Đề Xuất 5/2023 # Ts. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ Tịch Tập Đoàn Mỹ Lan: Giải Quyết Được Nhiều Vấn Đề Cho Nông Dân Bằng 4.0 # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Ts. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ Tịch Tập Đoàn Mỹ Lan: Giải Quyết Được Nhiều Vấn Đề Cho Nông Dân Bằng 4.0 # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ts. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ Tịch Tập Đoàn Mỹ Lan: Giải Quyết Được Nhiều Vấn Đề Cho Nông Dân Bằng 4.0 mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan là con cả trong một gia đình nghèo có 5 anh em, sinh sống tại làng Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Cả tuổi thơ doanh nhân này phải mưu sinh bằng cách rong ruổi khắp các nẻo đường để bán cà rem và bánh mì, thời gian còn lại thì đi học lóm. Nhưng cuối cùng với nỗ lực và trí thông minh sẵn có, chàng trai Trà Vinh Nguyễn Thanh Mỹ đã tốt nghiệp Trường Đại học Phú Thọ (bây giờ là Đại học Bách khoa TP.HCM). Năm 1979, chàng trai Nguyễn Thanh Mỹ sang sinh sống tại Canada. Tại xứ người, để kiếm sống, tự nuôi mình trong suốt 12 năm trời, chàng trai Nguyễn Thanh Mỹ phải làm đủ nghề: rửa chén, làm bếp, bồi bàn…

Ký ức một lần nữa quay lại, cũng trong 7 năm vừa học vừa bươn chải mưu sinh, Nguyễn Thanh Mỹ giành được một lúc hai học bổng (NSERC và FCAR), bảo vệ thành công luận án thạc sĩ về “Chất xúc tác dị thể” và tiến sĩ về “Hợp chất cao phân tử liên hợp điện quang”. Sau đó, ông được nhận vào làm ở một số công ty điện toán và in ấn như: IBM, Sun Chemical và Kodak Polychrome Graphics. Đến năm 1997, chàng trai Nguyễn Thanh Mỹ chính thức ra ngoài tự mở hãng và chính thức đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh.

Năm 2015, khi 60 tuổi, TS Nguyễn Thanh Mỹ quyết định về hưu như bao công chức nhà nước khác. Nhà ông nằm ở cù lao Long Trị, xung quanh mênh mông là nước, vậy mà người dân không có nước tưới cây. Hàng ngày đi ghe qua lại trên cù lao này, ông nhận ra có một màu nước khác biệt vào một thời điểm nào đó trong ngày. Đó chính là lúc nước sông không bị ngập mặn.

“Tôi suy nghĩ làm cái phao quan trắc cứ 15phút đo độ mặn, rồi gửi thông số đó về điện thoại thông minh. Do đó, người nông dân ở bất kỳ đâu cũng có thể biết được lúc nào nước mặn và lúc nào nước hết mặn. Lúc đó, tôi bắt đầu nghĩ đến sử dụng công nghệ 4.0 để quản lý nước”, ông Mỹ nhớ lại.

Sau nước, ông Mỹ lại nghe nhiều đến thực phẩm bẩn. Ông Mỹ quyết định tiến hành một lúc 3 dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Cù Lao Long Trị: Smart Fertilizer (chuyên về phân bón thông minh), Rynan Techonologies (chuyên về đồng hồ nước thông minh, cảm biến nhiệt trong xe) và Rynan Agrifoods (chuyên sản xuất bao bì đa lớp giúp bảo quản nông sản trong thời gian dài mà không cần hóa chất).

Ý tưởng sản xuất phân bón thông minh của ông Mỹ cũng xuất phát từ việc đọc sách báo và nhận thấy phân đạm bón tan rất nhanh nên lúa chỉ hấp thụ được 40%, 60% đạm còn lại mất đi do bốc hơi hoặc bị nước mưa trôi rửa. Phân lân, phân cali cũng vậy, mưa trôi xuống sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, bốc hơi lại sản sinh lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.

