Cập nhật nội dung chi tiết về Vi Khuẩn Cố Định Nitơ Cộng Sinh Với Cây Bộ Đậu. mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc điểm chung Vi khuẩn cố dịnh nitơ cộng sinh với cây bộ đậu còn gọi là vi khuẩn nốt sần.
Chúng hình thành những nốt sần ở rễ cây, đôi khi ở cả thân cây phần gần với đất và cư trú trong đó. Tại nốt sần, vi khuẩn tiến hành quá trình cố định nitơ, sản phẩm cố định được một phần sử dụng cho vi khuẩn và một phần sử dụng cho cây. Những sản phẩm quang hợp của cây cũng một phần được cung cấp cho vi khuẩn. Chính vì thế mà quan hệ giữa vi khuẩn và cây là quan hệ cộng sinh hai bên cùng có lợi.
Từ năm 1886 Hellrigel và Wilfarth đã phát hiện ra khả năng cố định nitơ của cây đậu Hoà Lan bằng thí nghiệm trồng trên cát cây kiều mạch và cây đậu Hoà Lan. Sau khi kết thúc thí nghiệm người ta tiến hành định lượng đạm tổng số ở 2 chậu cát và nhận thấy: chậu cát trồng cây đậu Hoà Lan có hàm lượng nitơ tăng lên so với ban đầu còn chậu cát trồng kiều mạch thì lượng nitơ giảm đi. Nghiên cứu sâu hơn nữa người ta thấy lượng đạm chỉ tăng lên khi đất trồng cây đậu không khử trùng và nốt sần được hình thành trên rễ cây đậu. Từ đó người ta đã kết luận rằng: cây đậu Hoà Lan khi cộng sinh với một loài vi khuẩn sống trong nốt sần thì sẽ có khả năng cố dịnh nitơ không khí. Đến năm 1888 Beijerinck đã phân lập được vi khuẩn nốt sần, năm 1889 vi khuẩn nốt sần được đặt tên là Rhizobium. Lúc đầu người ta dựa vào cây đậu mà vi khuẩn cộng sinh để đặt tên loài cho chúng. Ví dụ như loài Rhizobium leguminosarum cộng sinh với cây đậu Hoà Lan, loài Rhizobium trifolii cộng sinh với cây cỏ ba lá. Gần đây người ta chia vi khuẩn nốt sần thành hai nhóm, nhóm sinh trưởng nhanh và nhóm sinh trưởng chậm dựa vào thời gian xuất hiện khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy. Nhóm sinh trưởng nhanh khuẩn lạc xuất hiện sau 3 5 ngày, có đường kính 2 4mm thuộc chi Rhizobium. Nhóm sinh trưởng chậm khuẩn lạc xuất hiện sau 5 7 ngày nuôi cấy, có đường kính không quá 1mm thuộc chi Bradirhizobium.
Trong quá trình phát triển vi khuẩn nốt sần thường có sự thay đổi hình thái. Lúc còn non, đa số các loài có hình que, có khả năng di động bằng đơn mao, chùm mao hoặc chu mao tuỳ từng loài. Sau đó trở thành dạng giả khuẩn để có hình que phân nhánh, mất khả năng di động. Ở dạng này, vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định nitơ. Khi già dạng hình que phân nhánh phân cắt tạo thành dạng hình cầu nhỏ.
Vi khuẩn nốt sần thuộc loại háo khí, ưa pH trung tính hoặc hơi kiềm, thích hợp với nhiệt độ 28 300C, độ ẩm 60 80%. Chúng có khả năng đồng hoá các nguồn cacbon khác nhau như các loại đường đơn, đường kép, axit hữu cơ, glyxerin v.v… Đối với nguồn nitơ, khi cộng sinh với cây đậu, vi khuẩn nốt sần có khả năng sử dụng nitơ không khí. Khi sống tiềm sinh trong đất hoặc được nuôi cấy trên môi trường, chúng mất khả năng cố định nitơ. Lúc đó chúng đồng hoá các nguồn nitơ sẵn có, nhất là các nguồn amôn và nitrat. Chúng có thể đồng hoá các nguồn nitơ sẵn có, nhất là các nguồn amôn và nitrat. Chúng có thể đồng hoá tốt các loại axit amin, một số có thể đồng hoá peptôn. Ngoài nguồn dinh dưỡng cacbon và nitơ, vi khuẩn nốt sần còn cần các loại chất khoáng, trong đó quan trọng nhất là photpho. Khi nuôi vi khuẩn nốt sần ở môi trường có sẵn nguồn đạm lâu ngày, chúng sẽ mất khả năng xâm nhiễm và hình thành nốt sần. Đó là điều cần chú ý trong việc giữ giống vi khuẩn nốt sần.
