Đề Xuất 6/2023 # Cách Nhận Dạng Về Trúc Lan # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Nhận Dạng Về Trúc Lan # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nhận Dạng Về Trúc Lan mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mấy bữa nay, e mail ở quê nhà tới tấp gửi sang hỏi rằng Trúc Lan tên khoa học là gì và cách nuôi trồng ra sao? Điện thoại reo vang cũng hỏi Trúc lan. Vừa bước vào phòng hội lại bị một bà đứng tuổi chặn hỏi: Bác ơi! Cây này có phải Trúc lan hay không?

Thấy tôi trả lời không phải, bà ta buồn ra mặt nói: Hôm qua chị bán hàng ở chợ trời bảo tôi là Trúc Lan mà? 20$ có đắt hay không hở bác?

Cách nhận dạng về Trúc Lan

Cây lan mang đến để nhận diện chỉ là một giống lan khá phổ thông trong cộng đồng Việt Nam tại quân Cam, tên khoa học gọi làEpidendrum radicanshay Epidendrum ibaguense.

Những cây Trúc Lan của các bạn ở quê nhà cũng như ở bốn phương hỏi qua điện thoại, tôi chẳng biết hình thù ra sao cả. Khi được mô tả hình dáng cây và mầu hoa, ôi thôi lại bước vào mê lộ không biết lối nào mà mò, vì mỗi người nói một khác. Người nói hoa đỏ, người nói hoa vàng chẳng biết cây nào là đúng.

Xuyên qua các câu trả lời, tôi đoán già đoán non là không phải một người mà nhiều người đã thấy cây lan thân mảnh khảnh giống như cây trúc cho nên đã gọi là Trúc Lan. Có lẽ những vị này chẳng cần biết hoa nó ra sao hay tên khoa hoc là gì. Vì vậy mới có chuyện “ông nói gà bà nói vịt”. Tôi thực sự chẳng biết Trúc Lan là cây nào? Cầu cứu đến sách của giáo sư Phạm Hoàng Hộ và Trần Hợp cũng chẳng thấy vị nào nói đến Trúc lan hết.

Vậy xin mời các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu Trúc Lan qua những cây mà nhiều người Việt ở vùng Tiểu Saigon, San Jose và San Diego đã gọi là Trúc Lan và những cây ở nơi xa mô tả qua điện thoại xem cây nào mới thực sự là Trúc lan:

Epidendrum ibaguense Epidendrum radicans Oerstedella centranium Oerstedella schweinfurthianum Sobralia decora Sobralia macranthum Sobralia leucoxantha Dendrobium hainanensis Dendrobium hancockii

EPIDENDRUM Giống lan Epidendrum ibaguensehay radicansnày mọc xuốt từ Mễ tây cơ đến Nam Mỹ, hoa nở quanh năm, lâu tàn, mầu sắc rực rỡ mà lại rất dễ trồng. Chỉ cần bẻ một vài nhánh, đem về cắm xuống đất hay trồng vào chậu ít lâu sau đã thành một bụi lan rất ngoạn mục. Thân cao ngất ngưởng, chùm hoa mọc ở đầu ngọn lung lay theo gió. Trước kia những giống hoa này chỉ có mầu đỏ hay cánh vàng cam, lưỡi vàng kim, nhưng bây giờ đủ cả tím, hồng, trắng, đỏ thẫm, vàng nhạt, hoa to hoa nhỏ mà giá chỉ 5-10$ một chậu.

OERSTEDELLA Cây này trước kia thuộc loài Epidendrum, nguyên xứ tại El Salvador lá nhỏ, thân mảnh mai chùm hoa tim đỏ (schweinfurthianum) hay hồng nhạt (centradenia) Oerstedella schweinfurthianum thân cao tới 2 thước. Khi nở hoa, đầu các cành nhỏ xuốt từ gốc tới ngọn chỗ nào cũng có hoa.

