Cập nhật nội dung chi tiết về Trồng Mía Lưu Gốc, Kỹ Thuật Trồng Mía Giống (Mía Hom) mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trồng mía lưu gốc
Trồng mía lưu gốc
Trồng mía lưu gốc bằng cách làm bờ bao khép kín rẫy để bơm thoát nước khi lũ về làm cho mía có chữ đường cao.
Ưu điểm trồng mía lưu gốc là chỉ tốn nhiều chi phí ở vụ đầu, còn những vụ sau đầu tư rất ít vì không phải tốn tiền hom giống, công đào hộc và các chi phí khác. Chi phí đầu tư cho vụ mía lưu gốc chỉ bằng 70% của vụ mía tơ.
Năng suất của vụ mía lưu gốc cao hơn vụ mía tơ từ 15 – 20%. Ngoài ra, trồng mía lưu gốc còn tiết giảm được chi phí mua hom mía giống, tiền công đào hộc khoảng 30% vốn đầu tư cho vụ trồng mới.
Trồng mía lưu gốc có lợi rất nhiều vì chủ động được thời gian thu hoạch, không bị thương lái ép giá khi phải đốn dồn dập chạy lũ. Nếu giá mía cầm chừng có thể neo lại mà năng suất, chữ đường vẫn được tăng thêm.
Sau khi thu hoạch xong, khâu xử lý cũng nhẹ nhàng hơn so với trồng mới, không bị đọng trong khâu mía hom, khan hiếm công đào hộc khi trồng đồng loạt.
Đặc biệt, mía lưu gốc còn chín sớm hơn so với vụ mía tơ khoảng một tháng nên lúc nào chữ đường cũng cao hơn mía trồng mới.
Tuy nhiên, khi giữ mía lại lưu gốc, muốn cho năng suất đạt tối đa, cần tăng thêm từ 10 – 15% lượng phân đạm để kích thích mầm phát triển. Không nên lưu gốc quá lâu, chỉ trồng 1 vụ tơ 2 vụ gốc là vừa vì đất dẽ, rễ mọc không nhiều, cây sẽ không lớn làm mất năng suất.
Sau nhiều năm lưu gốc, mía bị cõi phải thu hoạch sớm để trồng lại
Việt Linh – 2009
Kỹ thuật trồng mía giống (mía hom)
1. Thời vụ:
Nên trồng vào tháng 5 – 6 nhằm tạo nguồn giống cho vụ trồng chính tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
2. Chuẩn bị đất:
– Tiến hành vệ sinh đồng ruộng diệt trừ cỏ dại, mầm móng sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng.
– Đào hộc: Hàng cách hàng 1m, rộng 20-30cm, sâu 20-30cm.
– Bón lót toàn bộ lượng phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin.
3. Chuẩn bị hom mía:
– Hom không sâu bệnh, không lẫn giống, xây xát và quá già (tốt nhất là từ 5-7 tháng tuổi).
– Ngâm hom trong nước từ 8-24 giờ.
– Chặt mỗi hom hai mắt mầm, hom chặt xong trồng ngay là tốt nhất.
– Lượng hom giống cho 1ha từ 5 – 7 tấn.
4. Đặt hom:
– Đặt một hàng ngay giữa rãnh mía, hom cách hom từ 10 – 20cm là tốt nhất.
– Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển.
– Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.
5. Bón phân:
Nên sử dụng phân nền hữu cơ hoặc bã bùn mía sẽ cho năng suất cao. Cách bón phân được chia như sau:
– Bón lót: Bón 5 – 10 tấn/ha phân nền hữu cơ + 250 kg phân supper lân và 20kg Basudin/ha, xới trộn đều với lớp đất mặt.
– Bón thúc: chia làm 2 lần bón.
+ Thúc lần 1: Bón Urê từ 100 kg/ha+ Kali 50 kg/ha. Bón lúc mía 1,5 tháng tuổi, kết hợp với vô chân ấm.
+ Thúc lần 2: Bón Urê từ 100 kg + Kali 50 kg/ha. Bón lúc mía đạt từ 3 tháng tuổi, kết hợp vô chân khỏa.
6. Chăm sóc:
– Giặm: Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện trên hàng có chết hom (dài hơn 50cm) tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ.
– Cần làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía.
– Vô chân mía: Kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.
– Tưới nước: Mía là cây cần nước nhưng rất sợ bị ngập úng kéo dài.
+ Nếu đặt vào mùa khô cần phải giữ ẩm ở giai đoạn cây con.
+ Trồng đầu mùa mưa cần đào rãnh thoát nước để tránh thối hom.
