Đề Xuất 3/2023 # Trồng Ổi Xen Canh Vườn Bưởi Thu Hơn 450 Triệu Đồng # Top 5 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Trồng Ổi Xen Canh Vườn Bưởi Thu Hơn 450 Triệu Đồng # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trồng Ổi Xen Canh Vườn Bưởi Thu Hơn 450 Triệu Đồng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước tình trạng cây ăn trái bấp bênh về thị trường tiêu thụ và hay bị sâu bệnh, anh Đỗ Văn Sang, ấp 4, xã Phú Thịnh đã thực hiện mô hình trồng ổi xen canh với cây bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vườn ổi xen với bưởi có diện tích 2,5 hécta được anh Đỗ Văn Sang trồng gần 3 năm nay. Từ một vườn nhãn ban đầu bị bệnh quăn đọt, không thể ra trái, anh phải chặt bỏ để thay thế bằng cây bưởi da xanh. Trong khi chờ cây bưởi cho thu hoạch, anh nghĩ phải trồng xen vào một loại cây khác để lấy ngắn nuôi dài. Và anh đã về Tiền Giang săn tìm giống ổi không hạt về trồng thử trên rẫy của mình. Anh Sang nói: “Khi đem 15 cây ổi giống từ Tiền Giang về trồng được 8 tháng thì ra trái xum xuê. Thấy vậy, tôi chiết thành nhiều cây để trồng xen với bưởi. Đến nay, ngoài 800 cây bưởi, trong vườn còn có khoảng 3.000 cây ổi không hạt”.

Nhờ ra trái quanh năm nên ngày nào anh Sang cũng có ổi để thu. Riêng năm qua, anh đã thu được khoảng 60 tấn trái, với giá bán tại vườn cho các thương lái là 8.000 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí đầu tư phân bón và thuốc trừ sâu cho cây ổi rất ít, chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng thu. Tính ra, chỉ với cây ổi, mỗi năm anh đã thu nhập hơn 450 triệu đồng. Theo anh Sang, giống ổi không hạt kháng được nhiều sâu bệnh và chịu hạn tốt. Không những thế, khi trồng cây ổi xen canh thì vườn bưởi gần như không còn thấy bọ cánh cứng và rệp sáp. Có lẽ, do đặc tính của lá ổi có vị đắng nên sâu bọ cũng “lánh xa” so với những vườn bưởi trồng độc canh. Anh Sang lưu ý, để cho ra hoa và đậu trái cao, người trồng ổi phải am hiểu về kỹ thuật, trong đó việc bấm đọt và bao trái phải đúng thời kỳ, nếu không cây ổi sẽ không ra hoa.

Hiện nay, loại ổi không hạt còn ít người trồng, trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường khá lớn. Ổi không hạt khá ngon và an toàn, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời cũng không bón nhiều phân hóa học, chủ yếu chỉ dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng.

Vườn ổi xen canh bưởi của anh Sang đang được huyện Tân Phú chọn làm mô hình điểm để bà con nông dân học tập và nhân rộng. Theo ông Trần Bá Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Phú, thì những mô hình tương tự như thế này cần được nhân rộng để nâng cao hiệu quả cho nhà nông, nhất là đối với những người ít vốn, việc trồng xen canh sẽ giúp cho bà con lấy ngắn nuôi dài và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Mới đây, ổi không hạt của anh Đỗ Văn Sang đã giành được huy chương vàng tại Chợ công nghệ – thiết bị thương mại Cẩm Mỹ do Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với UBND huyện Cẩm Mỹ tổ chức.

Tiến Khang – Bá Lợi

Trồng Bưởi Da Xanh Trong Vườn Dừa, Thu Nhập Hàng Năm 170 Triệu Đồng

Từ 6 nhánh bưởi da xanh ban đầu, ông Hồ Xuân Quang (Giồng Trôm, Bến Tre) đã nhân rộng ra và trồng xen trong vườn dừa (7.000 m2). Cách làm này trung bình mỗi tháng ông thu hoạch 650 kg, cả năm thu hoạch được 7,8 tấn, giá trung bình từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, thu nhập hàng năm 170 triệu đồng…

Ông Hồ Xuân Quang chia sẻ kinh nghiệm trồng bưởi da xanh của mình như sau: Đầu tiên là chuẩn bị đất trồng bằng cách đào hố sâu 0,5 m, rộng 1 m, rải qua lớp vôi bột khử phèn và diệt khuẩn (0,5 kg), 0,5 kg phân lân, 10 kg phân bò ủ hoai, trộn đều với đất tơi xốp, sau đó cho vào hố. Cây bưởi được chiết cành giâm sống đặt vào hố, không đặt nhánh bưởi quá sâu, lấp đất vừa ngang mặt bầu sao cho bộ rễ không bị nghẹt. Cắm cây cố định không cho gió thổi lay gốc.