+ Sự hình thành nốt sần và quan hệ cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với cây bộ đậu. Quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần và cây đậu tạo thành một thể sinh lý hoàn chỉnh. Chỉ trong quan hệ cộng sinh này, chúng mới có khả năng sử dụng nitơ của không khí. Khi tách ra, cả cây đậu và vi khuẩn đều không thể sử dụng nitơ tự do, không phải tất cả các cây thuộc bộ đậu đều có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần mà chỉ khoảng 9% trong chúng.
Khả năng hình thành nốt sần ở cây đậu không những phụ thuộc vào vi khuẩn có trong đất mà còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Về độ ẩm, đa số cây đậu có thể hình thành nốt sần trong phạm vi độ ẩm từ 40 80%, trong đó độ ẩm tối thích là 60 70%. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như cây điền thanh có thể hình thành nốt sần trong điều kiện đất ngập nước.
Độ thoáng khí của đất cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần. Thường nốt sần chỉ hình thành ở phần rễ nông, phần rễ sâu rất ít nốt sần. Nguyên nhân là do tính háo khí của vi khuẩn nốt sần, thiếu Oxy sẽ làm giảm cường độ trao đổi năng lượng và khả năng xâm nhập vào rễ cây. Đối với cây, thiếu Oxy cũng làm giảm sự hình thành sắc tố Leghemoglobin. Những nốt sần hữu hiệu có màu hồng chính là màu của sắc tố này. Nhiệt độ thích hợp nhất với hoạt động của vi khuẩn nốt sần là 240C, dưới 100C nốt sần vẫn có thể hình thành nhưng hiệu quả cố định nitơ giảm. Ở nhiệt độ 360C cây đậu phát triển tốt nhưng cường độ cố định nitơ lại kém.
pH môi trường cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần. Có loại chỉ hình thành nốt sần ở pH từ 6,8 đến 7,4 có loại có khả năng hình thành nốt sần ở pH rộng hơn từ 4,6 đến 7,5.
Tính đặc hiệu là một đặc điểm quan trọng trong quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần và cây đậu. Một loài vi khuẩn nốt sần chỉ có khả năng cộng sinh với một hoặc vài loài đậu. Cũng có một số loài vi khuẩn có khả năng hình thành nốt sần ở cây đậu không đặc hiệu với nó nhưng số lượng nốt sần ít và khả năng cố định nitơ kém. Tuy nhiên đặc tính này giúp cho vi khuẩn nốt sần có thể tồn tại ở những nơi không có cây đậu đặc hiệu đối với nó. Tính đặc hiệu giữa vi khuẩn và cây đậu được quyết định bởi hệ gen của chúng. Bởi vậy người ta có thể cải biến tính đặc hiệu bằng các tác nhân đột biến hoặc có thể dùng kỹ nghệ di truyền để cải biến hệ gen quy định đặc hiệu cộng sinh.
