Cập nhật nội dung chi tiết về Vì Sao Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Ở Thời Kỳ Ra Hoa, Quả Non ? mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, do quá lạm dụng phân bón hóa học nên cây ăn trái ngày càng kém hoa, kém quả hơn trước. Một trong những nguyên nhân chính là do cây bị mất cân bằng dinh dưỡng. Dinh dưỡng trong năm lúc thiếu, khi thừa, lúc đói ăn khi thì tồn dư làm đất chai cứng. Đất thoái hóa, rễ nghẹt không thể hút dinh dưỡng là thực trạng của nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái hiện nay. vậy nên chúng tôi sẽ đưa ra cau trả lời cho : vì sao nên sử dụng phân bón lá ở thời điểm ra hoa, quả non !
Thời điểm ra hoa, đậu quả là thời kỳ quan trọng quyết định đến năng suất sau này của cây ăn trái.
Dinh dưỡng nếu được đưa lên từ rễ sẽ theo thứ tự nuôi thân, cành, lá rồi mới tới lượt hoa và quả. Cho nên chăm sóc cây ăn trái giai đoạn này phân bón lá đóng vai trò rất quan trọng. Trên bề mặt lá có rất nhiều lỗ khí khổng có thể hấp thu dinh dưỡng trực tiếp để nuôi hoa và quả. Chính vì vậy trong các thời điểm quan trọng bà con nên bổ sung phân bón lá để giúp cây trồng cân bằng được dinh dưỡng. Đặc biệt là đối với những vườn ít bổ sung phân chuồng, phân hữu cơ sau thu hoạch.
Nhưng lựa chọn loại bón lá nào là tốt nhất cho thời điểm ra hoa ?
Bón lá trên thị trường nhiều vô kể, nhưng chủ yếu vẫn là các loại bón lá thông thường. Khi phun qua lá cây trồng cũng cần phải qua quá trình trao đổi chất mới có thể hấp thu nên hiệu quả khá chậm trong thời kỳ hoa và quả. Trong những thời điểm nhạy cảm như thế này của cây trồng bà con nên lựa chọn các loại phân bón lá sinh học ở dạng Nano để vừa an toàn, khỏi cần thời gian cách ly mà hiệu quả cực nhanh đồng thời giảm áp lực lên rễ.
Phân bón lá sinh học A4 là một trong những sản phẩm Nano như vậy giúp cây ra hoa tốt hơn .
Với thành phần là Acid amin được chiết xuất từ vỏ tôm, xác cá và xương động vật kết hợp với trung, vi lượng ở kích thước Nano. Khi phun dinh dưỡng ở kích cỡ này có thể thẩm thấu qua các vách tế bào của lá để nuôi hoa, nuôi lá và quả mà không cần thông qua quá trình trao đổi chất. Giúp gia tăng khả năng đậu quả và giảm rụng trái sinh lý.
Đều là dinh dưỡng nhưng Acid amin khác xa so với phân bón lá vô cơ thông thường.
Khi phun sẽ giúp cây tăng thêm 30% khả năng quang hợp khi gặp thời tiết bất lợi hay vườn cây quá rậm rạp. Giúp cây chống chịu được các môi trường như hạn hán, nhiệt độ cao hay giá lạnh, giảm sốc khi cây chuyển giai đoạn sinh trưởng,…
Đặc biệt hơn nữa vì đây là bón lá sinh học, là hữu cơ nên không chỉ tốt trong thời kỳ ra hoa , quả non mà có thể sử dụng địch kỳ cho đến lúc thu hoạch. Phun vào giai đoạn trái non, thời kỳ nuôi trái lớn và gần thu hoạch để tạo mã quả, tăng hương vị tự nhiên cho quả, chống nứt trái, giúp trái chắc, bóng, đẹp. Giúp neo trái trên cây được lâu mà không ảnh hưởng đến chất lượng,…
Để lại thông tin để nhận hướng dẫn cách chăm bón ở giai đoạn thúc trái
Lưu ý: Khi sử dụng phân bón lá trong suốt quá trình dưỡng hoa và quả non cần phun định kỳ 2 – 3 lần cách nhau 5 – 7 ngày. Lượng phân hóa học giảm đi 30 – 50% để tiết giảm chi phí và hạn chế thoái hóa đất.
