Đề Xuất 6/2023 # Vi Lượng Bo Và Cách Sử Dụng Bortrac Hiệu Quả Cho Cây Xoài # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Vi Lượng Bo Và Cách Sử Dụng Bortrac Hiệu Quả Cho Cây Xoài # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vi Lượng Bo Và Cách Sử Dụng Bortrac Hiệu Quả Cho Cây Xoài mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vai trò của vi lượng Bo (Boron) đối với cây xoài:

Vi lượng Bo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển đối với cây xoài nói riêng hay tất cả các loại cây trồng nói chung. Từ lúc đâm chồi, nẩy lộc đến ra hoa – kết trái, nuôi trái lớn và tạo phẩm chất trái ngon cây trồng luôn cần đến Bo. Nói cách khác, Bo là nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng đến nhiều giai đoạn khác nhau trong đời sống cây trồng chứ không chỉ có tác dụng “chống rụng hoa, rụng trái non” như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Đối với cây xoài, Bo có vai trò rõ ràng nhất trong việc hình thành phát hoa to, quá trình thụ phấn- thụ tinh và kết trái diễn ra thuận lợi, trái ít bị rụng (rụng trái non và kể cả trái lớn), mẫu mã trái đẹp và chất lượng trái ngon.

Trong trường hợp cung cấp không đủ vi lượng Bo cho cây xoài chúng ta dễ dàng nhận thấy các triệu chứng như sau:

Chồi ngọn hay chồi bông (phát hoa) kém phát triển: Bo tham gia vào quá trình phân chia tế bào, quá trình tổng hợp các hormon tăng trưởng ở đỉnh sinh trường, quá trình trao đổi đạm, canxi, nước và các chất khoáng dinh dưỡng khác…Vì vậy thiếu Bo cây còi cọc, khó ra hoa hay hoa nhỏ. Thiếu Bo nặng, chồi thui dần và chết.

Hoa khô và dễ bị rụng: Bo giúp cho hạt phấn đực phát triển mạnh về kích thước, tuổi thọ và tỉ lệ nẩy mầm cũng như giúp cho vòi nhụy cái vươn dài, nhiều mật. Nếu thiếu Bo, hạt phấn có kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, tỉ lệ nẩy mầm thấp; núm nhụy và vòi nhụy ít tiết mật, khô, không sẵn sàng “hứng” hạt phấn; quá trình thụ phấn – thụ tinh giảm hoặc không xảy ra nên hoa khô, rụng và không kết trái. Trong trường hợp quá trình thụ phấn – thụ tinh yếu thì trái sau này chậm lớn, nhỏ, méo mó, sần sùi (trái cóc nhiều).

Trái dễ bị rụng: khi cây xoài thiếu Bo, hàm lượng phenol thơm trong tế bào tăng lên dẫn đến tế bào cuống trái bị chết, cuống trái tách ra khỏi cành và trái rụng. Thông thường thời kỳ cây xoài dễ bị rụng trái sinh lý là từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 sau khi đậu trái.

Trái chua, nhão thịt, dễ bị nứt: Bo tác động đến quá trình sinh hóa, trao đổi chất trong cây. Nếu thiếu Bo các hoạt động trao đổi canxi, lân, kali…của màng tế bào rất khó khăn dẫn đến cây bị thiếu nên trái dễ bị nứt, mềm nhũn và vị không ngon.

Một số triệu chứng thiếu Bo điển hình trên cây xoài

CÁCH SỬ DỤNG BORTRAC HIỆU QUẢ CHO CÂY XOÀI:

Tại sao nên sử dụng Bortrac?

Bortrac nhập trực tiếp từ Anh Quốc do công ty Yara sản xuất, có thành phần Boron Ethanolamine (150.000 ppm/lít) dạng phức chất hữu cơ và tinh khiết nên hiệu quả cao đồng thời an toàn cho cây trồng hơn so với các sản phẩm Bo khác.

Bortrac màu vàng nhạt, hơi sánh, tỉ trọng 1.372, pH = 7.8, tan trong nước với mọi tỉ lệ nên dễ dàng hỗn hợp với các thuốc BVTV khác.

