Đề Xuất 3/2023 # Trồng Nho Lấy Lá Xuất Khẩu # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Trồng Nho Lấy Lá Xuất Khẩu # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trồng Nho Lấy Lá Xuất Khẩu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước kia người ta chỉ biết trồng nho lấy quả ăn, hoặc phục vụ cho chế biến các loại rượu, nước giải khát, thực phẩm. Những năm gần đây, ở một số địa phương trên cả nước lại phát triển thêm mô hình trồng nho lấy lá. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, những cây nho lấy lá đầu tiên đang được trồng thử nghiệm ở ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Sau khi thu hoạch, lá nho được xuất khẩu sang Mỹ và các nước Trung Đông. Mô hình này mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều hộ nông dân.

1 kg lá nho giá 1,2 USD.

Bà Phạm Thị Mai (ở tổ 1, ấp Hồ Tràm), xã viên HTX Hồ Tràm cho biết, trước đây vùng đất này chỉ trồng điều và dưa hấu. Sau nhiều năm cho hạt, cây điều già cỗi, sản lượng thu hoạch giảm hẳn. Dưa hấu chỉ trồng tập trung vào dịp tết, giá dưa cũng bấp bênh, có mùa bán được, nhưng cũng có thời điểm dưa hấu rộ, thương lái không thu mua phải chất đống chờ… đổ đi. “Từ khi được HTX giới thiệu loại cây trồng mới là nho lấy lá với chi phí đầu tư thấp, không mất nhiều công chăm sóc, mức giá bán khá ổn định nên tôi đã chặt bỏ toàn bộ 5 ha điều dành đất trồng nho”, bà Mai nói.

Ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận mô hình trồng nho lấy lá đang được nhân rộng.

Xã viên hợp tác xã Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc) thu hoạch đợt lá đầu tiên. Ảnh: Văn Thắng

Theo ông Lập, mô hình trồng nho lấy lá đã phát triển ở các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng cách đây vài năm. Trước khi quyết định trồng thử nghiệm, Ban chủ nhiệm HTX Hồ Tràm đã lặn lội đến các địa phương trên tìm hiểu kỹ thuật trồng, nhu cầu của thị trường thế giới, đầu ra, giá cả… Cây giống, cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cây nho đã có một chuyên gia người Đức thuộc Hiệp hội nho thế giới hướng dẫn. Lá nho sau khi thu hoạch được Công ty TNHH Thực phẩm Yergat (Mỹ) có trụ sở tại Bình Dương thu mua. Hợp đồng thu mua được ký kết trong ba năm với giá 1,2 USD/kg lá nguyên liệu.

Dễ trồng, hiệu quả cao

Anh Đinh Văn Lực, kỹ sư nông nghiệp làm việc tại HTX Hồ Tràm cho biết, nho lấy lá có nguồn gốc từ Braxin, thích hợp với những vùng đất nhiều nắng nóng nên các địa phương trên địa bàn tỉnh đều có thể trồng loại cây này. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng loại cây này rất đơn giản, ít tốn công chăm sóc và không bị rủi ro bởi chi phí đầu tư ban đầu thấp. 1 gốc nho giống có giá 5.000 đồng, 1 ha phải đầu tư khoảng 20 triệu đồng tiền giống. Giàn cho nho phát triển lá có thể tận dụng làm bằng lưới đánh cá, dây thép đã qua sử dụng. Trên diện tích 1 ha chỉ cần 1 – 2 lao động để tưới nước, làm cỏ, bón phân… Sau khi xuống giống 70 – 75 ngày, khi lá nho đạt kích cỡ từ 13,5 – 17 cm sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, sau đó cứ khoảng 20 ngày lại được hái lá một lần. “Với mức giá hiện tại, 1 ha nho lấy lá đạt thu nhập từ 200 – 250 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí, người trồng có thể lãi từ 100 – 150 triệu đồng/năm. Một cây nho có tuổi thọ khoảng 10 năm. Khi khả năng cho lá chậm lại, người trồng chỉ cần cắt sát gốc, chăm bón đúng kỹ thuật và chờ 30 ngày sau là bắt đầu chu kỳ thu hoạch lá mới”, anh Lực nói.

HTX Hồ Tràm dự tính sẽ phát triển diện tích trồng nho lấy lá trên địa bàn tỉnh lên 1.000 ha. Sau khi trồng thử nghiệm thành công, HTX Hồ Tràm sẽ tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và cho tham quan mô hình trồng nho lấy lá để triển khai rộng rãi cho người nông dân.