Chia sẻ:
Nên Hay Không Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Cho Hoa Hồng?
Phân bón lá cho hoa hồng là gì?
Cây hấp thụ dinh dưỡng qua hai con đường đó chính là qua bộ rễ và bộ lá, trong đó bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây. Vậy thì có nên sử dụng phân bón lá cho hoa hồng hay không? Nếu dùng thì khi nào cần dùng và dùng phân bón lá cho hoa hồng như thế nào cho hiệu quả là câu hỏi của nhiều bạn, bài này mình chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phân bón lá cho hoa hồng tại vườn mình.
Chat ngay với chuyên gia
Trước đây những năm 2013 và năm 2014 khi vườn mình chủ yếu là hoa hồng cổ chứ chưa có nhiều hoa hồng ngoại và hoa hồng leo như bây giờ, mình chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây hồng qua bộ rễ, hoa hồng vẫn cho năng suất cao và phẩm chất hoa rất tốt. Duy chỉ có một trường hợp đó là những cây hồng cổ đại thụ được đánh rễ và đai bầu đem về vườn trồng vào những thống và chậu rất to, sau tầm một tháng là cây bật mầm trở lại, tuy nhiên bộ rễ đã bị xăm đi nhiều, chưa phát ra nhiều rễ nhánh, lông hút chưa nhiều nên bộ rễ còn yếu, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây còn hạn chế nên mình mới sử dụng phân bón lá cho đợt chồi nụ đầu tiên đó.
Dùng phân bón lá cho hoa hồng mới trồng
Bắt đầu sang năm 2015 mình bắt đầu đẩy mạnh khai thác các loại hoa hồng cổ. Mỗi tháng mình đưa về hàng trăm gốc hoa hồng cổ đại thụ siêu khủng, cộng với việc năm 2015 mình bắt đầu đưa hàng rễ trần Trung Quốc với số lượng lớn về, nhu cầu sử dụng phân bón lá cho hoa hồng là rất cần thiết, nên mình đã nghiên cứu cẩn thận về phân bón lá và sau đó cũng áp dụng một chế độ sử dụng định kỳ phân bón lá đối với vườn của mình luôn.
Chat ngay với chuyên gia
Dùng phân bón lá cho hoa hồng rễ trần
Tác dụng của việc sử dụng phân bón lá cho hoa hồng
Trong quá trình sử dụng mình thấy việc sử dụng phân bón lá có những ưu điểm sau:
+ Hiệu suất sử dụng rất cao, theo nghiên cứu thì lên đến 95%. Trong khi sử dụng phân bón hấp thụ qua rễ thì hiệu suất chỉ đạt từ 40 – 50%. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
+ Thời gian cây hấp thụ nhanh. Đáp ứng những yêu cầu cấp bách phải cung cấp dinh dưỡng cho cây ngay, nên rất linh hoạt.
Chat ngay với chuyên gia
+Thời gian cây hấp thu nhanh kết hợp với hiệu suất cây hoa hồng hấp thụ cao nên bạn sẽ thấy những chậu hồng của mình thay da đổi thịt ngay sau khi phun phân bón lá cho cây trong 1 2 ngày sau đó.
+Ngoài cung cấp các nguyên tố đa lượng thì thành phần dinh dưỡng của phân bón lá thường có các nguyên tố trung vi – lượng, các nguyên tố này tuy chỉ cần ít nhưng rất cần cho sự phát triển của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển một cách cân đối.
Sử dụng phân bón lá cho hoa hồng rất tốt
Chat ngay với chuyên gia
Khi nào dùng phân bón lá cho hoa hồng là hiệu quả nhất?
+ Hoa hồng tại vườn mình đã có một chế độ bón phân rất cẩn thận, đảm bảo cho sự phát triển sinh trưởng mạnh và cân đối của cây, tuy nhiên với những ưu điểm nêu trên của phân bón lá, mình vẫn có một đợt phun phân bón lá cho vườn định kỳ một lần cho một chu kỳ lứa hoa ở vườn mình.
