Cập nhật nội dung chi tiết về Ủ Đậu Tương – Chi Tiết Cách Ủ Phân Đậu Nành Sử Dụng Bón Cho Cây Trồng Hiệu Quả! mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ủ đậu tương – Chi tiết Cách ủ phân đậu nành sử dụng bón cho cây trồng hiệu quả! – Bí quyết tự sản xuất siêu phân bón cho cây trồng
Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng. Phân đậu nành là phân hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất tốt cho đất, sẽ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, bổ sung lượng đạm sinh học cho đất, giúp cho cây luôn xanh mướt, tươi tốt.
Trong bài viết này, Chế phẩm vi sinh chia sẻ cho các bạn: 3 cách ủ phân đậu nành
Cách 1: Ủ phân đậu nành xay nhuyễn
Cách 2: Ủ đậu tương nguyên hạt
Cách 3: Hướng dẫn cách ủ bột đậu nành, bánh dầu
Và trong bài viết này, Chế phẩm vi sinh chia sẻ thêm cách pha phân đậu nành để tưới cho cây hiệu quả nhất.
Cách ủ đậu nành (đậu tương)
Cách sử dụng bã đậu nành bón cây
Cách ủ bánh dầu
1. Ủ phân đậu nành xay nhuyễn
1.1 Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
Để ủ phân đậu nành, nguyên liệu đầu tiên cần phải có chính là đậu nành. Tùy từng vùng miền mà đậu nành còn được gọi là đậu tương hay còn gọi là đỗ tương.
Khi mua các bạn nên chọn đậu nành loại xấu nhất vì mua loại rẻ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều
Mật rỉ đường, đường mật mía hoặc đường phên ( dùng búa đập nhỏ hoặc dùng dao xắt ra): có thể mua ở ngoài chợ, hàng đồ khô
Men vi sinh ủ đậu tương EMZEO: loại chế phẩm vi sinh có tác dụng phân giải protein và các chất có trong đậu nành thành dưỡng chất cho cây trồng và khử sạch mùi hôi thối sinh ra trong quá trình ủ.
Nước sạch: chọn loại nước sạch không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Có thể dùng nước mưa, nước ao, nước giếng lọc, nước máy ( nên lấy nước máy ra xô đựng và để qua đêm để bay hơi hết Clo) …
Máy xay sinh tố: Sử dụng để xay nhuyễn hạt đậu nành.
1.2 Các bước tiến hành
Cách ủ 10kg đậu nành xay nhuyễn ta tiến hành như sau:
Bước 1: Ngâm đậu nành hạt với nước đường trong 8 – 10h ( ngâm để qua đêm)
– Lấy 16 lít nước sạch cho vào xô đựng
– Hòa tan 600ml mật rỉ đường (500 – 600gr đường mía hoặc đường phên)
– Cho 10kg hạt đậu tương vào xô nước đường và đậy nắp xô ngâm đậu nành
Bước 2 Xay nhuyễn đậu nành
– Sau khi ngâm thì hạt đậu nành hút nước đường và trương phền ra. Sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn hạt.
– Bổ sung thêm nước đường ngâm đậu vào máy cho dễ xay nhuyễn
– Xay nhuyễn đậu nành và đổ ra thau
Bước 3: Ủ đậu nành bằng chế phẩm sinh học EMZEO
Chế phẩm EMZEO có tác dụng chính là phân giải protein và các chất trong đậu nành thành dinh dưỡng cho cây trồng, khử mùi hôi sinh ra trong quá trình ủ phân đậu nành. Ngoài ra có còn có nhiều các công dụng khác như:
Phân giải hữu cơ, diệt mầm bệnh
Khử mùi hôi thối
Tạo hệ vi sinh vật hữu ích
Làm ra chế phẩm đậu tương ngâm hữu hiệu
Cách tiến hành
– Đảo đều đậu nành ngâm mật đường xay nhuyễn với liều lượng như sau: 10kg đậu nành với 1 gói 200gr chế phẩm sinh học EMZEO (Có thể cho 2 gói EMZEO để tăng tốc độ phân giải protein và khử mùi hôi). Cho vào thùng ủ và đậy kín ủ.
– Để tăng hiệu quả phân giải chất hữu cơ, cứ 4 – 5 ngày mở ra đảo trộn một lần rồi đậy kín nắp lại ủ tiếp. Để thùng ủ nơi khô thoáng, tránh nước mưa và ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
– Sau khi ủ được 15 ngày, tiến hành bổ sung thêm 15 lít nước sạch, khuấy đều và đậy ủ tiếp. Cứ 4 – 5 ngày khuấy đảo 1 lần
– Tổng thời gian ủ đậu nành xay nhuyễn 25 – 30 ngày là sử dụng được. Dịch phân đậu nành thu được là dịch gốc dùng để pha loãng với nước sạch tưới cho cây trồng.
Lưu ý: trước đây để ủ đậu nành thì cần 2 loại chế phẩm vi sinh: Một loại sử dụng để ủ, một loại hỗ trợ phân giải protein và khử mùi hôi. Hiện nay, chế phẩm sinh học EMZEO đã cải tiến và nâng cấp chất lượng cao. Chỉ cần sử dụng EMZEO ủ và khử mùi hôi đậu nành hiệu quả và tốt nhất hiện nay.