SOBRALIA Loài Sobralia mọc ở Nam Mỹ và được gọi là Bamboo Orchids vì lá lan giống như lá tre, lá trúc. Sobralia macranthavà Sobralia decoracao hơn một thước. Hoa nở một hay hai chiếc trên ngọn, mầu tím hồng rất lớn như hoa Cattleya chỉ có một ngày đã tàn, nhưng với 3-4 nụ, chiếc nọ nở nối tiếp theo chiếc kia. Sobralia leucoxanthahoa mầu vàng và cây nhỏ hơn.

DENDROBIUM Cuốn cây cỏ ViệtNam quyển III tập 2 trang 1040, Phạm Hoàng Hộ có ghi như sau: Dendrobium hainanensis Rofle, Mành. Đây có lẽ là tên Việt chăng? Hình vẽ rất sơ sài, phần mô tả không nói rõ mầu hoa, cũng không nói đến nơi cây mọc.

Cuốn Phong Lan Việt Nam của Trần Hợp ấn bản 1998 không thấy đề cập đến Trúc lan ở phần tên Việt, cũng như không nói gì đến cây Dendrobium hainanensis.

Trong cuốn The Orchids of Indochina do Gunnar Seidenfaden nghiên cứu và ấn hành năm 1992 đuợc nhiều người coi như là đầy đủ và chuẩn đích hơn cả. Trang 254 viết: “theo Rolfe (1896) và Gagnepain (1934) nói là có lẽ thấy ở Bắc kỳ”. Gunnar cũng thú nhận là cũng chưa thấy cây lan Den. hainanensisra sao cả. Ông ta cho rằng cây này chỉ đồng danh với cây Den parciflorum.

Cố gắng tìm tòi trong các cuốn sách hiện có trong tay: Dendrobium and its Relatives của Bill Lavarack, Wayne Harris và Geoff Stocker, The Illustrated Encyclopedia of Orchids của Alec Pridgeon, The Manual of Cultivated Orchids Species của Helmet Bechtel, Phillip Cribb, Edmund Launert, và cuốn mới nhất Botanica’s Orchids cũng chẳng thấy tăm hơi.

Không chịu thua, vào Internet lùng lên xục xuống hết trang Web nọ đến trang Web kia, mới thấy vài nơi nói sơ sơ về cây Den. hainanensisvà cây Den. hancockiinguyên quán tại Vân Nam và đảo Hải nam mà người Trung hoa gọi những cây lan này là Trúc lan, (Golden Bamboo Orchids.)

Vào khoảng năm 2000, ông Fung một nguờì Mỹ gốc Hoa, chủ nhân vườn lan Maisie Orchids, West Covina, California nhập cảng khá nhiều giống lan Trung Hoa và năm đó gần như một mình một chợ bán những cây lan này tại hội Hoa lan Fascination of Orchids Show. Ông ta có đổi cho tôi 2 cây Den. hainanensis, Den. hancockiivà vài chậu Cymbidium sinenselấy một bức tranh.

Có người yêu thích bức tranh của mình đó là một điều vinh hạnh, vả lại muốn có một số hoa lan Việt Nam, cho nên tôi chẳng chần chừ vì biết rằng những cây lan này mọc ở miền biên giới Hoa Việt, may ra Việt nam cũng có chăng? Khi tìm vào sách vở, biết không phải là cây lan của quê hương cho nên tôi chẳng lấy gì làm thích thú và cũng chẳng thèm chú ý đến nữa. Mãi cho tới gần đây có người hỏi tới, tôi mới chợt nhớ ra những cây kể trên bởi vì tên cây lan bằng tiếng Việt tôi không rành rẽ, vả lại không thống nhất và chẳng lấy gì làm chuẩn đích.