Quá trình hình thành nốt sần được bắt đầu từ sự xâm nhập của vi khuẩn vào rễ cây. Vi khuẩn thường xâm nhập vào rễ cây qua các lông hút hoặc vết thương ở vỏ rễ. Cây đậu thường tiết ra những chất kích thích sinh trưởng của vi khuẩn nốt sần tương ứng, đó là các hợp chất gluxit, các axit amin v.v… Muốn xâm nhiễm tốt, mật độ của vi khuẩn trong vùng rễ phải đạt tới 104 tế bào trong 1 gram đất. Nếu xử lý với hạt đậu thì mỗi hạt đậu loại nhỏ cần 500 1000 tế bào vi khuẩn, hạt đậu loại to cần khoảng 70.000 tế bào. Khi mật độ vi khuẩn phát triển tới một mức độ nhất định nó sẽ kích thích cây đậu tiết ra enzym poligalactorunaza có tác dụng phân giải thành lông hút để vi khuẩn qua đó xâm nhập vào. Đường vi khuẩn xâm nhập được tạo thành do tốc độ phát triển của vi khuẩn (sinh trưởng đến đâu, xâm nhập đến đấy) hình thành một “dây xâm nhập” được bao quanh bởi một lớp nhày do các chất của vi khuẩn tiết ra trong quá trình phát triển. Ở giai đoạn này phản ứng của cây đối với vi khuẩn tương tư như đối với vật ký sinh, bởi vậy tốc độ tiến sâu vào nhu mô của dây xâm nhập rất chậm do phản ứng của cây chỉ khoảng 5 8 μm/h. Không phải tất cả các dây xâm nhập đều tiến tới nhu mô rễ mà chỉ một số trong chúng. Chính vì thế để hình thành nốt sần cần mật độ vi khuẩn lớn. Khi tới lớp nhu mô, vi khuẩn kích thích tế bào nhu mô phát triển thành vùng mô phân sinh. Từ vùng mô phân sinh tế bào phân chia rất mạnh và hình thành 3 loại tế bào chuyên hoá: Vỏ nốt sần là lớp tế bào nằm dưới lớp vỏ rễ bao bọc quanh nốt sần; Mô chứa vi khuẩn gồm những tế bào bị nhiễm vi khuẩn nằm xen kẽ với các tế bào không nhiễm vi khuẩn. Những tế bào chứa vi khuẩn có kích thước lớn hơn tế bào không chứa vi khuẩn tới 8 lần, có những mô chứa vi khuẩn toàn bộ các tế bào đều bị nhiễm vi khuẩn. Loại tế bào chuyên hoá thứ 3 là các mạch dẫn từ hệ rễ vào nốt sần. Đây chính là con đường dẫn truyền các sản phẩm của quá trình cố định nitơ cho cây và các sản phẩm quang hợp của cây cho nốt sần. Tại các tế bào chứa vi khuẩn, vi khuẩn nốt sần xâm nhập vào tế bào chất tại đấy chúng phân cắt rất nhanh. Từ dạng hình que sẽ chuyển sang dạng hình que phân nhánh gọi là dạng giả khuẩn thể. Chính ở dạng giả khuẩn thể nàym vi khuẩn bắt đầu tiến hành quá trình cố định nitơ. Thời kỳ cây ra hoa là thời kỳ nốt sần hình thành nhiều nhất và có hiệu quả cố định nitơ mạnh nhất. Hiệu quả cố định nitơ thường thể hiện ở những nốt sần có kích thước lớn và có màu hồng của Leghemoglobin. Ở những cây đậu có đời sống ngắn từ 1 năm trở xuống, đến giai đoạn cuối cùng của thời kỳ phát triển, màu hồng của sắc tố Leghemoglobin chuyển thành màu lục. Lúc đó kết thúc quá trình cố định nitơ, dạng giả khuẩn thể phân cắt thành những tế bào hình cầu. Khi cây đậu chết, vi khuẩn nốt sần sống tiềm sinh trong đất chờ đến vụ đậu năm sau. Tuy nhiên, có một vài cây họ đậu như cây điền thanh hạt tròn không thấy xuất hiện dạng giả khuẩn.
Ở những cây đậu 1 năm và những cây đậu lâu năm (thân gỗ) cũng có sự khác nhau về tính chất nốt sần. Ở caâ lạc, cây đậu tương, nốt sần hữu hiệu (có khả năng cố định nitơ) thường có màu hồng, kích thước lớn, thường nằm trên rễ chính trong khi nốt sần vô hiệu có màu lục, kích thước nhỏ, thường nằm trên rễ phụ. Tuy nhiên ở một số cây đậu lâu năm lại không theo quy luật đó. Ví dụ như cây keo tai tượng dùng để trồng rừng, nốt sần hữu hiệu có cả ở rễ phụ và không có màu hồng.
Bảo Nam
Hiệu Quả Của Vi Khuẩn Phân Giải Lân Và Vi Khuẩn Cố Định Đạm Trong Đất • Tin Cậy 2022
Hiệu Quả Của Vi Khuẩn Phân Giải Lân Và Vi Khuẩn Cố Định Đạm Trong Đất
Vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn phân giải lân là hai loại vi khuẩn đang được bà con nông dân rất quan tâm bổ sung vào đất canh tác của mình. Vậy những vi khuẩn này là gì? Cơ chế tác động của chúng lên hệ sinh thái ra sao? Hiệu quả của chúng mang lại như thế nào? Cùng Tin Cậy điểm qua những vi khuẩn tuyệt vời này và cách bổ sung chúng cho đất trồng
1. Vi khuẩn cố định đạm
a/ Đặc trưng được chú ý đến nhất là Rhizobium sp.