Nơi bán chế phẩm vi sinh EMZEO
2. Cách ủ phân đậu nành nguyên hạt
Các bước thực hiện ủ 10kg đậu tương nguyên hạt
– Lấy 16 lít nước sạch cho vào xô
– Hòa tan 600ml mật rỉ đường ( 600gr mật mía hoặc đường phên)
– Cho vào 10kg hạt đậu nành ngâm trong 8 – 10h
– Bổ sung thêm 2 gói chế phẩm sinh học EMZEO để phân giải protein và các chất hữu cơ
– Đậy kín ủ, để nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Cứ 5 – 7 ngày bỏ ra đảo 1 lần rồi lại đậy ủ.
– Sau khi ủ được 20 – 25 ngày, tiến hành bổ sung thêm 20 lít nước sạch
– Tổng thời gian ủ đậu tương hạt khoảng 50 – 60 ngày
3. Cách ủ bột đậu nành quy mô lớn
Hướng dẫn Quy trình ủ cho 10kg bánh dầu ( đậu tương)
3.1 Chuẩn bị:
Đậu tương, đậu nành hoặc bánh dầu: 10kg
Nước sạch 10 – 12 lít
Chế phẩm sinh học EMZEO: 1 gói 200gr
Mật rỉ đường ( đường mật mía, đường phên): 500 – 600ml
3.2 Cách ủ nhanh nhất không có mùi hôi
Bước 1: Đậu nành, bánh dầu( đậu tương) nghiền nhỏ
Bước 2: Trộn đều Chế phẩm EMZEO với bánh dầu theo tỉ lệ một gói EMZEO 200gr với 10kg bột đậu nành
Bước 3: Pha 600ml mật rỉ đường với 10 – 12 lít nước sạch tưới đều vào hỗn hợp đậu tương và EMZEO đã trộn đều ở bước 2
Bước 4: Sau khi ủ phân đậu tương được 15 ngày ta tiến hành bổ sung thêm 15 – 20 lít nước. Khuấy đều và đậy ủ tiếp 10 – 15 ngày nữa rồi lấy ra sử dụng
4. Nhận biết ủ đậu nành thành công
Quá trình ủ phân đậu nành thành công khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
Phân ủ có mùi thơm lên men đậu tương, không có mùi hôi thối
Quá trình ủ, nếu bịt kín sẽ sinh khí rất mạnh và phải mở hé để khí thoát ra ngoài, rồi đóng kín lại
Sau khi ủ được 4 – 5 ngày, mở ra sẽ có một lớp tế bào vi sinh màu trắng mọc ở lớp trên bề mặt
5. Cách bón phân đậu nành cho cây
Tùy từng loại cây trồng khác nhau mà có cách bón phân đậu nành phù hợp. Phân đậu nành khi ủ bằng EMZEO sẽ cho ra sản phẩm chế phẩm đậu tương là loại dịch đạm sinh học hữu hiệu ( lượng acid amin rất nhiều). Cách sử dụng phân đậu nành tốt nhất là phun đều toàn bộ thân, lá, gốc cho cây trồng. Bởi vì, lượng đạm sinh học từ đậu nành hấp thu qua lá, thân cây … lớn hơn 1000 lần hấp thu qua rễ.
5.1 Cách bón phân đậu nành đơn giản
Cách tưới dịch đạm đậu nành đơn giản nhất là pha phân đậu nành với nước sạch, rồi phun hoặc tưới đều toàn bộ lá, thân, gốc cây …
Cách pha dịch đạm đậu nành tưới cây:
– Lấy 1 lít dịch đậu nành lọc qua giá lọc inox để lấy phần dịch, loại bỏ phần bã
– Phần bã có thể bón gốc cây hoặc đổ ngược lại vào xô để ủ tiếp
– Pha đều dịch đậu nành vừa lọc với nước sạch theo tỉ lệ 1: 50 – 100 (1 lít dịch đậu nành pha với 50 – 100 lít nước sạch) tưới cho rau ăn lá
– Đối với các loại rau ăn quả như: ớt, cà chua, dưa chuột … có thể tăng lượng đạm đậu nành lên, pha theo tỉ lệ 1: 30- 50 ( 1 lít dịch đạm pha đều với 30 – 50 lít nước sạch)
– Đối với hoa hồng, hoa lan, tỉ lệ pha dịch đậu nành là 1: 20 – 30 ( 1 lít dịch đạm pha với 20 – 30 lít nước sạch)
Cách tưới:
– Tưới ướt đều toàn bộ lá, thân cây và gốc cây
– Định kỳ 1 tuần tưới 1 lần ( đối với rau ăn lá có thể từ 3 – 5 ngày tưới 1 lần)
– Sử dụng dịch đạm tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
– Không sử dụng chung với các sản phẩm có nguồn gốc hóa học khác, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu
5.2 Cách sử dụng dịch đạm đậu nành hiệu quả nhất
Để nâng cao hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ dịch đạm đậu nành, vừa bảo vệ cây trồng khỏi nấm bệnh hại. Tiến hành sử dụng dịch đậu nành pha chung chế phẩm nấm đối kháng trichoderma ( dạng bào tử hòa tan trong nước phân đậu nành) để tưới hoặc phun cho cây trồng
Cách sử dụng như sau:
– Lấy 1 lít dịch đậu nành ( đã lọc) và 1 gói chế phẩm sinh học Trichoderma 200gr
– Hòa tan với nước sạch rồi tưới ướt đều cho cây trồng từ lá, thân, gốc cây
– Tỉ lệ pha: đối với rau, quả: 1/100, đối với rau ăn quả, cây cảnh: 1:50, đối với hoa hồng, hoa lan: 1:30 – 40
– Định kỳ 1 tuần phun 1 lần, có thể dùng xen kẽ với dịch chuối, dịch đạm cá …
