Cập nhật nội dung chi tiết về Trồng Ớt “Trái Tim” Nhiều Màu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không ít người chọn trồng ớt trong nhà vì ý nghĩa phong thủy rất riêng mà loại cây này mang lại. Ớt có màu đỏ tượng trưng cho mùa hạ – hành hỏa, hợp với mệnh gia chủ, sở hữu một cây ớt trong nhà sẽ giúp gia chủ làm ăn tấn tới.
Bước 1: Chọn loại hạt giống ớt
Bạn có thể tìm mua các hạt giống ớt bi nhiều màu trong các cửa hàng bán hạt giống với giá dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/gói. Ngoài ra, nếu bạn muốn trồng ớt vừa để làm gia vị, vừa để trang trí thì có thể chọn loại ớt chuông, ớt ngọt. Hoặc nếu trồng chỉ đơn thuần để làm gia vị, bạn nên chọn hạt giống của ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa…
Bước 2: Ngâm hạt giống
Ngâm hạt ớt trong nước khoảng 50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 2-8 tiếng để đẩy nhanh sự phát triển của hạt ớt.
Bước 3: Chuẩn bị đất trồng
đất Tribat hoặc đất vinatap). Có thể bón lót một lượng vừa phải vôi, phân NPK.
Chuẩn bị sẵn đất cát pha, đất thịt pha sét, phù sa ven sông hay đất canh tác lúa. Lưu ý nên chọn loại đất thoáng và xốp giàu chất hữu cơ (. Có thể bón lót một lượng vừa phải vôi, phân NPK.
Bón phân được tiến hành làm ba đợt, một đợt trước khi trồng và một bón sau khi trồng được 20-25 ngày, khi cây ra quả tiếp tục bón một lần nữa.
Bước 4: Gieo hạt
Bạn nên sử dụng các khay để gieo hạt chuyên dụng hoặc tận dụng các vỉ đựng nước đá cũ tủ lạnh để gieo hạt giống vào đó. Chú ý nên đục lỗ dưới đáy để đất thoát nước. Gieo hạt, tưới nước và thoát nước mỗi ngày để hạt nhanh nảy mầm.
Bước 5: Chăm sóc
– Để các chậu ớt đã gieo hạt vào nơi có nhiệt độ ấm hoặc đặt trong một căn phòng có đèn sợi đốt chiếu sáng.
– Sau khi hạt ớt nảy mầm và phát triển, có độ cao 10-15 cm, bạn hãy đánh cây ớt ra khỏi lô gieo hạt.
-
Bạn tỉa các nhánh, lá cây ở bên dưới gốc để gốc cây thông thoáng và phân tán rộng khi cây ớt lên cao khoảng 20cm. Bắt sâu hại và bón phân đúng thời điểm.
Với chế độ chăm sóc tốt, 2 tháng sau khi trồng ớt sẽ ra hoa. (bạn nên bón thêm phân để ớt ra hoa đậu quả tốt hơn)
Đến tháng thứ 3, ớt sẽ ra đợt quả đầu tiên.
*lưu ý
Không nên trồng ớt quá dày trong một chậu cây, ảnh hưởng đến sự phát triển phân tán nhánh về sau. Nếu trồng ớt trong các chậu to, nhớ giữ khoảng cách giữa các cây 20-30 cm.
Rải thêm rơm rạ ẩm xung quanh gốc cây, nhớ bắt sâu, vun xới đất, tưới nước hàng ngày cho cây.
bạn có thể thu lại hạt từ quả ớt chín và gieo trồng cho vụ sau.
Cách Trồng Cây Ớt &Amp; Trồng Ớt Tại Nhà
Cách trồng cây Ớt & trồng Ớt tại nhà
Cây ớt thì có nhiều loại giống ớt khác nhau như ớt chỉ thiên, ớt sừng, ớt chuông, ớt nhiều màu, ớt cảnh, ớt xanh, ớt ngọt,… cây ớt thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để năng suất cao và chất lượng ớt tốt thì nên trồng trên loại đất thịt nhẹ, đất giữ ẩm và thoát nước tốt.
