Cập nhật nội dung chi tiết về Truy Tìm Các Cách Bón Phân Cho Rau Sạch Đơn Giản Tại Nhà – Farmerbox mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các cách bón phân cho rau sạch
Tùy vào từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón phân và từng loại cây trồng khác nhau thì sẽ có cách bón phân tương ứng. Thông thường, có 3 cách bón phân cho rau sạch chủ yếu. Đó là bón bề mặt, bón cho đất trồng và phun lá.
Bón bề mặt đất trồng rau
Đây được xem là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với loại phân đạm. Cách thao tác cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tay để rắc đều phân bón trên bề mặt đất trồng rau. Riêng đối với phân bón hữu cơ thì nên bón phía dưới lòng đất sau đó lấp đất lên hoặc có thể trộn đều với đất bề mặt.
Bón cho đất
Bón phân cho đất là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân bón cho rau hòa tan như phốt pho và kali. Bằng cách đưa phân vào các lỗ nhỏ hoặc đào rãnh xung quanh cây trồng. Kế tiếp, dùng nước tưới đẫm để phân ngấm nhanh vào trong đất giúp cây rau hấp thu nhanh phát triển tốt.
Phun lá
Sử dụng phương pháp phun lá hiệu quả nhất là khi muốn cung cấp chất sắt, kẽm hoặc các nguồn chất đạm cho cây. Nhược điểm của phương pháp này là rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây rau hấp thu được, nhất là phốt pho và kali.
Ngoài ra, bạn không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng. Nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng. Nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.
Những lưu ý quan trọng khi bón phân cho rau sạch
Nên:
Bón phân đạm định kỳ theo đặc điểm của từng loại rau mà bạn trồng. Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Lượng tưới theo hướng dẫn.
Ngưng bón phân đạm trước lúc thu hoạch 15-20 ngày để lượng nitrat trong rau không quá cao.
Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này để tăng năng suất rau. Tuy nhiên, chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỹ sẽ rất có hại.
Không nên:
Dùng phân hữu cơ bón hoặc tưới cho rau, phân cần ủ thật hoai, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn.
Sử dụng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho giàn rau sạch tại nhà vì như vậy rau rất dễ bị nhiễm bệnh.
Dùng phân chế biến từ rác thải thành phố để bón rau, vì trong rác thải này có chứa rất nhiều kim loại nặng.
Các Cách Trồng Rau Sạch Tại Nhà Siêu Đơn Giản Siêu Rẻ
Tổng hợp các cách trồng rau sạch tại nhà cho bà nội trợ áp dụng. Hướng dẫn cách trồng rau sạch tại nhà đơn giản và tiết kiệm nhất
Các cách trồng rau sạch tại nhà nhiều người ưa chuộng nhất
1. Trồng rau sạch tại nhà trong thùng xốp, hộp, chậu
Đầu tiên là phương thức trồng rau trong các loại hộp, thùng bằng vật liệu đa dạng như thùng xốp, nhựa, gỗ,… Chúng ta có thể tận dụng đồ cũ tái chế để trồng rau. Cách này khá đơn giản, thích hợp cho nhiều không gian như sân thượng, trước hiên, ban công hay một vài khu vực quanh nhà. Bạn chỉ cần trải lớp lót bằng vải mỏng hoặc sỏi nhỏ, mùn cưa bên dưới đáy thùng rồi gắn thêm tay cầm hai bên thành để thuận lợi cho việc di chuyển.
Đất trồng, hạt giống, phân hữu cơ có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng kinh doanh hạt giống rau sạch. Mỗi thùng không nên gieo quá nhiều hạt vì cây mọc dày sẽ không đủ dinh dưỡng. Những cây lớn như ớt, cà chua, dưa chuột thì nên trồng riêng mỗi loại một thùng. Đối với rau thơm như rau húng, rau mùi, ngò,… có thể kết hợp gieo nhiều loại.
Cách trồng và chăm sóc theo phương pháp này khá đơn giản, cho năng suất cao. Hạt giống Nắng Vàng cũng đã có rất nhiều bài viết về hướng dẫn cách trồng rau sạch tại nhà. Bạn xem bên dưới nha.
Cần kiểm tra, tưới nước định kỳ cho cây, tùy loại từng loại mà không để cây thiếu nước hay ngập úng. Có thể giữ ẩm cho cây bằng cách tưới nước vo gạo, bã chè. Khi cây còn non bạn nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng tránh nắng gắt chiếu trực tiếp.
2. Trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh
Cách trồng rau sạch tại nhà theo công nghệ thủy canh được nhiều người ưa chuộng bởi rau thu được hoàn toàn sạch và an toàn. Ứng dụng này là một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn. So với phương thức trồng rau trong hộp, thùng xốp thì trồng rau thủy canh khá mới mẻ với chị em. Trồng rau bằng phương pháp này rất thuận tiện, bạn không phải điều chỉnh độ PH, không phải sục khí và cho nước chảy liên tục. Thủy canh rất tiết kiệm đất mà lại hiệu quả, kỹ thuật này giúp rau được cung cấp đủ dinh dưỡng, cách ly với nguồn sâu bệnh, nước ô nhiễm, tránh độc tố.
Các loại rau ăn lá đều thích hợp với môi trường thủy canh như xà lách, rau muống, rau dền, rau cải, rau húng,… Hạt giống được gieo trên thùng xốp, ống nhựa hoặc máng cỡ lớn. Có rất nhiều công thức để pha dung dịch thủy canh, để có công thức đáng tin cậy được pha trộn sẵn, bạn nên tìm những đơn vị uy tín để được tư vấn kỹ lưỡng. Rễ cây sẽ sinh trưởng phát triển nhờ hút chất dinh dưỡng từ phía dưới.
Trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên kiểm tra hộp để tránh rò rỉ, bổ sung nước sạch, theo dõi chuyển vị trí cho rau đủ ánh sáng, cắt bỏ lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch.
3. Trồng rau tại nhà kiểu trên tường
Mô hình trồng rau trên tường không chỉ đem lại rau sạch cho bữa ăn mà còn góp phần tạo nên khoảng xanh độc đáo trên các góc tường nhà bạn. Phương thức này cực kỳ phù hợp cho những gia đình có diện tích nhỏ, giúp bạn tận dụng được những không gian trống một cách hợp lý. “Vườn đứng” có thể được tạo thành bởi những chiếc túi vải nhiều ngăn, ống nước, chai lọ nhựa, thủy tinh, xô chậu, hộp nhỏ,… hoặc các module có sẵn trên thị trường.
Nếu gieo hạt giống, bạn rắc trực tiếp hạt giống cây vào các ngăn nhỏ, mật độ hạt giống vừa phải giúp cây có đủ diện tích và chất dinh dưỡng để phát triển. Với cách này, chúng ta cùng lúc trồng nhiều loại rau, củ quả khác nhau, mỗi túi vải, xô chậu nhỏ là một loại. Nếu trồng cây con, luôn trồng sâu bộ rễ xuống đất để chúng hút được nhiều chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh chóng.
Khu vườn đứng còn góp phần tạo nên khoảng xanh độc đáo trên bức tường.
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Sạch Tại Nhà Đơn Giản
Hướng dẫn cách trồng rau sạch tại nhà sau đây không những đơn giản, tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu quả cao. Mời các bạn cùng theo dõi hướng dẫn cách trồng rau sạch tại nhà.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết để trồng rau
Chậu trồng rau sạch: chậu chuyên dùng, có thiết kế lưới nhựa thông minh tạo phần thoáng khí và thoát nước bên dưới giúp không làm ứ nước trong chậu và úng rau khi trồng.
Đất trồng rau sạch: loại đất chuyên dụng để trồng rau sạch, có nhiều chất dinh dưỡng. Chọn hỗn hợp đất phù sa + phân trùn quế hoặc đất Tribat để rau phát triển tốt, khi trồng không cần bón thêm phân hóa học. Đất dùng lâu năm không cần thay đất thường xuyên.
Hạt giống rau sạch: Lựa chọn các loại hạt giống trồng rau theo mùa vụ, trồng các loại rau dễ lên như: rau muống, rau cải, các loại rau gia vị…
Bước 3: Trồng rau vào chậu
Chọn cây con có 3 – 4 lá thật để trồng, cây to, khỏe, không bị sâu bệnh.
Tưới đẫm nước vào đất trước khi trồng.
Trồng cây con theo hàng, tùy từng loại rau, kích thước chậu trồng mà bố trí khoảng cách trồng phù hợp.
Bước 4: Chăm sóc rau sau trồng
Dùng hệ thống tưới thông minh như tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa áp lực thấp, hoặc bình tưới phun để tưới cho cây.
Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng.
Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây.
Khi cây bén rễ hồi xanh (7-10 ngày sau trồng) ta nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7-10 ngày/ lần. Có thể dùng chế phẩm hữu cơ hoặc ngâm phân giun vào nước theo tỷ lệ 1kg phân giun cho 3 lit nước sau đó lọc lấy nước và đem nước phân giun tưới cho cây.
Sau khi thu hoạch rau ta bổ sung phân giun vào thùng sao cho lượng phân cách mặt chậu khoảng 2cm rồi trồng tiếp đợt rau tiếp theo.
Phòng trừ sâu bệnh:
Sau khi rau trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh.
Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 4 ngày ta phun 1 lần, mỗi lần phun hòa 5ml dung dịch với 1 lít nước phun cho 10m2 rau.
Bước 5: Thu hoạch
Các loại rau ăn lá thu hoạch sau trồng khoảng 20 – 25 ngày. Nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt để lại gốc cho cây lên mầm tiếp.
Cây rau ăn củ, quả: thu hoạch sau trồng khoảng 1 – 2 tháng.
Sau mỗi lần thu hoạch nên bổ sung thêm mùn giun.
Để trồng rau mới dùng xén xới đất tơi và phơi 2 – 3 nắng, bổ sung hỗn hợp phân giun và đất vào thùng cách miệng 2cm.
Nguồn: chúng tôi
Cách Tự Trồng Rau Sạch Tại Nhà Hay Và Đơn Giản
Giải pháp
trồng rau trong nhà
là ý tưởng vô cùng tốt để gia đình bạn có được những món rau ngon và sạch, đảm bảo sức khỏe.
Hiện nay trồng rau tại nhà đã trở thành kỹ năng của những người dân đô thị, trồng rau tại nhà vừa là thú vui thư giãn tinh thần lại vừa tạo sản phẫm rau sạch cho bữa cơm gia đình.
Đôi khi, không phải gia đình nào cũng có không gian ngoài trời rộng rãi để trồng một khu vườn cho riêng mình. Vì vậy, giải pháp trồng rau trong nhà cũng rất đáng để xem xét và thực tế, có vô số cách để bạn có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình.
Trồng cây trong hộp kính – Terrarium
Terrarium là tên gọi của biện pháp trồng cây trong hộp kính, cực kỳ phù hợp đối với những không gian chật hẹp.
Terrarium là tên gọi của biện pháp trồng cây trong hộp kính, cực kỳ phù hợp đối với những không gian chật hẹp. Điều tuyệt vời là bạn có thể tự tạo ra terrarium với bất kỳ loại bình thủy tinh nào như hộp thủy tinh, bát thủy tinh và thậm chí là bóng đèn thủy tinh.
Để tạo một terrarium, bạn cần lưu ý một vài điều: Đầu tiên là bình thủy tinh mà bạn định trồng khu vườn nhỏ của mình. Tiếp theo là loại cây trồng, thường thì những cây to cần được trồng ở chính giữa. Sử dụng đất có độ ẩm thích hợp, không quá ướt hoặc quá khô. Sau khi trồng và tưới nước cho cây, bề mặt đất cần được bao phủ bởi sỏi và rêu xanh.
Trồng cây trong chậu
Các loại cây gia vị, hoa cảnh và cây cảnh có thể được trồng theo phương pháp truyền thống trong những chiếc chậu. Bạn dễ dàng mua được các loại chậu trồng cây với đủ kiểu dáng, chất liệu và kích thước khác nhau theo đúng nhu cầu của mình.
Lựa chọn đơn giản, kinh tế và truyền thống nhất là loại chậu đất nung hoặc chậu nhựa. Tuy không hề cầu kỳ trong thiết kế nhưng bạn có thể trang trí thêm các chi tiết bên ngoài để chậu cây của mình bắt mắt hơn.
Với các loại chậu có kích thước lớn hơn thì lỗ thoát nước là rất cần thiết. Vì vậy, nên chọn loại chậu có nhiều hơn một lỗ thoát nước để cây không bị úng nước.