Cách bón phân đậu nành cho hoa hồng
6. Tác dụng của phân đậu nành đối với cây trồng
Phân đậu nành có tác dụng tốt và sử dụng được cho mọi loại cây trồng. Thể hiện rõ nhất vẫn là các loại hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa ly, dâu tây, và các loại rau ăn lá, rau ăn quả, cây cảnh
Tác dụng của phân đậu nành ( đậu tương, bánh dầu) đối với cây trồng như sau:
– Cung cấp dinh dưỡng đạm sinh học, đa – trung – vi lượng cho cây trồng hấp thu
– Bảo vệ bộ rễ, kích rễ khỏe, mầm mập, chồi cực mạnh
– Hoa sai, bông to, đậm màu, thời gian chơi hoa lâu
– Tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt
– Giúp đất trồng tơi xốp, tăng độ mùn, cải tạo đất bạc màu, đất kém dinh dưỡng
– Cung cấp và tạo lập hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu cho đất, cho cây trồng
– Giảm lượng lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật … cho cây trồng
– Hạn chế các bệnh vàng lá, thối rễ, rụng đốt …
– Phân đậu tương giúp giảm lượng nitrat trong nông sản hiệu quả nhất
– Giúp bảo vệ môi trường, an toàn với cây trồng, vật nuôi và con người
– Sử dụng phù hợp cho mọi loại cây trồng
– Sử dụng dịch đạm đậu tương là biện pháp trồng rau hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm dịch chuối, dịch phân cá … bón xen kẽ cho cây trồng, hoặc pha chung bón để bổ sung cân đối lượng đạm sinh học ( acid amin từ động vật và acid amin từ thực vật)
7. Câu hỏi thường gặp
About Đức Bình
Xin chào tôi là Đức Bình , chúng tôi chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học xử lý môi trường, xử lý nước thải và rác thải … Các nhãn hiệu độc quyền hiện nay: Chế phẩm EMZEO, trichoderma, chế phẩm vi sinh EMGRO, EMGOC – EM1
Cách Ủ Phân Đậu Tương Bón Cây
Ngày nay, đậu tương không chỉ sử dụng làm thực phẩm cho người hoặc vật nuôi mà còn được chế biến thành dòng phân bón đạm hữu cơ cho cây trồng. Vì sao phân bón đậu tương được mệnh danh là siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan, rau, cây ăn quả? Bởi trong đâu tương có chứa hàm lượng lớn protein, khoáng chất, đa – trung – vi lượng … Đây chính là nguồn thức ăn cây trồng cần sử dụng để sinh trưởng và phát triển mạnh.
Tuy nhiên, nếu bón đậu tương trực tiếp vào đất, không những hiệu suất hấp thu dinh dưỡng rất thấp mà chúng còn dẫn dụ nhiều mầm bệnh đến gây hại cho cây trồng. Vinong Sinh học Đức Bình hướng dẫn cách ủ phân đậu tương – chế biến thành phân bón đạm hữu cơ ( đạm sinh học, amino acid ) bón cho cây trồng,giúp cây trồng tận hưởng món quà kỳ diệu đến từ đậu tương.
Hiện nay, có nhiều đơn vị hướng dẫn về cách ủ phân đậu tương bón cây như:
Ủ đậu tương với nấm trichoderma
Ủ phân đậu tương bằng chế phẩm EM, enzyme protease
Ủ phân đậu tương với chế phẩm Emic, emuniv …
Tuy nhiên về hiệu quả khử mùi hôi của phân vẫn còn rất hạn chế và chất lượng phân bón chưa phải là tốt nhất. Cách làm phân đậu tương không hôi mà chúng tôi chia sẽ vừa dễ làm, dễ thực hiện, mang lại hiệu quả vượt trội. Bà con có thể làm theo hướng dẫn để thực hiện ngay tại nhà mình.
1. Cách ủ phân đậu tương dạng bột ( Phương pháp ủ khô)
Tạo ra dòng phân bón hữu cơ dạng bột
Sử dụng để cải tạo đất, bón vào gốc cho cây trồng
Cải cải tạo đất, tăng độ mùn, đất tơi xốp, giúp cây trồng hấp thu dưỡng chất qua rễ!
Dễ làm, dễ thực hiện
Chất lượng của phân hữu cơ cao cấp
Đậu tương: 25kg (xay thành bột, có thể sử dụng đậu tương loại xấu)
Phân lân: 5kg ( sử dụng super lân)
Nước sạch: 3 lít
1 thùng phuy có nắp đậy kín
Bao tải có lót nilon giữ nhiệt
Dụng cụ để đảo trộn
Đảo đều tất cả các nguyên liệu: đậu tương, nấm trichoderma, chế phẩm emzeo, super lân
Trải hỗn hợp vừa trộn ra bạt với độ dày 5 – 7cm
Phun hoặc tưới đều 3 lít nước sạch lên bề mặt
Đảo đều toàn bộ hỗn hợp và đóng vào túi nilon
Buộc chặt túi nilon xếp vào chỗ khô mát để ủ ( tránh mưa gió và ánh sáng mặt trời trực tiếp ). Chế phẩm sinh học emzeo và nấm trichoderma nhanh chóng làm hoai mục đậu tương, chế biến thành chất dinh dưỡng cho cây dễ dàng ăn được.