Khi sử dụng Bortrac + Hợp Trí Casi (250 + 300ml/200 lít) để tăng cường bổ sung canxi cho cây xoài thì càng tăng thêm khả năng vận chuyển Bo giúp hoa trái đậu nhiều, mẫu mã trái bóng đẹp, ít úng thối, chống rụng trái non.

Trên cây xoài Bortrac sử dụng liều lượng pha 250ml/200 lít nước phun từ 800 – 1000 lít nước/ha tùy theo cây lớn nhỏ.

Sử dụng Bortrac mấy lần trong vụ và sử dụng thời điểm nào là hiệu quả nhất?

Bortrac có thể được sử dụng cho vườn cây còn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản lẫn vườn cây đã cho trái, có thể sử dụng nhiều lần trong năm nhưng hiệu quả nhất là phun 5-6 lần vào các thời điểm như sau: phát hoa mới nhú khoảng 5-10cm, hoa sắp nở hoặc nở 20-30%, đậu trái trứng cá, 2 tuần sau khi đậu trái trứng cá, 6 tuần sau khi đậu trái trứng cá và trước khi thu hoạch 1 tháng.

Các thời điểm sử dụng Bortrac hiệu quả trên cây xoài:

Lần 1 Phát hoa 5-10cm

Lần 1Phát hoa 5-10cm

Lần 2 Hoa sắp nở

Lần 2Hoa sắp nở

Lần 3 Trái trứng cá

Lần 3Trái trứng cá

Lần 4 Trái 2 tuần

Lần 4Trái 2 tuần

Lần 5 Trái 6 tuần

Lần 5Trái 6 tuần

Cách Sử Dụng Phân Vi Sinh Hiệu Quả

Phân bón nói chung và phân vi sinh nói riêng, muốn phát huy tối đa hiệu quả thì cần chọn đúng loại và sử dụng đúng cách. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chọn và sử dụng phân vi sinh phù hợp với từng loại cây trồng để cải thiện chất lượng và tăng năng suất mùa vụ.

Phân vi sinh là chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật có lợi cho đất trồng và cây trồng. Những chủng vi sinh vật này được tuyển chọn kỹ lưỡng và có hoạt lực cao để tạo ra chất dinh dưỡng cho đất và cây. Tùy thuộc vào chủng vi sinh vật mà phân vi sinh được chia thành các loại như phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh kích thích tăng trưởng,…

2. Tác dụng của phân vi sinh

Mỗi loại phân vi sinh mang lại những tác dụng khác nhau. Chẳng hạn, phân vi sinh cố định đạm bao gồm các vi sinh cố định ni-tơ, có tác dụng tổng hợp và chuyển hóa ni-tơ từ không khí thành các hợp chất ni-tơ để cây hấp thụ. Ngoài ra, có thể kết hợp phân vi sinh cố định đạm với các loại phân bón khác để cải tạo đất và cân bằng dinh dưỡng.

Phân vi sinh phân giải lân bao gồm các vi sinh phân giải phốt-pho, có tác dụng phân giải các hợp chất phốt-pho khó tan trong đất đỏ bazan, đất đen,… để chuyển thành phốt-pho dễ tan, giúp cây hấp thụ tốt hơn, không chỉ gia tăng năng suất mà còn giúp cây chống chọi với điều kiện thời tiết và sâu bệnh tốt hơn.

Còn phân vi sinh kích thích tăng trưởng bao gồm nhiều chủng vi sinh khác nhau như nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn,… thường được dùng để bón vào đất hoặc phun lên cây, kích thích quá trình trao đổi chất của cây để cây phát triển tốt hơn, hoặc gia tăng khả năng nảy mầm của hạt và tăng trọng lượng hạt.

3. Hướng dẫn sử dụng phân vi sinh

Phân vi sinh có khả năng thay thế phân đạm hay phân lân hóa học từ 50 – 100%, lại có giá thành hợp lý nên là giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Bên cạnh đó, so với phân hóa học, phân vi sinh được đánh giá là không độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn với con người. Đặc biệt, có thể sử dụng phân vi sinh để cải thiện độ màu mỡ, phì nhiêu của đất để gia tăng mùa vụ.