Cây lan Den hainanensisvà Den. hancockiicó những bông hoa đều một mầu vàng kim rực rỡ và hương thơm như mùi mật ong. Mầu sắc tuy giống nhau, nhưng hơi khác về hình dáng. Cánh hoa Den. hainanensistròn như cánh hoa mai, thân mảnh mai như que tre nướng thịt nên thân cây thấp nhỏ. Den. hancockiihoa lớn hơn nhưng đầu cánh hơi nhọn, thân cây mập mạp mầu nâu đen cho nên có thể cao tới 2 thước.

Cả hai giống này đều nở hoa vào mùa Xuân và lâu bền tới một tháng mới tàn. Lan cần nhiều ánh nắng nên có thể trồng ở ngoài trời không cần phải che lưới. Chịu được nóng và lạnh tới 35°F hay 2°C, không cần phải tưới nhiều, ngoại trừ khi cây non đang mọc. Lan không ưa thay chậu cần rất ít phân bón và phải để khô mới ra hoa.

Trong khi tìm hiểu về Den. hainanensisvà Den. hancockiitôi nhận thấy chính các vị khoa học gia cũng ở vào tình trạng “tam sao thất bổn” như chúng ta.

Xin hãy đọc một đoạn dưới đây trong trang 254 cuốn The Orchids of Indochina do Gunnar Seidenfaden: “Gagnepain (1934-249) includes Dendrobium hainanense as a separate species, he had evidently not see it, stating that it problably will be found in Tonkin, there is no Indochinese material under this name in Paris. D. hainanense was based by Rolfe (1896: 193) on two Hainamese collections, he likened it with “the Phillipine D. aciculare”, which was a mistake, that taxon is not from the Philippines and belongs in the section Rhopalanthe, while D. hainanense obviously is a Strongyle. It has later been recorded from Kwangtung and Hongkong. I have not seen any specimen, but the available literature leaves the impression that it should be considered a co-specific with D. parciflorum.

Tôi không dám dịch nguyên văn mà chỉ đi tìm xem cây Den. acicularevà Den parviflorumra sao, nhưng thấy mình lại đi vào mê hồn trận. Chẳng thấy 2 cây này ở đâu, chỉ có cây Den. sanderae var. parviflorumhoa mầu trắng, thế mà vườn lan Santa Barbara Estate ở Santa Barbara, California một vườn lan nổi tiếng từ lâu lại quảng cáo cây Den. hainanensiscũng là cây Den. parviflorum. Như vậy đã hết đâu, có chỗ còn nói cây Den. hainanensisvới cây Den. jenkinsiicũng là một.

Chẳng qua các nhà khoa học, ông này viết theo sách của ông kia cho nên Phạm Hoàng Hộ cũng như Gagnepain và Gunnar đều dựa vào Rolfe cho nên mới có tình trạng “sẩm sờ voi” hay “ông chẳng bà chuộc” chứ chẳng có người nào nhìn thấy cây lan này ra sao cả.

Thực ra với khoảng 30.000 cây lan nguyên giống, mấy ai có đủ diễm phúc đi khắp đó đây, tận cùng thế giới để có thể nhìn thấy tất cả những bông hoa kỳ lạ này, do đó phải dựa vào sách vở. Vì vậy nếu chúng ta có nhận lầm cây nọ ra cây kia cũng là chuyện thường tình chẳng lấy gì làm quan trọng.

Qua những điều đã trình bầy ở trên, tôi tin chắc những cây Epidendrum, Oerstedella, Sobralia tuy hình dáng có giống như cây trúc và được những người Việt ở đất Hoa Kỳ ngẫu hứng, thấy mặt mà bắt hình dong mà thôi.

Còn những cây Trúc lan ở Việt Nam chắc chắn phải là cây Den hainanensishoặc câyDen. hancockii. Có thể người ta mới tìm được ở vùng biên giới Hoa Việt, cũng có thể là một khách yêu lan nào đó sang Trung quốc chơi rồi mang về dựa theo tiếng Hoa đặt tên cho lan theo Việt ngữ.