Thời gian ủ sau 45 – 50 ngày là sử dụng bón cây được
Phân đậu tương bột sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây trồng
Cải tạo đất: Rắc trên bề mặt luống với lượng 70 – 100/sào và xới đảo đều lớp đất phía trên
Đối với rau: Rắc trên bề mặt luống theo tỉ lệ: 1kg rắc cho 2 – 3 m^2. Nên ngừng sử dụng phân đậu tương trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày. Định kỳ 7 – 10 ngày sử dụng 1 lần
Đối với hoa hồng và các loại cây cảnh: mỗi gốc bón 100 – 200gr, sau đó tưới nước ẩm
Đối với hoa lan: Dùng nước xịt ướt đều giá thể, rắc 5 – 10gr phân đậu tương bột/cây
Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: Tùy theo loại cây và độ tuổi, bón xung quanh gốc và xới đều nhẹ, cây nhỏ: 300 – 500gr/cây, cây lâu năm, cây to bón 1 – 2kg/gốc. Sau đó lấp thêm đất lên phía trên và tưới nước hoặc phủ quanh gốc lớp rơm rạ, xơ dừa … để giữ ẩm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Định kỳ sử dụng: 1 – 2 lần/tháng
2. Cách làm dịch đạm đậu tương ( ủ nước )
Cách ủ đậu tương tốt nhất hiện nay là sử dụng chế phẩm Emzeo để ủ. Men vi sinh Emzeo có tác dụng chính như:
Phân giải protein và các chất trong đậu tương thành dinh dưỡng cho cây trồng
Khử mùi hôi thối sinh ra trong quá trình ủ
Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh, các vi sinh vật gây bệnh hại cây trồng
Tạo ra dịch đạm sinh học phun hoặc tưới cho cây trồng
Nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng gấp 5 – 7 lần so với phương pháp ủ khô do cây có thể ăn được bằng cả thân, lá, rễ …
Cung cấp các vi sinh vật hữu hiệu cho hệ sinh thái vi sinh vật của cây trồng
Làm tăng chất lượng nông sản: giúp ổi, bưởi ngọt hơn, ngon hơn, năng suất hơn
Đậu tương xay thành bột: 10kg
Mật rỉ đường: 500ml (có thể thay thế bằng 0.5kg đường phên xắt nhỏ )
Chế phẩm Emzeo: 1 gói 200gr
Nước sạch
Thùng ủ có nắp đậy kín có thể tích 30 lít trở lên
Hòa tan 500ml mật rỉ đường vào 15 lít nước sạch cho vào thùng
Bỏ 10kg bột đậu tương vào thùng ngâm cho đậu nở ra khoảng 8 – 10h
Cho 1 gói chế phẩm Emzeo vào thùng và đảo đều ( có thể cho men nhiều hơn để tăng tốc độ ủ )
Đậy chặt kín thùng ủ sau 3 ngày đảo 1 lần
Để thùng ủ nơi khô mát
Sau 15 – 20 ngày, bổ sung thêm 10 lít nước sạch. Đậy kín ủ tiếp 15 – 20 ngày là được
Lọc dịch đạm đậu tương bỏ vào chai lọ dùng dần để bảo quản được lâu dài
Có thể làm van thoát khí cho thùng ủ đậu tương
Trong quá trình ủ phải đậy chặt kín
Có thể bổ sung thêm chế phẩm trichoderma bacillus Đức Bình hoặc chế phẩm EM vào để ủ
Phân đậu tương ủ thành công có mùi thơm nhẹ của lên men, không có mùi hôi thối.
Trong quá trình lên men ủ phân đậu tương có hiện tượng sinh khí mạnh, khối bột đậu tương nở ra nhiều ( như hiện tượng nấu cám khi sôi)
Cách tưới dịch đạm đậu nành đơn giản nhất là pha phân đậu nành với nước sạch, rồi phun hoặc tưới đều toàn bộ lá, thân, gốc cây …
Cách pha dịch đạm đậu nành tưới cây:
– Lấy 1 lít dịch đậu nành lọc qua giá lọc inox để lấy phần dịch, loại bỏ phần bã
– Phần bã có thể bón gốc cây hoặc đổ ngược lại vào xô để ủ tiếp
– Pha đều dịch đậu nành vừa lọc với nước sạch theo tỉ lệ 1: 50 – 100 (1 lít dịch đậu nành pha với 50 – 100 lít nước sạch) tưới cho rau ăn lá
– Đối với các loại rau ăn quả như: ớt, cà chua, dưa chuột … có thể tăng lượng đạm đậu nành lên, pha theo tỉ lệ 1: 30- 50 ( 1 lít dịch đạm pha đều với 30 – 50 lít nước sạch)
– Đối với hoa hồng, hoa lan, tỉ lệ pha dịch đậu nành là 1: 20 – 30 ( 1 lít dịch đạm pha với 20 – 30 lít nước sạch)
Cách tưới:
– Tưới ướt đều toàn bộ lá, thân cây và gốc cây
– Định kỳ 1 tuần tưới 1 lần ( đối với rau ăn lá có thể từ 3 – 5 ngày tưới 1 lần)
– Sử dụng dịch đạm tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
– Không sử dụng chung với các sản phẩm có nguồn gốc hóa học khác, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu
Chú ý:
Để làm tăng hiệu quả sử dụng dịch đạm đậu tương và phòng trị nấm bệnh, nên pha chung với nấm đối kháng trichoderma Đức Bình ( dạng bào tử hòa tan trong nước) theo tỉ lệ: 50gr nấm Trichoderma + 1 lít dịch đạm đậu tương + nước sạch