Mất 3 năm nghiên cứu, tìm hiểu tại nhiều quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến như Israel, Mỹ, công ty của ông Mỹ mới tạo ra được loại phân bọc polymer và lớp vỏ nano 3 lớp bên ngoài giúp tan chậm và kiểm soát được lưu lượng hấp thụ.

Ngoài ra, loại phân bón này chỉ cần dùng một lần mà lại ít sâu bệnh, trong khi bình thường người nông dân trồng lúa phải bón 4 lần/vụ. Do đó, loại phân bón này còn giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp đang trở nên trầm trọng ở các vùng quê. (Theo TPO)

(*) Ông Nguyễn Thanh Mỹ sinh năm 1955 ở Trà Vinh, tốt nghiệp khoa Hóa đại học Bách khoa chúng tôi năm 1978. Di cư sang Canada năm 1979, sau 25 năm làm việc tại Canada, Mỹ, ông trở về quê làm ăn. Ông là nhà phát minh và đồng phát minh trên 150 bằng sáng chế ở Hoa Kỳ, Canada và hàng chục nước trên thế giới. Tính đến nay, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ đã sáng lập và đồng sáng lập nên 8 doanh nghiệp công nghệ cao.

Những Vấn Đề Thường Gặp Và Cách Giải Quyết

In

Hoa đá (Sen đá) – Những vấn đề thường gặp và cách giải quyết

Cây Hoa đá (Sen đá) đang gặp vấn đề không biết lý do vì sao và không biết phải hỏi ai, đây sẽ là bài viết chi tiết nhất từ trước tới nay dành cho bạn.

1. Lá nhăn/ngót

2. Lá phía dưới héo khô

3. Lá phía dưới rụng

Cây thiếu dinh dưỡng (dinh dưỡng ở đây có thể từ ánh sáng và đất trồng), thường đi kèm với biểu hiện thân vươn dài hoặc lá ngửa ra. Dư nước cũng có thể khiến lá rụng, đi kèm với tình trạng lá vàng nhũn. Nếu lá còn khỏe bạn cũng có thể tận dụng để nhân giống, nhiều trường hợp lá rụng xuống cũng tự ra rễ và lên cây con. Xem bài viết Hướng dẫn chi tiết cách nhân giống Sen đá.

4. Lá ngửa ra, cánh lá nở to (mặc váy), thân vươn dài

Cây đang trong tình trạng thiếu sáng, do để cây nơi thiếu sáng lâu ngày hoặc do thời tiết âm u không có ánh nắng trong thời gian dài. Có thể cắt bớt thân để cây chia nhánh và nhân giống, hoặc bạn cũng có thể đặt cây ở nơi có nhiều ánh nắng hơn. Trong điều kiện nhiều nắng, cây cũng có thể được cải thiện vóc dáng với những lá non mới mọc lên mà không bị thiếu sáng.

5. Lá vàng, mềm, nhũn nước

Cây bị dư nước, nguyên nhân phổ biến là do đất trồng không tốt nên thoát nước kém. Khi cây không sử dụng hết được lượng nước có trong đất, đất lâu khô và bí dẫn đến việc rễ cây bị ngạt, hoặc khi rễ hút quá nhiều nước lên làm cho một vài lá cây bị nhũn. Ngoài ra cũng có thể do nước cây bị nước đọng lại ở khe lá quá lâu không khô kịp, số ít do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở (nếu có). Trường hợp nhẹ có thể loại bỏ lá bị thối, phơi khô và rũ bớt đất cũ, loại bỏ rễ thối và chờ 2-3 ngày rồi trồng lại. Nếu bị nặng cây có thể bị nhũn cả thân, lúc này không thể cứu được.

6. Toàn bộ cây bị thối nhũn hoặc lá rụng toàn bộ

Do nấm, vi khuẩn lợi dụng phần rễ bị hư tổn của cây để xâm nhập. Hoặc có một trường hợp nữa do cây bị sốc nhiệt. Thường gặp khi cây được chuyển từ Đà Lạt ra bằng xe lạnh hoặc khi cây bị thay đổi nhiệt độ quá đột ngột từ điều hòa ra nắng. Nếu bị nặng thì cây không thể cứu được, nếu vẫn còn vài lá khỏe thì có thể chăm sóc lại hoặc giữ lại lá để nhân giống.

