Đề Xuất 3/2023 # Trồng Và Chăm Sóc Cây Thảo Quả – Diễn Đàn Kiến Thức Nhà Nông # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Trồng Và Chăm Sóc Cây Thảo Quả – Diễn Đàn Kiến Thức Nhà Nông # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trồng Và Chăm Sóc Cây Thảo Quả – Diễn Đàn Kiến Thức Nhà Nông mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo Từ điển nông nghiệp: Thảo quả là loài cây thân thảo, lớn, sống nhiều năm, cao 2 – 3m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt. Lá to, dài, mọc so le, có bẹ lá ôm kín thân. Hoa to, màu đỏ nhạt mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Hạt nhiều, có cạnh, mùi thơm đặc biệt. Mùa hoa: Tháng 5 – 7; quả: Tháng 8 – 12. Cây mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao, lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn. Bộ phận dùng là hạt của quả. Quả thu hái vào mùa Đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt. Tinh dầu với tỷ lệ 1 – 1,5%. Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đau, nôn mửa, ỉa chảy, ho, sốt rét, lách to. Ngày 3 – 6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. Còn dùng ngậm chữa đau răng, viêm lợi, làm thơm trong nhân bánh.

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật chi tiết trồng và chăm sóc cây thảo quả một cách hiệu quả nhất.

1. Điều kiện nơi trồng:

Cũng giống với đa số các loại cây trồng, thảo quả chỉ sinh trưởng, phát triển tốt khi đảm bảo một số điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng nhất định:

– Thảo quả sinh trưởng tốt đối với vùng đất có độ cao từ 800 – 900 mét trở lên so với mực nước biển và tốt nhất là nơi có độ cao từ 1000-1500 mét so với mực nước biển.

– Để cây thảo quả sinh trưởng và phát triển tốt, yêu cầu khí hậu ẩm, mát quanh năm: Cụ thể khí hậu thích hợp là:

Nhiệt độ bình quân năm: 15-20 oC.

Lượng mưa trên 2000mm.

Độ ẩm không khí trên 70-80%.

– Về đất đai: Đất trồng thảo quả cần phải tơi xốp, giàu mùn, đạm, kali. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ. Đất mát ẩm, thoát nước tốt, độ pH của đất từ 5 – 6. Tầng đất canh tác dày trên 60 cm.

– Thực bì (Lớp thực vật bảo phủ mặt đất): Thảo quả sinh trưởng tốt nếu trồng dưới tán rừng thưa có độ tàn che từ 0,3-0,7, tốt nhất là từ 0,4-0,5 (Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười – Theo Luật Lâm nghiệp năm 2017)

2. Chuẩn bị giống:

a. Giống:

– Chọn cây mẹ 1-2 tuổi, cây trưởng thành, trong các bụi đã ra hoa, có quả sai và to để lấy thân ngầm hoặc thu hái quả lấy hạt để làm giống.

Đối với giống bằng thân ngầm: Đào lấy thân ngầm dài từ 7-10cm, đường kính từ 2,7-5cm, có 2-3 mắt còn tươi, chặt bỏ phần thân khí sinh dưới ngọn chỉ để lại đoạn dài 35-45cm ở sát gốc.

Đối với giống bằng hạt: Cuối tháng 11-12 khi Thảo quả đã chín thành thục, thu hái quả to, chín đỏ thẫm, cho vào nước sạch, chà xát để tách vỏ, rửa sạch lớp áo hạt, hong phơi hạt khô, tốt nhất là đem gieo ngay.

– Nếu chưa trồng hom thân ngầm hoặc gieo hạt thì phải tiến hành bảo quản giống trong cát ẩm, nơi thông thoáng. Thời gian cất trữ giống không quá 3 tháng.

b. Tạo cây con từ hạt 

– Ngâm hạt trong nước ấm 40-50 oC (pha nước với tỷ lệ 2 sôi – 3 lạnh) trong 8 tiếng đồng hồ. Sau đó vớt ra để ráo nước, cho hạt vào cát hoặc túi vải tưới đẫm nước, ủ cho đến khi hạt đứt nanh thì đem gieo lên luống đã chuẩn bị sẵn.