Phân vi sinh thích hợp với những cây trồng ngắn ngày, từ cây ăn quả, lúa, ngô, chè đến rau xanh, cây cảnh,… Phân chủ yếu được sử dụng để bón lót hơn là bón thúc. Cách bón như sau:

– Đối với cây ăn quả, dùng cuốc xới nhẹ xung quanh gốc cây rồi bón theo hình thức chiếu tán. Rắc một lượng phân khoảng 1 – 2kg/gốc rồi lấp một lớp đất mỏng lên trên.

– Đối với cây lúa, bón phân theo liều lượng 10kg/sào. Nếu là mạ thì trộn phân đều với mầm mạ theo liều lượng 2kg/sào. Với cây ngô, bón phân urê và phân lân theo tỷ lệ 50:50, liều lượng 10kg/sào. Đến khi cây có từ 3 – 4 lá thì bón tiếp phân vi sinh theo liều lượng 10kg/sào và tiến hành vun gốc. Đối với cây chè, bón vào rãnh giữa 2 luống chè với liều lượng 0,2 – 0,3kg/gốc.

4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng phân vi sinh

– Đối với rau, nếu là rau ăn lá thì phân vi sinh có thể thay thế 50% lượng phân urê và phân lân, nếu là rau ăn củ thì thay thế 70% lượng phân urê và phân lân, còn nếu là rau ăn quả thì thay thế 100% lượng phân urê và phân lân. Phân được dùng để bón lót với liều lượng 10 – 15kg/sào.

– Đối với cây cảnh trong chậu, con trộn 1kg phân vi sinh với 2 – 3kg đất bột và bón cho 10 chậu cây.

– Đã bón phân vi sinh thì hạn chế bón phân hóa học. Không trộn phân vi sinh với phân hoá học và tro bếp để tránh làm chết vi sinh vật.

– Phân vi sinh phát huy tốt trong điều kiện chân đất cao, đối với cây trồng cạn. Với đất chua, cần bón vôi bột trước 2 – 3 ngày rồi mới được bón phân vi sinh.

– Phân vi sinh có thời hạn sử dụng không lâu, từ 1 – 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Sau thời gian này, các vi sinh vật trong phân sẽ bị thuyên giảm hoạt lực.

– Bảo quản phân vi sinh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và nhiệt độ không quá 30 độ C.

Lê Trinh

Phân Bón Lá Vi Lượng Bortrac

Những năm gần đây, các loại phân bón vi lượng được nông dân trồng cây ăn trái và rau màu đặc biệt quan tâm đưa vào sử dụng, đem lại năng suất và chất lượng vượt trội, trở thành loại phân bón không thể thiếu trong sản xuất. Phân bón lá vi lượng Bortrac cũng chính vì thế mà tạo được chỗ đứng trong lòng người trồng cây. Phân bón lá vi lượng Bortrac là sản phẩm đặc biệt giúp cây tăng ra hoa, đậu trái, chống rụng trái cao mang lại năng suất cho người nông dân.

Bortrac cần thiết cho sự phát triển của mô phân sinh và cho sự tăng trưởng của thân rễ.

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

TÍNH NĂNG NỔI BẬT:

Bortrac cần thiết cho sự phát triển của mô phân sinh và cho sự tăng trưởng của thân rễ.

Phân bón lá vi lượng Bortrac giúp bông lúa dài hơn (không bị muối) giảm hao hụt sau thu hoạch Trên cây ăn trái và rau màu :

Ra hoa đều, bông to, dài.

Tăng sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ thụ phấn, hạn chế rụng hoa, rụng trái non.

Ngăn ngừa hiệu quả các hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng Bo và Canxi.

Tạo sự cân bằng giữa chất đường và tinh bột. Tăng năng suất và chất lượng trái cây

Bortrac có tác dụng giúp cây lúa :

Trổ đều (trổ thoát không nghẹn đòng).

Tăng tỷ lệ thụ phấn, ít hạt lép, chắc hạt.

Bông lúa dài hơn (không bị muối) giảm hao hụt sau thu hoạch.

