Đề Xuất 5/2023 # Vai Trò Của Phân Vi Sinh Đối Với Cây Trồng # Top 5 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Vai Trò Của Phân Vi Sinh Đối Với Cây Trồng # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vai Trò Của Phân Vi Sinh Đối Với Cây Trồng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vai trò của phân vi sinh đối với cây trồng

Xu thế thế giới đang gia sức phát triển một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ, các cuộc nghiên cứu và khảo nghiệm sử dụng phân vi sinh đã được tiến hành ở nhiều nược từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng mãi đến gần đây phân hữu cơ và phân hữu

Xu thế thế giới đang gia sức phát triển một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ, các cuộc nghiên cứu và khảo nghiệm sử dụng phân vi sinh đã được tiến hành ở nhiều nược từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng mãi đến gần đây phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh mới được quan tâm đến nhiều.

Tình hình sử dụng phân bón ở các nước châu á

Châu Á đã dùng phân bón hóa học chiếm 43-47% lượng sử dụng trên toàn thế giới hàng năm. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hóa học không đồng đều. Các nước có thu nhập bình quân đầu người cao như Nhật Bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan…sử dụng phân bón ở mức cao, hoặc thậm trí vượt qua ngưỡng cho phép, nghĩa là ở mức mà lượng phân bón sử dụng quá liều không làm tăng năng suất mà còn có hại. Trong khi đó ở một số quốc gia khác như Inđônêxia, Myanmar, Bangladesh, Philippine và Thái Lan… lại dùng mất cân đối trong việc cung cấp chất dinh dưỡng chính (N, P, K) do kiến thức hạn chế và dân trí của nông dân còn thấp dẫn đến việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật bón phân mất cân đối gây nên lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.

1. Định nghĩa và phân loại phân vi sinh

Phân bón vi sinh được định nghĩa như sau: “Phân vi sinh là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn được pháp luật kiểm soát, ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S…) hay các hoạt chất sinh học góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân vi sinh vật phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản”.

Trong sản xuất phân hữu cơ sinh học (HCSH) thì yêu cầu chất lượng của phân ngoài chỉ tiêu chất hữu cơ, hàm lượng NPK cần phải có các chỉ tiêu đặc trưng như: acid humic; các humate hoặc polyhumate; polysaccarite; các aminoacids; vitamin; các enzyme và các vi sinh vật hữu ích.

Phân hữu cơ (HC) có thể chỉ dùng với một liều lượng nhỏ nhưng vẫn đạt được hiệu suất cao.

2. Phân vi sinh cố định đạm

Phân vi sinh nốt sần (Rhizobium): Đây là loại phân vi sinh cố định đạm quan trọng nhất do sự cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm Rhizobium và các cây họ đậu.

Các kết quả khảo nghiệm sử dụng phân vi khuẩn Rhizobium đối với cây đậu phộng ở miền Bắc, Tây Nguyên (Việt Nam) và nhiều nơi trên thế giới cho thấy năng suất tăng trung bình 15% so với đối chứng. Đối với các loại đất ở miền Nam Việt Nam, sự luân canh giữa lúa và đậu lạc khi sử dụng phân vi khuẩn Rhizobium làm tăng năng suất khoảng 19% giữa đậu phụng và rau màu là tăng năng suất khoảng 23%.

Phân vi khuẩn cố định đạm tự do: Đây là phân vi sinh quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất. Thành phần trong số các vi khuẩn loại này là Azotobacter và Clostridium. Hỗn hợp các vi sinh vật này đã được các nhà khoa học Mỹ và Úc sản xuất và thương mại hóa dưới tên E.201 và đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Các vi khuẩn này có khả năng cố định đạm tự do trong không khí dạng N2 cây trồng không sử dụng được, sang dạng ammonium NH4 là dạng cây trồng sử dụng được. Ngoài khả năng cố định đạm, vi khuẩn Azotobacter còn có khả năng sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật, một số vitamin và hoạt chất ức chế sự sinh trưởng và phát triển của một số vi nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng.

Phân vi sinh cố định đạm hội sinh: Đây là loại phân vi khuẩn Azospirillum sống hội sinh trong vùng rễ cây, nhận chất tiết ra từ rễ cây làm nguồn dinh dưỡng và tổng hợp đạm cung cấp ngược lại cho cây trồng. Phản phẩm phân vi sinh cố định đạm Azospirillum đã được nghiên cứu và sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, sản phẩm này cũng được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước và đã được khảo nghiệm trên một số cây trồng ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung với kết quả rất khả quan.