– Không cần đánh lá.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
– Rải khoảng 20kg Basudin/ha dưới rãnh trước lúc đặt hom.
– Thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan.
8. Thu hoạch:
Thời gian thu hoạch mía giống tốt nhất khi mía đạt 5-7 tháng tuổi.
H.T = Báo Hậu Giang, 16/8/2010
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng cây mía
Nhân Giống Mía Bằng Hom Ngọn Và Nhân Giống Mía Bằng Hom Thân Có Gì Khác Nhau? – Kipkis
7) Nhân giống mía bằng hom ngọn và nhân giống mía bằng hom thân có gì khác nhau?
Mía là cây trồng nhân bằng hom (nhân vô tính). Hom mía trồng xuống đất các cây mía con sẽ mọc lên từ những mắt mầm và phát triển. Do đó, nhân giống mía bằng hom ngọn (các dóng mía non ớ phần trên) hay hom thân (các dóng mía bánh tẻ ở phần dưới kế tiếp) nếu mắt mầm còn non, tốt đều mọc như nhau.
Trước đây, khi sản xuất còn ít bà con nông dân thường sử dụng phần ngọn mía để làm hom giống trồng. Cách này có lợi là tận dụng được phần ngọn chứa ít đường để làm hom giống (trong thực tế những mắt mầm ở phần ngọn thường mọc nhanh hơn các mắt mầm ở phần thân phía dưới) còn phần thân phía dưới chứa nhiều đường sử dụng làm nguyên liệu. Song cách làm này hệ số nhân rất thấp, thường thu hoạch một diện tích chỉ trồng được một diện tích mới (hệ số nhân bằng một) nên khi muống trồng tăng diện tích hom giống sẽ bị thiếu. Vì vậy để có đủ hom giống cho việc mở rộng diện tích trồng người ta phải lấy thêm phần thân phía dưới gọi là hom hai hoặc hom ba cho đủ. Hiện nay sản xuất mía ngày càng được mở rộng, diện tích trồng mía mỗi năm là rất lớn, để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hom giống trồng theo kế hoạch người ta thực hiện việc làm ruộng giống riêng để cung cấp hom giống cho sản xuất.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
Tác phẩm: Ngân hàng kiến thức trồng mía
Tác giả: Viện nghiên cứu mía đường
Nguồn: vienmiaduong.vn
“Like” us to know more!
Knowledge is power
Kỹ Thuật Trồng Cây Mía: Cách Trồng, Cách Chăm Sóc Và Cách Thu Hoạch Mía
Cây mía( tên khoa học là Sacarum docinarum), phát triển mạnh ở những vùng khí hậu nhiệt đới. Mía là thức quả giải nhiệt mùa hè và được chế biến thành các chế phẩm đường và sản phẩm khác. Cây mía khi phát triển tạo thành những ngọn tháp cao và nhọn, dễ dàng trở thành một cây cảnh sân sau hấp dẫn.Nếu bạn đang quan tâm đến Kỹ thuật trồng cây mía thì đừng bỏ qua bài viết này của Wikihobby. Cùng tìm hiểu thôi.
Chọn giống
Bạn nên chọn những cây mía khỏe mạnh. Cây mía dễ tìm thấy nhất trong mùa thu hoạch, vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Nếu bạn không thể tìm thấy cây mía ở trung tâm vườn địa phương, nó thường được tìm thấy ở các quầy hàng bên đường và chợ nông sản.
Hãy lựa chọn những thân cây dài và dày, có nhiều khả năng tạo ra những cây mới khỏe mạnh.
Thân cây có khớp, và một cây mới sẽ mọc ra từ mỗi cây. Hãy ghi nhớ điều này, mua đủ số cành bạn cần để sản xuất cây trồng đúng kích thước bạn mong muốn.
Tách những thân cây mía thành những miếng dài
Tách những thân cây mía thành những miếng dài. Để 3- 4 mỗi mảnh để có nhiều khả năng mỗi mảnh sẽ tạo ra một vài mầm. Nếu thân cây có bất kì lá hoặc hoa, hãy tiếp tục loại bỏ chúng.
Đào hố trồng
Đào hố trồng ở một nơi có đủ ánh nắng mặt trời. Thân cây mía được trồng theo chiều ngang ở hai bên, trong các luống sâu 4 inch, hoặc rãnh. Cây mía khi phát triển cần đầy đủ ánh sáng mặt trời nên hãy đảm bảo bạn chọn nơi trồng mía không có quá nhiều bóng râm. Đào hố trồng để phù hợp với từng cây mía bạn đang trông và các luống cách nhau một bước chân.