Chi tiết các bạn tham khảo tại bài viết này của mình: Quy trình bón phân cho hoa hồng
Thông thường chu kỳ lứa hoa hồng diễn ra khoảng 1 tháng rưỡi (tùy giống và tùy mùa thời tiết) từ lúc bắt đầu bấm tỉa lứa trước cho đến lúc hoa tàn, tuy nhiên việc bón phân, và việc bón phân bón lá phát huy tác dụng nhất trong việc bón thúc, nên trong giai đoạn cây đã châm chồi và đang tạo nụ (chú ý là nụ chưa mẩy) mình sẽ phun một đợt phân bón lá cho hoa hồng tại vườn của mình
+ Khi bộ rễ chưa khỏe để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây. Ví dụ như việc mình phun phân bón lá cho cây rễ trần trong lần phát chồi đầu tiên. Hoặc cây hoa hồng cổ đại thụ siêu khủng được khai thác về và trồng vào thống, bộ rễ hồi phục và đâm rễ các rễ mới, nhưng cũng không đủ để đáp ứng cho cây.
Chat ngay với chuyên gia
+ Vì một lý do nào đó mà bộ rễ hoạt động không hiệu quả, không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, như đất bị chai, giá thể trồng trong chậu quá chặt, nên bộ rễ hút dinh dưỡng nên kém…, rễ bị sâu bọ ăn, vi khuẩn, nấm bệnh xâm hại…
+ Kết hợp với phun thuốc trị bệnh cho cây, các bạn có thể tham khảo bài viết về trị bệnh trĩ của mình, bài viết đó mình đã sử dụng phun kết hợp thuốc trị trĩ và phân bón lá cho hiệu quả rất tốt mà lại tiết kiệm công phun, vì đằng nào cũng phải phun thuốc trị bệnh.
Còn lại trong những điều kiện bình thường thì vai trò chủ yếu của phân bón lá là để bón thúc, vào thời kỳ cây đang đâm chồi dài và tạo nụ thì mình tiến hành phun một đợt phân bón lá thì mình thấy cho hiệu quả rất tốt.
Sử dụng phân bón lá cho hoa hồng rễ trần
Một số nguyên tắc và chú ý khi sử dụng phân bón lá cho hoa hồng
+ Không phun phân bón lá cho hoa hồng khi vừa bón rễ xong, hoặc vừa phun phân bón lá xong là tưới phân bón qua rễ luôn.
+ Phun sáng sớm hoặc chiều mát, lúc trời không nắng to, không mưa, không có gió tránh bay phân lãng phí.
+ Tưới nước đầy đủ cho vườn trước khi phun vì phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cây được cung cấp đầy đủ nước.
Ngoài ra còn một vấn đề quan trọng là các bạn thường hỏi mình hay sử dụng phân bón lá gì để phun cho hoa hồng, hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón, bản thân mình cũng đã thử qua khá nhiều loại phân bón lá như Senca – Micro, Feti combo5, Haichioda, rong biển, senca – fos, TNC Fish, … Bản thân mình thấy mỗi loại đều có ưu điểm riêng, tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng thì mình thấy chế phẩm sinh học Rabbit và Trichoderma Bacillus là hiệu quả nhất và rất an toàn đối với người sử dụng.
– Phân bón hữu cơ vi sinh Rabbit là một loại dinh dưỡng hữu cơ tổng hợp được chiết xuất từ các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ trong tự nhiên như: rêu, tảo biển, cá, đỗ tương, humix và một số các loại vật liệu khác. Được chiết xuất và phân hủy nhờ vào các loài vi sinh vật (VSV).
Chat ngay với chuyên gia
Hotline: 0889098986
Phân bón lá cho hoa hồng – chế phẩm vi sinh Rabbit
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
– Trichoderma Bacillus cung cấp đa dạng các loài nấm và vi sinh vật (VSV) có lợi cho đất và cây trồng, làm gia tăng mật độ tạo sự áp đảo, gây cô lập và ức chế các loại nấm và vi khuẩn có hại. Hiệu quả cao và bền vững khi dùng với phân hữu cơ, vốn là nguồn thức ăn cho các loài VSV.