ối với đối tượng là Cây ăn trái Bortrac góp phần làm tăng sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ thụ phấn, hạn chế rụng hoa, rụng trái non

CÁCH SỬ DỤNG

Đ ối với đối tượng là Cây ăn trái: cam, quýt, bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, vải thiều, mận, thanh long, vú sữa, táo… hay Cà phê – Ca Cao – Trà (chè) – Cao su – Điều – Tiêu

Liều dùng: 30 ml/bình 25 lít hay 250 ml/phuy 200 lít , Khi chồi hoa 10 – 15 cm, Tượng trái non

Chống rụng trái non: Bortrac + HT Casi ( 30 ml + 30 ml/bình 25 lít) hay (250ml + 250ml/ phuy 200 lít phun 2 lần cách nhau 10 – 15 ngày.

Đối với Rau màu: Dưa hấu, cà chua, ớt, khổ qua, dưa leo,…

Liều dùng: 20 ml/ bình 25 lít: Khi cây nhú chồi hoa và khi có trái non.

Đối với Lúa: (Trổ đều, ít lép, hạt chắc, mẩy, vàng sáng, chống muối hạt)

Bortrac + HỢP TRÍ HK 7-5-44+TE (20 ml + 70g/bình 25 lít) phun 7 – 10 ngày trước trổ và 7 – 10 ngày sau trổ.

Bortrac có thể hỗn hợp với các loại thuốc BVTV, phân bón lá thông dụng khác.

Các triệu chứng thiếu hụt Bo:

Chết đỉnh sinh trưởng (ngù đọt, chết ngọn). Lá nhỏ, xoăn, biến dạng, cháy lá, …

Ra hoa ít, chồi hoa bị khô, sức nẩy mầm của hạt phấn kém, tỷ lệ đậu hoa/trái thấp.

Trái non rụng nhiều, trái nhỏ, dị dạng, biến màu, nứt nẻ, bọng ruột, chảy nhựa,…

Công ty với 12 năm trong nghành nông nghiệp xin cam kết với khách hàng: Hàng được đóng gói theo tiêu chuẩn – đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng nguyên mới 100% Giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc, Khách được kiểm tra hàng trước thu tiền sau(COD). Kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ trước khi giao hàng.

Với những điểm vượt trội trên của Phân bón lá vi lượng Bortrac, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ hài lòng về chất lượng của chúng. Còn ngần ngại gì nữa mà không điền thông tin vào bên dưới để đặt hàng và trải nghiệm sản phẩm ngay nào.

TOÀN QUỐC GIAO HÀNG TRÊN

GỬI THÔNG TIN VÀO MẪU BÊN DƯỚI ĐỂ ĐẶT HÀNG

Công ty với hơn 12 năm trong ngành Cam Kết Sản Phẩm Đúng Chất Lượng

VPGD HCM: 325 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Website: chúng tôi

Đại Lý Lâm Đồng: 140A Hùng Vương, Thị Trấn Di Linh, Lâm Đồng

(Vườn lan, cây giống vật tư và mô hình tham khảo)

Hotline/Zalo : 0983.16.0044

Website: chúng tôi

Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Xoài

Xoài ưa đất có tầng sâu, nhưng lại không kén đất về mặt hóa học. Độ pH đất thích hợp cho xoài là 5,5 – 7,5. Tuy nhiên, xoài có thể trồng được cả ở những đất chua hơn và kiềm hơn miễn là không có tầng đá hoặc đá ong quá nông và có tầng nước ngầm đủ sâu. Xoài cũng có nhu cầu rất lớn đối với dinh dưỡng, nhưng hiện chưa có số liệu về mặt này. Việc bón phân cho xoài ở ta chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.

Sử dụng phân bón Lượng phân bón khuyến cáo cho cây xoài như sau:

· Bón lót khi trồng: Mỗi hố bón 20 – 25 kg phân chuồng hoai + 2,5 kg Super Lân + 1 kg KCl. Đem trộn tổng số phân với 2 phần đất lớp mặt rồi rải quanh gốc cây. Nếu có côn trùng trong đất phá gốc, rễ cây thì cần trộn thêm thuốc sát trùng cần thiết.