7. Cháy lá

Do nhiệt độ quá cao kết hợp với nắng quá gắt chiếu trực tiếp vào phần lá cây. Cần có biện pháp tránh nắng nóng cho cây, có thể đặt ra chỗ ít nắng hơn, hoặc sử dụng lưới lọc sáng.

8. Bề mặt lá có cảm giác như bị bụi bẩn

Thật ra đây là lớp phấn giúp bảo vệ cây khỏi những tia sáng có hại, chống nước đọng trên lá, hạn chế việc đi lại và đẻ trứng của các loài côn trùng, ngoài ra lớp phấn còn tạo nên màu sắc rực rỡ cho cây. Có thể trong quá trình vận chuyển hoặc chăm sóc, lá cây bị tác động bên ngoài làm mất đi một chút phấn nhưng bạn cũng không nên lau hết lớp phấn đó đi.

9. Rệp sáp

Rệp là do kiến đem tới, chúng nuôi rệp để lấy mật nên nếu có kiến thì rất dễ có rệp. Rệp có thể xuất hiện ở lá non, phần gốc hoặc rễ. Loại bỏ rệp bằng cồn 70 độ, kết hợp tưới trị bằng dầu Neem hoặc nước rửa chén pha loãng, xịt định kì tuần 1-2 lần. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị rệp bán ngoài thị trường, tuy nhiên các thành phần của thuốc bảo vệ thực vật thường khá độc cho con người do đó bạn nên sử dụng đúng cách trên bao bì và sử dụng bảo hộ.

©2020 NOTH Garden – CC BY-NC-ND 4.0

▼ Đóng góp nội dung▲ Đóng góp nội dung

Đây là một trang thư viện mở, nội dung bài viết này được đội ngũ NOTH Garden tự tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế để chia sẻ với bạn, vì thế mọi thông tin có thể sẽ chưa chính xác 100%. Chúng mình sẽ thường xuyên cập nhập nội dung cho bài viết (có thể thêm/chỉnh sửa) sao cho phù hợp với người đọc nhất. Vì vậy nếu bạn có mong muốn đánh giá hoặc đóng góp nội dung để chia sẻ kiến thức cùng sự hiểu biết cá nhân của mình có thể điền vào form phía dưới. NOTH Garden sẽ đảm bảo kiến thức mà bạn chia sẻ được lan tỏa với nhiều người hơn và bảo vệ tác quyền cho nội dung ấy theo đạo luật DMCA.

Like và share bài viết nếu thấy hữu ích

198

Shares

198

Tập Huấn Luật Hợp Tác Xã Năm 2012 Và Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Lúa St24 Cho Thanh Niên, Nông Dân Phú Mỹ

Ngày 26-8 vừa qua, Uỷ ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Mỹ Tú phối hợp Phòng NN&PTNT huyện tổ chức tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và chuyển giao kỹ thuật trồng lúa ST24 cho trên 30 thanh niên, nông dân tại ấp Đai Úi xã Phú Mỹ. Đến dự triển khai có ông Lương Sáu, Phó Phòng chính sách và Phát triển Hợp tác xã thuộc Liên minh Hợp tác xã tỉnh Sóc Trăng.

Theo đó, đại biểu được phổ biến, hướng dẫn nội dung của Luật HTX năm 2012, bao gồm 09 chương, 64 Điều với nhiều điểm mới so với Luật năm 2003, quy định cụ thể, chi tiết về thủ tục thành lập, giải thể hợp tác xã cũng như quy định về các chế độ báo cáo đối với hợp tác xã và cơ quan quản lý nhà nước. Theo quy định mới, các Hợp tác xã cần tổ chức lại cơ cấu để hoạt động có hiệu quả hơn. Bên cạnh, các học viên còn được chuyển giao kỹ thuật trồng lúa ST24 với nhiều đặc tính nổi bật như: hạt dài, trắng, thơm và mềm, thích ứng tốt với điều kiện thời tiết biến đổi, năng suất ổn định, chống chịu phèn mặn tốt, chu kỳ sinh trưởng 103 – 105 ngày trong điều kiện thời tiết tốt, năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương, nhằm bổ sung các giống lúa có giá trị kinh tế, năng suất cao, góp phần tăng sản lượng trong sản xuất nông nghiệp.