Rhizobium là chủng vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần cây họ Đậu, nhiệm vụ là cộng sinh với rễ từ đó cố định đạm từ không khí vào trong nốt sần tạo dinh dưỡng dự trữ cho cây. Lượng đạm này được chuyển hóa dưới dạng NH4+ cây rất dễ hấp thụ và an toàn cho sinh vật.
Nitơ (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng không chỉ đối với cây trồng mà ngay cả đối với vi sinh vật. Nguồn dự trữ nitơ trong tự nhiên tất lớn, chỉ riêng trong không khí có đến 78,16% là nitơ, song nguồn nitơ này không sử dụng được cho cây trồng. Để cây trồng có thể sử dụng được nguồn nitơ này làm chất dinh dưỡng, nitơ không khí phải được chuyển hóa thông qua quá trình cố định nitơ (cố định đạm) dưới tác dụng của các nhóm vi sinh vật cố định đạm.
b/ Hiệu quả cố định đạm
Đạm được hình thành từ quá trình sấm sét (NO3–) với nhiệt độ 30.000oC được khoảng 6 – 7kg/ha/năm.
Nguồn đạm được tạo thành từ quá trình cố định đạm của vi khuẩn tự do là: 28kg/ha/vụ và của vi khuẩn nốt sần cây họ Đậu là: 94kg/ha/vụ, một con số không phải nhỏ với đất trồng.
c/ Cách bổ sung, củng cố nguồn vi khuẩn cố định đạm
Để tạo nguồn vi khuẩn cố định đạm có thể bổ sung thông qua trồng các loại cây họ đậu để phủ xanh bề mặt như: cỏ đậu, đậu săng, đậu 3 lá,…hoặc trồng xen các loại đậu xanh, đậu đỏ…để vừa có thêm thu nhập vừa tăng khả năng cố định đạm (lưu ý khi thu hoạch không nhổ rễ).
Ngoài ra các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh cũng cung cấp một lượng lớn những vi khuẩn có ích này như: EMZ – FUSA, EM – AG,…
2. Vi khuẩn phân giải lân khó tan
a/ Vi khuẩn phân giải lân
Đặc trưng của vi khuẩn này là Pseudomonas sp. (trực khuẩn phân giải lân) có bà con gần với vi khuẩn gây bệnh ở người là trực khuẩn mủ xanh tuy nhiên Pseudomonas sp. là vi khuẩn có ích rất nhiều đến nông nghiệp.
Ngoài ra còn dòng vi khuẩn Bacillus sp. cũng hỗ trợ phân giải lân khó tan rất tốt.
Phân lân luôn được mặc định là bón lót để cung cấp nguyên tố đa lượng Photpho (P) cho cây trồng vì mức độ khó tan và cây khó sử dụng của nó. Theo nghiên cứu trong vòng một tháng sau bón tùy điều kiện đất đai phân Lân từ các nguồn như: Ca3(PO4)2, Photphorit, Apatit..chỉ sử dụng được 5 – 25% lượng bón vào.
Vi khuẩn phân giải lân sống tự do trong đất và sử dụng các nguồn lân khó tan để làm năng lượng sinh sản nhưng do vòng đời ngắn bản thân vi khuẩn sẽ phân hủy cung cấp lại cho cây trồng lân dễ tan.
b/ Hiệu quả phân giải lân
Khi có mặt của vi khuẩn phân giải lân khó tan Pseudomonas hiệu quả sử dụng các loại phân lân tăng thêm 30%, giảm rất nhiều thất thoát không đáng có.
Ngoài ra, nguồn Photpho còn đến từ các loại phân chuồng, rơm rạ, xác bả thực vật…vi khuẩn phân giải lân cũng thúc đẩy nhanh quá trình mùn hóa của chúng.
Pseudomonas sp. còn là dòng vi khuẩn đối kháng là một trong những thiên địch tự nhiên của nhiều vi khuẩn và nấm có hại như: Phitophthora (xì mủ), Pythium (thối nhũn), Rhzoctonia (lở cổ rễ), Fusarium (cháy lá) cùng nhiều nấm hại khác.
Bên cạnh đó, Pseudomonas sp. còn giúp phân giải các loại thuốc bảo vệ thực vật dư thừa trong đất.
c/ Cách bổ sung, củng cố nguồn vi khuẩn phân giải lân
Bón phân chuồng, phân hữu cơ để nâng cao tầng đất canh tác, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh phát triển.
