôi đã gặp và được một số nông dân sử dụng phân bón NTT đánh giá tốt về loại phân bón này. Ông Phạm Ngọc Tuy, hộ sản xuất chè ở xóm Hồng Thái 1, xã Tân Cương cho biết: Sau khi sử dụng, tôi thấy phân NTT có hàm lượng mùn cao nên hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng, làm đất tơi xốp hơn, kích thích hệ rễ của cây phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và khả năng chống chịu khô hạn, giá rét và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. So với việc bón trực tiếp đạm, kali vào đất thì bón phân NTT tiết kiệm được 25-30% lượng phân bón sử dụng. Từ năm 2009 đến nay, tôi đều sử dụng phân bón hữu cơ sinh học. Hai năm gần đây, tôi tiếp tục bón phân khoáng hữu cơ của Trường Đại học Nông lâm, không bón các loại phân hóa học nữa.

Trong câu chuyện về việc xây dựng thương hiệu loại phân bón của anh Ngọc, tôi nhận ra để có được kết quả như hôm nay, anh và các cộng sự đã bỏ ra biết bao tâm huyết. Anh bảo: Nghiên cứu khoa học tốn nhiều thời gian và công sức. Thử nghiệm thành công cũng phải qua vài chục lần thất bại.

Ngoài sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học NTT, anh Ngọc cùng các đồng nghiệp cũng nghiên cứu thành công một số giống lúa thuần và lúa lai được người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng sử dụng. Mấy năm gần đây, anh tiếp tục tham gia nghiên cứu các đề tài cấp tỉnh, cấp bộ, đưa vào sản xuất và thương mại hóa phân hữu cơ khoáng chuyên bón lót NTR1, phân bón chuyên bón thúc với tên gọi NTR2. Sau khi thử nghiệm thành công, anh đã ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ, sản xuất hai loại phân này cho nông dân nhiều tỉnh, thành phố trung du miền núi phía Bắc. Trung bình, xưởng sản xuất của anh cung ứng ra thị trường 600-700 tấn/năm phân hữu cơ khoáng.

Mỗi ngày vẫn miệt mài nghiên cứu, cần mẫn đi thực tế, khảo sát, thực nghiệm, tìm hiểu thị trường, anh Ngọc như được tiếp thêm động lực bởi sản phẩm anh nghiên cứu được người nông dân đón nhận và sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, điều anh băn khoăn hiện nay đó là nhu cầu về lượng phân bón của người dân ngày càng cao mà xưởng sản xuất nhỏ (diện tích trên 2.300m 2). “Bây giờ, khó khăn lớn nhất của chúng tôi lại là sản xuất kịp với nhu cầu của người dân. Bởi ban đầu, xưởng chỉ sản xuất 300 tấn/năm, hiện nay con số đã nâng lên 1.000 tấn/năm. Thời gian tới, chúng tôi dự tính sẽ nâng quy mô sản xuất lên 10-15 nghìn tấn/năm, gấp hơn 10 lần so với công suất bây giờ. Tôi rất mong được các cấp ngành chính quyền tạo điều kiện để chúng tôi mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động hơn (số công nhân tại xưởng hiện là 8 người, với mức lương từ 6,5-7 triệu đồng/năm)”. – Anh Ngọc cho biết thêm.

Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Cần Lưu Ý

sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, các bạn nhà nông cần phải nhớ những lưu ý sau để đảm bảo sử dụng hiệu quả tốt nhất phân bón hữu cơ và tiết kiệm chi phí nhất. Được áp dụng cho phân hữu cơ vi sinh nói chung và phân hữu cơ vi sinh Aqualift – Nhật Bản nói riêng.

SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.

Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của đất, độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết và sử dụng của nông dân về phân hữu cơ lại rất khác nhau, trong đó nông dân trồng lúa gần như không biết, không dùng đến phân hữu cơ, ngược lại các nhà vườn lại đã biết cách bón lót phân hữu cơ kết hợp bồi liếp hàng năm để tăng năng suất và chất lượng rau quả.

Vi sinh là gồm những vi sinh vật có lợi cho cây trồng.

Để sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh phải làm sao ?

Để sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh thì chúng ta phải ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng thì tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. Còn nếu chúng ta không có thời gian hay muốn tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc cây ( Đặc biệt là cây lâu năm có rất nhiều) chúng ta hoàn tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gôc cây, tùy từng loại phân sẽ có hàm lượng khác nhau và tần suất sử dụng khác nhau.

Do trong thành phần phân hữu cơ vinh sinh có rất nhiều vi sinh vật ( được nhà sản xuất bổ sung vào) chúng ta KHÔNG sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Vì làm thế sẽ chết đi rất nhiều vi sinh vật có lợi trong quá trình phân giải chất hữu cơ, giữ nước, tạo nitơ cho đất …. Tốt nhất là khi bạn dùng chất oxy hóa cao để diệt nấm bệnh cho cây trồng trước khi sử dụng phân bón hữu cơ là 2 tuần. Trong khi đã sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thì không nên sử dụng các chất oxy hóa trên. Tùy theo đất, các chất mùn bã hữu cơ, loại phân vi sinh … mà tác dụng của phân có thể lên tới hơn 6 tháng.

Đánh Giá Mô Hình Trồng Chuối Tiêu Xanh Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ

BHG- Ngày 23.12, Công ty Cổ phần (CP) Phát triển Nông – Lâm nghiệp Hà Giang (Hà Giang) phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Phân bón Hữu cơ khoáng Thiên Quyến (Hải Phòng) tổ chức chương trình đánh giá mô hình trồng chuối tiêu xanh sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng Thiên Quyến tại thôn Tạm Mò, xã Yên Định (Bắc Mê).

Các đại biểu tham quan, đánh giá mô hình trồng chuối tiêu xanh sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng Thiên Quyến tại thôn Tạm Mò, xã Yên Định (Bắc Mê).

Mô hình trồng chuối tiêu xanh sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng Thiên Quyến trên đất đồi cằn của thôn được bắt đầu thực hiện trồng từ tháng 11.2016; hiện nay, Công ty CP Phát triển Nông – Lâm nghiệp Hà Giang đã thực hiện trồng được khoảng 120 ha với 7 vạn cây giống. Qua 1,5 tháng trồng, chuối cho thấy: Khi sử dụng phân bón hữu cơ khoáng Thiên Quyến, trên cùng chất đất và giống chuối chi phí thấp, cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Qua chương trình, Công ty CP Phát triển Nông – Lâm nghiệp Hà Giang đánh giá phân bón hữu cơ khoáng của Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Phân bón Hữu cơ khoáng Thiên Quyến có chất lượng, uy tín, là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ, giúp nâng cao độ phì, tốt cho đất, hạn chế rửa trôi và đất bạc màu sau nhiều vụ trồng cây. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân.

MỸ HẰNG

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xây Dựng Mô Hình Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh: Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!