Trồng cây trong các đồ đựng tái chế
Bạn có thể tái sử dụng những chiếc cốc giấy hoặc lon thiếc đựng đồ ăn, trà…
Đây là một giải pháp xanh, ngày càng được nhiều người quan tâm vì tận dụng được các loại hộp đựng trong nhà. Bạn có thể tái sử dụng những chiếc cốc giấy hoặc lon thiếc đựng đồ ăn, trà, cà phê đã hết. Thêm vào đó, chúng còn làm đẹp cho không gian sống của bạn.
Trồng cây ở ban công
Nếu bạn có một ban công trong nhà thì đây là cơ hội tuyệt vời để trồng vườn. Vườn ban công có thể được trồng theo rất nhiều cách, kết hợp các loại chậu, thùng và lọ đựng. Thậm chí, bạn có thể gắn chúng trên tường để tiết kiệm diện tích.
Thay vì bỏ hoang ban công, hãy biến nó trở thành khu vườn rau sạch cho gia đình. Trồng các loại rau yêu thích trong thùng gỗ hay thùng xốp rất đơn giản mà không tón quá nhiều công sức chăm bẵm.
Bạn có thể không có đủ chỗ ngoài trời nhưng điều đó không có nghĩa bạn không thể đưa thiên nhiên vào ngôi nhà của mình. Nếu bạn yêu thích làm vườn thì những ví dụ và lời khuyên này có thể giúp bạn tạo ra những khu vườn mini và vườn ban công xinh xắn để tận hưởng thú vui riêng.
Nên mua phân bón
Chọn đất hay giá thể trồng rau ban đầu rất quan trọng, thường mỗi nhà hay tận dụng đất có sẵn trong chậu để trồng rau, vì thế đất trồng rau hay bị thiếu dinh dưỡng, do cây rau đòi hỏi phải bón thêm phân sau mỗi đợt cắt thu hoạch, nên chỉ cắt ăn lần đầu sau đó cây rau suy yếu dần, lá bị vàng.
Vì thế Bạn nên mua dự trử sẳn một ít giá thể trồng rau hay phân hữu cơ hoai mục, phân trùn quế và vài lọ phân NPK, vài ký vôi, nấm trichoderma …. để sẳn sàng bón bổ sung cho rau trồng sau mỗi đợt thu hoạch sẽ giúp cây rau tiếp tục ra lá mới xanh tốt hơn.
Các Bạn nhớ lưu ý bón phân vừa đủ và theo hướng dẫn trồng rau sạch an toàn để rau thơm ngon.
Nên chọn vị trí đặt chậu rau trồng nơi đủ ánh nắng
Nếu trồng rau mà bị thiếu ánh nắng thì cây ít đâm thêm nhánh, rau có hiện tượng cao vọt, thân ốm, lá thiếu màu xanh.
Đa số cây rau đều cần ánh nắng hoàn toàn đầy đủ, nhất là rau ăn lá rau ăn quả như rau cải, rau muống, rau thơm, ớt, dưa….nếu trồng rau mà bị thiếu ánh nắng thì cây ít đâm thêm nhánh, cây rau có hiện tượng cao vọt, thân ốm, lá thiếu màu xanh.
Chỉ có vài loại rau có thể trồng dưới bóng cây như lá lốt, quế vị, rau má, lá dứa, rau om…nhưng lại cần đất trồng luôn ẩm ướt.
Mặt khác, độ cao tối thiểu của đáy khay (chậu ) trồng rau phải từ 15-20 cm để bộ rễ rau có thể phát triễn lâu dài, nếu trồng chậu hay khay cạn đáy thì cây mau hết dinh dưỡng, mau bị còi cọc chậm lớn.
Để trồng rau tại nhà đạt hiệu quả tốt, cây rau vừa sống khỏe và mỗi lần thu hoạch đủ chế biến cho gia đình thì đòi hỏi phải có diện tích trồng khá khá, có thể khoan vội trồng nhiều loại rau ăn lá cùng một lúc, nên trồng luân phiên vài loại với số khay chậu từ 4-6 để thu hoạch được nhiều.
Riêng những loài rau có thời gian sinh trưởng lâu như rau húng quế, rau om, ngò gai, rau muống, hành lá, sả, bạc hà…thì trồng vài chậu vừa đủ và bón phân thường xuyên cho cây luôn tốt.
Nguồn: http://phunutoday.vn/
Trung tâm thi công nhà vườn Zilla – Rau sạch cho mọi nhà!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Truy Tìm Các Cách Bón Phân Cho Rau Sạch Đơn Giản Tại Nhà – Farmerbox trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!