Có thể cung cấp thêm cho đất từ các loại phân hữu cơ vi sinh: BIO – SIMO, EM – AG,…
Thực hiện trồng cỏ phủ các loại cây họ đậu, cây phân xanh để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.
Khi các vi sinh vật đặc biêt là vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân được bổ sung vào đất, được tạo môi trường thích hợp để sinh sôi sẽ giúp bà con tiết kiệm rất nhiều chi phí cho phân bón. Tin Cậy chúc bà con có vụ mùa như ý!
Tác giả: Minh Cường
Mọi thắc mắc về “
Hiệu quả của vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn cố định đạm trong đất”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: minhcuong@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com
Nghiên Cứu Sản Xuất Phân Bón Vi Sinh Cố Định Đạm
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nông nghiệp chiếm một vò trí quan trọng. Một biện pháp hàng đầu để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là sử dụng phân bón. Với tốc độ tăng dân số hiện nay bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người là quá thấp. Nhưng con số đó lại ngày càng thấp hơn ở các nước đang phát triển do tốc độ tăng dân số và diện tích đất trồng trọt bò thu hẹp trong quá trình công nghiệp hóa và đô thò hóa. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hướng thâm canh sản xuất nông nghiệp là tất yếu.
Theo thống kê, nhân dân các vùng thâm canh phải đầu tư phân bón 30-50% tổng chi phí trồng trọt vào phân bón khiến nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng cao. Tuy nhiên, sử dụng phân bón hóa học quá mức và không hợp lý đã dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tính chất đất, phẩm chất nông nghiệp cũng như môi trường, do đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và động vật. Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng các loài vi khuẩn có khả năng cố đònh đạm cung cấp nguồn đạm dinh dưỡng cho cây trồng là rất cần thiết. Đó cũng chính là lý do để thực hiện đề tài: “Sản xuất phân vi sinh cố đònh đạm”.
NỘI DUNG:
Phần mở đầu Trang CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ PHÂN BÓN TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1 Tình hình tiêu thụ phân bón trên thế giới 02 1.2 Tình hình tiêu thụ phân bón ở Việt Nam 06 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 2.1 Sự tích lũy NO3-và NH4+trong cơ thể người và động vật 10 2.2 Sự tích lũy NO3-, NH4+trong nước mặt và nước ngầm 12 2.3 Sự tích lũy NH3-và NH4+trong môi trường đất 13 2.4 nh hưởng của phân bón đối với môi trường sinh thái 14 CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG VI SINH VẬT CỐ ĐỊNH ĐẠM ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH. 3.1 Giới thiệu 16 3.2 Lòch sử phát hiện 17 3.3 Thành phần các vi sinh vật cố đònh đạm 18 3.3.1 Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium 18 3.3.2 Vi khuẩn tự do: Azotobacter, Azospirillum 20 3.3.2.1 Vi khuẩn tự do azotobacter 20 3.3.2.2 Vi khuẩn tự do azospirillum 21 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, GIỮ GIỐNG VÀ NHÂN SINH KHỐI 4.1 Phân lập 24 4.1.1 Phân lập sơ bộ 24 4.1.1.1 Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium 24 4.1.1.2 Vi khuẩn Azotobacter 25 4.1.1.3 Vi khuẩn azospirillum 26 4.1.2 Phân lập thuần khiết 27 4.1.2.1 Vi khuẩn Rhizobium 27 4.1.2.2 Vi khuẩn Azotobacter 28 4.1.2.3 Vi khuẩn Azospirillum 28 4.2 Phương pháp giữ giống 28 4.2.1 Vi khuẩn Rhizobium 28 4.2.2 Vi khuẩn Azotobacter 29 4.2.3 Vi khuẩn Azospirillum 30 4.3 Cơ chế cố đònh Nitơ 31 4.3.1 Cơ chế cố đònh Nitơ phân tử 31 4.3.2 Quá trình khử 32 4.4 Phân loại phân vi sinh cố đònh đạm 33 4.5 Nhân sinh khối 35 4.6 Quy trình sản xuất 37 4.7 Các loại phân bón vi sinh cố đònh đạm 38 4.7.1 Sản xuất nitragin từ vi khuẩn nốt sần rhizobium38 4.7.2 Phân vi sinh của Azotobacter 39 4.7.3 Phân vi sinh azospirillum 40 CHƯƠNG 5 :HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA PHÂN VI SINH CỐ ĐỊNH ĐẠM 5.1 Tình hình nước ngoài 42 5.2 Tình hình trong nước 43 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 46 6.2 Kiến nghò 46
Vi Sinh Vật Cố Định Đạm Giúp Cải Tạo Đất Thoái Hóa
Nitơ (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng bậc nhất đối với cả cây trồng và vi sinh vật. Nguồn dự trữ nitơ trong tự nhiên rất lớn. Chỉ tính riêng trong không khí đã có đến 78,16% là nitơ. Song nguồn nitơ này không sử dụng được cho cây trồng. Để cây trồng có thể sử dụng được nguồn nitơ này cần phải thông qua quá trình chuyển hóa (cố định nitơ) thông qua các nhóm vi sinh vật cố định đạm.