Cây ớt là cây trồng ngắn ngày nhanh cho thu hoạch, cây ít sâu bệnh và có thể trồng được quanh năm cho hái ớt tươi mỗi ngày.
Hướng dẫn chi tiết trồng cây ớt
Cách trồng cây Ớt & trồng Ớt tại nhà
Bước 1: Làm đất
Đất để gieo trồng ớt cần phải làm cho tơi xốp, bón lót vôi bột, phân hữu cơ từ mùn cưa, tro trấu, cỏ rác, lá cây, xơ dừa,… bạn cũng có thể mua đất tribat để trộn thêm vào đất sẽ tăng độ dinh dưỡng cho đất. Để phơi đất trong thùng khoảng 1 tuần để diệt mầm bệnh có trong đất trước khi gieo và trồng ớt.
Bước 2: Ủ hạt ớt giống
Bạn có thể mua hạt giống ớt hoặc chọn những quả ớt già chín đỏ rồi mang phơi khô để lấy hạt giống. Hạt ớt sau khi phơi khô sẽ ngâm với nước ấm khoảng 40 – 50°C trong vòng 6 – 10h, sau đó dùng bông gòn hoặc khăn giấy rồi gói hạt giống lại tưới đẫm nước giữ ẩm để ủ hạt khoảng 4 – 8 tiếng kiểm tra đến khi hạt nức nanh thì đem gieo.
Bước 3: Gieo hạt ớt
Sau khi gieo thì tưới nước nhẹ tạo độ ẩm cho đất, dùng tấm che đậy lên chậu gieo trong 2 – 3 ngày đầu. Đặt chậu gieo cây ở nơi thoáng mát, có nắng nhẹ, tưới nước hàng ngày, sau khoảng 1 tuần hạt giống sẽ nảy mầm.
Bước 3: Trồng ớt
Sau khi hạt nảy mầm mọc cây cao khoảng 7 – 10cm thì tiến hành nhổ cây mang trồng vào các chậu hoặc thùng xốp lớn. Tùy vào kích thước chậu, mỗi chậu chỉ nên trồng 1 – 2 cây thì cây ớt mới sinh trưởng và phát triển tốt cho nhiều trái được.
Trồng cây ớt trong chậu và thùng xốp thì chỉ cần chú ý tưới nước giữ ẩm cho đất, bón các loại phân hữu cơ trong vòng 1 tháng sẽ cho thu hoạch trái rất nhiều.
Chăm sóc
Bạn có thể trồng các loại ớt chuông, ớt chỉ thiên, ớt hiểm, ớt nhiều màu hoặc ớt ngọt tại nhà
Ớt là cây ưa ánh sáng nên bạn cần chú ý đặt cây ớt ở vị trí có ánh sáng như ban công, sân thượng, gần cửa sổ,…
Nếu cây ớt phát triển tốt, có thể ra hoa trong tháng thứ 2 từ lúc gieo hạt và nếu muốn tỉ lệ hoa ớt đậu trái cao, bạn nên chủ động thụ phấn cho hoa ớt.
Giai đoạn sau khi trồng cây con được 20 – 25 ngày cây ớt sẽ mọc cao 15cm thì ngắt bỏ ngọn cây, bón phân NPK hoặc phân trùn quế và các loại phân hữu cơ kết hợp vun thêm đất vào gốc cây. Bón thêm phân vào giai đoạn cây ớt ra hoa để tăng cường dinh dưỡng cho cây trổ hoa đậu trái.
Mỗi ngày bạn có thể tưới nước vo gạo cho cây ớt, bón vỏ trái cây vào gốc. Cách 1 tháng bón phân cho cây ớt 1 lần.
Khi cây ớt cao đến khoảng 20 – 25cm thì tiến hành tỉa các cành con và lá nằm bên dưới đoạn phân cành để giúp cây thoáng gốc, giúp cây phát triển nhánh để cây tập trung ra hoa, đậu quả.