– Luống gieo phải được làm đất kỹ, bón lót 3-4kg phân chuống hoai cho 1 m2 mặt luống, luống có kích cỡ rộng 1m, dài 5-10m, cao 15-20cm, rãnh giữa 2 luống rộng 35-40cm.

– Cự ly gieo hạt 10x20cm, gieo xong phủ đất mịn kín hạt và tưới đủ ẩm hằng ngày.

– Phải làm dàn che bằng phiên nứa hoặc cắm ràng đảm bảo cây có độ che bóng 70-80% trong suốt thời gian gieo ươm, thường xuyên làm cỏ, xới đất cho cây con.

– Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây con phải đạt từ 12-18 tháng tuổi, có độ cao từ 60-80cm, sinh trưởng tốt và không bị sâu, bệnh.

3. Thời vụ trồng:

Để thảo quả trồng đạt tỷ lệ sống cao, chúng ta cần:

– Nếu trồng thảo quả bằng hom thân ngầm thì tiến hành trồng vào tháng 4, lúc này cây nhẹ chưa ra hoa, hàm lượng nước trong thân ít.

– Nếu trồng bằng cây con rễ trần thì tiến hành trồng từ tháng 4-9, vào ngày mưa, râm mát, lúc này độ ẩm đất và độ ẩm không khí cao.

– Xử lý thực bì: Phát luỗng (Loại bỏ) thảm tươi dây leo, bụi rậm dưới tán rừng, băm nhỏ rải đều trên mặt đất để cây phân hủy.

– Dẫy, phát cỏ cục bộ xung quanh hố trồng đường kính rộng 0,8-1,0m.

– Làm đất cục bộ theo hố, kích cỡ hố đào 40x40x40cm.

– Mật độ trồng: Có thể tiến hành trồng theo 1 trong 3 mật độ sau: 2900cây/ha hoặc 2000cây/ha, hoặc 1650cây/ha.

4. Cách trồng cây thảo quả:

– Trồng bằng hom thân ngầm, đặt cây đứng giữa hố và hom giống phải nằm nghiêng 1 gốc từ 25-30 độ so với mặt đất, lắp đất, dặm chặt.

– Trồng bằng cây con rễ trần, đặt cây con giữa hố, lắp đất dặm chặt.

– Sau khi dặm chặt vào đất vụn tiếp tục lắp đất cao hơn miệng hố 4-5cm để tránh úng nước.

– Cây trồng cách gốc cây gỗ trong rừng khoảng 0,7m.

– Mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Quá trình chăm sóc thực hiện các công việc sau: phát bỏ cây cỏ xâm lấn, dây leo, bụi rậm, xới xáo đất quanh gốc đường kính 1m. Thời gian chăm sóc vào các tháng 4, 7 và 10 trong năm.

– Kết hợp chăm sóc lần cuối trong năm (sau khi thu hoạch quả) bón thúc cho mỗi gốc 1-2kg phân chuồng hoai, trộn với 2% phân NPK hoặc 200-300g phân hữu cơ vi sinh cho 1 cây hoặc 50g dung dịch dinh dưỡng thủy canh dạng bột.

6. Thu hoạch chế biến thảo quả

– Sau khi trồng đến năm thứ 3, thảo quả bắt đầu ra hoa và kết quả, năm thứ 4 trở lên cây bắt đầu cho thu hoạt đều (Đây được coi là thời kỳ kinh doanh của cây thảo quả).

– Vào khoảng tháng 10, khi vỏ quả bắt đầu ngả thành màu đỏ, chưa bị nứt thì chúng ta bắt đầu thu hái. Nếu thu hái chậm, quả chín và nứt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng. Quả hái về phơi trên thên thưa và sấy nhẹ lửa 3-4 ngày đêm cho tới khi vỏ quả nhăn lại thành các vết dọc và có 1 lớp phấn trắng phủ bên ngoài là quả đã khô. Không nên sấy ở nhiệt độ quá cao, vỏ bị sém lửa nhưng vỏ quả chưa nhăn lại, quả sẽ chưa khô, dễ bị vỡ vụn và mất mùi thơm, làm giảm giá trị sản phẩm.