Các vi sinh vật cố đinh đạm có thể sống cộng sinh trong rễ tạo ra các nốt sần hoặc sống tự do trong đất. Có khoảng hơn 600 loài cây có vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh. Đặc biệt là các loài cây họ đậu.
Chất đạm là gì ?
Chất đạm hay còn gọi là protein. Là chất hữu cơ giàu dinh dưỡng có mặt trong thịt động vật và cả trong thực vật. Đạm là chất căn bản giúp duy trì sự sống cho mọi tế bào sống. Đạm cũng là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với cây trồng. Tuy nhiên hàm lượng đạm trong đất trồng rất ít. Chính vì vậy chúng ta phải bằng cách nào đó tăng cường lượng đạm cho đất trồng nếu không sẽ gây ra hiện tượng cây thiếu đạm.
Một trong những phương pháp tăng cường lượng đạm cho đất là sử dụng các loại vi sinh vật cố định đạm (cố định nitơ) trong không khí. Bằng cách khử N2 thành NH3 dưới sự xúc tác của enzyme nitrogenase. Sau đó NH3 sẽ kết hợp với các acid hữu cơ để tạo thành các acid amin và protein.
Lý do cần phải cố định đạm từ không khí là do nitơ trong không khí tương đối trơ. Tức là nitơ ở dạng này không dễ dàng phản ứng với các hóa chất khác để tạo ra chất mới. Quá trình cố định sẽ giúp phân giải nitơ ở dạng hai phân tử thành các nguyên tử.
Quá trình cố định đạm trong tự nhiên là quá trình cần thiết cho tất cả các loại cây trồng. Và vi sinh vật cố định đạm cũng là rất cần thiết trong nông nghiệp và sản xuất phân bón.
Phân loại vi sinh vật cố định đạm
– Vi khuẩn nốt sần:
Vi khuẩn nốt sần thuộc nhóm hiếu khí không tạo bào tử. Chúng có thể đồng hóa nhiều nguồn carbon khác nhau. Vi khuẩn nốt sần thuộc nhóm VSV cộng sinh. Các nốt sần chứa vi khuẩn cố định N2 nhiều khi không phải ở rễ mà là trên lá. Các nhóm VSV cố định đạm thuộc nhóm này chủ yếu là vi khuẩn thuộc nhóm Rhizobium sống trong rễ các cây họ đậu. Ở đây chúng biến đổi nito trong không khí thành amoniac. Sau đó cung cấp các hợp chất hữu cơ như glutamin hoặc ureide cho cây. Còn cây thì cung cấp các hợp chất hữu cơ cho vi khuẩn từ quá trình quang hợp.
Một số loài thực vật khác mặc dù không thuộc cây họ đậu nhưng vẫn có nốt sần cố định đạm. Tuy nhiên sự cộng sinh thường không phải là Rhizobium mà lại là nhóm xạ khuẩn Actinomycetes
– Vi khuẩn cố định đạm sống tự do:
Vi khuẩn cố đinh đạm sống tự do sống chủ yếu ở vùng rễ lúa và các loại cây thuộc họ hòa thảo đã giúp cây trồng phát triển tốt cũng như hạn chế thấp nhất lượng đạm hóa học sản xuất trong nông nghiệp.
– Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter:
Trong số các VSV có khả năng cố định đạm thì vi khuẩn Azotobacter được quan tâm và ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất phân bón sinh học cố định nitơ.
Vi khuẩn Azotobacter thu hút sự quan tâm không chỉ bởi khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng nôt mà còn có nhiều khả năng hữu ích khác như kích thích nảy mầm, sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật,…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vi Khuẩn Cố Định Nitơ Cộng Sinh Với Cây Bộ Đậu. trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!