Phân bón lá cho hoa hồng – chế phẩm vi sinh Trichoderma Bacillus
Comments
Kỹ Thuật Chăm Sóc Bưởi Diễn Thời Kỳ Ra Hoa Đậu Quả,Chống Rụng Quả Non
Bưởi diễn là một loại cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên chất lượng cũng như sản lượng quả trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm sút rõ rệt, năng suất quả kém bền vững, nhiều vườn bưởi diễn thường xuyên xảy ra hiện tượng ra quả cách năm. Một phần là do điều kiện thời tiết bất lợi, một phần do kỹ thuật chăm sóc chưa phù hợp, chưa đúng kỹ thuật…
Qua khảo sát thực tế tại nhiều vùng trồng bưởi diễn (Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ…) chúng tôi thấy nhà vườn trồng bưởi diễn thường gặp phải những khó khăn sau:
Khó khăn thứ nhất: Bà con thường chưa biết cách chăm sóc, điều tiết dinh dưỡng cho cây dẫn đến cây bưởi diễn phát triển mất cân đối. Lộc phát triển không tập trung thành từng đợt mà phát triển rải rác trong năm, cây thường xuyên phát triển lộc đông, khó kiểm soát hoặc mất kiểm soát. Chính điều này dẫn đến hiện tượng ra hoa quả không đúng theo quy luật mùa vụ (thường ra hoa đậu quả rất sớm trước lập xuân hoặc ra hoa rất muộn – sau lập xuân một thời gian rất dài). Khó khăn lớn nhất là bà con chưa biết định lượng phân bón, loại phân bón và thời điểm bón sao cho hợp lý trong khi đó để cây phát triển và cho năng suất quả bền vững khi bón phân chúng ta cần bón dựa theo nhu cầu dinh dưỡng, sản lượng quả và điều kiện thời tiết khí hậu để bón sao cho phù hợp.
Khó khăn thứ hai: Tình trạng ra hoa quả cách năm dẫn đến sản lượng quả không ổn định, cây bưởi diễn năm được thu năm không được thu (thất thu).
Hầu hết các vườn bưởi diễn chúng tôi thấy bà con vẫn chưa biết cách nuôi cành lộc (cành mẹ cho năm sau). Thông thường một cành đang mang quả của vụ trước hầu như sẽ rất khó mang quả ở năm kế tiếp, nếu cành đó có ra hoa thì chùm hoa thường nhỏ, yếu, khả năng đậu quả rất thấp. Do đó bà con cần phải thực hiện các biện pháp chăm sóc tổng hợp để duy trì sức sinh trưởng của cây, nuôi cành mang quả luân phiên tức là năm nay cành này mang quả thì năm sau nên cho nghỉ. Như vậy muốn làm được điều này chúng ta cần bắt đầu nuôi cành mẹ cho năm sau từ cành lộc hè – thu của năm trước. Điều này có nghĩa là khi quả bưởi bắt đầu vào nước (tháng 4-5 âm lịch) bà con cần tác động các biện pháp kỹ thuật để thúc lộc hè phát triển, đến tháng 7-8 chúng ta tiếp tục nuôi cành thu thành thục và thực hiện các biện pháp hãm lộc đông để chuẩn bị cho một mùa vụ mới năm sau.
Khó khăn thứ ba: quả non thường bị rụng sinh lý, nếu không có biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp cây sẽ rụng quả non hàng loạt.
Thời kỳ bưởi diễn ra hoa đậu quả non thường gặp các điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nhiều kéo dài, ẩm cao, nấm bệnh dẫn đến thối nhũn hoa, rụng quả non. Khi cây mang quả quá ít so với sức của cây thì chất lượng quả thường bị giảm.
Bưởi diễn rụng hoa quả non hàng loạt do ẩm cao, mưa nhiều đầu vụ - ảnh chụp tại Chương Mỹ – Hà Nội 2014
Khó khăn thứ tư: chất lượng quả thường không đồng đều, quả ngọt, quả thì khô đôi khi thấy những quả phát triển mạnh, vỏ dày, thịt quả (tép bưởi) khô, ăn nhạt, ít có vị hương đặc trưng. Phần lớn quả chất lượng kém do bà con chưa biết cách chăm sóc dinh dưỡng và điều tiết sinh trưởng cây (nguyên nhân trực tiếp), ngoài ra những năm có mùa đông đến muộn, mưa ẩm kéo dài cũng làm chất lượng quả giảm sút (giảm độ ngọt, bưởi khô quả).