Khi viết bài này, tôi hy vọng đuợc các bạn chơi lan bên nhà gửi cho hình ảnh để dễ bề nhận diện và mong rằng chúng ta không có thêm một vài cây Trúc Lan lạ hoắc.

Nhận Dạng Và Cách Trồng Lan Cù Lao Minh

Phi Điệp Tím giá lẻ vào thời điểm tháng 9/2018 rất cao, có lẽ đã vào khoảng 1.8 – 02 triệu/kg, hàng cân thì ít thấy bán tuy nhiên hàng giò và keiki thì nhiều, phải nói là bạt ngàn, rất dễ gặp để mua miễn là có tiền. Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một loại lan rừng mà có sẵn tiền lại khó mua hơn nhiều, lý do là số lượng còn ít quá, nhân giống cũng không dễ và nhanh như Phi Điệp, không gặp được để mà mua, đó là lan Cù Lao Minh.

Lan Cù Lao Minh tên khoa học là Christensonia Vietnamica (một lần nữa mình nhắc các bạn chơi lan nên nhớ tên khoa học để đỡ nhầm lẫn), còn gọi là lan Uyên Ương, Bạch Môi (do môi hoa màu trắng), nhưng tên Cù Lao Minh là phổ biến nhất, đại đa số gọi như vậy. Cù Lao Minh là biệt danh của Nguyễn Văn Để, người mang lan đi triển lãm. Điều đặc biệt, lan Cù Lao Minh là một loài lan đặc hữu quý hiếm của Việt Nam, được phát hiện vào năm 1993 do Jiri Haager – một khoa học gia Tiệp Khắc tìm thấy tại vùng núi Chúa, tỉnh Ninh thuận (Phan Rang). Loài lan này còn mọc trong tự nhiên ở một số vùng tại tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên. Năm 1993 ông công bố với tên Christensonia vietnamica, một loài lan mới để vinh danh tiến sĩ Eric Christenson và quốc gia Việt Nam. Eric Christenson là một khoa học gia Hoa Kỳ (từ trần năm 2011) người đã cống hiến cho giới khoa học những định luật về phân loại các loài, các giống hoa lan. Cây lan được vinh dự mang tên ông là một cây lan đặc hữu của Việt Nam và có chỉ một giống duy nhất trên thế giới. “Đặc hữu là một tình trạng trong sinh thái học khi một sinh vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một vị trí địa lý nhất định, ví dụ như một hòn đảo, quốc gia hoặc một khu vực nhất định khác, hoặc một dạng sinh cảnh nào đó; sinh vật là loài bản địa của một nơi nào đó thì không phải loài đặc hữu nếu như nó cũng xuất hiện ở nơi nào đó khác. Nghĩa ngược lại của đặc hữu là phân bố toàn cầu”. Còn theo Luật đa dạng sinh học của Việt Nam: “Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới”. Do vậy, ta có thể thấy được Cù Lao Minh là một loạihoa lan đặc biệt mà chỉ Việt Nam mới có trong tự nhiên, không một quốc gia khác có (mấy năm gần đây Thái Lan có lấy giống từ VN về cấy mô thôi), ngay cả cái tên khoa học cũng được đặt là Christensonia Vietnamica, khi đọc lên nghe thật tự hào và hãnh diện, cũng giống như cây Hài Bóng Paphiopedtlum vietnamense. Về đặc điểm hình thái, điều đầu tiên ta cần biết lan Cù Lao Minh là loài phong lan đơn thân có kích thước nhỏ bé, giống kiểu Trứng Bướm, Hỏa Hoàng, đừng có xem chụp cận cảnh tưởng nó to lắm, loại này thân tròn nhỏ gần bằng cái đũa, nếu trồng vườn nhà lâu rồi thì thường cao 20-30 phân còn hàng rừng mới khai thác hiện tại ít gặp được cây dài thế vì khai thác gần cạn kiệt, nhưng thân dưới 10cm cũng đủ trưởng thành để ra hoa rồi. Rễ Cù Lao Minh trung bình bằng cái ngòi bi và loại này rất nhiều rễ, mọc um tùm chằng chịt, nhìn giò làn toàn rễ là rễ, rễ nhiều hơn lá. Lá mỏng nhưng cứng, mọc so le 2 bên thân, lá dài trưởng thành dài khoảng 8-13 cm, rộng 1 – 1.5 cm.