Sử dụng một cái thuổng hoặc cái cuốc, thay vì một cái xẻng, để làm cho việc đào đất dễ dàng và thuận tiện hơn.
Làm ẩm các luống
Sử dụng một vòi nước để làm ẩm nhẹ các luống để chuẩn bị cho việc trồng cây mía. Hãy chắc chắn rằng nước đã rút và không còn vũng nước nào trước khi bạn gieo trồng.
Đặt thân cây theo chièu ngang vào các luống. Che phủ chúng bằng đất. Không trồng thân cây thẳng đứng , nếu không chúng sẽ không phát triển tốt.
Vào mùa xuân, thường là vào tháng Tư hoặc tháng Năm, chồi sẽ bắt đầu mọc ra từ các nút của thân cây. Bạn sẽ thấy chúng phá vỡ đất để tạo thành những thân cây mía riêng lẻ, chúng sẽ phát triển khá cao vào cuối mùa hè.
– Bón phân cho cây mía bằng phân bón chứa hoạt chất nito. Vì mía cũng là một loài cỏ, nó phát triển mạnh nhờ phân bón giàu nito. Bạn có thể bón phân cho cây mía bằng phân bón cỏ tiêu chuẩn, hoặc một phân hữu cơ khác: phân gà.Bón phân chỉ một lần, khi mầm đầu tiên xuất hiện, sẽ giúp cây mía phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh để bạn có một vụ thu hoạch tốt vào mùa thu.
– Làm cỏ: Cỏ dại có thể bóp nghẹt những mầm mới trước khi chúng có cơ hội phát triển. Làm cỏ liên tục là việc làm cần thiết đến khi những cây mía đủ lớn để tạo bóng mát và có khả năng tự xua đuổi cỏ dại.
– Phòng trừ sâu bệnh
Một số loài sâu bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cây mía. Các loài gây hại như sâu đục thân và côn trùng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến cây trồng khi chúng gặp tình trạng ngập úng, trong khi các bệnh khác có thể gây ra sự phát triển của nấm và sự thối rữa cây. Kiểm tra cây mía của bạn thường xuyên để biết cây có gặp tình trạng mắc phải sâu bệnh hay thối rữa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sâu bệnh bất cứ khi nào có thể.
Chọn các giống mía có khả năng kháng bệnh và virus là một trong những chiến lược quản lý dịch hại tốt nhất.
Áp dụng lượng thuốc trừ sâu hợp lí có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch hại hoặc các loại bệnh trong cây trồng của bạn.
Nếu bạn phát hiện một cây có vẻ bị nhiễm sâu bệnh hoặc bị bệnh, hãy loại bỏ chúng ngay lập tức.
04.
Sử dụng dao rựa để cắt những cây mía sát mặt đất. Thân cây mía trưởng thành sẽ cao và dày, tương tự như tre, vì vậy những chiếc kéo làm vườn đơn giản sẽ không thể cắt được chúng. Sử dụng dao rựa hoặc cưa để cắt mía càng gần mặt đất càng tốt, vì vậy bạn sẽ có thể sử dụng càng nhiều cây càng tốt.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mía
Ngày nay cây mía đang bị cạnh tranh bởi nhiều cây trồng khác, diện tích mía khó có thể gia tăng thậm chí nhiều vùng còn có xu hướng bị thu hẹp dần. Chính vì vậy việc phát triển mía theo hướng thâm canh để đạt năng suất đường cao nhất trên một đơn vị diện tích là vần đề thiết thực và đúng đắn. Để đạt được điều đó cần phải có biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ làm đất, chọn giống, trồng, bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. 2- Bón phân cho mía:
1. Thời vụ, làm đất, chọn giống:
Do hầu hết diện tích mía ở nước ta trồng nhờ nước trời nên chỉ có 2 vụ trồng đó là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5 để sau khi mía nảy mầm sẽ có đủ nước cho mía sinh trưởng, phát triển, kịp thu hoạch vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9-11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn. Vụ trồng này giúp mía kết thúc nảy mầm bắt đầu đẻ nhánh khi sang mùa khô và chịu đựng được khô hạn để đầu mùa mưa sẽ vươn cao nhanh, đảm bảo thu hoạch cho vụ ép sớm.
Mía là cây không kén đất nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất phù sa, đất xám, đất đỏ, đất cát và cả đất phèn. Đất ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên thường cho mía có chữ đường cao hơn so với vùng ĐBSCL.
Cày đất là khâu quan trọng giúp bộ rễ mía ăn sâu, chịu hạn, chống đổ và tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cày lần đầu cần sâu khoảng 40-50cm, bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón 1-1,5 tấn vôi bột/ha trước khi bừa lần cuối. Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách 1-1,2m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn. Lượng giống trồng từ 8-10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lượng giống.
Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để có năng suất đường cao cần chọn những giống có chữ đường cao, năng suất cao như: ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX… Mía có thể trồng bằng hom ngọn hoặc toàn bộ cây tuy nhiên không nên trồng cây quá già mà chọn cây khoảng 6-8 tháng tuổi, sạch bệnh. Ruộng làm giống nên tưới, chăm sóc kỹ, bón phân đầy đủ và cân đối để có hom giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao.
Cây mía có nhu cầu kali cao nhất sau đó đến đạm và lân, ngoài ra, mía còn có nhu cầu một số nguyên tố với lượng ít hơn, gọi là các chất trung và vi lượng (TE). Các nguyên tố trung và vi lượng có ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mía là magiê, canxi, kẽm, bo. Khi cung cấp không đủ dinh dưỡng, cây mía sẽ có các triệu chứng như sau:
– Thiếu đạm: Lá non nhỏ, ngắn, xanh lợt, lá già vàng, nếu thiếu nặng, lá bị chết khô từ chóp lá vào giữa gân chính, hoặc vàng hay khô một bên lá, cây mọc yếu đẻ nhánh ít, thân nhỏ, thấp… năng suất kém.
– Thiếu lân: cây con có lá màu xanh dương ửng tím, thiếu nặng có những vết tím dọc trên lá và bẹ lá. Ở cây mía trưởng thành, thiếu lân làm cho lá ngắn, phiến lá hẹp, khả năng chịu hạn kém. Thiếu nặng mía đẻ nhánh kém, những nhánh mía đẻ muộn thường bị chết, cây yếu, lóng nhỏ và ngắn, năng suất thấp.
– Thiếu kali: mặt trên gân chính của lá xuất hiện những vệt đỏ, nếu thiếu nặng lá bị khô từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào, thân cây nhỏ, yếu, dễ bị bệnh, năng suất và chữ đường đều thấp.
– Thiếu magiê: lá có những vệt sọc trắng sau lan rộng làm mất màu phần thịt lá, gân lá vẫn còn xanh, năng suất thấp.
– Thiếu canxi: cây thấp, dễ bị nứt vỏ và đổ ngã, năng suất thấp.
– Thiếu sắt: hàm lượng đạm trong lá giảm trong khi lân, kali, canxi và magiê tăng, cây kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp. – Thiếu kẽm: cây còi cọc, lá mọc sít nhau, cây tù ngọn. Thiếu kẽm thường dẫn tới hàm lượng đạm và magiê trong lá giảm, năng suất thấp.
– Thiếu bo: cây kém phát triển, hàm lượng kali trong lá tăng và magiê giảm.
– Thiếu đồng: cây kém phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh kém. Thiếu đồng cũng dẫn đến hàm lượng magiê trong lá thấp, năng suất và chữ đường thấp.
– Thiếu mangan: cây còi cọc, hàm lượng đạm trong lá giảm. Khi có triệu chứng thiếu dinh dưỡng cũng là lúc cây mía đã thiếu nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến năng suất mía cây cũng như chữ đường. Để tránh tình trạng này biện pháp chẩn đoán dinh dưỡng qua lá để biết trước tình trạng dinh dưỡng trong lá và đề ra biện pháp khắc phục rất cần thiết (xem bảng 1).