Như vậy qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy bà con còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc bưởi diễn. Do đó để bà con hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, sau đây chúng tôi xin đưa ra các giải pháp chăm sóc bưởi diễn đồng thời giải quyết triệt để những khó khăn gặp phải trong quá trình chăm sóc loại cây ăn quả có múi “khó tính” này.
Kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn thời kỳ kinh doanh (cây cho quả):
1.Thời kỳ sau khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch bà con khẩn trương thực hiện các biện pháp chăm sóc sau đây:
http://nanobacsuper.com/phong-va-tri-benh-chay-nhua-xi-gom-tren-than-goc-buoi-dien-benh-thoi-goc-chay-nh
+ Thực hiện ngay các biện pháp hãm lộc đông (làm rễ, chặt rễ), mục đích đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ, tích lũy dinh dưỡng đầu cành, chuẩn bị cho phân hóa mầm hoa sau này.
Chủ động hãm lộc đông trên bưởi Diễn
http://nanobacsuper.com/ky-thuat-han-che-phat-trien-loc-dong-tren-buoi-dien-cac-bien-phap-ky-thuat-tong
+ Phun phòng trị sâu bệnh đặc biệt là các nhóm sâu: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rầy, rệp sáp, rệp muội, bọ cánh cứng (nếu không phun xử lý sau này chúng sẽ hại mầm hoa, lộc hoa).
+ Bón phân cho bưởi(lượng phân lót cho mỗi gốc):
Phân hữu cơ hoai mục (phân chuồng đã ủ hoai mục): 30-50kg/cây, tùy tuổi cây, sản lượng quả vụ trước.
Phân lân P2O5- lân super: 1 – 3,5kg/cây, tùy cây to nhỏ, tuổi cây.
Đậu tương nghiền: 2 – 4kg/cây, tùy tuổi cây, sản lượng quả vụ trước và điều kiện đầu tư, khả năng thâm canh.
Bón thêm phân silic nếu có điều kiện, mỗi gốc 0,5 – 0,8kg. Phân silic làm tăng sức đề kháng và sức chống chịu của bộ rễ trước các điều kiện bất lợi của môi trường, hạn chế nấm khuẩn gây bệnh.
Cách bón: Hỗn hợp các loại phân trên trộn đều với đất sau đó bón xung quanh gốc, theo hình chiếu tán của cây.
Lưu ý: Nếu bón sớm, bón xong chưa tưới nước ngay, chỉ tưới nước khi mầm hoa bắt đầu phân hóa (bởi thời điểm này chúng ta đang hãm lộc đông, nếu lộc đông phát triển mạnh coi như mất hoa 1). Lượng phân bón sau thu hoạch nhằm mục đích để nuôi hoa quả non đầu vụ. Với loại phân bón lót như trên cần thời gian 30-45 ngày cây mới bắt đầu sử dụng được.
2.Thời kỳ Phân hóa mầm hoa và phát triển mầm hoa
Thời kỳ phân hóa mầm hoa – phát triển mầm hoa được tính từ khi Đầu cành bắt đầu nhú mầm hoa có màu xanh nõn chuối đạt kích thước 3-5mm, chưa hình thành nụ hoa, hoa chưa nở.
Yêu cầu kỹ thuật
Thời kỳ này bà con cần tiến hành các biện pháp chăm sóc dinh dưỡng và phòng trị sâu bệnh để nuôi dưỡng mầm hoa sao cho mầm hoa phát triển đồng đều, hoa to, thụ phấn tập trung trong thời gian ngắn nhất, tăng tỷ lệ thủ phấn và đậu quả. Khi thấy các cành mẹ (cành lộc thu thành thục) bắt đầu nhú mầm hoa nhỏ (mầm xanh, góc hơi tù) bà con cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc sau đây:
Tưới nước giữ ẩm đất: tưới nhẹ, không nên tưới sũng nước, 2-3 ngày tưới một lần nếu không có mưa, luôn luôn điều chỉnh độ ẩm đất vào khoảng 65-75%. Thời kỳ này nếu cây thiếu ẩm thì mầm hoa phát triển chậm, hoa nhỏ, thời kỳ sau thường bị rụng hoa, lộc hoa phát triển kém, nhiều trường hợp xuất hiện cả hoa dị hình (cánh hoa không phát triển, hoa bị bó chặt).
