Cập nhật nội dung chi tiết về Trồng Thảo Quả Thu 650 Triệu Đồng/Năm mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thảo quả là một cây thuộc họ gừng, trông na ná như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Thảo quả có thể cao tới 2-3m, đường kính thân có thể tới 4cm. Quả của nó mọc ra ở gốc thành từng chùm màu đỏ mận chín.
Thảo quả được đưa vào trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 18. Nó thích hợp với vùng núi cao từ 1.000-2.000m so với mặt biển ở phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang.
Là loài cây ưa bóng và ưa ẩm nên thảo quả phát triển tốt dưới tán những cánh rừng lá rộng như rừng dẻ, rừng sồi, rừng pơ-mu hay các loại rừng hỗn giao khác. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 15-20oC và lượng mưa 2.000mm/năm là thích hợp. Nó chịu nóng kém nhưng chịu lạnh giỏi. Thảo quả yêu cầu đất giàu dinh dưỡng thì mới lên tốt.
Cây thảo quả (Nguồn: Internet)
Người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả. Mỗi quả có trên 20 hạt. Hạt có mùi thơm đặc trưng nhờ nó chứa tới 1,5% tinh dầu có vị nóng, cay dễ chịu.
Thảo quả được coi là một loại cây dược liệu chữa được nhiều bệnh như đau bụng, đầy hơi, đau tức ngực, sốt rét,… Đây cũng là một loại gia vị quý trong ẩm thực. Ngoài ra, nó còn được dùng để làm bánh kẹo.
Huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) là địa phương có diện tích trồng thảo quả lớn. Đã không ít người dân vùng núi cao làm giàu từ loại cây này.
Thu 650 triệu đồng/năm nhờ cái duyên với cây thảo quả
Điển hình trong phong trào làm giàu từ cây thảo quả là gia đình anh Lê Văn Thảo (thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì).
Cái duyên đến với cây thảo quả của anh Thảo từ những lần đi khảo sát thảo quả mọc hoang trong rừng. Thấy được những lợi thế của địa phương, anh Thảo đã bàn với gia đình huy động vốn và vay mượn thêm để thuê đất rừng với diện tích khoảng 15 ha trong vòng 50 năm ở thôn Chiến Thắng.
Đây cũng là khu vực khá thuận lợi bởi có nguồn nước, có đường liên xã chạy qua và đặc biệt là có tán rừng để trồng thảo quả. Ngay sau khi được huyện cấp đất, anh Thảo đã chuẩn bị ngay các công đoạn để trồng thảo quả.
Do lần đầu tiên trồng giống cây này nên anh đã lên tận phòng Nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì để mua sách hướng dẫn kỹ thuật. Được trang bị kiến thức từ sách vở và kinh nghiệm học hỏi từ người dân trong xã, anh Thảo đã sang xã Lao Chải (huyện Vị Xuyên – Hà Giang) để mua giống thảo quả về ươm trong vườn rừng của gia đình mình.
Từ năm 2010 anh Thảo đã trồng được 20 nghìn gốc thảo quả. Đến tháng 6/2017, gia đình anh Thảo đã có khoảng 40 ha cây thảo quả được trồng dưới tán rừng.
Anh Thảo đang kiểm tra độ chín của thảo quả (Nguồn: mard.gov.vn)
Trong năm 2017, anh Thảo dự kiến, sản lượng thảo quả của gia đình vào khoảng 25 tấn và với giá thảo quả như hiện nay thì doanh thu của gia đình vào khoảng 650 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí.
Anh Thảo chia sẻ: Tiềm năng phát triển cây thảo quả ở xã Hồ Thầu còn rất lớn, do đó bà con có thể mở rộng diện tích bởi anh cũng mong muốn xã Hồ Thầu sẽ trở thành vùng trồng thảo quả tập trung. Anh vận động người dân trong xã cùng tham gia trồng thảo quả và anh Thảo cũng là người tham gia hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp nguồn giống cho nhiều hộ gia đình trong xã Hồ Thầu để cùng đầu tư trồng thảo quả.
Trong thời gian tới, anh Thảo sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng thảo quả vì hiện nay loại sản phẩm này tiêu thụ nhanh chóng với giá cao cả trong nước và thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó anh sẽ khoanh vùng một số diện tích rừng trồng thảo quả để phát triển chăn nuôi lợn rừng và gà đen nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình.
“Chia giàu” cho bà con
Năm 2016, số tiền gia đình Ma Văn Anh (31 tuổi, dân tộc Tày, ở xã Thèn Chu Phìn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) thu về từ trồng thảo quả cũng hơn 200 triệu đồng.
Với số tiền tích góp 4 năm đi xuất khẩu lao động tại Malaysia, Ma Văn Anh đem mua cây giống trồng thảo quả. Vừa làm, vừa gây giống, diện tích trồng thảo quả nay đã lên tới 10 ha.