Nên tưới hoặc phun cho cây trồng vào sáng sớm hoặc chiều mát
3. Cách ủ đậu tương trứng chuối
3kg đậu tương hạt
3kg chuối chín ngẫu lột vỏ
12 -15 quả trứng gà hoặc trứng vịt
1 lít mật rỉ đường
1 gói Men vi sinh EMZEO 200gr
Nước sạch 8 lít
1 thùng ủ phân có nặp đậy chặt kín
Cách ủ đạt hiệu quả nhanh nhất
Ngâm 3kg đậu tương hạt với 8 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường. Ngâm khoảng 12 – 15h
Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hạt đậu tương, chuối chín ngẫu
Đảo đều đậu tương, chuối chín, trứng gà ( bỏ vỏ) cho vào thùng ủ
Khuấy đảo đều 1 gói men vi sinh EMZEO 200gr và đậy kín thùng để ủ phân
Đục 1 lỗ để thoát hơi trên thùng ủ phân. Thời gian ủ 2 – 3 tuần là sử dụng được
Cứ 3- 5 ngày mở ra đảo trộn 1 lần
Ủ thành công khi có mùi len men thơm hoặc hơi chua chua nếu để lâu
Khi ủ xong nhớ rót vào chai vặn kín để bảo quản và dùng dần
Có thể bổ sung thêm 100gr humic vào ủ cùng để nâng cao chất lượng phân đậu tương trứng chuối hơn nữa
Có thể sử dụng sữa đậu ( mua ở cửa hàng bán đậu phụ) thay thế đậu tương theo tỉ lệ: 1kg đậu tương = 3 lít nước đậu)
4. Tại sao bón cây bằng phân đậu tương lại mang đến hiệu quả cao?
Đậu tương cũng rất giàu nitơ và thường được sử dụng làm phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó, nitơ đất cũng được tăng lên bằng cách sử dụng đậu tương làm phân bón. Đậu tương cũng rất giàu carbon giúp hỗ trợ vi khuẩn đất và hoạt động của vi khuẩn có lợi, nhờ đó mang đến những tác động tích cực lên sự phát triển của cây trồng
Công dụng của phân đậu tương:
An toàn cho môi trường tự nhiên, nguồn nước ngầm và hạn chế tối đa các chất độc hại có trong phân bón hoá học.
Cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, đặc biệt là Nitơ. Ngoài ra, còn có các chất vi lượng, chất khoáng, acid amin,…
Giúp cứng cây, bật nhiều mầm, hoa to, đậm màu và bền hoa
Hỗ trợ cho sự phát triển khoẻ mạnh của cây trồng, giúp tăng sản lượng đáng kể.
Cải tạo đất trồng vô cùng hiệu quả. Tăng độ tơi xốp cũng như các chất mùn cho đất.
Giúp các vi sinh vật có ích phát triển mạnh mẽ và hoạt động tốt hơn trong lớp đất bên dưới. Nhờ đó, bảo vệ bộ rễ và gia tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất cho cây trồng. Đồng thời hạn chế tối đa các hiện tượng rụng lá hay vàng lá.
Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp: hoa to, đậm màu, bền hoa, nẩy nhiều mầm nụ, mầm lộc
Tạo lập hệ vi sinh vật hữu ích và tăng mật độ vi sinh vật hữu ích trong đất
Bảo vệ bộ rể và hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất của cây trồng
Phân hủy các dưỡng chất khó tan trong đất giúp cây trồng hấp thu dễ dàng
Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ rễ phát triển mạnh
5. Cách khử mùi hôi phân đậu tương
Bổ sung thêm gói Emzeo + 500ml mật rỉ đường + 10 quả chuối chín bóp nhuyễn vào thùng chứa 20 lít phân đậu tương đậm đặc và khuấy đều
Đậy chặt kín, sau 3 – 5 ngày mùi hôi thối kinh khủng sẽ không còn nữa và sử dụng bón cho cây.
Tiêu chí so sánhPhương pháp truyền thống ( chỉ ngâm đậu tương với nước)Sử dụng Chế Phẩm Sinh Học để ủ ( Men ủ phân đậu tương)Dinh dưỡng
Các dưỡng chất mất dần theo thời gian vì chúng chuyển hóa theo con đường tạo ra đạm thối và gây mùi hôi
Nâng cao chất lượng dinh dưỡng của phân đậu tương, hỗ trợ cây trồng hấp thu dinh dưỡng
Tạo hệ vi sinh vật hữu ích
Rất ít vì toàn vi sinh vật gây mùi, gây thối, gây hại cho cây trồng
Cung cấp và tạo hệ vi sinh vật hữu ích
Cải tạo đất
Có tác dụng nhưng rất ít
Làm đất tơi xốp
Dẫn dụ côn trùng gây dịch hại
Rất mạnh
Không
Bí Kíp Ủ Phân Bò Sử Dụng Bón Cây Hiệu Quả
Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật – Bí kíp ủ phân bò sử dụng bón cây hiệu quả
Việc người nông dân sử dụng phân bò để bón cho cây trồng trong chăn nuôi dường như đã quá quen thuộc. Phân bò cùng với phân heo, phân gà,… được đánh giá là phân chuồng đem lại nhiều lợi ích đến cây trồng. Tuy nhiên, các loại phân này cần phải hoại mục hết để đảm bảo những loại nấm gây hại được tiêu diệt hoàn toàn.