Bây giờ thường gặp cây nhỏ nhỏ vậy thôi, cạn kiệt cây lớn hơn, tuy nhỏ vậy nhưng ra được hoa rồi, loại này vốn vóc dáng nhỏ bé

Cây bé bé vậy thôi nhưng cũng đã từng ra hoa rồi, vẫn còn cuống hoa cũ và quả

Cù Lao Minh có rất nhiều rễ cứng mọc đan xen nhau chằng chịt

Mùa hoa Cù Lao Minh khoảng tháng 7-9 dương lịch. Chùm hoa mọc ở các nách lá gần ngọn dài 10-15 cm, hoa 2-10 chiếc tùy độ lớn và độ khỏe của cây, hoa to 2.5-3 cm, cây bé nhưng hoa to tương đương Quế Lan Hương, bền khoảng 10-15 ngày. Hoa Cù Lao Minh có hương thơm nhẹ, kết cấu hoa rất đẹp như con chim đang bay với môi màu trắng có răng cưa xòe ra, đặc biệt đây là loại lan rừng hiếm hoi có cánh hoa màu xanh ngọc.

Các bạn xem, hoa xanh – trắng lạ mắt, tuyệt đẹp và còn quý hiếm

Trồng nhiều vào 1 chậu sau này lên tốt um rất đẹp, loại này dễ sống

Hoa nhìn như 1 con chim xanh đang bay, thật đáng sưu tầm

Cách trồng lan Cù Lao Minh Cù Lao Minh là loại lan dễ trồng và thuần dưỡng. Trong tự nhiên, lan Cù Lao Minh được tìm thấy ở những cánh rừng khô và thấp, độ cao dưới 700m so với mặt nước biển, và những vùng rừng tương tự thảo nguyên. Do vậy trồng loại lan này ở thành phố sống và ra hoa không có gì là khó. Có thể trồng chậu gỗ mà không cần giá thể (kiểu này với điều kiện vườn ẩm) hoặc nửa chậu đất nung là giá thể dớn cục/dớn bảng chặt cục cỡ quả trứng gà hoặc dớn vụn; hoặc ghép vào khúc gỗ lũa nhỏ rồi đặt vào lòng chậu gỗ/chậu đất nung, hay ghép lên gỗ lũa và treo thẳng lên giàn. Chú ý là khi ghép/trồng ta phải cố định các thân Cù Lao Minh chắc chút. Cây chịu ánh sáng trung bình, vậy nên trồng dưới 1 lớp lưới, treo xa lưới và gần mặt đất hơn để có bộ rễ nhiều. Cách chăm sóc Cù Lao Minh Vì là lan đơn thân không có mùa nghỉ rõ rệt, lại không rụng lá vào mùa thu đông như hoàng thảo nên đối với khu vực miền bắc và bắc trung bộ, vào mùa hè (tháng 4 đến hết tháng 9 dương) các bạn cố gắng giữ môi trường ẩm đều liên tục (đủ nước chứ ko đến nỗi gây úng, tùy kinh nghiệm và tiểu khí hậu nơi trồng hôm đó mưa hay nắng nóng mà bạn tưới hay không, tưới thì bao nhiêu lần) thì cây sẽ sung, phát triển mạnh hơn. Sang mùa thu đông (tháng 10 đến hết tháng 3 dương lịch) trời chuyển lạnh và hanh khô, khoảng 3 ngày ta lại nên tưới một lần, đừng để cây khô hạn rụng lá. Đối