– Hoặc có thể quả hái về bỏ vào nước sôi 2-3 phút, vớt ra đem phơi nắng hoặc sấy khô. Làm như vậy, quả có màu đẹp, tươi, sau khi sấy hoặc phơi khô cũng có thể đập bể vỏ ngoài chỉ lấy hạt thương phẩm.

Diễn Đàn Nông Dân Hợp Tác Việt Nam

Kinh nghiệm chăm sóc lan ngọc điểm ra hoa đúng dịp tết

Muốn cây ra hoa phải có điều kiện sau

Cây sung mạnh, không bệnh tật để đủ sức cho ra hoa nhiều và đúng chất lượng, và giúp lấy lại sức sau thởi kỳ cho hoa, nhanh chóng tiếp tục cho kỳ bông tiếp. Nếu không năng suất sẽ giảm, thậm chí suy kiệt cây sau mùa kích bông.

Đảm bảo bộ rễ tốt, bộ rễ tốt cực kỳ quan trọng đối với Ngọc Điểm vì loại này, rễ bám vào những cây vú sữa mà ta đã ghép trước mùa mưa trước. Phải bảo đảm bộ rễ không hư, không yếu để có khả năng hấp thụ nước và phân bón đầy đủ cho việc kích thích ra hoa.

Thời điểm kích bông từ 1 tháng trước là thời điểm kích bông tùy theo chủng loại cây cao và cây thấp, cây siêng bông hay không. Thời điểm sớm hay muộn tùy theo chủng loại cây lan Ngọc Điểm có siêng hoa hay không thì thời gian kích bông sẽ ngắn, ngược lại phải có thời gian kích bông dài hơn ở những cây chậm bông hơn ,cành hoa càng dài hay ngắn (cành dài càng tốn nhiều thời gian tạo bông hơn , và dĩ nhiên thời gian để có hoa nở cũng chậm hơn nên phải kích bông sớm hơn) đó là yếu tố của cây lan cần đặc biệt khi muốn kích bông.

Thường thì Ngọc Điểm ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc khí hậu gần tết. Năm nào trời lạnh nhiều thì hoa nở trễ, trời nóng thì hoa nở sớm.Thời gian từ khi nách lá nhú ra nụ hoa cho đến khi hoa nở là khoảng một tháng, vậy ta có thể áp dụng theo cách phun thuốc kích bông, chúng ta có thể tác động cho cây ra hoa theo ý muốn.

Cuối tháng 11 âm lịch ta quan sát vòi hoa có chiều dài từ 5cm trở lên thì cây đó thường cho hoa trước tết, để làm chậm lại sự tăng trưởng của loài hoa thì ta phải thay đổi ánh sáng cũng như là nhiệt độ bằng cách dời cây vào bóng răm để có ánh sáng thấp hơn. Muốn cho cây hấp thụ nhiệt độ giảm ta nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Đặc biệt những cây có dấu hiệu nở trễ sau tết, ta tăng cường ánh sáng cho cây quang hợp hoặc tưới bổ sung thêm NPK 10-30-30 hay 15-60-15, tưới loại phân có chứa nhiều lân và kali để kích thích cây ra hoa đúng vào dịp đầu xuân.

Kiến Thức Cơ Bản Trồng, Chăm Sóc Dendrobium

Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

1. Làm nhà lưới trồng lan

Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.

Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.

Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị vướng. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.

Treo giò lan phải treo chậu có cùng  chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.

Giàn treo lan

Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu.

Kệ để lan

Ngoài ra chúng ta có thể làm luống để trồng

2. Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 27-320C, nhiệt độ ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá.

Ánh sáng: Lan Dendrobium rất cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Ánh sáng quá cao làm cây bị cháy lá. Trường hợp thiếu sáng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa.

Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm 50-80%

Độ thông gió: Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

3. Cách trồng lan dendrobium

Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thoáng mát, và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng.

Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa, gạch… Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất

Trồng lan trong chậu nhựa

Cách trồng:

Cách trồng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt để không bị lung lay.

Trồng trên thân cây:

Có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với lòai lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc

4. Cách chăm sóc

Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể

Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan:

a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6 tháng)

Một số loại phân thường dùng: Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/l Vitamin B1 dùng 1ml/lít

Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan con. b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành: đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất

Một số loại phân thường dùng:

Phân cá Fish Emulsion 1ml/l NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít) Vitamin B1 dùng 1ml/lít NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.