Trichoderma được biết đến là một chủng nấm có tập tính sống tập trung ở những nơi có nhiều rễ cây. Chúng có tên gọi đầy đủ là Trichoderma spp, có số lượng lên đến 33 loài và phần lớn đều có lợi đối với cây trồng. Trichoderma có khả năng giúp đất được cố định đạm, hoặc giúp đất phân giải phân lân, tiêu diệt những loại nấm có hại gây bệnh cho cây trồng,…
Phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, thường được sử dụng tăng cường cùng phân bón và giúp đất tăng độ tơi xốp
Enzym được tiết ra từ nấm trichoderma có khả năng phá hủy vỏ tế bào rồi hấp thu chất dinh dưỡng. Theo đó, chúng sẽ tiêu diệt được những loại nấm có hại đối với cây trồng như Fusarium solani, Phytophthora, Rhizoctonia solani,… Đây là những loại nấm khiến cây trồng bị chết nhanh chết chậm, bị lở cổ rễ hay thối rễ,…
Trichoderma có đặc điểm sản sinh các kháng thể mà cây có thể truyền đi toàn bộ các bộ phận khác nhau. Qua đó, các loại nấm nằm ở lá, cành cây, ngọn cây,..sẽ bị tiêu diệt mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp.
Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân phát triển. Trichoderma là chế phẩm hỗ trợ các loại sinh vật có ích trong đất.
Trộn trichoderma trong quá trình ủ phân chuồng sẽ giúp phân giảm mùi hôi thối và tăng tốc độ phân giải, khiến thời gian ủ giảm đáng kể.
Cách sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ phân bò đúng cách
Chế phẩm trichoderma cần được sử dụng đúng cách để hiệu quả của chúng được tận dụng triệt để. Một số đặc điểm quan trọng khi sử dụng chế phẩm nấm đối kháng bạn cần lưu ý như sau:
Cần phải sử dụng chế phẩm trichoderma hết trong 1 lần. Đối với trường hợp không thể sử dụng hết ngay thì phải được bảo quản chúng ở trong chai lọ được đậy kín nắp. Bởi lẽ, trichoderma sẽ bị tiêu hao số lượng vô cùng nhanh trong chỉ trong 3 đến 4 tháng đối với môi trường tự nhiên thiếu thốn thức ăn. Sau thời gian 6 tháng thì chế phẩm sẽ mất hoàn toàn tác dụng.
Với những môi trường có khí hậu khô hạn, bị thiếu độ ẩm và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì không sử dụng trichoderma. Đây là điều kiện khiến số lượng nấm cũng như chất lượng của chế phẩm bị giảm đi đáng kể.
Trichoderma đem lại hiệu quả tốt khi được sử dụng trên những phần thân cây khô, không có diệp lục, trở nên vàng úa. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để xịt lên lá hoặc thân cành non của cây trồng.
An toàn đối với con người và vật nuôi vì trichoderma là chế phẩm có nguồn gốc hữu cơ sinh học
Không trộn trichoderma chung với bột vôi trong quá trình sử dụng. Vôi là loại chất có đặc tính kháng khuẩn nên chúng sẽ làm chết nấm trichoderma
Trichoderma đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng với phân hữu cơ, phân vi sinh,… Không nên sử dụng trichoderma chung với phân vô cơ vì nấm của chế phẩm sẽ bị chết bởi nồng độ đậm đặc của phân, qua đó hiệu quả sử dụng cũng sẽ bị giảm đi đáng kể
Nếu sử dụng trichoderma kèm theo phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải đảm bảo chúng phù hợp với hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì và hướng dẫn của những cán bộ khuyến nông tại khu vực.
Vì sao nên sử dụng chế phẩm trichoderma để ủ phân bò?
Trước khi bón phân vào đồng ruộng hay đất thì ủ phân chuồng luôn là một giai đoạn không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân chuồng tươi bón trực tiếp sẽ khiến đất canh tác bị mất cân bằng. Bởi lẽ, trong phân chuồng có chứa một số lượng độc tố bao gồm các kháng sinh, các chất kích thích, vi khuẩn gây bệnh cũng như một số yếu tố hữu cơ khác.
Tuy nhiên, những chất độc hại này sẽ được xử lý triệt để khi kết hợp sử dụng chế phẩm nấm đối kháng trichoderma trong quá trình ủ phân bò. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, biết cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật sẽ giúp phân hoai mục và tiêu diệt độc tố hiệu quả.
Việc áp dụng đúng quy trình ủ phân chuồng, đặc biệt là đối với phân bò sẽ giúp phân của súc vật, nguyên liệu sử dụng và một số sản phẩm thô trở thành mùn hữu cơ. Đây lại là một thành phần có sự ổn định tương đối, giàu chất dinh dưỡng và có nhiều ở những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ.
Cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật
Ngày nay, cùng với phân chuồng thì người nông đã biết cách sử dụng thêm chế phẩm trichoderma để ủ thành phân bón hữu cơ đem lại giá trị dinh dưỡng cao mà vẫn đảm bảo mầm bệnh được tiêu diệt hoàn toàn. Như vậy, cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật cần đảm bảo thực hiện theo các bước như sau:
Việc ủ phân bò cùng nấm đối kháng trichoderma cần một số nguyên liệu đa dạng và dễ kiếm bao gồm bã mía, rơm rạ, trấu, vỏ cà phê, lá cây khô, mùn cưa, vỏ ca cao,… với số lượng từ 5m3 đến 6m3. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm 2kg phân NPK hoặc phân gia súc, gia cầm, hay 1 tấn bã thải hầm biogas và 3 gói chế phẩm nấm đối kháng trichoderma bacillus Đức Bình 200gr + 3 gói chế phẩm EMZEO 200gr (khử mùi hôi, rút ngắn thời gian ủ, tạo phân vi sinh từ phân bò)
Bạn nên lựa chọn những nguyên liệu sử dụng có kích thước nhỏ. Nếu chúng có kích thước vượt quá 20cm thì cần phải được chặt ngắn lại còn khoảng 1 gang tay. Đối với rơm rạ tươi thì bạn cần ủ chúng đủ 25 đến 30 ngày trước khi đem đi sử dụng. Còn nếu là rơm rạ khô thì nên dùng nước tưới ẩm ít nhất là 12 giờ trước khi ủ.
Một số dụng cụ cần chuẩn bị phục vụ cho quá trình ủ bao gồm bình tưới, xẻng, cào, cuốc,… Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm bạt, bao nilon, bao tải,… phục vụ cho việc che nắng và giữ nhiệt cho phân trong quá trình ủ. Vị trí lựa chọn để ủ phân nên là những khu vực có nền đất hay là nền xi măng có độ khô ráo tốt. Bạn cũng có thể dùng bao nilon để lót đối với nền đất.
1,5 tấn phân bò + 1,5 tấn rác thải hữu cơ, phân chuồng + 3 gói nấm Trichoderma 200gr + 3 gói chế phẩm EMZEO 200gr + 3kg phân NPK + nước sạch
MUA CHẾ PHẨM EMZEO Ủ PHÂN BÒ
Bước 1: Đầu tiên, đem vỏ trấu, bã thực vật, phân bò,… trộn đều cùng với chế phẩm nấm đối kháng trichoderma, chế phẩm EMZEO
Bước 2: Tưới nước sạch lên đống ủ, đảm bảo phân bò đạt được độ ẩm từ 40 đến 50%. Kiểm tra độ ẩm của phân bằng cách dùng tay nắm chặt phân bò, nếu thấy có nước chảy qua kẽ tay tức là đã đủ độ ẩm.
Bước 3: Đánh đống để ủ: độ cao từ 1 đến 1,5 m, bán kính 2 – 2,5m
Bước 4: Lấy bạt hoặc bao nilon phủ lại đống phân ủ để che nắng, che mưa.
Bước 5: Sau 7 đến 10 ngày, kiểm tra xem phân ủ đã đạt nhiệt độ 40 đến 50 độ C hay chưa. Đây là nhiệt độ thích hợp để hạt bị ức chế nảy mầm và các mầm bệnh có trong phân bò sẽ bị tiêu diệt.
Bước 6: Sau 20 ngày, thực hiện đảo đều khối phân ủ theo hướng từ trên xuống và từ ngoài vào trong cho đền khi chúng đã đều rồi ủ thêm 25 đến 40 ngày nữa.
Bước 7: Sử dụng phân ủ cho cây trồng như cây ăn trái, rau màu hoặc các loại cây công nghiệp.
Việc thực hiện ủ phân bò với chế phẩm trichoderma + EMZEO sẽ giúp người nông dân tiết kiệm từ 30 đến 50% chi phí sử dụng phân vô cơ. Bên cạnh đó, phân chuồng được ủ sẽ giúp cây trồng tăng năng suất cao, chất lượng tốt cũng như đảm bảo các mầm bệnh gây hại sẽ bị tiêu diệt hiệu quả.
Ngoài ra, phân hữu cơ thực hiện đúng kỹ thuật như trên có thể sử dụng thay thế 20 đến 30% số lượng phân hóa học mỗi năm, giúp kinh tế tăng cao và đem đến hiệu quả lâu dài cho việc cải tạo, giữ gìn đất đai nông nghiệp.
Một số lưu ý trong khi ủ phân bò cùng chế phẩm trichoderma
Không sử dụng vôi khi ủ phân vì chúng sẽ khiến các vi sinh vật trong phân bị hủy diệt. Theo đó, bạn nên bón phân ngoài ruộng trước khi dùng làm đất để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi sử dụng kèm chế phẩm trichoderma, thời gian ủ phân sẽ từ 25 đến 35 ngày. Trong suốt thời gian này, bạn cần phải đảo phân chuồng từ 2 đến 3 lần.
Phân chuồng được ủ thành công là chúng hoại mục nhanh và không có mùi hôi thối.
Sau thời gian ủ, phân chuồng sẽ hoại mục hết hoàn toàn và có nhiệt độ khối phân ủ ở mức bình thường.