với Nam Trung bộ và miền Nam, nhiệt độ quanh năm thường trung bình khoảng 25-30 độ là ấm áp, còn về lượng mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 dương là mùa mưa, những cơn mưa đến cũng nhanh mà đi cũng rất nhanh, hôm nào mưa thì có lẽ không cần tưới, nếu trồng sân thượng nóng mà có mái che ko dính mưa dc thì phải tưới, còn hôm nào nắng không mưa thì cũng nên tưới. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, nhiệt độ ngoài trời rất cao, nắng chiếu gay gắt, cái nóng khô hanh như thiêu như đốt khiến người người, nhà nhà cảm thấy muốn “bốc khói” thì các bạn chú ý tưới hàng ngày 1-2 lần. Về phân bón, khoảng đầu tháng 6 dương ta phun phân bón NPK nhiều Lân (10-50-10 hay 10-30-10), đại loại hàm lượng P cao, mỗi tuần 1 lần theo chỉ dẫn trên nhãn, đến khi nụ sắp nở thì không phun phân bón, đợi tàn hoa thì cắt ngồng đi, phun NPK 20-20-20 mỗi tuần một lần loãng hơn chỉ dẫn trên nhãn (ví dụ nhãn bảo 1g NPK với 1 lít nước lã thì ta pha 1g NPK với 1.5-2 lít nước). Hay bạn nào dùng phân chậm tan, hoặc phân trâu, bò, dê, dơi, cá khô… bón gốc rồi thì thi thoảng mới bón thêm NPK thôi. Trên đây mình đã giới thiệu về nhận dạng, cách trồng lan Cù Lao Minh. Nếu có gặp, hãy nhanh chóng bổ sung Cù Lao Minh vào bộ sưu tập lan của bạn vì nó quá đẹp, màu hoa độc đáo, dễ trồng, là niềm tự hào đặc hữu của Việt Nam và có thể một vài năm tới nữa việc sưu tầm Cù Lao Minh hàng rừng sẽ vô cùng khó khăn.

“Ai sao chép lại bài viết vui lòng ghi rõ nguồn phonglanrung.com nhé”

Lan Kiếm Đỏ Hương Sơn: Nguồn Gốc Đặc Điểm Nhận Dạng

” class=”wp-image-1534″>

Mặt hoa lan kiếm Đỏ Hương Sơn

Đặc điểm nhận dạng cây lan kiếm đỏ Hương Sơn

Về thân, lá, mầm thì đây là cây kiếm có thân lá thuộc loại trung bình. Đặc điểm sinh trưởng: cây phát triển tốt, măng mầm lên khỏe

Mặt hoa lan kiếm Đỏ Hương sơn khi nở có khuôn bông bầu cánh sen. Lúc này hoa nở bung nhìn cân đối khá đẹp mắt. Cánh hoa màu đỏ cam đậm rất bắt mắt. Ba cánh tràng gần sạch, hai cánh đài (cánh vai) có sọc đỏ từ gốc lên giữa cánh. Lưỡi đỏ miếng tràn viền, có mảng trắng giữa lưỡi. Trụ nhụy và hai thùy bên của lưỡi đỏ tươi.

Cần hoa kiếm đỏ hương sơn khá dài. Khi tìm thấy lần đầu tiên bụi kiếm đang có cần hoa đạt gần 30 bông. Hoa nở nhanh, nở cả cần trong 1 ngày.