Dù đường lên xã biên giới, đi lại khó khăn nhưng thương lái dưới xuôi “lùng” đến tận nơi mua thảo quả. Mỗi ký thảo quả tươi từ 75.000 – 80.000 đồng/kg, còn để khô bán cũng được giá 600.000 đồng/kg.
Chàng trai người Tày phấn khởi cho biết: “Thấy mình phát triển mô hình trồng thảo quả mang lại hiệu quả kinh tế, bà con bắt đầu làm theo. Mình hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây, dần dần phong trào trồng thảo quả lan ra cả xã, nhiều người ở lại bám đất bám biên không bỏ đi di cư nữa”.
Ma Văn Anh chia sẻ: “Nhiều người dân vùng cao trước đây bị phụ thuộc vào hỗ trợ của nhà nước và lòng hảo tâm của các tổ chức từ thiện nên có phần trì trệ, lười lao động. Tôi chỉ muốn bà con thấy rằng, nếu chịu khó làm ăn, ai cũng có thể thoát nghèo, có của ăn, của để và làm giàu mà không cần phải bỏ xứ ra đi. Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất quy mô lớn hơn.
Tôi mong muốn được học hỏi thêm nhiều kỹ thuật mới, góp sức đưa nhiều giống cây đặc sản quý và cây dược liệu trở thành thương hiệu của Hoàng Su Phì, đem lại cuộc sống bền vững cho bà con nơi đây”.
Gia đình anh Lò Văn Sinh, thôn Sơn Thành Thượng ( xã Nậm Khòa) là một trong những hộ có diện tích thảo quả lớn nhất của xã với gần 40 ha. Anh Sinh cho biết: Hiện nay, gia đình anh có gần 20 ha thảo quả đang cho thu hoạch, còn hơn 20 ha đang trong thời kỳ chăm sóc, sang năm là có thể cho thu hoạch.Vụ này, anh ước tính sẽ thu từ 4 – 5 tấn Thảo quả tươi.
Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì kiểm tra diện tích Thảo quả của gia đình anh Lò Văn Sinh (giữa), thôn Sơn Thành Thượng, xã Nậm Khòa. (Nguồn: Báo Hà Giang)
Được biết, giá thu mua thảo quả trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì năm nay tăng cao so với mọi năm. Đây không chỉ là niềm vui, mà còn đem lại nguồn thu nhập cao cho người trồng thảo quả.
Hiện, toàn huyện Hoàng Su Phì có trên 2.100 ha cây thảo quả; trong đó, có trên 1.270 ha đang cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở các xã: Hồ Thầu, Nậm Ty, Nậm Khòa, Túng Sán, Tả Sử Choóng… Những năm qua, cây thảo quả đã mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân, với giá bán ra thị trường luôn ổn định; mỗi vụ, thảo quả mang về thu nhập tương đối lớn cho nhiều gia đình.
Thùy Dung tổng hợp
Trồng Hoa Huệ Trắng, Thu Nhập 500 Triệu Đồng/Năm
Ông Đỗ Văn Bảy ở ấp Trường Thạnh A, xã Trường Thành, huyện Thới Lai (Cần Thơ) đã đổi đời nhờ đưa 2,5 ha đất ruộng trồng lúa năng suất thấp sang trồng hoa huệ ta trắng từ năm 2009 đến nay, giúp ông thu lãi 500 triệu đồng mỗi năm.
Loại hoa này không chỉ được người tiêu dùng ưa chuộng vì có mùi rất thơm mà giá bán phù hợp với túi tiền của đại đa số khách hàng, chỉ từ 1.000 đến 2.500 đồng/cành.
Trước khi trồng, ông Bảy đã đến tỉnh Đồng Tháp tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm. Ông cho biết, hoa huệ thích hợp với nhiều loại đất, có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng ông chọn trồng vào cuối tháng giêng âm lịch để hoa trổ rộ đúng dịp Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5), rằm tháng 7 để bán có giá cao hơn từ 1.000 đến 1.500 đồng/cành so với dịp khác.
Ông Bảy bên những luống hoa huệ xanh tốt. Ảnh Dân Việt
Trong khâu làm đất, ông Bảy dọn sạch cỏ, cày xới cho đất tơi, lên liếp cao 0,4 mét nhằm tránh bị úng trong mùa mưa và phơi trong hai tuần cho đất khô nhằm hạ phèn, tăng lượng ô xy trong đất, giải phóng nhiều loại khí độc có hại cho cây trồng, tạo điều kiện cho vi sinh vật háo khí trong đất phát triển. Mỗi liếp có chiều ngang 1,2 m, giữa 4 liếp là mương dẫn và thoát nước sâu 0,5 m, rộng 0,6 m. Trước khi trồng, ông bón lót 250 kg phân DAP/ha và nhúng các củ huệ giống đạt chuẩn (đường kính 1,5 cm) vào thuốc trừ sâu diệt mầm bệnh, sau đó trồng thành bụi (mỗi bụi từ 4 đến 5 củ). Kế tiếp, ông lấp đất cho ngập củ giống từ 3 đến 4 cm, bụi cách bụi 0,4 m, hàng cách hàng 0,4 m để dễ chăm sóc.