Bổ sung dinh dưỡng qua lá: nuôi mầm hoa phát triển thành thục và toàn diện. Thời kỳ này nếu bà con chỉ bón gốc là không đủ do lượng dinh dưỡng vận chuyển từ gốc lên không kịp thời, thiếu dinh dưỡng làm hoa nhỏ, phát triển chậm do đó chúng ta cần phun và bổ sung dinh dưỡng qua lá.
Pha cho bình 15-20 lít nước gồm các chế phẩm sau đây:
+ Dùng 20-30ml chế phẩm AKH SUPER NANO: mục đích nuôi dưỡng mầm hoa, hoa phát triển đều, chùm hoa to.
+ Dùng 20-40ml chế phẩm Shellac suger (Flower): Mục đích kích thích phân hóa mầm hoa đồng đều.
+ Dùng 50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua kết hợp với 30-50ml chế phẩm nano bạc đồng plus: Mục đích phòng trị nấm khuẩn gây hại mầm hoa.
Hỗn hợp bình phun trên định kỳ 7-10 ngày phun 1 lần cho đến khi chớm nở hoa đạt tỷ lệ 5-10% thì dừng lại.
Thời kỳ hoa báo nở(chớm nở), hoa Nở, thụ phấn hình thành quả non, nuôi quả non phát triển ổn định
Thời kỳ này hoa và quả non rất dễ bị rụng hàng loạt do mưa nhiều ẩm độ cao đặc biệt là mưa axit, thiếu ánh sáng, sương muối kết hợp với bệnh do nấm khuẩn làm cho hoa bị rụng (thối hoa, dính cánh), quả non bị teo cuống, bề mặt quả nhăn sùi, chậm phát triển hoặc không phát triển làm cho quả rụng nhiều gần như hết hoa 1(thông thường với điều kiện thời tiết miền bắc thời kỳ bưởi diễn ra hoa đậu quả non thường trùng với thời điểm mưa nhiều ẩm cao, sâu bệnh phát sinh phát triển mạnh). Do đó bà con cần phun hỗn hợp các chế phẩm thuốc sau đây. Tác dụng cơ bản của các chế phẩm thuốc nhằm đạt được các mục đích:
Mục đích thứ nhất: Phòng từ xa và trị bệnh chủ động do nấm khuẩn gây hại cấu trúc hoa, do thời kỳ này khi hoa nở hạt phấn và nhụy cái giàu dinh dưỡng, giàu acid amin nên vi khuẩn, nấm rất dễ phát sinh phát triển làm hư hỏng bao phấn và nhụy cái, giảm chức năng sinh lý của hoa, giảm tỷ lệ đậu và khó giữ quả non. Do đó cần phải phun chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua lên tán lá, hoa với mục đích chủ động phòng trị bệnh cho hoa và quả non.
Lưu ý chung: bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học độc hại, những loại này thường gây ngộ độc cho cây nếu phun quá liều lượng, đôi khi làm cháy hoa, rụng quả non.
Mục đích thứ hai: Nâng cao tỷ lệ thụ phấn và đậu quả ở tỷ lệ cao nhất đồng thời tăng cường bền vững cuống hoa, cuống quả (làm dai cuống hoa quả, hạn chế rụng quả).
Mục đích thứ ba: Chống lại các điều kiện bất lợi từ thời tiết (mưa ẩm, thời tiết âm u kéo dài, thiếu ánh sáng…). Nano canxi cacbonat có tác dụng trung hòa mưa axít rất tốt, hạn chế teo cuống và rụng quả non.
Mục đích thứ tư: Thúc đẩy quang hợp, tăng cường dinh dưỡng về nuôi quả non, chống đứng quả, hạn chế bỏ quả (rụng quả non sinh lý).
Để đạt được các mục đích trên bà con cần Phun hỗn hợp chế phẩm sau đây(bình 20 lít, định kỳ 7-10 ngày phun một lần):
+Dùng 50-100ml chế phẩm nano bạc đồng plus và 50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua (phòng trị bệnh nấm khuẩn gây bệnh thối nhũn hoa, hạn chế rụng hoa)
+ Dùng 50ml Chế phẩm Nano canxi (tác dụng bổ sung canxi dễ tiêu, dễ hấp thu cho cây, nano canxi có tác dụng làm dai cuống, chống rụng hoa và quả non).
