Đề Xuất 6/2023 # Trồng Nấm Rơm Bằng Bông Vải # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Trồng Nấm Rơm Bằng Bông Vải # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trồng Nấm Rơm Bằng Bông Vải mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Anh Nguyễn Văn Minh, ngụ ấp 5, xã Vĩnh Xương, TX Tân Châu, An Giang đã tìm tòi học hỏi và mạnh dạn đầu tư trồng nấm rơm bằng nguyên liệu bông vải cho thu nhập cao.

Anh Minh cho biết, để có một quy trình hoàn chỉnh thì mỗi khâu chăm sóc đều mang một ý nghĩa nhất định và ảnh hưởng đến năng suất của nấm.

Anh Minh chăm sóc nấm

Thứ nhất nguyên liệu bông vải rất quan trọng, nguồn bông vải tốt hiện nay được anh mua từ Quảng Bình hoặc Bình Dương có giá 3.800đ/kg. Trung bình 1 kệ có chiều ngang 0,4m x chiều dài 6m cần 10kg nguyên liệu bông vải/1m kệ (số lượng bông có thể giảm 7 – 8kg nguyên liệu/1m kệ trong mùa nắng nóng). Bông vải sau khi mua về được xử lý bằng vôi (trung bình 1 tấn nguyên liệu là 50kg vôi). Nên giẫm đạp sao cho vôi được thấm đều trong nguyên liệu. Sau đó tiến hành ủ 3 ngày để tăng nhiệt độ làm chín bông, rồi cho nguyên liệu vào nhà nấm để chất thành mô.

Sau khi mô nấm được chất đều lên kệ thì tiến hành xông thanh trùng bằng nồi hơi trong thời gian 6 giờ nhằm diệt vi khuẩn và các đối tượng nấm tạp trên kệ hoặc còn lưu trú trên vách nhà nấm. Qua giai đoạn thanh trùng thì cho hạ nhiệt độ (37 – 38 độ C) và tiến hành cấy meo giống. Nếu meo giống đạt chất lượng thì tơ nấm chạy đến đáy bịch meo.

Trung bình 1 bịch meo có thể trộn 1 muỗng gạo nếp + 1 muống bột bắp, trộn đều rồi bắt đầu cấy meo giống. Đây là khoảng thời gian rất quan trọng, có thể quyết định năng suất của nấm rơm nên phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, độ pH của nguyên liệu bông vải.

Nói về những kinh nghiệm theo dõi các yếu tố môi trường, anh Minh chia sẻ, nên giữ nhiệt độ của lớp mô khoảng 37 – 38 độ C. Nếu dùng tay bóp chặt nguyên liệu nếu thấy vừa ẩm bàn tay và có nước thấm ướt bàn tay thì đủ độ ẩm (ẩm độ dao động 60 – 65%).

Lưu ý trong quá trình trồng nấm là phải đậy kín nhà nấm và kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ, độ pH thường xuyên. Nếu độ pH = 8 thì sau 12 giờ nấm sẽ chạy tơ (chậm nhất là sau 24 giờ). Nếu tơ không phún ra 5mm thì phải cấy thêm meo giống khác vào ngay.

Nếu độ PH < 8 thì nấm sẽ mọc thưa hoặc pH ≥ 9 thì nấm bị bông cải. Nếu ẩm độ cao thì nấm bị mốc xanh. Nếu nhiệt độ dưới 35 độ C trở xuống thì sau 12 giờ nấm chạy tơ chậm và tạo điều kiện cho nấm tạp, vi khuẩn tấn công làm giảm năng suất.

Sau 5 – 6 ngày cấy meo sẽ có nấm trứng cá và có thể thu hoạch sau 8 ngày (được gọi là thu hoạch đợt 1). Sau khi thu hoạch đợt 1, anh Minh pha 10kg cám + 10kg nước tưới đều lên nguyên liệu nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho meo nấm. Nếu thị trường tiêu thụ chậm có thể co giãn thời gian đến ngày thứ 10 thì thu hoạch đợt 2. Trung bình 10kg nguyên liệu thu được 5kg nấm.