Nguyễn Văn Thắng

Trồng Ngô Lấy Thân Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, Hội Nông dân huyện Châu Đức đã ký kết mô hình trồng ngô lấy thân để xuất khẩu đi Hàn Quốc làm thức ăn cho gia súc.

Huyện Châu Đức là địa phương có diện tích trồng ngô lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, với khoảng 6.000 ha. Để nâng cao thu nhập cho nông dân, Hội Nông dân huyện Châu Đức đã ký kết mô hình trồng ngô lấy thân để xuất khẩu đi Hàn Quốc làm thức ăn cho gia súc. Mô hình này đang mở ra hướng làm ăn mới cho nông dân Châu Đức nói riêng và của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung.

Mô hình trồng ngô lấy thân xuất khẩu làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc đã phát triển ở nhiều tỉnh miền Nam, nhất là tỉnh Đồng Nai từ nhiều năm trước. So với trồng ngô lấy hạt, trồng cây ngô lấy thân làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc có hiệu quả kinh tế khá hơn nhiều, nhờ mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng ngắn, tiết kiệm được nhiều công chăm sóc và thu hoạch, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu bệnh.

Qua tham khảo các mô hình thành công, Hội Nông dân huyện Châu Đức nhận thấy nhu cầu xuất khẩu cây ngô lấy thân mang lại lợi nhuận cao nên đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi từ cây ngô truyền thống sang trồng ngô lấy thân làm thức ăn chăn nuôi.

Để đảm bảo đầu ra cho nông dân, Hội Nông dân huyện Châu Đức đã ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Một thành viên LTD Trí Nguyễn, có địa chỉ tại tỉnh Đồng Nai để tiêu thụ thân cây ngô tươi thương phẩm giống 7328 xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Theo đó, từ năm 2020 đến năm 2025, Công ty TNHH LTD Trí Nguyễn cam kết thu mua mỗi năm khoảng 3.000 tấn, với giá thu mua trong vụ đầu tiên là 650 đồng/kg, vụ thứ 2 là 950 đồng/kg; vụ thứ 3 là 1.200 đồng/kg.

Thực hiện cam kết này, từ tháng 5/2020, Hội nông dân huyện Châu Đức đã vận động nông dân trồng giống ngô 7328 trên diện tích khoảng 40ha tại các xã Bình Giã, Bình Trung và Sơn Bình. Hiện ngô đã đến kỳ thu hoạch, bình quân mỗi ha cho sản lượng tính luôn thân từ 45-50 tấn. Với giá vụ 1: 650 đồng/kg, nông dân thu lợi nhuận gần 30 triệu đồng, cao hơn 10-12 triệu đồng so với các giống ngô lấy hạt.

Thời điểm này, nhiều hộ dân ở các xã Bình Giã, Bình Trung và Xuân Sơn, huyện Châu Đức đang vào đợt thu hoạch cây ngô tươi. Gia đình ông Nguyễn Đình Hoan, ở thôn 5, xã Bình Trung, huyện Châu Đức có hơn 20 năm trồng ngô lấy hạt. Với 6 sào đất, một năm ông Hoan trồng được 1 vụ ngô, thu hoạch khoảng 6 tấn hạt, sau khi trừ các chi phí, ông lãi khoảng 18 triệu đồng.

Tháng 5/2020, được Hội Nông dân huyện khuyến khích ông trồng giống ngô lấy thân, giống 7328. Cũng cùng diện tích trước đây ông trồng ngô lấy hạt, sau 3 tháng trồng, hiện ruộng ngô đã được thu hoạch xong, với sản lượng đạt gần 50 tấn. Với giá công ty thu mua là 650 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí gia đình ông Hoan lãi khoảng 26 triệu đồng.

Ông Hoan chia sẻ, với mô hình trồng ngô lấy thân người trồng nhàn rỗi hơn nhiều so với trồng ngô lấy hạt. Đến kỳ thu hoạch công ty cho nhân công tới thu hoạch và bao tiêu hết sản phẩm nên người trồng không phải lo lắng tìm kiếm công lao động và đầu ra cho sản phẩm.