Thông qua lớp tập huấn nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cho các học viên, nhằm củng cố cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của các hợp tác xã theo quy định của pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của kinh tế tập thể góp phần phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội tại địa phương./.

Các Vấn Đề Với Nông Nghiệp Hóa Học

Nông nghiệp hóa học chỉ nhằm mục tiêu lợi ích kinh tế chứ không coi trọng những yếu tố sinh thái và xã hội. Từ góc độ triển vọng sinh thái, điều này hoàn toàn phản tự nhiên và mang tính chất phá hoại. Do đó, cần đặt ra nhiều vấn đề cho kỹ thuật canh nông.

Sự thoái hóa đất, tăng giá thành trong sản xuất, vấn đề dịch bệnh, những vấn đề về sức khỏe và ô nhiễm môi trường do chất độc hóa – nông nghiệp (thuốc trừ sâu, chất diệt nấm v.v…) và sự xuống cấp của thực phẩm là những vấn đề đang được đặt ra. Nhiều nông dân và nông dân ngày càng thấm thía điều này.

1. Những vấn đề sinh thái

1.1. Sự thoái hóa của đất

Vấn đề đầu tiên mà nhà nông gặp phải khi sử dụng phân hóa học là sự thoái hóa của đất. Nguyên nhân là do thiếu chất hữu cơ. Khi đó lượng mùn giảm, gây ra những vấn đề sau:

Kết cấu đất bị sứt nẻ, đất trở nên cứng

Khả năng giữ nước bị giảm sút

Khả năng bảo tồn chất dinh dưỡng cũng bị giảm sút

Thiếu chất dinh dưỡng vi mô

Vi sinh vật giảm về số lượng và hoạt động kém

Một yếu tố khác là việc tiêu diệt vi sinh vật do phân hóa học và thuốc trừ sâu gây nên. Như đã trình bày, đất cực tốt là đất có kết cấu vật lý tốt, có cân bằng hóa học tốt, có sự cân bằng sinh học và hoạt động tích cực. Việc sử dụng phân bón hóa học chỉ giúp cải tiến được hiệu năng của một số khoáng chất (N.P.K- một phần của chất lượng hóa học) trong khi gây tổn hại đến chất lượng vật lý hay chất lượng hóa học và chất lượng sinh học của đất. Phân hóa học dùng trong nông nghiệp dẫn tới:

Mất cân bằng PH ở nơi đất trở thành đất chua

Làm giảm nhanh chất mùn

Diệt trừ một số vi sinh vật do PH giảm

Để giải quyết những vấn đề này, người ta lại sử dụng ngày một nhiều hơn cũng hóa chất ấy và những hóa chất khác nữa ( calci, kẽm, sunfure v.v… ). Đây chỉ là một biện pháp tạm thời nhưng lại gây ra những vấn đề khác khi làm tăng sự thoái hóa của đất. Chẳng hạn. việc canh tác buộc phải sử dụng canxi để điều chỉnh độ PH cao (quá chua).

Canxi có thể điều chỉnh độ PH trong 3 hoặc 4 tháng nhưng sau đó thì không còn tác dụng nữa khiến độ PH của đất thấp hơn trước. Thời gian sau, nông dân lại phải dùng thêm nhiều canxi. Lượng canxi thêm vào đất này làm trở ngại sự cung cấp magie và các khoáng chất khác cho cây, gây nên hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng vi mô. Chỉ có chất hữu cơ phân hủy tốt (mùn) mới có thể điều chỉnh độ PH của đất thường xuyên.