Về độ ổn định và các trường hợp biến thiên của mặt hoa thì: Bông luôn giữ khuôn, lưỡi cụp nhẹ sau nở căng. Do là cây mới phát hiện, cần tiếp tục thẩm định trong mùa hoa tới

Nguồn gốc lan kiếm đỏ hương sơn

Bạn Ngọc (fb Orchid Phùng Tuấn, cùng với Đình Ngọc Phùng và Lành Phùng là 3 anh em ruột) ở Hương Sơn, Hà Tĩnh mua bụi kiếm đang hoa có nguồn gốc từ rừng Hương Sơn của một người dân vào tháng 9/2019. Cây đã được chia sẻ cho một số kiếm thủ. Orchid Phùng Tuấn chính thức ra mắt cây kiếm của quê hương và đặt tên là Đỏ Hương Sơn vào tháng 10/2019.

Nhận Dạng Một Số Loại Lan Dòng Thủy Tiên

Lan Thủy Tiên thuộc giống Dendrobium, nằm trong tổ Callista mà đặc điểm của chúng là có phát hoa thành chùm cong hay buông thõng xuống với nhiều hoa to, sắp xếp rất duyên dáng, quyến rũ. Lá dài bền, thường không rụng và không có bẹ ôm thân. Ở Việt Nam, nhóm lan Thủy Tiên có 5-6 loài: Thuỷ tiên râu cánh, thuỷ tiên tua, Thuỷ tiên mỡ gà, Thủy tiên tím Huế … Giới thiệu một số loại lan thủy tiên:

1. Dendrobium amabile ( Hoàng thảo Thủy tiên hường (Tím Huế): 2. Dendrobium brymerianum (Hoàng thảo Hoàng Long Vỹ/ Kiều râu/ tua môi): 3. Dendrobium chrysotoxum (Hoàng thảo Hoàng Lạp, Sơn thủy tiên “Nếu là loại lá dày”) 4. Dendrobium densiflorum – Dendrobium griffithianum (Hoàng thảo Thủy Tiên mỡ gà) 5. Dendrobium fameri (Hoàng thảo Thủy Tiên Vuông) 6. Dendrobium harveyanum (Hoàng thảo Thủy Tiên râu/ tua cánh). 7. Dendrobium jenkensii (Hoàng thảo Vẩy rắn) 8. Dendrobium lindleyi – Dendrobium aggregatum (Hoàng thảo Vẩy rồng) 9. Dendrobium palpebrae (Hoàng Thảo Thủy Tiên vàng) 10. Dendrobium sulcatum (Hoàng thảo Thủy Tiên dẹt) 11. Dendrobium thyrsiflorum (Hoàng thảo Thủy tiên cam; thân tròn và dài, lá bản to)

1. Thủy Tiên trắng: (Dedrobium farmeri)

Giả hành hình thoi có 4 cạnh rõ rệt nhất là ở phân nữa bên trên, cao cỡ 30cm với 3-4 lá mọc tập trung ở đỉnh; lá xoan thon, dài 8-10cm, rộng 3.5-5cm. Chùm hoa ở gần ngọn, thường ở trên các giả hành đã rụng lá, dài đến 25-30cm. Hoa to cỡ 5cm, màu trắng với môi tròn màu vàng có viền trắng ở mép. Mùa hoa khoảng tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) nhưng cũng có thể ra hoa thất thường trong năm.

Loài này có thể ra hoa ở vùng nóng như Tp. HCM vì trong thiên nhiên chúng mọc ở vùng có cao độ tương đối thấp. Trồng trong giỏ gỗ hay buộc vào gốc cây, miếng dớn thì chúng phát triển tốt hơn là trồng trong chậu đất. Cần che bớt nắng và có ẩm cao khi phát triển, cần có khô và lạnh để ra hoa tốt.

Ảnh hoa thủy tiên trắng – Kiều vuông

2. Thủy Tiên vàng: (Dendrobium chrysotoxum):

Thường ở độ cao trên 100m. Chúng có giả hành hình dùi bắp, hẹp ở đáy; lớn mập ở giữa rồi thon lại, có nhiều sóng dọc thấp, màu vàng khi già, cao đến 30cm, mập ú to 3-5cm đường kính; mang 6-7 lá ở đỉnh, dài 8-15cm, rộng 2.5-3cm. Chùm hoa mọc mạnh, nghiêng xéo ra rồi cong xuống, dài đến 20cm với nhiều hoa thưa. Hoa to cỡ 5cm, thơm, màu vàng đậm, ánh như sáp, trung tâm môi vàng cam, có lông và rìa mép.