Thu hoạch
Tìm hiểu thêm
Copyright @hoinuoitrong.com
Tìm hiểu thêm cách trồng ớt cách trồng ớt tại nhà trồng cây ớt trong chậu và thùng xốp trồng ớt chỉ thiên, ớt sừng, ớt chuông, ớt ngọt kỹ thuật trồng ớt đà lạt, trồng ớt cay
Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay ( Ớt Xanh)
1. Thời vụ trồng ớt:
Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:
– Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.
– Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.
– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.
2. Giống:
Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…
3. Chuẩn bị đất:
Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20cm, rộng 1m. Bón lót: 100kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
4. Gieo trồng:
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.
5. Chăm sóc:
– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
– Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
– Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:
Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
6. Thu hoạch:
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.
7. Một số sâu, bệnh thường gặp:
– Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire… để phòng trị.
– Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
– Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis…
– Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,….
– Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
– Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…
Trồng Ớt Trên Cát Trắng
Ông Nguyễn Tích ở thôn Kim Long cho biết: “Mấy đời nay không ai nghĩ đến chuyện trồng được cây ớt trên cát trắng. Nông dân chỉ quanh quẩn với mấy ha đất truyền thống trong thôn. Không có đất sản xuất, mỗi lần đi qua đồng cát ai cũng tỏ vẻ tiếc vì không biết làm cách nào để biến cát trắng thành đất sản xuất. Từ ngày trồng cây ớt theo mô hình biến đổi khí hậu và bền vững trên cát trắng, tôi thấy cây ớt cho năng suất rất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn”.
Hiện tại, ở xã Hải Quế, bà con nông dân rất kết mô hình này vì cảm thấy an toàn và hiệu quả. Bà Trần Thị Lựu – Phó Chủ tịch xã Hải Quế – Trưởng Ban dự án Biến đổi khí hậu của xã, trăn trở: “Trước đến nay, một câu hỏi luôn đặt ra, biến đổi khí hậu như hạn hán trầm trọng, mưa lũ liên miên xảy ra làm cho đất canh tác nông nghiệp mỗi ngày mất đi một ít, trong khi đó dân số lại càng tăng thì lấy đất đâu ra sản xuất để nuôi sống con người. Chủ động cải tạo đồng đất hoang hoá bằng ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất bền vững là việc làm phải được quan tâm hàng đầu”.
Được sự giúp đỡ của Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung, bà con nông dân của xã Hải Quế đã cải tạo đất cát trắng thành đất sản xuất màu mỡ để trồng cây ớt. Quy trình cải tạo đất trồng cây ớt gồm ba bước chính: tăng cường phân bón như phân chuồng, kali cho đất, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và kịp thời phòng trừ, phát hiện sâu bệnh để có cách chữa trị hiệu quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế và canh tác bền vững.
Tại sao lại chọn cây ớt làm thực nghiệm mô hình, bà Lựu cho biết: Nhiều loại hoa màu có thể thích ứng với việc biến đổi khí hậu song ớt là loại cây trồng đặc biệt nhất, có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao, chịu nóng, hạn tốt, dễ trồng, không kén đất và thích hợp với nhiều vùng sinh thái. Tiềm năng phát triển cây ớt ở Hải Quế nói riêng và huyện Hải Lăng là rất lớn.
Phát triển trên diện rộng
Nông dân Nguyễn Lỵ cho biết: Muốn làm giàu từ cây ớt phải phát triển theo hướng canh tác bền vững, chống chọi được với khí hậu khắc nghiệt. Nếu như trước 2009 bà con ở Hải Quế trồng ớt theo cách truyền thống cho năng suất 70kg ớt bột khô/sào thì nay làm theo mô hình thích nghi biến đổi khí hậu ớt cho năng suất 100kg ớt bột/sào. Trồng ớt theo cách này có hiệu quả kinh tế, tận dụng được thời gian nhàn rỗi cho sản xuất nông nghiệp.