+ Dùng 50ml chế phẩm Nano canxi cacbonate (chống mưa acid, tăng cường độ và hiệu suất quang hợp cho cây, nuôi quả và giữ quả tốt).
+ Chế phẩm Super nano AKH SUPER + SHELLAC SUGER (chứa các dạng Bo – Si/ Mn – Mg – Zn – Mo) giúp quả non phát triển và tăng trưởng tốt, thúc quả lớn nhanh ngay từ giai đoạn đầu góp phần làm giảm hiện tượng rụng quả non.
Tất cả các dạng chế phẩm thuốc trên đều không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, khi phun không cần bảo hộ lao động, không cần cách ly.
Tác dụng cơ bản các dòng chế phẩm:
+ Chế phẩm AKH SUPER nano: thúc và nuôi dưỡng mầm hoa, hoa to khỏe, phát triển đều và tập trung.
+ Shellac suger: tăng cường sức sống hạt phấn, Tăng tỷ lệ đậu quả, quả non phát triển đồng đều, hạn chế rụng quả sinh lý.
+ Chế phẩm nano canxi: ngăn chặn hình thành tầng rời cuống hoa quả, chống teo cuống, giúp cuống dai hơn, bền vững hơn, chống rụng quả hữu hiệu, hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh (nên kết hợp với nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua để đạt hiệu quả toàn diện).
+ Chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua: phòng và đặc trị các nhóm bệnh do nấm, vi khuẩn và virus gây hại bộ lá, hoa và quả non. Sản phẩm không độc hại, không có tác dụng phụ ngay cả khi phun quá liều lượng, các dòng chế phẩm nano trị bệnh không gây tồn dư các chất độc hại và rất phù hợp cho các nhóm cây ăn quả thời kỳ ra hoa đậu quả non(thường mẫn cảm bệnh do nấm khuẩn).
Tư vấn kỹ thuật sử dụng sản phẩm: 0976 804 678
+ Chế phẩm nano canxi cacbonat: Chống mưa acid (trung hòa mưa acid) ngay tại bề mặt lá, hoa và quả non. Chống rụng hoa quả.
Liều lượng các dòng chế phẩm có thể thay đổi theo điều kiện thời tiết, nếu điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài có thể tăng liều lượng.
Thời kỳ nuôi quả và phát triển quả: Phun các chế phẩm chăm sóc dinh dưỡng qua lá, thúc quả phát triển, những thời kỳ sau chỉ cần quả phát triển ổn định, không cần phát triển nhanh. Ngoài ra thời kỳ phát triển quả bà con cần chăm sóc thúc cành hè và cành thu (chuẩn bị cành mẹ cho năm sau).
Một số nghiên cứu khoa học và các bài viết kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn:
Biện pháp phòng chống tác hại của mưa axít:
Trong nước mưa thường có hàm lượng axít nhất định (H+). Chính hàm lượng axít dù nhỏ này (tích tiểu thành đại) làm cho nhóm tế bào vỏ quả bị axít hóa (cháy quả) từ đó quả không thể phát triển tiếp được (đứng quả), sau một thời gian ngắn chúng cũng sẽ bị rụng.