1.2. Những vấn đề về gia tăng dịch bệnh

Đất thoái hóa là đất có sức khỏe kém. Đất có sức khỏe kém sẽ làm gia tăng những cây kém sức khỏe khiến chúng dễ bị dịch bệnh ( sâu, bệnh) tấn công. Ngày nay, nhà nông sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, vốn là độc dược và có hại cho mọi sinh vật, để diệt sâu. Người ta không khảo sát về nguyên nhân sâu bệnh tấn công vào rễ cây, do đó những vấn đề dịch bệnh không được giải quyết và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

1.3. Sự xuống cấp chất lượng thực phẩm

Những sản phẩm được trồng bằng phân hóa học đều kém chất lượng. Có thể thấy rõ chất lượng thực phẩm thấp trong hương vị và khả năng bảo quản sản phẩm. Người ta cho là lúa và thực vật vốn được chăm bón bằng phân hóa học đều không có hương vị và không thể được bảo quản trong thời gian lâu dài.

Gần đây có nhiều nghiên cứu về các chất dinh dưỡng trong thực phẩm đã nêu ra sự khác biệt giữa sản phẩm được chăm bón bằng phân hóa học và sản phẩm được chăm bón bằng phân hữu cơ ở Nhật Bản. Kết quả là sản phẩm được chăm bón bằng phân hóa học có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn, và hàm lượng nước cao có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến cho sản phẩm kém hương vị và khả năng bảo quản thấp.

1.4. Sự ô nhiễm của đất, nước, không khí và sản phẩm

Việc dùng thuốc trừ sâu hóa học khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm giống như nhiễm chất độc hóa học. Chúng rất hữu ích trong việc tiêu diệt sinh vật và bảo tồn hiệu lực trong một thời gian dài (một số chất độc kéo hơn 10 năm, ví dụ như DDT). Chúng thực sự rất nguy hiểm đối với mọi sinh vật sống. Chất độc làm ô nhiễm sản phẩm đầu tiên, rồi đến đất, không khí do đó kéo theo cả nước nữa. Sự ô nhiễm này gây ra kết quả là sản phẩm nhiễm độc, đất bị thoái hóa, và cá, chim cũng như những con vật khác trong vùng nông thôn đều biến mất.

1.5. Những nguy hại đối với sức khỏe

Sức khỏe của con người bị tổn hại thông qua hai con đường.

Thứ nhất là ăn phải nông phẩm nhiễm độc và những thức ăn truyền nhiễm khác (thức ăn, sữa, cá v.v..) của nền sản xuất nông nghiệp chuyên dùng phân bón hóa học. Chất độc tích tụ trong cơ thể sống và thông qua một loạt thức ăn, tích tụ lại và gây nguy hại đối với sức khỏe. Thật là sai lầm nếu như cho rằng thuốc trừ sâu hóa học không gây nguy hại cho cơ thể con người do nó được sử dụng ở hình thức loãng hơn. Nếu như con người tiếp tục ăn phải thực phẩm nhiễm độc thì chất độc trong cơ thể ngày càng bị tích tụ.

Thứ hai là thuốc trừ sâu hóa học trực tiếp tác động tới người nông dân sử dụng nó. Ở Bangladesh, phần lớn nông dân tay cầm thuốc trừ sâu hóa học không có đồ bảo hộ thân thể (đôi khi họ dùng tay trần và không đeo găng tay) để rải thuốc sâu, do đó họ là nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Ngày nay, tai nạn thường thấy ở vùng nông thôn là nạn bò, dê dễ chết vì ăn phải rơm rạ nhiễm thuốc trừ sâu hóa học.

1.6. Sự biến mất của các giống loài địa phương

Giống loài địa phương là cơ sở di truyền để cải tiến giống và là nguồn dự trữ vô cùng quan trọng cho tương lai. Tuy nhiên, mỗi năm các giống loài địa phương biến mất càng nhiều. Nguyên nhân chính là việc sử dụng giống HYV và giống lai tạo (F1). Nhà nông đã bỏ không dùng các giống loài địa phương mà trồng một vài giống HYV (giống năng suất cao) và giống lai tạo. Điều đó đã thúc đẩy sự độc canh và gây ra mất cân bằng sinh thái trong nông nghiệp.