Với 4 nhà nấm (1 nhà có diện tích 28m2), mỗi vụ anh Minh đầu tư 2.880kg nguyên liệu và thu hoạch được 1.440kg nấm. Với giá bán khoảng 80.000 đồng/kg anh thu nhập 115.200.000 đồng. Trung bình 1 năm thu được lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Sau khi làm 4 vụ có thể lấy lại vốn xây dựng nhà nấm.

Hiện tại anh Minh tiếp tục tìm hiểu thêm về việc tái chế nguyên liệu bông vải để cho thu hoạch như nguyên liệu mới hoàn toàn. Sắp tới anh sẽ mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, máy móc và mở rộng diện tích trồng. Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con cùng đam mê nhằm đưa nghề trồng nấm trên bông vải phát triển rộng rãi.

Mỹ Tiên

Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa. Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa

Làm ẩm mùn cưa đến khi đạt độ thủy phân 70% rồi ủ mùn cưa thành đống (mỗi đống khoảng 300kg). Thời gian ủ là 4 – 6 ngày, cứ 2 – 3 ngày đảo 1 lần. Có một số lý do mà bà con phải ủ mùn cưa là:

Kích thích xạ khuẩn phát triển giúp phân hủy mùn cưa được tốt hơn. Khi mùn cưa phân hủy, nó sẽ bị phân giải thành các chất dễ tiêu giúp nấm hấp thu tốt hơn.

Quá trình ủ góp phần làm nguyên liệu chín và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong mùn cưa.

Để nâng cao năng suất nấm thu hoạch sau này, bà con có thể trộn thêm phân hữu cơ (phân chuồng, xác thực vật) và khoáng (tro…) vào đống ủ với lưu ý: các loại phân hữu cơ bổ sung không quá 20% khối lượng đống ủ, khoáng cần bổ sung khoảng 1%.

Sau khi mùn cưa đã được ủ, bà con cho thêm khoảng 3% bột nhẹ CaCO3 hoặc 1,5% vôi bột vào trộn với mùn cưa. Tiếp theo, bà con cho hỗn hợp mùn cưa vào các túi với kích thước 25cm, dài 40cm có khả năng chịu nhiệt, mỗi túi đựng 1,5kg mùn cưa. Sau đó, bà con dùng ống nhựa và bông để nút cổ túi lại.

Bước tiếp theo, bà con thực hiện thanh trùng cho các túi mùn cưa. Có nhiều cách thanh trùng như hấp trong thùng phi, xây lò hấp hoặc dùng nồi Autoclave. Đối với cách đầu tiên, bà con xếp các túi mùn cưa vào thùng và hấp cách thủy ở nhiệt độ 100 độ C trong 10 – 12 giờ kể từ thời điểm nước sôi.

Vì đây là khâu quan trọng nên mong bà con dành sự lưu ý đặc biệt.

Sau bước thanh trùng các túi mùn cưa, bà con mang các túi mùn cưa vào một căn phòng sạch sẽ và để cho nguội.

Lấy giống nấm (đang được bảo quản trong các tủ đảm bảo điều kiện vô trùng) để cấy vào các túi mùn cưa. Tỉ lệ cấy giống là lượng giống bằng 2,5 – 3% lượng nguyên liệu. Dễ hình dung hơn, 1 chai giống 400g thì bà con có thể cấy được cho 20 – 25 túi mùn cưa.

Cũng có nông hộ cấy nấm theo cách sau: với một khuôn mô gieo nấm có dạng hình thang đáy cụt chiều ngang từ 40 – 50 cm, chiều dài từ 60 – 120 cm, cao 40 cm, người ta nhồi mùn cưa vào khuôn thành từng lớp dày 10 cm. Sau đó, giống được cấy thành từng điểm, cách bìa mô từ 5 – 10 cm và cách nhau khoảng 20 cm. Mùa lạnh, chất mô cao và cấy khoảng 4 lớp, mùa nóng thì chất mô thấp hơn nên chỉ cấy khoảng 3 lớp.