Tương tự, ông Lê Ngọc Vinh, ở xã Bình Giã, huyện Châu Đức cũng đang trồng 3 sào ngô lấy thân. Theo ông Vinh, trước đây, gia đình ông trồng sắn. 1 vụ thu hoạch chỉ có lãi 10 triệu đồng. Nhưng với việc trồng ngô lấy thân, ông Vinh thu hoạch khoảng 15 tấn, với giá thu mua 650 đồng/kg, mỗi vụ ông thu về khoảng 10 triệu đồng. Trong khi đó, nếu trồng sắn ông Vinh chỉ trồng được 1 vụ, còn với việc trồng ngô lấy thân, ông có thể trồng 2-3 vụ trong năm, lợi nhuận vì thế tăng gấp 2-3 lần.

Theo ông Thân Xuân Động, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-VũngTàu, vụ ngô năm 2020, huyện đã tiến hành khảo sát và triển khai mô hình trồng ngô lấy thân cho hội viên nông dân, với 40ha. So với mô hình trồng ngô lấy hạt thì mô hình trồng ngô lấy thân đã tiết kiệm được chi phí đầu tư và tiết kiệm được công thu hoạch do được công ty tới tận ruộng thu hoạch và thu mua, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân.

Mặc dù mô hình trồng ngô lấy thân xuất khẩu làm thức ăn gia súc đang là hướng sản xuất mới trên địa bàn huyện Châu Đức, mang lại giá trị lợi nhuận cao cho nông dân, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khi người nông dân trồng tự phát mà không nghĩ tới đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy, Hội Nông dân huyện Châu Đức khuyến cáo nông dân chỉ nên chuyển đổi trồng giống ngô này trên các diện tích sản xuất kém hiệu quả, tránh tình trạng phát triển ồ ạt dẫn đến tình trạng cung thừa cầu./.

Kĩ Thuật Trồng Ớt Xuất Khẩu

Ớt cay chứa nhiều chất capsaicine có tác dụng gây cay, kích thích ngon miệng và thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hoá. Vì vậy, ớt cay đã trở thành cây gia vị được nhiều người ưa chuộng.

Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20 cm, rộng 1m. Bón lót: 100 kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50 kg super lân, 3 kg Kali, 2 kg Calcium nitrat, 10-15 kg phân NPK (16-16-8) cho 1.000 m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53°C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng.

Ớt có thể trồng theo nhiều khoảng cách khác nhau:

+ Khoảng cách trồng 50 x (30 – 40) cm.

+ Khoảng cách 70 x (50 – 60) cm.

Sau khi trồng 3-5 ngày, tiến hành trồng dặm. Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.

– Tỉa nhánh:

Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

– Làm giàn:

Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông, giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

– Bón phân:

Phân nên chia làm 4 lần bón:

Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái:6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Chú ý:

Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần để ngừa trái bị thối đuôi. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần, nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.

Một số sâu, bệnh thường gặp:

Bọ trĩ: Sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, có thể dùng Regent, Confidor, Admire để phòng trị.

Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.

Bọ phấn trắng: Bọ chích hút làm lá biến vàng cây suy yếu, là tác nhân truyền virus từ cây bệnh sang cây khỏe. Có thể sử dụng ong ký sinh ngoài tự nhiên hoặc thuốc Admire, Confidor, phun ở mặt dưới lá để phòng trị.

Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá,? và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Karate, Decis … có thể pha trộn với Atabron., phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao.

Bệnh héo cây con: Do nấm Rhizoctonia solani, Phythophthora sp., Pythium sp gây ra. Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Rovral, Ridomil; Copper -B, Tilt super, Bonanza để phòng trị.

Bệnh héo chết cây: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium oxysporum, F. lycopersici, Sclerotium sp. Cây bị bệnh héo vào buổi trưa, tươi lại vào buổi chiều, sau vài ngày cây bệnh chết hẵn. Đối với bệnh do vi khuẩn cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.

Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum sp gây ra. Bệnh gây hại trên lá, thân, hoa và cả trái. Bệnh lây lan mạnh vào mùa mưa, làm giảm năng suất trầm trọng. Có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trị: Copper B, Manzate, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…

Để mua giống ớt được đảm bảo bạn nên tìm tới các đại lý nhập khẩu giống cây lớn như công ty rau quả Việt Nam. Về xuất khẩu bạn nên liên hệ với các doanh nghiệp lớn như doanh nghiệp ớt Trung Thành.