Ngoài ra lượng axít trong mưa cũng làm cho Canxi trong tế bào tầng rời giảm mạnh (chúng bị hòa tan, bị di chuyển thành những ion linh động). Mà Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng quan trọng cần bổ sung và không thể thiếu ở thời kỳ ra hoa đậu quả đối với bất kỳ cây ăn quả thân gỗ nào. Canxi được xem là một chất keo “xi măng” liên kết chặt chẽ các tế bào tầng rời khiến chúng trở lên bền vững hơn. Do vậy ở thời kỳ phân hóa mầm hoa đến hoa rộ, đậu quả non các nhà vườn cần phải chú ý bổ sung hàm lượng Canxi dễ tiêu kết hợp với các yếu tố vi lượng khác sao cho cân đối phù hợp. Đa số các dạng canxi hiện nay trên thị trường được bán dưới dạng phân bón lá có hỗn hợp với một số thành phần trung, vi lượng khác tuy nhiên các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (Ca2+), khi phun qua lá các ion Ca2+ này thường bị khử thành các hợp chất không tan (cây khó hấp thu) hoặc bị các axít yếu như axít H2CO3 làm kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu (dạng bất động). Chính vì vậy nhiều bà con trong quá trình chăm sóc cây ăn quả vẫn bổ sung Canxi nhưng lại không đạt được hiệu quả cao, quả non vẫn rụng, vẫn hình thành tầng rời. Do đó khi bổ sung Canxi cho cây nhất là giai đoạn ra hoa, đậu quả các nhà vườn nên bổ sung các dạng dễ hấp thu, các dạng có tính chất giải phóng Canxi (Ca2+) liên tục ở mọi điều kiện cho dù là điều kiện thời tiết không thuận lợi như thế mới bổ sung kịp thời Canxi cho cây, giúp cây vượt qua được các điều kiện. Dạng canxi nano này vừa bổ sung canxi dễ tiêu, vừa có khả năng trung hòa mưa acid làm giảm hiện tượng acid hóa gây hại hoa và quả non. Nano – canxi cacbonate có hoạt tính hóa học cao nên dễ phản ứng để trung hòa axit ngay cả ở môi trường axit yếu pH = 5-6. Nano canxi cacbonate sử dụng trong phân bón lá làm tăng hiệu suất của quá trình quang hợp và bổ sung canxi qua bộ lá của cây. Khi ở kích thước nano mét (70nm) các hạt Nano-CaCO3 bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 (H2CO3) tự nhiên đồng thời giải phóng khí CO2 tăng đến 40% tại kẽ lá tạo ra nguồn nguyên liệu (CO2) dồi dào cho quá trình quang hợp và bổ sung canxi cho cây trồng:
Nano-CaCO3 + H2CO3 = Ca+2 + 2CO2↑ + H2O (phản ứng trung hòa axít)
Ở quá trình trên Canxi (Ca+2 )sinh ra sẽ bổ sung trực tiếp cho cây qua bộ lá giúp cuống hoa, cuống quả trở lên dai và bền vững hơn (chống rụng hoa, quả non), đồng thời khí CO2↑ sinh ra sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho quá trình quang hợp thúc quả phát triển mạnh.
(Mọi hành vi sao chép bài viết trên phải xin phép hoặc dẫn nguồn cụ thể một cách có ý thức)
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp, kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả
Chuyên gia nông nghiệp: ThS Phạm Công Khải – Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99
Cách Sử Dụng Phân Bón Qua Lá Hiệu Quả
Theo các nhà khoa học, bón phân qua lá thậm chí còn tốt cho cây hơn là bón qua rễ, bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dĩnh dưỡng được cây hấp thụ .
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.
Trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
– Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. Nguyên nhân là do: Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật; Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ; Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây); Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp); Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca); Thiếu oxy (đất ngập nước); Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái); Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).
– Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
– Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.
– Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.
+ Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.
+ Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.
* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
– Chất hòa tan di chuyển qua lớp cutin thông qua những lỗ hổng gọi là vi rãnh. Mức độ hấp thu ion từ việc phun qua lá thường cao hơn vào ban đêm. Để việc hấp thu dinh dưỡng cho lá có hiệu quả:
+ Phải đảm bảo nồng độ bên trong lá nhỏ hơn bên ngoài lá.
* Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.
* Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá. Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì).
+ Phải thắng được hàng rào cản của lớp cutin:
* Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.
* Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá.
Khi phun urê ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương lá nhưng có thể khắc phục bằng cách phun đồng thời đường sucrose.
+ Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả.
– Cây hấp thụ phân bón lá qua khí khổng:
+ Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất:
* Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;
* Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá; * Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá.
+ Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ.* Vai trò các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. – Đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K). – Trung lượng: Canxi (Ca), Lưu Huỳnh (S), Ma-nhê (Mg)… – Vi Lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Đồng (Cu), Molypden (Mo), Clo (Cl)
Cần chú ý: Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước. Nếu bơm máy tránh ga mạnh gây ảnh hưởng cơ học lên cây. Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng).Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vì Sao Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Ở Thời Kỳ Ra Hoa, Quả Non ? trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!