Tiếp theo, bà con xếp mùn cưa lên giàn, các túi cách nhau 7 – 10 cm, ươm trong 60 – 70 ngày để sợi nấm phát triển ăn ra nguyên liệu mùn cưa và cho một màu trắng đồng nhất.

Trong thời gian này, bà con lưu ý đảm bảo độ thông thoáng của phòng ươm và loại bỏ các túi bị nấm mốc gây bệnh nhằm tránh lây lan chéo, đồng thời có các biện pháp chống chuột bọ, sâu hại cắn phá.

Hết giai đoạn nuôi sợi (khi các túi mùn cưa có sợi nấm mọc kín đến đáy túi), bà con mở túi bông và miệng túi ra, chuyển các túi này sang phòng khác. Phòng này khác với phòng ươm, và theo đó, cần độ ẩm phòng đạt 80%, nhiệt độ 16 – 18 độ C.

Sau khoảng 15 ngày, nấm sẽ bắt đầu lên và bà con có thể thu hoạch trong khoảng 4 – 5 tháng thì kết thúc đợt trồng nấm.

Trung bình, một túi nấm trồng theo phương pháp này sẽ cho 600 – 800g nấm tươi. Nếu không bán ngay, bà con cần bảo quản trong túi nilon ở nhiệt độ lạnh thích hợp trong thời gian hợp lý.

Cách Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa

Hiện nay đang có xu hướng trồng nấm tại nhà thay cho việc phải mua nấm rơm ở ngoài chợ vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa không chất lượng bằng, sau đây VBio xin chia sẻ cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa đơn giản, hiệu quả.

Chọn loại mùn cưa đảm bảo 3 KHÔNG: không bị mốc, không có tinh dầu, không chứa độc tố (hóa chất, xăng dầu…)

Làm ẩm mùn cưa đến khi đạt độ thủy phân 70% rồi ủ mùn cưa thành đống (mỗi đống khoảng 300kg). Thời gian ủ là 4 – 6 ngày, cứ 2 – 3 ngày đảo 1 lần. Có một số lý do mà bà con phải ủ mùn cưa là:

Kích thích xạ khuẩn phát triển giúp phân hủy mùn cưa được tốt hơn. Khi mùn cưa phân hủy, nó sẽ bị phân giải thành các chất dễ tiêu giúp nấm hấp thu tốt hơn. Quá trình ủ góp phần làm nguyên liệu chín và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong mùn cưa. Để nâng cao năng suất nấm thu hoạch sau này, bà con có thể trộn thêm phân hữu cơ (phân chuồng, xác thực vật) và khoáng (tro…) vào đống ủ với lưu ý: các loại phân hữu cơ bổ sung không quá 20% khối lượng đống ủ, khoáng cần bổ sung khoảng 1%.

3. Chuẩn bị địa điểm Chọn địa điểm trồng nấm sao cho sạch sẽ, bằng phẳng, cao ráo không bị ngập úng. Có thể trồng nấm ngoài trời. Tuy nhiên, cần tránh những nơi chăn nuôi, khu vực có chứa nước thải, rác thải sinh hoạt. Dọn sạch rác, cỏ của khu đất trước khi trồng và tiến hành rải vôi để diệt khuẩn.

4. Gieo meo giống Meo giống cần đảm bảo tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn. Đây là khâu quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng nấm. Bịch meo tốt cần đảm bảo: Sợi tơ nấm màu trắng trong, có lốm đốm màu hồng, khi mở nắp bịch sẽ có mùi thơm đặc trưng của nấm rơm. Một bịch meo giống nặng trung bình 120g.