Phân vi sinh phân giải lân (chuyển hóa lân): Đây là loại phân bón có chứa các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa hợp chất phosphor khó tan sang dạng dễ tiêu cho cây trồng sử dụng. Các chủng vi sinh vật chuyển hóa phosphor được biết đến hiện nay gồm: Pseudomonas, Micrococus, Bacillus, Flavobacterium, Penicilium, Selectorium, Aspergillus. Các nghiên cứu và khảo nghiệm ở nhiều nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Việt Nam cho thấy khi sử dụng phân vi sinh phân giải lân đã làm tăng năng suất cây trồng khoảng 15% hoặc có thể tiết kiệm được khoảng 35% lượng lân cần bón. Ngoài ra phân vi sinh phân giải lân còn có khả năng sinh sản các chất kích thích sinh trưởng thực vật hoặc chất kháng sinh giúp cây trồng phát triển tốt hơn, choongs chịu tốt hơn đối với điều kiện bất lợi và thiên nhiên nóng rét, thời tiết xấu…

Phân vi sinh hỗn hợp: Đây là loại phân bón vi sinh chứa hỗn hợp các vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật cố định đạm và vi sinh vật phân hủy chất xơ. Kết quả khảo nghiệm nhiều công trình nghiên cứu ở Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… cho thấy khi sử dụng loại phân này đã làm tăng năng suất trung bình của lúa 15%, đậu nành 18%, các cây trồng khác khác cũng cho kết quả rất đáng kể

Nguồn: Tuyển tập phân bón Việt Nam

Admin Super

CÁC TIN LIÊN QUAN

Vai Trò Của Phân Bón Đối Với Cây Trồng

Cây trồng muốn sinh trưởng tốt và phát triển toàn diện, cho năng suất cao…thì cần được chăm sóc, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Thông thường nguồn dinh dưỡng này cây sẽ lấy trực tiếp từ đất, tuy nhiên do quá trình canh tác, điều kiện thiên nhiên như nắng, mưa, lũ lụt … sẽ rửa trôi hoặc làm mất một số thành phần chất dinh dưỡng thiết yếu có trong đất. Vì vậy, để bổ sung nguồn chất dinh dưỡng bị mất bà con cần bón phân hỗ trợ bù đắp lại nguồn dưỡng chất cho đất.

1/ Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồngẢnh hưởng trực tiếp Biểu hiện của năng suất cây trồng tăng hay giảm đều được thấy rõ qua biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây trồng. So với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt (như làm đất, chọn giống, …) thì biện pháp kỹ thuật bón phân là yếu tố quyết định đối với năng suất và sản lượng cây trồng, đặc biệt là giai đoạn trước khi ra hoa, tạo quả, nuôi quả vì đây là giai đoạn cây cần nhiều dinh dưỡng. + Sử dụng phân bón vào giai đoạn trước khi ra hoa sẽ quyết định số lượng và chất lượng của hoa. Nếu bón phân đúng cách sẽ giúp cây cho nhiều hoa, hoa to và khả năng đậu quả cao. + Sử dụng phân bón giai đoạn cây nuôi quả sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết để tích lũy các chất hữu cơ (tinh bột, đường, protein…) giúp cho quả to, nặng ký… Theo thực tiễn cho thấy năng suất trồng trọt của nước ta hiện nay đã tăng cao nhiều hơn so với những năm về trước do phần lớn biết cách sử dụng đúng và đủ lượng phân bón.

Ảnh hưởng gián tiếp Để có thể phát huy hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như làm đất, gieo trồng, tưới tiêu… thì việc sử dụng phân bón trong quá trình trồng trọt cũng đóng góp 1 phần vai trò không nhỏ– Làm đất: Đối với các loại đất xấu, bạc màu, nhiễm mặn… đất không chỉ nghèo dinh dưỡng mà còn hạn chế quá trình phát triển của cây trồng. Vì vậy ngoài các công tác chuẩn bị vụ mùa như cày sâu, làm vườn… thì công tác bổ sung các loại phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ sinh học…. để cải tạo và làm tăng giá trị dinh dưỡng của đất là vô cùng thiết yếu.– Giống cây trồng: Mỗi loại cây trồng đều cần các điều kiện khác nhau, cách chăm sóc khác nhau. Để có thể phát huy năng suất, chất lượng giống , …. Thì cũng cần bón đúng và đủ liều lượng loại phân phù hợp. Có như vậy mới phát huy hết được tiềm năng chất lượng của giống.– Mật độ gieo trồng: Mật độ gieo trồng và chế độ bón phân có quan hệ rất mật thiết và phức tạp. Nên cần phải được xây dựng một cách thích hợp đối với mỗi cây. – Tư­ới tiêu: Tưới tiêu cung cấp nước, tạo điều kiện cho cây hút chất dinh dưỡng và tăng hiệu quả sử dụng phân bón làm tăng hiệu quả sản xuất.– Khả năng kháng bệnh của cây trồng: Bón phân cân đối và hợp lý giúp cây trồng được tăng sức đề kháng, ít bị sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