Khoảng cách trồng, hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 5 m, mương thoát nước tốt (có thể trữ nước tưới lúc khô kiệt hay xâm nhập mặn). Mỗi tháng tưới phân urê, liều lượng 2 muỗng canh, pha tưới 2 lần/tháng. Cách 10 ngày sau, tưới phân kết hợp với tưới nấm trichoderma (diệt nấm hại rễ). Khi cây đâm chồi non, chú ý diệt sâu vẽ bùa và sâu hại lá non bằng cách phun dầu khoáng đều hai mặt lá. Khi cây một năm tuổi thì tăng gấp đôi lượng phân, dùng kéo tỉa tán cho cây tròn đều. Chú ý không tỉa hết nhánh nhỏ mọc từ thân (gọi là nhánh nhện, nhánh chẽn) vì những nhánh này cho trái tốt hơn so với nhánh nhô ra ánh sáng. Khi cây hai năm tuổi tăng thêm lượng phân bón (tùy cây tốt xấu), kết hợp bón thêm phân chuồng. Từ năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái, sang năm thứ 5 thì vào thời kỳ khai thác.

Mô Hình Bưởi Xen Ổi: Lấy Ngắn Nuôi Dài

Việc trồng 2 loại cây đan xen với nhau không chỉ giải quyết tốt vấn đề kinh tế trước mắt và lâu dài, mà xen đúng các loại cây còn giúp giảm thiểu sâu hại. Mô hình trồng xen giữa cây bưởi và cây ổi tại Khánh Vĩnh đáng được nghiên cứu nhân rộng.

Một cách làm hay

Vườn bưởi rộng 6ha của ông Đặng Thái Luyện (thôn Sơn Thành, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh) hiện có 2.400 cây bưởi, trong đó khoảng 1/3 đã cho thu hoạch, số còn lại từ 1 năm đến 2,5 năm tuổi, tất cả đều xanh tốt. Điều đáng chú ý là giữa những hàng bưởi, ông Luyện còn trồng 700 gốc ổi giống ổi lê Đài Loan.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan mô hình trồng bưởi xen ổi tại vườn ông Luyện.

Theo ông Luyện, việc trồng ổi sẽ hạn chế được tối đa loại rầy chổng cánh gây hại cho cây bưởi. Rầy chổng cánh được xem là đối tượng côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên cây có múi nói chung, trong đó có cây bưởi. Chúng đặc biệt xuất hiện nhiều khi cây bưởi ra đọt non hoặc trổ bông. Cây bưởi bị rầy chổng cánh tấn công sẽ bị vàng lá, cành khô héo. Cây bưởi bị bệnh giảm hẳn năng suất, nếu có trái thì trái cũng nhỏ, xù xì, méo mó, hầu như không bán được.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Vĩnh, hiện nay, trên địa bàn xuất hiện một số mô hình trồng xen ổi với bưởi. Ngoài ra, còn có các mô hình xen chanh, chuối, dứa… với bưởi nhằm giải quyết vấn đề trước mắt trong quá trình cây bưởi phát triển. Đến thời điểm bưởi cho thu hoạch sẽ giảm dần số lượng, mức độ vào những cây ngắn ngày. Lấy ngắn nuôi dài

Theo UBND huyện Khánh Vĩnh, cây bưởi đang được người dân tập trung đầu tư bài bản, chất lượng cao. Diện tích bưởi da xanh của huyện đang phát triển từng ngày. Nếu như khoảng 5 năm trước, toàn huyện chỉ có khoảng 130ha thì nay đã vượt qua con số 500ha. Đơn cử như xã Khánh Phú, địa phương còn nhiều khó khăn nhưng tốc độ phát triển diện tích bưởi da xanh đang thuộc loại mạnh nhất huyện.

Ngay cả ở quy mô nhỏ hơn, chỉ độ 200 gốc bưởi cũng khó thực hiện. Chưa kể cây bưởi phải mất khoảng 4 năm trồng, chăm sóc, đầu tư chu đáo mới có thể cho thu hoạch. Đó là một quãng thời gian dài. Vì thế, để giải quyết vấn đề trước mắt, không ít hộ đang áp dụng việc trồng các loại cây cho thu hoạch sớm trước, rồi sau đó xen bưởi vào để lấy ngắn nuôi dài.