5. Gieo trồng nấm Có nhiều phương pháp trồng gồm: dùng khuôn gỗ, rổ nhựa hoặc dùng tay để đắp mô nấm rơm.

Bà con mang các túi mùn cưa đã cấy giống vào nhà ươm có nhiệt độ 24 – 26 độ C. Nhà ươm cần sạch sẽ, thoáng mát, không có ánh sáng và nên được thiết kế nhiều tầng giàn với mỗi tầng cách nhau 50cm để tiết kiệm diện tích.

Tiếp theo, bà con xếp mùn cưa lên giàn, các túi cách nhau 7 – 10 cm, ươm trong 60 – 70 ngày để sợi nấm phát triển ăn ra nguyên liệu mùn cưa và cho một màu trắng đồng nhất.

Trong thời gian này, bà con lưu ý đảm bảo độ thông thoáng của phòng ươm và loại bỏ các túi bị nấm mốc gây bệnh nhằm tránh lây lan chéo, đồng thời có các biện pháp chống chuột bọ, sâu hại cắn phá.

Hết giai đoạn nuôi sợi (khi các túi mùn cưa có sợi nấm mọc kín đến đáy túi), bà con mở túi bông và miệng túi ra, chuyển các túi này sang phòng khác. Phòng này khác với phòng ươm, và theo đó, cần độ ẩm phòng đạt 80%, nhiệt độ 16 – 18 độ C.

Sau khoảng 15 ngày, nấm sẽ bắt đầu lên và bà con có thể thu hoạch trong khoảng 4 – 5 tháng thì kết thúc đợt trồng nấm.

Trung bình, một túi nấm trồng theo phương pháp này sẽ cho 600 – 800g nấm tươi. Nếu không bán ngay, bà con cần bảo quản trong túi nilon ở nhiệt độ lạnh thích hợp trong thời gian hợp lý.

Mời bà con tham khảo cách trồng nấm rơm ngoài trời

Mời bà con tham khảo Cách trồng nấm rơm bằng sọt

Mua vật tư trồng nấm rơm ở đâu uy tín nhất

VBio có cả đội ngũ nhà khoa học chuyên nghiên cứu các giống cây trồng lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay tại Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng, chúng tôi có nuôi trồng nhiều loại nấm như: Nấm Maitake, nấm rơm, nấm sò, nấm hoàng đế, nấm mối đen,…và các vật tư ngành nấm.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng

Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội Website: ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869

https://vbio.vn/ Email: vbiovn1@gmail.com

Cách Trồng Nấm Rơm Để Ăn Bằng Ủ Rơm, Quy Trình Trồng Nấm Tại Nhà

Cách trồng nấm rơm để ăn tại nhà theo nhiều người là rất khó thực hiện, vì hẳn sẽ phải tuân thủ một quy trình kĩ thuật phức tạp, cao siêu, khó có thể học hỏi. Thực tế, chỉ cần nằm lòng những kĩ thuật và có những nguyên liệu cơ bản, việc trồng nấm rơm tại nhà là hoàn toàn có thể làm được.

Nấm rơm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng đã không còn xa lạ trong thực đơn các món ngon của mỗi gia đình. Đặc biệt đối với những người ăn chay nấm rơm đem lại nguồn dinh dưỡng và là nguyên liệu không thể thiếu, trồng nấm rơm tại nhà là một cách hữu hiệu cung cấp loại thực phẩm quý giá này cho gia đình một cách ngon, bổ, rẻ và an toàn.

1. Thời vụ trồng nấm rơm

Nấm rơm được trồng quanh năm. Tuy nhiên vẫn có những lưu ý về khí hậu và điều kiện nhiệt độ, độ ẩm nhất định trong các mùa trong năm. Vào mùa Đông, Xuân, thời tiết lạnh cần giữ ấm, chắn gió cho nấm. Vào mùa mưa nhiều cần làm mái che hoặc ủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, tránh ngập úng.