Bí quyết ủ bánh dầu không hôi làm phân bón cây hiệu quả
About Đức Bình
Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu
Ngoài vai trò là món ăn, bạn sẽ chẳng thể ngờ rằng đậu tương còn tạo ra một loại phân bón hữu cơ “siêu cao cấp” cho cây trồng. Đặc biệt, rất thích hợp cho nông dân phố chăm sóc vườn nhà vừa hữu cơ vừa an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian ủ phân đậu tương thường bốc mùi khó chịu do quá trình phân hủy đậu tương gây ra
1/ Công dụng
Phân đậu tương cung cấp đầy đủ nguồn đa – trung – vi lượng cùng các acid amin cho cây trồng, đặc biệt là acid humic giúp dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và sử dụng phân bón một cách triệt để. Bên cạnh đó, chứa lượng đạm thực vật vô cùng cao (chiếm 40%)
– Giúp cứng cây, bật nhiều mầm, hoa to, đậm màu và bền hoa
– Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây và giúp bộ rễ phát triển mạnh
– Phòng ngừa, tăng sức đề kháng và hạn chế nấm bệnh cho cây
– Giúp đất tơi xốp, dinh dưỡng được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để
– Tăng mật độ vi sinh vật có ích, phân hủy các chất khó tan và độc tố trong đất
2/ Cách ủ phân không gây mùi
Trong thời gian ủ diễn sẽ diễn ra quá trình phân giải protein trong đậu tương ở môi trường yếm khí, từ đó gây mùi khó chịu không mong muốn. Với cách ủ truyền thống cần đặt mẻ ủ nơi đất trống và xa khu vực sinh hoạt của gia đình
Để khắc phục tình trạng đó, bạn cần quan tâm đến việc hỗ trợ phân giải protein một cách tự nhiên và nhanh chóng. Phương pháp hiệu quả nhất đang được sử dụng chính là bổ sung thêm mật rỉ đường và chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma) vào quá trình ủ. Cụ thể
Chuẩn bị
– Nguyên liệu: hạt đậu tương loại xấu
– Dụng cụ chứa: thùng nhựa có thể tích 25 lít
– Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong quá trình ủ
– Chế phẩm vi sinh Emzeo giúp phân giải protein, các chất có trong đậu nành thành dạng dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây. Hơn hết, giúp khử mùi hôi trong quá trình ủ
– Nước: sử dụng nước giếng, nước mưa không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nếu sử dụng nước máy, cần phơi nước 3-5 ngày để chất khử trùng clo bay hơi
– Vị trí ủ: nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
Nguyên liệu ủ phân đậu tương
2/1 Cách ủ phân xay nhuyễn
– Hòa tan 600ml mật rỉ đường và 16 lít nước sạch vào thùng nhựa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ và đậy kín nắp
– Sau thời gian ngâm, hạt đậu tương trương nở ra và cho vào máy xay nhuyễn thành bột
– Đảo đều bột đậu tương với 200gr chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể cho thêm nấm Trichoderma) được hỗn hợp sền sệt là đạt
– Đậy kín nắp và đặt nơi thoáng mát. Sau 4-5 ngày đầu tiến hành trộn đều mẻ ủ
– Sau 15 ngày cho thêm 15 lít nước sạch, khuấy đều và ủ tiếp. Cứ 4-5 ngày trộn đều một lần
– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian ủ 25-30 ngày
2/2 Cách ủ phân đậu tương nguyên hạt
– Hòa tan 600ml mật rỉ đường và 16 lít nước sạch cho vào thùng chứa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ
– Bổ sung thêm 400gr chế phẩm sinh học Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma). Sau đó đậy kín, đặt nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp
– Cứ 5-7 ngày trộn đều một lần và đậy kín ủ tiếp
– Sau 20-25 ngày ủ, tiến hành bổ sung thêm 20 lít nước sạch vào mẻ ủ
– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian 50-60 ngày
*Nhận biết mẻ ủ thành công
– Phân ủ có mùi thơm lên men đậu tương, không có mùi hôi thối
– Trong quá trình lên men vi sinh vật sinh một lượng khí lớn nên cần mở hé để khí thoát ra ngoài, rồi đóng kín lại
– Sau 4-5 ngày sẽ có lớp tế bào vi sinh màu trắng mọc ở lớp trên bề mặt mẻ ủ
– Sau khi thu hoạch, lọc lấy dịch đậu tương để sử dụng. Còn bã đậu tương dùng để bón góc cây hoặc ủ tiếp
3/ Cách bón phân
Đối với hoa hồng
– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20 nước sạch
– Tưới 100-500 ml/gốc, tùy vào nhu cầu của cây. Tưới cách gốc 40-60 cm và 1-2 lần/tháng
– Sau khi tưới cần rửa lại bằng nước sạch để bảo vệ bộ lá và tăng cường khả năng hấp thu của cây
Đối với hoa lan
– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch
– Phun đều toàn bộ lá, thân và giá thể
– Phun 1 lần/tuần. Nên phun vào sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc chiều mát (sau 16 giờ)
Đối với rau ăn lá
– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 50-100 nước sạch
– Phun định kỳ 3-5 ngày/lần
Đối với rau ăn quả
– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch
– Phun định kỳ 1 lần/ tuần. Đặc biệt, giai đoạn nuôi quả cần tăng số lần phun vì phân đậu tương giúp quả thơm và ngọt hơn
Vì sao cần sử dụng mật rỉ đường khi ủ phân đậu tương
Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong suốt thời gian ủ. Góp phần thúc đẩy thời gian ủ cũng như tăng chất lượng thành phẩm. Với các ưu điểm
– Hoàn toàn nguyên chất
– Độ hòa tan tốt trong nước
– Hàm lượng đường và cacbon ổn định trên 45%
– Hàm lượng dinh dưỡng và khoáng vô cùng đa dạng (P, K, Na, Cu, Zn, Mg,… )
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ủ Đậu Tương – Chi Tiết Cách Ủ Phân Đậu Nành Sử Dụng Bón Cho Cây Trồng Hiệu Quả! trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!