Với mô hình trồng ổi xen bưởi, bên cạnh tác dụng phòng bệnh như đã nói ở trên, thu nhập từ cây ổi cũng rất đáng kể. “Sau 8 tháng trồng, ổi đã cho thu hoạch đều đặn quanh năm. Mỗi năm, 1 cây ổi cho bình quân 20kg quả. Với 700 gốc ổi đang có, bình quân mỗi tháng cũng thu được hơn 2 tấn quả. Giá bán tại vườn hiện quanh mức 15.000 đồng/kg. Đây đang là thu nhập chính nhằm giải quyết cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và đầu tư phân bón, tưới tiêu, chăm sóc cây bưởi”, ông Luyện chia sẻ.

Được biết, hiện nay, Khánh Vĩnh đã có các mô hình hợp tác xã trồng cây ăn quả, tổ sản xuất trái cây an toàn nhằm nâng cấp quy trình trồng, chăm sóc và cho ra thị trường những trái bưởi không chỉ thơm ngon mà còn an toàn, sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn để có thể vào được các kệ hàng siêu thị, trung tâm mua sắm. 3 hợp tác xã và 16 tổ hợp tác cây ăn quả đã được thành lập, củng cố nhằm liên kết hỗ trợ nhau về kỹ thuật; giống cây trồng; vật tư nông nông nghiệp; kết hợp các dịch vụ làm đất, thu hoạch; tiêu thụ nông sản. Trong đó, có 82ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi da xanh của 51 hộ thành viên.

Tổ sản xuất trái cây an toàn Khánh Vĩnh đã được chứng nhận VietGAP. Dự kiến trong tháng 6 này, nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm bưởi da xanh Khánh Vĩnh sẽ chính thức được công bố. Đó là những bước tiến đáng kể cần được tiếp tục duy trì, phát triển nhằm đưa loại cây chủ lực này thực sự trở thành cứu cánh cho bài toán kinh tế ở huyện miền núi Khánh Vĩnh.

Theo Báo Khánh Hòa

Trồng Cam Sành Xen Ổi

Cam sành 3 năm tuổi đang cho trái.

Ngày 23-8-2013, Ban quản lý Dự án Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả hơn cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long, tại Bến Tre (Dự án Cây có múi JICA tỉnh Bến Tre do Chi cục Bảo vệ thực vật thực hiện) tổ chức cho cán bộ, nông dân các huyện, thành phố trong tỉnh đến 2 xã Tân Phú Tây, Phú Mỹ (Mỏ Cày Bắc) tham quan 4 mô hình trồng cam sành xen ổi được triển khai từ năm 2010-2014.

Trước kia, nơi đây trồng cam sành khoảng cách giữa 2 cây từ 0,8-1,2m. Do mật độ cây trồng quá dầy cành nhánh có tính hướng quang vượt thẳng lên cao 3-4m nên khó kiểm soát sâu bệnh, tỉa cành, tạo tán, chăm sóc, hái trái. Thời gian thu hoạch chỉ 2-3 vụ là tàn lụi, đốn bỏ vì rầy chổng cánh xâm nhập truyền virus gây bệnh vàng lá Greening. Trước năm 2004, các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ở đồng bằng sông Cửu Long có những vườn cam sành trồng xen ổi xá lị ít thấy rầy chổng cánh hơn là vườn cam không xen ổi. Đây là mấu chốt để nghiên cứu cây ổi. Theo kết quả phân tích, lá ổi có chất terpenoids (hương ổi) có thể có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh. Từ đó, nhiều đề tài nghiên cứu và mô hình thử nghiệm cho thấy cây ổi trồng xen cây cam sành đã làm giảm sự xâm nhiễm rầy chổng cánh gây bệnh vàng lá Greening. Đồng thời, kỹ thuật dùng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh để bồi bổ cho đất luôn tơi xốp, kỹ thuật chăm sóc đồng bộ, bộ rễ phát triển mạnh, làm cho cây cam khỏe, kháng bệnh tốt, đâm chồi, phát tán sum suê. Muốn làm được điều đó, trước hết phải chọn giống cam sành sạch bệnh, giống ổi ngon như ổi xá lị, ổi ruột trắng hoặc ruột đỏ không hạt bán được giá cao. Lên mô cao 0,3-0,5m, đường kính mô rộng 1-1,5m, khoảng cách trồng 4 x 4m, khoảng giữa trồng xen cây ổi. Trồng ổi 6-8 tháng trước khi trồng cam, sau đó cứ cắt tỉa cây ổi sao cho chiều cao cây ổi không cao, không thấp hơn cây cam từ 0,3-0,5m để cây ổi có đủ lá và mùi xua đuổi rầy chổng cánh. Thời vụ xuống giống cam sành nên vào tháng 9-11 dương lịch, vì lúc này mật độ rầy chổng cánh rất thấp.