Theo bà Lựu, với việc tìm ra mô hình trồng cây ớt bền vững trên cát trắng thì sắp tới diện tích cây ớt ở Hải Quế sẽ được tăng lên rất lớn chứ không phải chỉ 15 ha như hiện nay. Ngoài cây ớt, trồng cây ném trên cát trắng cũng cho hiệu quả khá. Xã đang chủ động hướng đến cả hai mô hình trồng ớt và trồng ném trên đất cát trắng để không ngừng nâng cao diện tích và hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp.
Cũng theo ông Lỵ, cây ớt mỗi năm trồng được hai vụ. Vụ đông – xuân gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 12, trồng vào tháng 1-2, thu hoạch từ tháng 4-5 đến tháng 6-7 năm sau. Ngoài ra, ở các bãi ven sông hoặc các vùng đất trống không trồng được lương thực, bà con nông dân có thể trồng ớt xuân – hè, gieo hạt từ tháng 2-3, trồng tháng 3-4, thu hoạch tháng 7-8. Hiện có hai giống ớt được thị trường ưa thích: ớt sừng bò và ớt chìa vôi (ở Quảng Trị nông dân trồng chủ yếu ớt chìa vôi). Giống ớt này có thời gian sinh trưởng từ 115-120 ngày, cây cao 40-45 cm có 4-5 cành, mỗi cây cho 40-45 quả.
Bà Trần Thị Lựu, cho biết: “Kết quả lớn nhất của mô hình này sau hai năm là đã tìm ra được cây trồng thích hợp. Người nông dân được nâng cao năng lực canh tác, kịp thời ứng phó với những bất thuận của thiên tai trong sản xuất nông nghiệp”.
Địa hình xã Hải Quế nằm ở vùng đất cát nội đồng và thấp trũng của huyện Hải Lăng. Toàn xã có 900 hộ với 4.350 nhân khẩu, thu nhập trung bình trên đầu người đạt 9,5 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người dân là trồng trọt và chăn nuôi. Nếu đưa vào sản xuất cây ớt đại trà trên diện rộng thì việc nâng thu nhập cho nông dân là không khó. Thực tế trồng cây ớt trên cát trắng hai năm qua cho thấy, dù đất cát trắng tinh song sử dụng phân bón, nhất là phân chuồng, bón nhiều lần và bón đúng liều lượng cũng như trồng đúng mật độ thích hợp sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, quả to, hiệu quả kinh tế cao.
Cách Trồng Ớt Dễ Dàng
Kỹ thuật trồng ớt dễ dàng
Quả ớt với vị cay đặc trưng là loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn trong gia đình Việt. Ớt chứa hàm lượng vitamin A rất cao, ớt giúp giảm đau, giảm béo, chống cảm cúm và diệt vi khuẩn. Việc trồng và chăm sóc ớt dễ dàng, không yêu cầu kỹ thuật cầu kỳ. Bài viết này hướng dẫn cách trồng và chăm sóc ớt sai quả
Ớt là một loại quả gia vị hoặc làm rau Capsicum annum L. thuộc họ Cà – Solanaceae. Ớt thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, nhiều cành lá, chiều cao khoảng 30-120cm. Hoa ớt có 5 cánh, mọc ở nách lá. Quả ớt có nhiều loại, khi còn non có màu xanh, khi chín có màu đỏ hoặc vàng, có vị cay nồng hoặc không cay. Quả ớt có nhiều hình dáng tùy thuộc vào giống.
Kỹ thuật trồng chăm sóc cây ớt
Cách gieo trồng ớt
Nên gieo hạt ớt vào bầu bằng giá thể mịn, nếu không có điều kiện gieo luôn xuống ruộng. Gieo hạt vào hốc trồng, rải lớp mỏng phân chuồng hoai sàng kỹ lấp kín hạt ,rải một ít thuốc Basudin để đề phòng sâu đất , dế, kiến phá hoại. Sau khi cây có 4-5 lá thật khoảng 25-35 ngày sau gieo thì đem trồng với mật độ vừa phải: cây cách cây 0,6m , hàng cách hàng 1m2-1m4.