Loài này có hoa khoảng tháng 2 (âm lịch), ở Đà Lạt chúng có nhiều hoa hơn và khít nhau hơn ở Tp. HCM.

Đây là loài có hoa đẹp đã được lai tạo với cây Den. pulchellum để có cây Den. Illustre rồi lai trở lại với Den. pulchellum một lần nữa để có cây Den. Gatton Sunray, được ưa chuộng trên thế giới, đã đoạt giải FCC (First …) của AOS (America Orchids Society).

Ảnh hoa thủy tiên vàng – Hoàng lạp

3. Thủy Tiên cam: (Dendrobium thyrsiflorum):

Đây là loài khó cho hoa ở vùng nóng, chúng sống ở vùng cao nơi có tán lá dày. Thân hình dùi có luống rãnh, cao đến 40cm, 4-6 lá ở gần đỉnh, màu lục đậm, dài 10cm, rộng 3-4cm. Phát hoa thòng, mang 30-50 hoa khít nhau. Lá dài và cánh hoa trắng hay vàng nhạt, môi xòe tròn, màu cam đậm có rìa mịn ở mép.

4. Thủy Tiên mỡ gà: (Dendrobium densiflorum):

Loài này cũng khó ra hoa ở chúng tôi vì chúng ở núi có cao độ cao. Nó trông tựa như Den. farmeri với giả hành có 4 cạnh nhưng tròn hơn và đậm màu lục hơn. Phát hoa dày, toàn màu vàng; môi đậm hơn, hình phễu chứ không xòe tròn, trung tâm màu vàng cam, có rìa mịn ở mép.

Ảnh hoa thủy tiên mỡ gà

5. Thủy Tiên hường: (Dendrobium amabile):

Loài này cũng ở vùng núi cao, có thân lỏng khỏng, dài đến 90cm với nhiều luống rãnh. Lá xoan thon, dai, dày, to 12 x 4-7cm. Chùm hoa dài đến 30cm, thòng, xếp hoa thưa như Thủy Tiên trắng nhưng hoa có màu ửng hường với môi vàng, trung tâm cam.

5.1. Thủy tiên (Kiều) hường thông thường:

Thân tròn, có đường gân nổi tạo thành rãnh giữa các đốt, màu tím nâu, đen. Bản lá to, dày hoặc mỏng, mọc đối cách, dài chừng 12 cm rộng 5-7 cm, xanh tốt quanh năm. Loại dày lá hoa bền (thời gian hoa nở kéo dài) hơn loại lá mỏng. Phát hoa nhú ra tại gần đỉnh của giả hành, mọc thành chùm dài khoảng 30cm, hoa thưa mầu hồng tím nhạt to 4-5 cm, lưỡi mầu vàng cam, nở vào muộn hơn loài tím Huế (khoảng tháng 6-7) hơi thơm.

Ảnh hoa thủy tiên Hường ( thủy tiên tím )

5.2. Thủy tiên (Kiều) tím Huế:

Thân tròn, có đường gân nổi tạo thành rãnh giữa các đốt, màu vàng và xanh lục hoặc vàng nâu), bản lá to, dày, mọc đối cách. Hoa màu tím Huế thẫm màu, nở sớm hơn (khoảng tháng 4-5), hơi thơm.

Ảnh hoa thủy tiên tím

Ngoài ra còn có Den. palpebrae, dạng giống Thủy Tiên trắng nhưng hoa màu vàng và thơm.

Nguồn: Nguyễn Thiện Tịch-ST

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nhận Dạng Về Trúc Lan trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!