Các giống mía khác nhau có nhu cầu phân bón khác nhau. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ sinh trưởng cây thì nhu cầu về tỷ các chất dinh dưỡng tương đối giống nhau giữa các giống. Giai đoạn trồng mới đến đẻ nhánh tối đa, cây mía cần nhiều đạm để đâm chồi đẻ nhánh, nhiều lân để phát triển bộ rễ, kali với lượng vừa phải giúp cho cây mía cứng cáp chống chịu sâu bệnh. Giai đoạn từ khi vươn lóng đến chín, thu hoạch, cây mía cần nhiều kali và đạm hơn so với lân. Chính vì vậy phân bón phù hợp với mía cần có 2 loại cho hai giai đoạn sinh trưởng phát triển. Hiện nay nhiều giống mía mới có nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn đầu khá cao do vậy cần tập trung bón phân sớm để cây nảy mầm tốt, đẻ nhánh nhiều, vươn cao mạnh và tích lũy nhiều lượng đường trong cây. Để tiện lợi trong khâu quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho mía nhằm đạt năng suất cao, chữ đường cao và giữ được gốc nhiều năm, Công ty Bình Điền xin giới thiệu sản phẩm phân bón chuyên dùng cho mía: Phân Đầu Trâu TE-Mía 1 là loại tổng hợp có chứa 20% N, 10% P 2O 5, 15%K 2O và trung vi lượng (TE); với hàm lượng đạm cao giúp cho mía đâm chồi sớm, chồi khỏe, lân dễ tiêu có tác dụng phát triển bộ rễ, kali vừa đủ giúp cho cây mía cứng cáp chống chịu sâu bệnh và các chất trung vi lượng cho cây mía phát triển cân đối chống đổ ngã. Phân Đầu Trâu TE-Mía 2 có 15%N, 7% P 2O 5, 20%K 2O và trung vi lượng (TE), thích hợp bón ở giai đoạn mía vươn lóng, giúp cây vươn lóng nhanh, tích lũy đường nhiều sớm thu hoạch và đạt chữ đường cao. Phân Đầu Trâu CM1 có hàm lượng 16%N, 8%P 2O 5, 18%K 2O, các chất trung vi lượng, thích hợp và tiện dụng để bón cho tất cả các thời kỳ từ lót, thúc 1 và thúc 2 cho mía, giúp mía phát triển mạnh, năng suất cao và chất lượng tốt. Phân hữu cơ sinh học Biorganic Đầu Trâu có tác dụng cung cấp chất hữu cơ, cải tạo đất, làm đất tơi xốp, giúp cho rễ mía phát triển mạnh tăng hiệu suất hấp thu phân bón, thích hợp để bón lót cho mía, nhất là vùng đất xám, đất cát và đất nghèo hữu cơ.
Quy trình sử dụng phân bón Đầu Trâu cho cây mía như sau: Biorganic Đầu Trâu. Phân chuyên dùng: bón 200-250kg Đầu Trâu TE-Mía 1 hoặc 250-300kg Đầu Trâu CM1/ha, vào rãnh sau khi rạch hàng, lấp một lớp đất mỏng 3-5cm rồi đặt hom.
– Lót trước khi trồng hoặc sau khi đốn với mía gốc: Phân hữu cơ: bón 20-30 tấn bã bùn, phân hữu cơ hoai hoặc 2-3 tấn phân hữu cơ sinh học
– Thúc đẻ nhánh: 200-250kg Đầu Trâu TE-Mía 1 hoặc 250-300kg Đầu Trâu CM1/ha, sau khi làm cỏ lần 2, giúp cho mía đâm chồi đẻ nhánh sớm và tập trung. Cách bón, dùng cuốc hoặc trâu bò cày sâu 10-15cm vun nhẹ vào gốc.
-Thúc vươn lóng: 300-350kg Đầu Trâu TE-Mía 2 hoặc 350-400kg Đầu Trâu CM1/ha, kết hợp với vun gốc mía giúp chống đổ ngã, tăng chiều cao và mía sớm đạt chữ đường.
3- Chăm sóc:
Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mưa nên xới phá váng. Làm cỏ lần 1 kết hợp với dặm, khi mía được 4-5 lá. Làm cỏ lần 2 và bón thúc đẻ nhánh, dùng cuốc hoặc trâu bò cày sâu 10-15cm vun nhẹ vào gốc. Thúc vươn lóng, kết hợp với vun gốc giúp mía phát triển thuận lợi, chống đổ ngã. Khi mía có lóng và cao trên 1m, nếu có chồi mới (mía mầm hoặc chồi nước) nên nhổ bỏ vì đây là những chồi vô hiệu sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của những thân chính làm giảm chữ đường và là nơi trú ngụ và phát sinh sâu bệnh. Đối với mía gốc, sau khi thu hoạch cần tổng vệ sinh đồng ruộng, vùi lấp hoặc đốt sạch lá khô để diệt mầm sâu bệnh, sau đó dùng cuốc thật sắc xén lại các gốc còn cao và các chồi mầm còn sót lại. Dùng cày hoặc cuốc hai bên hàng mía để bón 20-30 tấn hữu cơ/ha hoặc 2-3 tấn lân hữu cơ Đầu Trâu + 200-250kg Đầu Trâu TE-Mía 1/ha, sau đó lấp kín gốc, giữ cho mía nẩy mầm, các giai đoạn tiếp theo chúng ta chăm sóc như mía tơ.
Có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng… Phải thường xuyên theo dõi trên ruộng mía để kịp thời phòng trừ từng loại sâu bệnh và sử dụng thuốc cho thích hợp.
4- Phòng trừ sâu bệnh:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trồng Mía Lưu Gốc, Kỹ Thuật Trồng Mía Giống (Mía Hom) trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!