Cách dùng:

Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20-20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu.

Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc.

c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa:

Đây là tuổi liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của hoa

Một số loại phân dùng:

NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít) Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước Vitamin B1 dùng 1ml/lít NPK 6-30-30 1g/l

Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau.

Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben

Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…

Những Kiến Thức Cơ Bản Về Chăm Sóc Cây Cảnh

Thường xuyên tưới nước cho cây vườn

Nếu sống ở vùng khí hậu lạnh như miền Bắc nước ta, bạn nên giữ thói quen tưới nước thường xuyên cho cây cối. Mùa đông cây cối thường cần ít nước hơn mùa hè, vì thế bạn có thể giảm lượng nước tưới cho cây nhưng không được dừng công việc này. Cây cỏ sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại vào mùa đông nhưng chúng vẫn cần hơi ẩm để tiếp tục phát triển khi mùa xuân tới.

Bón phân định kỳCây cảnh và những bãi cỏ trong vườn nhà bạn vẫn cần phải bón phân trước khi mùa đông đến. Cây trồng luôn cần phân bón cho cả mùa đông bởi loại thức ăn đặc biệt này sẽ giúp rễ cây khỏe hơn để chống chọi tốt hơn trong suốt mùa đông lạnh giá. Tốt hơn hết, bạn hãy làm công việc này ngay từ bây giờ, thời điểm cuối thu đầu đông là thích hợp nhất để bón phân cho cây cỏ.

Dọn dẹp lá rụng và rác Trong suốt mùa đông, cây cỏ vẫn cần được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dọn sạch những cành lá rụng và rác vụn để đảm bảo rằng cây cỏ nhận đủ ánh sáng và không khí. Bệnh tật và nấm mốc rất phổ biến trong mùa đông, nhất là khi lá cây và rác rơi đầy trên bãi cỏ. Nếu để túi đựng rác, thùng rác hay các vật nặng khác lên cỏ trong một thời gian dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của cây cỏ.

Cắt tỉa thưa cành láTùy thuộc vào điều kiện khí hậu, loại cây trong vườn, bạn nên xem xét việc cắt tỉa chúng trước khi mùa đông gõ cửa nhà bạn. Hãy đến các cửa hàng tư vấn làm đẹp, chăm sóc vườn tược nhà cửa để biết thời gian cắt tỉa và cắt tỉa như thế nào là hợp lý. Các cây trồng khác nhau sẽ có thời gian và cách thức cắt tỉa khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện công việc cắt tỉa.

Bên cạnh đó, hãy xén cỏ thường xuyên cho đến khi thấy cỏ có dấu hiệu phát triển chậm lại. Độ dài của cỏ rất quan trọng trong việc duy trì sức sống của chúng trong suốt mùa đông. Nếu cỏ quá ngắn, gió lạnh sẽ ngấm vào rễ cây một cách dễ dàng và làm cho cây cỏ bị lụi dần. Nếu để cỏ quá dài, lá cỏ sẽ chạm đất và dễ bị nhiễm bệnh. Ngừng xén cỏ vài tuần ngay khi bạn thấy cây cỏ có dấu hiệu ngừng phát triển bởi điều này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của cỏ.

Định kỳ Xới đất cho cây cỏ Bạn nên xới đất cho cả cây cảnh và bãi cỏ trong vườn bởi như vậy, câu cỏ sẽ hấp thụ được phân bón, nước và không khí một cách dễ dàng hơn. Khi xới đất, hãy chú ý đến việc nhổ cỏ dại, phun thuốc diệt cỏ dại trước khi mùa đông đến gần. Việc này sẽ giúp cây cảnh và bãi cỏ nhà bạn trở nên xanh tốt mơn mởn khi mùa xuân đến.

Khoảnh vườn và cảnh quan nhà bạn trông sẽ tươi tốt hơn khi mùa xuân tới nếu bạn chăm sóc cây cối chu đáo và tránh được tác hại từ thời tiết lạnh giá của mùa đông.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trồng Và Chăm Sóc Cây Thảo Quả – Diễn Đàn Kiến Thức Nhà Nông trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!