2. Ủ nguyên liệu trồng nấm (Ủ rơm)

Nguyên liệu trồng nấm rơm phổ biến hiện nay là rơm rạ. Ngoài ra còn có thể dùng các phế liệu nông nghiệp như bèo lục bình, lá và bẹ chuối, thân cây họ đậu, bã mía, mạt cưa…

Có thể trồng nấm trên từng loại nguyên liệu riêng biệt hay phối trộn chúng với nhau theo tỉ lệ nhất định. Hiện nay, nguyên liệu chính trồng nấm rơm vẫn là rơm rạ, nếu dùng các nguyên liệu khác, bạn vẫn có thể áp dụng cách tương tự như xử lý rơm rạ.

Cách ủ rơm

Làm ẩm nguyên liệu: Rơm rạ khô được làm ẩm bằng cách ngâm hoặc tưới phun

Ngâm rơm: Rơm được ngâm trong ngước vôi 0,5 – 1 %, thời gian ngâm khoảng 1- 1 giờ 30 phút.

Tưới nước: Trải rơm khô trên nền gạch hoặc nền sân, tưới nước cho thật ướt rơm, để rơm trong một đêm rồi đem rơm ủ.

Trường hợp dùng rơm tươi có thể không dùng hoặc dùng ít nước hơn

Xếp đống ủ: Xếp rơm đã được làm ẩm hết lớp này đến lớp khác.

Vừa xếp vừa nén lại, chú ý không nên nén quá chặt cũng như quá lỏng.

Trường hợp dùng rơm khô hay tươi chỉ được làm ẩm bằng nước thường thì cứ xếp xong một lớp rơm thì rắc một lớp vôi.

Khi xếp xong thì dùng một tấm nylon phủ kín đống ủ để hạn chế sự bốc hơi nước và tạp khuẩn không khí xâm nhập vào đống ủ.

Tốt nhất nên xếp đống ủ trên sàn cách mặt đất từ 10 – 20 cm.

Thời gian ủ từ 7 – 10 ngày tùy theo nguyên liệu và thời tiết.

Cứ 2, 3 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ một lần.

Kiểm tra nguyên liệu đã ủ

Trước khi trồng nấm cần kiểm tra rơm đã ủ theo các tiêu chí sau:

Độ ẩm: 70%

Mùi: Thơm bánh ú tro

Màu sắc: Sẫm quế

3. Mẹo chọn giống nấm để trồng

Giống nấm là một yếu tố quan trọng trong quá trình trồng nấm, có ý nghĩa quết định đến năng suất và chất lượng nấm trồng.

Một bịch giống tốt có những đặc điểm sau

Tơ sợi nấm lan đều, mảnh, trong suốt, thuần nhất và không nhiễm tạp

Meo không quá già hoặc quá non (Thường khi sản xuất đến khi trồng không quá 25 ngày).

4. Lên mô – Cấy giống

Nếu trồng nấm ngoài trời thì cần phải xử lý đất. Đất được cuốc lật, bón vôi và phơi tối thiểu 2 – 3 ngày. Sau đó làm cho đất tơi xốp và lên luống. Kích thước luống là 0,8 – 1m, cao 10 – 20 cm. Khoảng cách giữa các luống từ 30 cm, để thoát nước và đi lại chăm sóc nấm. Trước khi trồng một ngày phải tưới nước cho đất thật ướt.

Xếp rơm đã ủ lên luống đất, chiều ngang của mô nấm dài 30 cm, chiều cao 30 cm, dài tùy ý. Cứ xếp xong một lớp rơm thì rải một lớp bột dinh dưỡng và cấy meo vào giữa mô nấm. Cuối cùng dùng tay vuốt từ đỉnh mô ra hai bên tạo cho mô nấm có hình như mái vòm.

Lượng meo giống sử dụng: 1 bịch/ 2 – 3 cm mô.