Trước khi đặt cây giống, phải bón lót phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng trộn trong đất, 10kg/gốc dùng ống chích bơm thuốc Nokaph 20 EC nguyên chất 8ml/cây/mô được chia làm 4 lỗ, mỗi lỗ 2ml, cách gốc 30cm, sâu 10cm để thuốc thấm dần vào rễ non của cây, cứ 2 tháng/lần phòng ngừa sâu bệnh, dùng các thuốc lưu dẫn như Bassa 50 EC pha theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn chai phun đều trên mặt líp. Nếu không có các loại thuốc nêu trên, có thể dùng các thuốc trừ nấm, trừ sâu lưu dẫn tương tự để phòng trị. Sau 10 ngày, đặt cây giống tưới phân NPK 18-12-14 pha 50g/gốc, đồng thời thuốc Ridomil Gold 68 WP pha 30g trong 10 lít nước tưới cho một mô. Năm 1-2 cứ 6 tháng bón 10kg phân hữu cơ vi sinh và vôi một lần, phân NPK 20-20-15 cứ 90g/tháng, năm thứ 3-4 bón 150g/tháng, về sau tăng dần 250g/gốc, 350g/gốc; mỗi năm bón 5-6 lần. Mùa nắng tưới nước 3-4 ngày/lần cho cam, ổi. Ngoài ra, hàng tháng thấy cần ngừa các bệnh nên phun dung dịch Bordeaux trên lá và phun riêng các phân bón lá khác chứa nhiều vi lượng như Mg, Mn, Cu, Zn, Mo, Bo… Năm thứ 2 nếu cây ra hoa nên cắt bỏ.

Khi cây lên cao hơn 0,5-0,6m, ta cắt đọt ngay vị trí đâm chồi sao cho cách gốc 0,5-0,6m để tạo các chồi mọc cháng hai, cháng ba. Khi đâm chồi, cành nhiều, ta cắt bỏ bớt các chồi vô hiệu, cành đan chéo, cành mọc không đúng chỗ. Tỉa chồi, cắt cành nên tạo khoảng cách từ cháng hai xuống mặt đất khoảng 0,5-0,6m để ít nhiễm bệnh từ mặt đất văng lên. Các chồi từ cháng hai trở lên khoảng cách thưa ra 0,10-0,15m để thân cây cung cấp đủ dinh dưỡng các cành cho trái đồng đều. Khi cây 1-2 năm tuổi quét vôi, quét thuốc trừ nấm trên thân gốc 6 tháng/lần, nhất là phòng ngừa nấm Phytophthora. Mỗi khi cắt, cưa một cành nhánh thì vệ sinh dụng cụ bằng cồn hay nước eau de javel không cho nấm, vi sinh vật lây lan. Sau đó, dùng keo dán gỗ hoặc vôi hay pha thuốc trừ nấm thoa lấp lên vết cắt, để nấm bệnh không xâm nhiễm vào vết cưa, vết cắt. Các cành dài ra, ta dùng dây nhựa buột kéo dần uốn xuống đất với góc 450 theo hướng tứ diện, tạo tán lá tròn, đều nhau; uốn từ từ để cành ngả ra theo sự mong muốn. Cây cam sành trồng theo phương pháp này được khống chế chiều cao khoảng 1,5-2m nhưng tán cây rộng 2-3m, dưới mặt đất để cỏ mọc lấp xấp. Cách trồng này giúp nông dân dễ chăm sóc, tỉa cành, hái trái. Trước khi trồng, nên thiết kế đặt cây cam, cây ổi vào bảng vẽ, đánh số thứ tự từng gốc cam trong sơ đồ và sau khi trồng mang thẻ ghi số từng cây. Trong quá trình quan sát, theo dõi ghi nhật ký hàng ngày, hàng tuần, khi nhận xét, lưu ý từng cây có mang số để chúng ta nhớ chăm sóc, phòng trị bệnh kịp thời.

Bài, ảnh: Đỗ Văn Công

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trồng Ổi Xen Canh Vườn Bưởi Thu Hơn 450 Triệu Đồng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!