Trong quá trình tăng trưởng, bụi huệ sẽ phát triển thành hàng chục củ. Xuống giống xong, ông dùng rơm rạ phủ lên mặt liếp một lớp mỏng để giữ độ ẩm cho đất và tưới ngay bằng máy bơm điện, đầu ống nước có vòi sen, bảo đảm huệ không bị gãy thân, giập lá sau này. Mỗi ngày ông tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều. Một tháng sau khi trồng, ông Bảy làm sạch cỏ trên liếp rồi bón phân thúc lần thứ nhất với 250 kg DAP/ha. Sang tháng thứ hai, ông bón thêm 150 kg phân u rê/ha. Một tháng sau khi trồng, cây huệ thường bị nhện đỏ và rệp sáp hại lá, ông sử dụng một trong các loại thuốc Nissorun, Kelthan 20EC, Comite, Basudin 10H để phòng trừ, bảo đảm vườn huệ luôn xanh tốt. Trong tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm mưa dầm, huệ dễ bị úng lá, thối củ, ông Bảy sử dụng các loại thuốc Anvil, Topsin, Ridomil phun từ gốc tới ngọn để ngừa bệnh.
Sau khi trồng 80 ngày, huệ sẽ cho hoa “lai rai”, từ 15 đến 20 ngày sau đó sẽ nở rộ, có thể thu hoạch đại trà. Sau đợt thu hoạch này, ông Bảy bón thêm 150 kg phân DAP, 150 kg urê cho vườn huệ phục hồi nhanh. Từ đó, cứ 5 đến 7 ngày, huệ sẽ nở hoa mới đều đều để ông thu hoạch tiếp. Sau đợt bón phân vừa nêu, 3 tuần một lần, ông bón phân DAP hoặc NPK cho vườn huệ (150kg/ha). Cứ như thế vườn huệ cho hoa trong 2 đến 3 năm mới phải trồng lại.
Hỏi về việc tiêu thụ, ông Bảy cho biết, ông liên hệ trước với bạn hàng ở các chợ lớn tại Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… thỏa thuận về giá mua bán. Hoa huệ loại 1 (cao từ 1 m trở lên) có giá 2.500 đồng/cành, loại 2 (cao 0,8 đến 0,9 m) giá 2.000 đồng/cành, loại 3 (cao 0,7 m trở xuống) giá 1.000 đồng/cành.
Những dịp lễ, Tết giá hoa được thỏa thuận tăng lên nhưng cũng không tăng quá 1.500 đồng/cành. Sau khi khách đặt hàng, gia đình ông bó lại thành từng bó (100 cành mỗi bó) và bao bọc kỹ để hoa khỏi giập, rồi gửi xe khách chuyển tới địa chỉ cho khách hàng. Sau đó, khách hàng chuyển trả tiền cho ông qua thẻ ATM. Cho đến nay chưa có khách hàng nào bội ước với ông.
Ông Bảy ước tính mỗi năm bán được hàng trăm nghìn cành huệ. Ông không tính được tiền lãi mỗi tháng mà chỉ tổng kết theo năm. Ông cho biết, tổng chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê nhân công chăm sóc, cắt hoa… mỗi năm khoảng 100 triệu đồng/ha. Trừ các khoản chi phí, từ năm 2009 đến năm 2013 bình quân mỗi héc ta hoa huệ cho gia đình ông lãi ròng khoảng 200 triệu đồng/năm. Với tổng diện tích 2,5 ha huệ, mỗi năm ông thu lãi 500 triệu đồng.
Trồng Bưởi Da Xanh Trong Vườn Dừa, Thu Nhập Hàng Năm 170 Triệu Đồng
Từ 6 nhánh bưởi da xanh ban đầu, ông Hồ Xuân Quang (Giồng Trôm, Bến Tre) đã nhân rộng ra và trồng xen trong vườn dừa (7.000 m2). Cách làm này trung bình mỗi tháng ông thu hoạch 650 kg, cả năm thu hoạch được 7,8 tấn, giá trung bình từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, thu nhập hàng năm 170 triệu đồng…
Ông Hồ Xuân Quang chia sẻ kinh nghiệm trồng bưởi da xanh của mình như sau: Đầu tiên là chuẩn bị đất trồng bằng cách đào hố sâu 0,5 m, rộng 1 m, rải qua lớp vôi bột khử phèn và diệt khuẩn (0,5 kg), 0,5 kg phân lân, 10 kg phân bò ủ hoai, trộn đều với đất tơi xốp, sau đó cho vào hố. Cây bưởi được chiết cành giâm sống đặt vào hố, không đặt nhánh bưởi quá sâu, lấp đất vừa ngang mặt bầu sao cho bộ rễ không bị nghẹt. Cắm cây cố định không cho gió thổi lay gốc.