Sau khi lên mô và cấy xong meo nấm để 1 đến 2 giờ cho khô se lớp rơm ngoài. Tiếp tục cấy meo xung quanh chân mô và đậy ngay mô lại bằng một tấm nylon để giữ ẩm. Bên ngoài tấm nylon, tùy vào điều kiện, tạo một mái che cho mô bằng cách làm giàn phía trên mô nấm, phủ bằng các tấm tranh hay phủ một lớp rơm thật dày.

Để trồng nấm trong nhà, chúng ta cần chuẩn bị một rổ nhựa với các mắt lưới rộng. Xé rơm đã được ủ cho vào rổ, cấy meo nấm xung quanh thành rổ và trên bề mặt rổ.

Mỗi lần cho rơm vào nén nhẹ qua thành rỗ chú ý không nén rơm quá kĩ hay quá lỏng. Cho rơm nhô cao để tăng diện tích bề mặt. Sau đó dùng bao nylon trùm kín rổ nấm lại, để rổ nấm ở nơi có độ ẩm thích hợp, tránh gió và nắng mặt trời.

5. Chăm sóc nấm

Che đậy mô nấm thật kỹ không để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào mô nấm. Hằng ngày mở tấm nylon 2 – 3 lần cho thoát hơi nóng, nên giở sáng sớm và chiều mát để tránh ánh nắng mặt trời.

Mỗi lần từ 15 – 30 phút, mở xong đậy lại. Tưới nước cho nấm, dùng bình bơm để tưới, giữ độ ẩm và không để đất khô. Nên tưới nước vào chiều mát.

Tương tự như chăm sóc nấm ngoài trời, cần giữ cho nấm đủ nước có độ ẩm phù hợp. Mỗi ngày nên mở tấm nylon để thoát khí. Không cho nấm bị ánh mặt trời chiếu vào nhưng cần đủ ánh sáng để cho nấm có thể phát triển tốt. Có thể thay thế bằng ánh sáng đèn neon.

6. Thu hoạch nấm rơm

Vào ngày thứ 11 sau khi lên mô, cấy meo là có thể bắt đầu thu hoạch.Nên thu hái nấm ở giai đoạn hình cầu đầu tròn vào lúc sáng sớm vì lúc này nấm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Không tưới nấm trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 6 giờ. Khi nấm đã tàn thì ngưng tưới một ngày sau đó tiếp tục tưới nước và chăm sóc để thu hoạch đợt hai.

7. Bảo quản nấm giữ được lâu

Sau khi thu hoạch một thời gian nếu không được sơ chế và bảo quản nấm sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Phơi nấm hoặc sấy khô là cách bảo quản nấm thông dụng. Nấm rửa sạch, chẻ đôi phơi dưới nắng tốt khoảng 2 – 3 nắng sau đó bỏ vào túi nylon bảo quản nơi khô ráo. Bằng cách này có thể bảo quản nấm được cả năm

Bạn thấy đấy, cách làm nấm rơm tại nhà chỉ khó với những ai không có ý định bắt tay vào làm thôi. Với cách làm đơn giản và dễ dàng, chúng ta đã có thể tự sản xuất ra nguồn nấm rơm giàu dinh dưỡng, tươi ngon cho cả nhà.

Bằng nguyên liệu nấm rơm có sẵn, chị em có thể tha hồ chế biến những món ngon và bổ dưỡng như thịt ba chỉ kho nấm, lẩu nấm…vừa ngon vừa lạ miệng, lại chẳng lo lắng một chút nào về nguồn nấm có an toàn hay không.

Thêm vào đó, thành phẩm nấm rơm hay thành tích các món ăn chế biến với nấm nhà do chính tự tay mình trồng, mình làm, chắc chắn sẽ làm bạn cực thích thú, cũng như sẽ được không ít người ngưỡng mộ thán phục.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trồng Nấm Rơm Bằng Bông Vải trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!