· Bón cho cây thời kỳ KTCB: Năm thứ nhất mỗi cây bón 170 g urê (73 g N) + 112 g Super lân, 114 g KCl (68 g K2O). Các năm sau bón tăng dần theo cách năm thứ 2 gấp đôi năm thứ nhất, năm thứ 3 gấp 3 v.v.. Như vậy đến năm thứ 10 bón mỗi cây 1,7 kg urê + 1,12 kg Super lân + 1,14 kg KCl.

· Bón thời kỳ cho quả: Một số tác giả cho rằng, sản lượng xoài đạt cao nhất nếu bón cho mỗi cây 1 kg N + 0,87 kg P2O5 + 1,66 kg K2O.

Các loại phân chuồng và lân bón sớm khi thu hoạch vào tháng 6 – 7, hoặc trước khi phân hóa hoa. Đạm và lân có thể bón 2 lần vào các tháng 1 – 2 khi vừa ra hoa và tháng 6 – 7 khi hình thành đọt mới.

Các tác giả Dương Minh, Võ Thanh Hoàng, Lê Thanh Phong, Võ Hùng Nhiệm (1999) cũng đưa ra quy trình bón phân cho xoài với 300 – 500 g phân NPK 16-16-8 + 300 g urê/cây/năm ở thời kỳ KTCB. Vào thời kỳ kinh doanh bón tối thiểu 2-5 kg phân NPK 16-16-8 + 1,5-3 kg phân urê/cây/năm. Tuy nhiên, bón theo cách này về lâu dài thì kali sẽ bị thiếu.

Sử dụng phân NPK

Ngoài việc bón phân trước khi trồng cây, trong các năm KTCB cần chọn loại phân có tỷ lệ NPK 3:2:1 hay 2:1:1 như 14-8-6; 14-9-9-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-15-7; 20-10-10 v.v.. mà bón. Khi cây bước sang thời kỳ kinh doanh chọn các loại phân có tỷ lệ NPK 4:1:4 hay 3:1:3 (như NPK 20-7-25) để bón cho xoài ở các tuổi như sau.

Năm thứ nhất: Tính toán để lượng bón cho 1 gốc xoài là 78 g N.

Năm thứ 2: Tính lượng phân bằng cách nhân 78 với 2 = 156 g N/ cây.

Năm thứ 3: Tính lượng phân bằng cách nhân 78 với 3 = 234 g N/ cây.

Năm thứ 4: Tính lượng phân bằng cách nhân 78 với 4 = 312 g N/ cây.

Cứ như vậy cho đến năm thứ 10 ta cần bón cho mỗi gốc là 780 g N/ cây. Lượng phân có thể tăng tối đa đến 1 kg N/ cây thì dừng lại.

Phân bón cho xoài chưa có trái nên chia 2 lần, bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Bón cho xoài có trái cũng chia 2 lần: Lần 1 vào đầu mùa mưa (lúc xoài mang trái) và lần 2 vào tháng 9-10 dương lịch (trước khi ra hoa)

Sử dụng phân “Con Ó đen” chuyên dùng cho cây ăn quả của Xí nghiệp Phân bón Chánh Hưng bón cho xoài kinh doanh như sau:

(Phân F1 có hàm lượng N: P2O5: K2O là 20-10-10; phân F2 có hàm lượng N: P2O5: K2O là 8-18-8; phân F3 có hàm lượng N: P2O5: K2O là 15-10-20)

– Bón phân trước khi ra hoa (tháng 9-10): Dùng F2 (8-18-8), bón 3-5 kg/ cây.

– Bón phân khi trái đang lớn (tháng 4-5): Dùng F3 (15-10-20), bón 3-4 kg/cây.

Lượng phân bón thay đổi nhiều ít tùy thuộc vào độ lớn của cây và năng suất thu hoạch dự kiến. Cây càng lớn và sản lượng càng cao thì mức bón càng tăng, ngược lại nếu cây nhỏ, còi cần giảm lượng phân bón/cây .

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vi Lượng Bo Và Cách Sử Dụng Bortrac Hiệu Quả Cho Cây Xoài trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!