Nguồn: Sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

Xưởng Sản Xuất Chậu Trồng Cây Cảnh Xuất Khẩu

Trong các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu thì chậu trồng cây cảnh xuất khẩu là mặt hàng nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Nếu bạn đang muốn kinh doanh và tìm kiếm mua mặt hàng này thì Xưởng sản xuất chậu trồng cây cảnh xuất khẩu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Nhu cầu sử dụng chậu trồng cây cảnh hiện nay

Nhu cầu làm đẹp không gian sống ngày càng được chú trọng cả trong nước lẫn nước ngoài. Chính vì thế mà các bạn không khỏi ngạc nhiên khi sản xuất chậu trồng cây cảnh xuất khẩu ngày càng nhiều hơn. Trang trí và làm đẹp cho khoảng sân vườn trong biệt thự nhà vườn , đơn vị kinh doanh cho bạn những phút giây thả hồn mình thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng.

Việc trang trí và làm đẹp cho khoảng sân vườn nhà bạn là một việc rất quan trọng. Có được những đồ decor tinh tế, chậu trồng cây cảnh đẹp gốm sứ là một cách tuyệt vời để trang trí khu vườn của bạn.

Nếu để ý các bạn sẽ thấy những đồ trang trí sân vườn không chỉ được thiết kế độc lạ mà còn đủ linh hoạt để chịu được sự tác động của thời tiết ngoài trời. Và những sản phẩm gốm sứ có thể làm tốt được việc này.

Chậu trồng cây không chỉ thực hiện mục đích trồng cây mà nó còn làm đẹp cho không gian sống của bạn.

Quyết định lựa chọn phong cách trang trí từ những chậu cây gốm sứ chính là chìa khóa để tạo nên bầu không khí trong khu vườn của mình.

Xưởng sản xuất chậu trồng cây cảnh xuất khẩu

Với việc sản xuất chậu trồng cây cảnh xuất khẩu cần phải được chỉnh chu và đầu tư. Bởi nó không chỉ phục vụ trong nước mà là thị trường nước ngoài. Đòi hỏi mọi công đoạn phải được kiểm tra hết sức nghiêm ngặt.

Khi đặt sản xuất chậu trồng cây cảnh xuất khẩu tại XƯỞNG SẢN XUẤT GỐM SỨ khách sẽ được nhận thiết kế và sản phẩm test trước khi báo giá và đặt hàng số lượng. Chính vì thế mà các bạn hoàn toàn có thể yên tâm mà lựa chọn đơn vị, sản xuất chậu trồng cây cảnh xuất khẩu của chúng tôi.

Để được tư vấn đặt hàng và báo giá vui lòng liên hệ:

ĐỊA CHỈ: 98B Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, chúng tôi

NHỮNG ƯU ĐIỂM KHI ĐẶT SẢN XUẤT CHẬU TRỒNG CÂY CẢNH XUẤT KHẨU TẠI XƯỞNG

Đa dạng sản phẩm sản xuất chậu trồng cây cảnh xuất khẩu cho khách hàng lựa chọn

Những mẫu sản phẩm của Xưởng Sản Xuất Gốm Sứ mang đậm văn hóa truyền thống, kỹ thuật nung tốt nên có đặc thù là mỏng, nhẹ và kích thước nhỏ gọn. Sản phẩm chậu trồng cây cảnh xuất khẩu được cung cấp đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu tối ưu của khách hàng.

Chất liệu tạo thành chậu trồng cây cảnh xuất khẩu chất lượng

Sản xuất chậu trồng cây cảnh xuất khẩu chất lượng từ chọn lọc nguyên liệu đến tạo hình dáng, kết hợp với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên sản phẩm chậu trồng cây cảnh xuất khẩu được sản xuất tại XƯỞNG SẢN XUẤT GỐM SỨ có đặc trưng riêng biệt so với những dòng sản phẩm khác trên thị trường.

Xưởng sở hữu đội ngũ nhân viên nhiệt tính, chuyên nghiệp

Khi đến đặt hàng sản xuất chậu trồng cây cảnh xuất khẩu tại xưởng Sản Xuất Gốm Sứ bạn sẽ nhận được sự tư vấn tận tình, giải đáp mọi thắc mắc bởi đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp.

HOTLINE 0906 838 936 trực 24/7 để giải quyết mọi nhu cầu của khách hàng. Bên cạnhđó là hệ thống quy trình xử lý đơn hàng nhanh chóng, chính xác đem đến sự thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trồng Nho Lấy Lá Xuất Khẩu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!