2/ Vai trò của phân bón đối với phẩm chất, chất lượng sản phẩm Phẩm chất, chất lượng nông sản được đánh giá bằng các chỉ tiêu như hình thái, màu sắc, thành phần dinh dưỡng, giá trị thương phẩm…. Khi cây được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết từ trong lòng đất và nguồn phân bón bổ sung. Nhờ quá trình sinh hóa do nhiều men điều khiển, mà nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cây sẽ chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ quyết định nên phẩm chất, chất lượng nông sản. Mỗi loại phân bón khác nhau sẽ đóng 1 vai trò khác nhau khi hình thành nên phẩm chất, chất lượng của nông sản: Phân bón (nhất là phân kali và vi lượng) tác động mạnh nên tính chất và hàm lượng của các loại men nên có khả năng tạo phẩm chất tốt.– Phân Kali: có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của cây trồng, đặc biệt có ảnh hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi. – Vi lượng: Có vai trò chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động của các hệ thống men trong cây. Cho nên vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống trong cây: Quang hợp, hô hấp, hút khoáng, hình thành, chuyển hoá và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây. – Phân lân: làm tăng phẩm chất các loại rau, cỏ làm thức ăn gia súc và chất lượng hạt giống.– Phân đạm: làm tăng rõ hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm, và làm hàm lượng xenlulo giảm xuống.

Vì vậy bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng năng suất mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm về hàm lượng các chất khoáng, protein, đường và vitamin. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ góp phần hỗ trợ thêm kỹ thuật, kinh nghiệm cho bà con trong quá trình canh tác. Kính chúc quý bà con mùa vụ bội thu. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1900.56.56.81.

Vai Trò Của Đạm, Lân, Kali Đối Với Cây Trồng

– Các sản phẩm cao đạm: Senca-11: 29-10-10+3TE, Senca-16: 11% N, 16% MgO

– Các sản phẩm cao Lân: Senca -21: 13-40-13+TE, 15-30-15+TE

– Các sản phẩm cao Kali: Senca-19: 15-5-30+3TE, Senca-32: 12-3-43+TE, Senca-31: 50% K2O, 18% S

– Sản phẩm cân bằng: Senca-12: 20-20-20+TE, Senca Liquid: 10-10-7.5+TE

Vai trò của đạm (N)

Cây hút đạm chủ yếu ở dạng NH 4+ và NO 3–. Đạm là thành phần quan trọng trong các chất hữu cơ rất cơ bản và cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây như các chất diệp lục, nguyên sinh chất, axit nucleic (AND và ARN), các loại men, các chất điều hòa sinh trưởng. Đạm quyết định sự phát triển của các mô tế bào sống của cây. Bón đủ đạm cây sinh trưởng nhanh, ra nhiều chồi, lá và cành, hoa quả nhiều và lớn, tích lũy được nhiều chất nên cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Vai trò của Lân (P):

Cây hút lân chủ yếu dưới dạng khoáng của photphat (H 2PO 4–) và (HPO 42-). Lân có vai trò cung cấp trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp chất protein. Lân là thành phần chủ yếu của các chất ADP và ATP là những chất dự trữ năng lượng cho các quá trình sinh hóa trong cây, đặc biệt là cho quá trình quang hợp, sự tạo thành phần chất béo và protein.

Lân thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ cây, kích thích sự hình thành nốt sần ở các cây họ đậu.

Lân thúc đẩy sự ra hoa và hình thành quả ở cây, là yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng hạt giống.

Lân giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận như rét, hạn, sâu bệnh.

Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm. Bón đủ lân, cây không những sinh trưởng tốt, cho năng suất cao mà chất lượng nông sản cũng cao.

Vai trò của kali (K)

Cây hút kali dưới dạng K+, các tế bào cây rất dễ để dung dịch kali thấm qua nên kali được cây hút dễ dàng hơn các nguyên tố khác. Khi hút quá nhiều kali sẽ hạn chế sự hút đạm và một số nguyên tố khác như Ca, Mg và một số vi lượng.

Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất gluxit của cây. Kali làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng, giúp khí khổng đóng mở thuận lợi nên điều chình sự khuyếch tán CO2 của quá trình quang hợp, đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trong điều kiện thời tiết ít nắng.

Kali có trong thành phần của 60 loại men thực vật điều tiết các hoạt động sống của cây với tác dụng như một số chất xúc tác.

Kali thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm, phòng chống lốp đổ cho cây hòa thảo, thúc đẩy sự ra hoa.

Kali tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như rét, hạn, úng, sâu bệnh.

Kali làm tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt và quả.

Senca tổng hợp 23-10-2015

Vai Trò Của Axit Humic Đối Với Cây Trồng

Axit humic là một thành phần quan trọng của chất hữu cơ trong đất được hình thành do tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí.

Hàm lượng Axit Humic trong mùn hữu cơ tùy theo đặc điểm địa chất, thảm thực vật, thời gian phân hủy yếm khí.

+ Axit Humic là nền tảng của tất cả các đất đai màu mỡ, duy trì độ phì nhiêu của đất

+ Cải thiện độ ẩm của đất

+ Giúp đất tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước,

+ Là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi cho đất.

+ Giảm độ mặn vượt quá trong đất

+ Tăng khả năng hút dinh dưỡng trong đất của cây trồng,

+ Hạn chế tối đa sự rửa trôi khoáng dinh dưỡng trong đất

+ Axit humic giúp bẻ gãy mối liên kết giữa các chất dinh dưỡng trong đất, làm cho cây trồng dễ hấp thu hơn.

+ Cung các chất dinh dưỡng cần thiết cho rễ nhanh chóng hấp thu và giúp cây trồng phát triển tối ưu.

+ Tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón

+ Đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống

+ Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh

+ Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn…

2/ CÁCH SỬ DỤNG AXIT HUMIC

– Dùng Axit humic để bón cùng với phân chuồng, hoặc lót dưới hố chất thải phân của các chuồng trại chăn nuôi heo, gà, bò…, sau đó sử dụng hỗn hợp này chuyển sang hố ủ thêm men vi sinh để làm phân bón hữu cơ sinh học bón cho rau màu, cây ăn trái, cây trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ.

– Hoạt hóa Axit Humic với dung dịch kiềm (KOH) để chuyển thành Kali Humate bón cho các loại cây trồng.

– Dùng bón lót cho cây trồng hoặc làm nguyên liệu trong sản phẩm phân hữu cơ: Bã mùn mía, men vi sinh phân hủy Xenlulo, vi sinh khử mùi, hỗn hợp vi lượng vô cơ và vi lượng chelate, lân nung chảy…

3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG

– Sử dụng cho tất cả các loại cây trồng: Cây ăn quả, cây công nghiệp…

– Dùng Axit Humic khi cây bị còi cọc, kém phát triển, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, ngộ độc dinh dưỡng (bón quá nhiều phân bón), cây trồng bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bời thời tiết khắc nghiệt (rét hoặc hoặc hạn hán).

– Kết hợp với các loại dinh dưỡng khác (đạm, lân, kali, trung vi lượng) để bón thúc cho các loại cây trồng thời kỳ phát triển thân, lá, đẻ nhánh, vươn lóng.

– Sử dụng kết hợp với Kali để bón cho cây lượng thực, cây ăn quả… vào giai đoạn trước khi ra hoa, sau khi đậu quả non, thời kỳ đón đòng cho lúa.

4/ CÁC LOẠI PHÂN BÓN CÓ THÀNH PHẦN AXIT HUMIC

Hữu cơ: 25%; Humic Acid: 2,5%; N: 3%; P2O5: 1,5%; K2O: 2%

Hữu cơ sinh học OVERSOIL (GLOBAL OVERSOIL) – Úc

Hữu cơ: 65%, 1%; N: 3%; P2O5(ts): 2%; K2O: 2%; Humic Acid: 3%; Ca: 3%; Mg: 0.3%; Độ ẩm: 15%. Te : Zn, Fe, Mn, Cu, B, Mo.

Hữu cơ: 70%; N- P2O5(ts)-K2O: 3.5-2-2.5(%) Fulvic+ Humic Acid: 5%; Mg: 0.3%; Ca: 3%; Độ ẩm: 12%; TE: Zn; Fe; Mn; Ca; B)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vai Trò Của Phân Vi Sinh Đối Với Cây Trồng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!