1.7. Những vấn đề khác

Ngoài những vấn đề trên còn một số vấn đề khác nữa. Một trong những vấn đề nghiêm trọng ở Bangladesh là nước trong đất bị giảm sút. Loại thùng sâu giờ đây được dùng phổ biến chứa nước tưới cho giống lúa HYV vào mùa đông (mùa khô). Tuy nhiên điều này khiến cho mực nước trong đất giảm xuống. Nhiều bơm tay không hoạt động được trong những khu vực có nhiều thùng sâu đang hoạt động.

Nếu như tiếp tục sử dụng quá mức nước ngầm, nước trong đất sẽ cạn kiệt. Bởi hàm lượng sắt trong nước ngầm ở Bangladesh rất cao, sự tích tụ sắt trong đất là một vấn đề khác. Điều đó sẽ tạo ra những vấn đề khác (mất cân bằng về chất dinh dưỡng v.v…) trong tương lai.

2. Những vấn đề kinh tế

2.1 Sự gia tăng chi phí sản xuất

Trong canh tác nông nghiệp hóa học, chi phí sản xuất gia tăng là điều không thể tránh khỏi. Có hai nguyên nhân chính: một là do tăng số lượng của đầu vào bên ngoài (phân hóa học, thuốc trừ sâu v.v…). Phần lớn nông dân mới bắt đầu trồng giống lúa HYV ở Bangladesh cách đây khoảng 15-20 năm. Ban đầu, họ mới sử dụng 50 kg phân hóa học cho mỗi acre (thường chỉ dùng phân ure (N), còn hiện tại họ phải dùng từ 200 đến 300 kg phân hóa học cho mỗi acre (không chỉ dùng ure mà dùng cả phân TSP [P], MP [K] v.v… Tuy nhiên họ vẫn không thể đạt được sản lượng thu hoạch như vụ mùa trước. Nguyên nhân là do đất bị thoái hóa.

Một số yếu tố khác khiến chi phí sản xuất gia tăng là do giá cả hàng nhập ngoại cho đầu vào tăng. Giá phân hóa học năm 1972 chỉ là 0,5 taka/ kg còn bây giờ là 5-6 taka/kg. Nghĩa là giá phân tăng gấp mười lần trở lên qua 20 năm. Chi phí thủy lợi cũng tăng gần gấp 6 lần trong khi đó giá gạo chỉ tăng gấp đôi.

Xu hướng tiêu thụ phân bón hóa học (kg/acre)

Một số nông dân cho rằng trồng giống lúa HYV tốn chi phí phân bón hóa học và thủy lợi cao mà không bao giờ có lãi.

Thu hoạch mùa màng giảm

Nhiều nông dân cho rằng việc tăng số lượng đầu vào cũng không thể giúp họ đạt được năng suất cao như trước. Ví dụ, một nông dân mới bắt đầu trồng giống lúa HYV cách đây 15 năm và mới dùng phân hóa học lần đầu tiên, ông ta thường thu được khoảng 70 mond (2,660 kg) thóc/acre (0.406ha). Trường hợp này rất phổ biến khi nhà nông trồng giống lúa HYV và bón bằng phân hóa học.

Nguyên nhân khiến năng suất giảm là do đất bị thoái hóa. Điều hiển nhiên là đất đai thoái hóa thì không bao giờ mang lại thu hoạch mùa màng cao.

3. Những vấn đề xã hội

Nhiều người tin rằng kỹ thuật là trung tính, kết quả tốt hay xấu tuỳ thuộc vào người sử dụng. Chẳng hạn, con dao rất có ích và cần thiết cho công việc nội trợ, nhưng nó lại là vũ khí có thể dùng để giết người. Song ý nghĩ phổ biến ấy không phải bao giờ cũng đúng.

Kỹ thuật có đặc điểm là dựa vào tay nghề và quan điểm của người phát minh và phát triển nó lên. Một số kỹ thuật đòi hỏi ít năng lượng hơn, chỉ cần những nguồn có sẵn ở địa phương và không gây hại cho môi trường (ví dụ như những kỹ thuật ứng dụng).