Cách chăm sóc cây ớt
Cây ớt rất khỏe mạnh, dễ trồng, chăm sóc, ít sâu bệnh, kháng chịu khắc nghiệt rất tốt. Rễ ớt là loại rễ chùm, mọc nông chịu úng kém nhưng chịu nóng và hạn rất tốt.
Đất cần được cày xới sâu 20-25 cm, phơi ải 10-15 ngày, luống rộng 1m, cao 20 cm.
– Tưới nước: Cây ớt cần tưới nước đầy đủ, mùa mưa thoát nước tốt. Tưới thấm vào rãnh là phương pháp tưới nước tốt nhất cho ớt: vừa tiết kiệm nước, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, không văng đất lên lá. Tuy nhiên nếu ruộng có cây bị bệnh gây ra trong đất thì nên tưới hốc, tưới phun. Cần tưới nước đầy đủ trong giai đoạn ra hoa, kết quả để tránh hoa, quả bị rụng. Nếu tưới không đầy đủ và điều độ làm cây phát triển kém, giảm hoa, giảm quả, chất lượng thấp.
Tỉa cành nhánh: tỉa các lá, cành dưới điểm phân cành vào lúc nắng ráo để ớt phân tán rộng, gốc thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. Làm giàn: Khi ớt nhiều quả gặp gió mạnh dễ bị đổ ngã nên làm giàn giúp cây đứng vững, dễ hái quả, hạn chế quả bị sâu bệnh do cây đổ, kéo dài thời gian thu hoạch.
Bón phân cho cây:
Bón lót: trước khi trồng cho 1 ha dùng: 20 kg NPK 16-16-8 + 2 kg Micromate + 1-1,5 tấn phân hữu cơ hoai mục + 2 kg Basudin 10 H + 1 kg Super Humic.
Sau trồng 25-30 ngày bón thúc đợt 1: 1 kg Super Humic + 30 kg N.P.K 16-16-8
Sau trồng 45-50 ngày bón thúc đợt 2: 5 kg Nitrabor + 30 kg N.P.K 16-16-8+ 5 kg Ure.
Khi đang thu hoạch quả: bón bổ sung thêm dung dịch 250 g Super Humic + 20 kg N.P.K 16-16-8 tưới 5-7 ngày/ lần.
Phòng trừ sâu bệnh:
Cây ớt ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên nếu trồng nhiều đồng loạt thì có thể bị sâu ăn lá, sâu đất, sâu đục quả, bọ phấn, bọ trĩ, rầy mật … bà con sử dụng luân phiên các loại thuốc: Thiamax 25WDG, Ammate, Brightin 1.8EC, Secure 10EC, Actimax 50WG
Ớt cay thu hoạch sau 35-40 ngày sau trổ hoa, thu hoạch trung bình 1-2 ngày/ lần.Năng suất ớt đạt trung bình 25-35 tấn/ha. Nên thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển màu có vết đỏ để kích thích hoa nhiều, tăng năng suất đợt sau. Chú ý cắt cả cuống quả,tránh làm gãy nhánh.
Chú ý khi trồng, chăm sóc ớt
Khi quả đang lớn cần nhiều kali và canxi để tạo vỏ dày, cứng,đẹp, ít bị thối úng, nặng cân, phòng bị nứt, nổ quả. Để bổ sung cần phun 5-6 ngày/lần 2 loại phân bón lá là HK 7-5-44+TE + Caltrac với tỷ lệ 40g + 15ml + 16 lít. Tránh lạm dụng phân bón lá hoặc chất kích thích tăng trưởng giai đoạn cây đang nuôi quả vì sẽ làm giảm phẩm chất quả và cây mẫn cảm với bệnh hại.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trồng Ớt “Trái Tim” Nhiều Màu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!