Khoảng cách trồng, hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 5 m, mương thoát nước tốt (có thể trữ nước tưới lúc khô kiệt hay xâm nhập mặn). Mỗi tháng tưới phân urê, liều lượng 2 muỗng canh, pha tưới 2 lần/tháng. Cách 10 ngày sau, tưới phân kết hợp với tưới nấm trichoderma (diệt nấm hại rễ). Khi cây đâm chồi non, chú ý diệt sâu vẽ bùa và sâu hại lá non bằng cách phun dầu khoáng đều hai mặt lá. Khi cây một năm tuổi thì tăng gấp đôi lượng phân, dùng kéo tỉa tán cho cây tròn đều. Chú ý không tỉa hết nhánh nhỏ mọc từ thân (gọi là nhánh nhện, nhánh chẽn) vì những nhánh này cho trái tốt hơn so với nhánh nhô ra ánh sáng. Khi cây hai năm tuổi tăng thêm lượng phân bón (tùy cây tốt xấu), kết hợp bón thêm phân chuồng. Từ năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái, sang năm thứ 5 thì vào thời kỳ khai thác.
Đắk Lắk: Nông Dân Cư M’Gar Trồng Rau Chuyên Canh Thu Lãi 200 Triệu Đồng/Năm
Chị Phạm Thị Hương (trái) đang giới thiệu về sản phẩm rau xanh của gia đình với cán bộ xã Ea Kiết. Ảnh T.Dũng
Gia đình chị Phạm Thị Hương ở thôn 6, xã Ea Kiết đã có gần 10 năm gắn bó với nghề trồng rau xanh. Từ vài chục m 2 ban đầu đến nay chị đã mở rộng quy mô lên hơn 4.000 m 2, với các loại rau như: Cải, dưa leo, bắp xú, đâu cô ve, rau thơm… có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng.
Với sự cần cù, chịu khó, vừa làm vừa học tập kinh nghiệm của những người đi trước, qua sách báo, các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, vườn rau của gia đình chị phát triển tốt và cho thu hoạch hằng ngày. Sản phẩm rau xanh của gia đình được các thương lái tìm đến thu mua tại vườn và xuất bán cho các nhà hàng trong và ngoài địa phương.
Hiện bình quân mỗi năm gia đình chị xuất bán ra thị trường từ 05 – 08 tấn rau xanh các loại, giá cả tùy thuộc vào sự biến động của thị trường đối với từng loại sản phẩm. Trừ mọi chi phí, gia đình chị thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm.
Chị Hương chia sẻ: Trồng rau xanh có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích canh tác, công chăm sóc, ít sâu bệnh, chăm bón chủ yếu là phân hữu cơ và có thể trồng, thu hoạch quanh năm. Từ trồng rau, gia đình đã tích góp mua được thêm gần 03 ha đất trồng cà phê, hồ tiêu, điều, tổng thu nhập tăng lên hơn 400 triệu đồng/năm, sau khi trừ mọi chi phí thu lãi hơn 200 triệu đồng…
Hiện diện tích rau xanh mỗi vụ ở huyện Cư M’gar được duy trì từ 124 – 130 ha, (vượt so với kế hoạch gieo trồng từ 1,6 – 4%, đặc biệt có vụ vượt đến 13%). Trong đó, vụ Đông xuân có 124 ha và vụ Hè thu, Thu đông mỗi vụ 130 ha, tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Thị trấn Ea Pôk, xã Ea M’nang, xã Quảng Hiệp, xã Ea Kuêh, xã Ea M’droh,… Nhiều diện tích rau xanh được các địa phương phát triển theo hướng chuyên canh, chiếm khoảng hơn 58% tổng diện tích rau xanh toàn huyện, có những hộ có diện tích canh tác lên đến vài nghìn m 2. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt, làm nhà lưới phòng tránh sâu bệnh cũng như ảnh hưởng của thời tiết; trồng rau xanh theo hình thức thủy canh; chú trọng áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất, nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, để đảm bảo đầu ra cho rau xanh, một số vùng đã liên kết thành lập Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn…
Thực tế cho thấy, việc phát triển cây rau xanh đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Cư M’gar, nhất là những hộ phát triển rau theo hướng chuyên canh có được cuộc sống ổn định, thậm chí vươn lên trở thành hộ có điều kiện kinh tế khá, giàu ở địa phương…/.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trồng Thảo Quả Thu 650 Triệu Đồng/Năm trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!