Những kỹ thuật khác đòi hỏi năng lượng và đầu vào nhiều hơn, và chúng có tác hại đối với môi trường xung quang (nhà máy nguyên tử). Mỗi kỹ thuật đều có ảnh hưởng không ít thì nhiều tới môi trường xung quanh một khi được ứng dụng. Một kỹ thuật phụ thuộc vào những nguồn ngoại nhập và đòi hỏi kinh phí lớn sẽ có tác động lớn tới xã hội (cộng đồng) và có tác động tiêu cực đối với người nghèo. Cuộc Cách mạng xanh (hóa học nông nghiệp) là một ví dụ điển hình. Chúng ta cần xem xét các vấn đề xã hội sau:

3.1. Tạo ra khoảng cách giữa kẻ giàu và người nghèo

Đối với các điền chủ nhỏ, phạm vi ứng dụng kỹ thuật nhỏ hơn. Ngoài ra, những đặc trưng của hóa học nông nghiệp có thể duy trì thu hoạch mùa màng tăng lên (gấp 2-5 lần so với thu hoạch của địa phương) và có lãi trong khoảng 10 năm. Mười năm là quá ít cho những điền chủ đã thích nghi với nông nghiệp hóa học nhưng cũng đủ dài để tạo ra khoảng cách giữa người ứng dụng (kẻ giàu) với người không ứng dụng (kẻ nghèo).

3.2. Tạo ra sự lệ thuộc

Kết quả là người nông dân mất niềm tin và ý chí – điều được coi là quan trọng nhất đối với họ khi giải quyết những vấn đề của mình.

Nhìn xa hơn nữa, xét về mặt quốc tế, các nước đang phát triển ngày càng lệ thuộc vào viện trợ của nước ngoài (những nước công nghiệp) nhân danh viện trợ cho phát triển nông nghiệp hóa học và tiêu thụ hàng ngoại nhập phục vụ nông nghiệp. Mặt khác, viện trợ nước ngoài cho việc phát triển nông nghiệp hóa học nhằm tạo ra thị trường cho hàng ngoại nhập và phục vụ nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, trang thiết bị và máy móc thủy lợi.

3.3. Mất hệ thống và kiến thức canh tác truyền thống

Các nhà khoa học nông nghiệp coi những hệ thống canh tác truyền thống là lỗi thời và phản khoa học, mai một dần qua năm tháng. Người nông dân tin rằng đã có phân bón hóa học để cải tiến đất đai và thuốc trừ sâu để khống chế loại trừ dịch bệnh. Nếu còn gặp phải những vấn đề khác, họ lại trông chờ vào sự mở rộng nhân công. Và từ đó người ta từ bỏ các phương thức canh tác truyền thống.

Khi đánh giá hệ thống canh tác truyền thống, ta thấy hệ thống này được dựa trên những phương pháp canh tác mang màu sắc sinh thái học. Chẳng hạn, nông dân trồng cây Dhaincha (Sesbania aclata), sau một vài tháng, họ đem làm phân xanh bón cho đất. Cây Dhaincha là một giống rau lớn nhanh và cung cấp nitơ cho đất. Nhà nông không biết rõ giống cây này cung cấp nitơ nhưng họ nắm được hiệu quảcủa nó. Có nhiều phương pháp truyền thống trong việc chăm bón cho đất, phòng chống dịch bệnh, mô hình sản phẩm v.v… Tất cả những phương pháp này đều chịu ảnh hưởng từ môi trường, ít dùng phân bón hóa học ngoại nhập, ổn định và bền lâu.

Nếu những người nông dân thấy được tầm quan trọng của hệ canh tác truyền thống, từ đó cải tiến hệ canh tác nông nghiệp hiện tại, đây sẽ là một đóng góp lớn cho nông dân và đất nước. Tuy nhiên trên thực tế, họ coi hệ thống này là lỗi thời và phản khoa học. Vì vậy, tri thức địa phương ngày càng bị mai một.

Trích tác phẩm: Những bài học từ thiên nhiên (Lessons from Nature) – Shimpei Murakami (1991)

Nguồn ảnh: Apachai

Nội dung tác phẩm: Những Bài Học Từ Thiên Nhiên – Shimpei Murakami

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ts. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ Tịch Tập Đoàn Mỹ Lan: Giải Quyết Được Nhiều Vấn Đề Cho Nông Dân Bằng 4.0 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!