Cập nhật nội dung chi tiết về Trồng Chuối Rừng Giúp Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Thoát Nghèo mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(GLO)- Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Ia Kreng (huyện Chư Pah, Gia Lai) đã nỗ lực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để xóa đói giảm nghèo. Trong đó, việc mở rộng diện tích trồng chuối rừng đã và đang khẳng định được hiệu quả rõ rệt.
Xã Ia Kreng có địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc cao, rất khó khăn để canh tác các loại cây trồng. Tuy nhiên, riêng cây chuối rừng lại phù hợp với địa hình đồi núi dốc và có khả năng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Chính vì vậy, Đảng ủy, UBND xã Ia Kreng xác định đây sẽ là cây trồng giúp đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương xóa đói giảm nghèo.
Người dân Ia Kreng phơi chuối rừng trước khi đem bán. Ảnh: L.H
Gia đình ông Rơ Châm H’Níu (làng Dóch 1) hiện là một trong những hộ có nguồn thu nhập đáng kể từ cây chuối rừng. Ông H’Níu chia sẻ: Gia đình tôi có 1 ha đất dốc trồng lúa rẫy nhưng không đủ gạo ăn. Trước đây, cây chuối rừng mọc rải rác trong vườn, mấy năm gần đây thấy mọc nhiều hơn và có nhiều quả. Vợ chồng tôi thường xuyên vào rẫy hái chuối về bán. Chuối rừng có 2 loại, loại hột nhỏ thì bán 3.000 đồng/kg quả chín, loại hột to thì bán 2.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, 1 người hái bán được khoảng 200 ngàn đồng. Nếu không có nguồn thu này thì gia đình tôi không biết xoay xở ra sao.
Toàn xã Ia Kreng hiện có 30 ha chuối rừng tự nhiên, tập trung ở 3 làng Doch 1, Doch 2 và Dip. Do phát triển tự nhiên và không cần đầu tư chăm sóc, chuối rừng ở Ia Kreng cho quả quanh năm nên đã góp phần đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho nhiều hộ dân nơi đây. Chuối rừng Ia Kreng có đặc điểm quả nhỏ, nhiều hạt, khi chín có mùi thơm dễ chịu, được dùng với nhiều mục đích nhưng chủ yếu là ngâm rượu để chữa các loại bệnh thường gặp như: đau lưng nhức mỏi, tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp… Hiện nay, chuối rừng Ia Kreng được người dân đi rẫy thu hoạch khi quả đã chín, sau đó phơi khô tự nhiên và bán lại cho các cơ sở thu mua phân loại, đóng gói và bán ra thị trường. Theo thống kê, mỗi năm, người dân Ia Kreng thu hoạch được khoảng 200 tấn chuối rừng khô, cung cấp cho người dân trong xã và các vùng lân cận.
Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số xã Ia Kreng xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, tháng 4-2017, Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pah đã triển khai dự án trồng và sơ chế chuối rừng tại 3 làng: Doch 1, Doch 2 và Dip với 10 hộ dân tham gia. Dự án đã tiến hành khoanh nuôi và trồng mới trên quy mô 10 ha, tổng kinh phí thực hiện hơn 600 triệu đồng. Đến nay, qua khảo sát, diện tích chuối khoanh nuôi cũng như trồng mới đều phát triển tốt, đã bắt đầu ra quả. Bình quân 1 ha chuối, người dân thu được không dưới 10 triệu đồng/năm.
Là một trong những hộ tham gia dự án trồng và sơ chế chuối rừng, sau hơn 1 năm, gia đình ông Rơ Châm Kuih (làng Dip) đã có nguồn thu từ 1 ha chuối. Ông Kuih cho biết: Cây chuối thích nghi rất tốt với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây, lại không phải bỏ công chăm sóc và tiền đầu tư. Hiện 1 ha chuối của gia đình tôi đã thu được hơn 10 triệu đồng. Cứ đà này, sắp tới, gia đình tôi sẽ có nguồn thu nhập ổn định từ cây chuối.
Khi triển khai dự án trồng và sơ chế chuối rừng tại xã Ia Kreng, Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pah cũng đã đầu tư 1 máy sấy chuối đặt ở đây. Chiếc máy này có công suất sấy 100 kg chuối tươi/lần, qua đó góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm chuối rừng của địa phương, nhất là trong điều kiện thời tiết mưa nhiều như hiện nay. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng-cho biết: Nắm bắt được hiệu quả kinh tế của cây chuối rừng, UBND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhân rộng loại cây trồng này. Trong phương hướng phát triển kinh tế của xã thời gian tới, cây chuối rừng được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn. Nhờ có cây chuối rừng mà tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm hẳn. Một điều đáng mừng là nhiều khách hàng đã khẳng định: Chuối rừng Ia Kreng có hương vị riêng, trồng hoàn toàn tự nhiên nên được họ tin dùng. Do vậy, xã cũng đã đưa ra định hướng để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chuối rừng Ia Kreng.
Lê Hải
Trồng Sen Lấy Ngó Giúp Người Dân Thoát Nghèo
Anh Nhiều cho biết từ ba năm qua, gia đình anh gắn bó với mô hình trồng sen lấy ngó trong mùa lũ. Thu nhập của gia đình tăng lên thấy rõ, con cái được học hành đàng hoàng. Dự tính năm sau vợ chồng anh sẽ cất nhà khang trang ngay trên cánh đồng sen này.Anh Nhiều cho biết thêm hằng năm sau hai vụ lúa đông xuân, hè thu, anh quay ra trồng sen lấy ngó trong mùa lũ. Khi con nước lũ vừa chớm lên đồng, anh đem sen giống cấy xuống và chỉ cần 20 ngày sau là có thể bắt đầu thu hoạch ngó. Ba tháng mùa lũ rất phù hợp với việc phát triển của cây sen nên chi phí xem ra không đáng kể, chỉ tốn công lặn ngụp bẻ ngó. Khi nước lũ rút thì cày đất bỏ sen và sạ lúa.
Anh Nhiều nhẩm tính: 1,3ha sen mỗi ngày thu hoạch được 15-20kg ngó sen, với giá ngó 20.000 đồng/kg như hiện nay, gia đình anh kiếm gần 400.000 đồng/ngày. Đây là một khoản thu nhập rất lớn đối với nhà nông.
Rời xã Nhơn Ninh, chúng tôi men theo tuyến kênh 2000 Bắc thuộc ấp Hải Hưng, xã Nhơn Hòa, huyện Tân Thạnh. Đây được xem là “vương quốc sen” của huyện Tân Thạnh. Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới xây gần 400 triệu đồng, ông Võ Thành Tâm tự hào cho biết cơ ngơi này có được chính là nhờ vào thu nhập từ cây sen.
Ông Tâm nói mấy năm trước gia đình chân ướt chân ráo đến lập nghiệp ở đây, nhà nghèo, không có vốn liếng nên tối ngày chỉ ngụp lặn với công việc đồng áng và đánh bắt cá. Mấy năm qua, giá lúa cứ bấp bênh, vùng này đất trũng, nhiễm phèn nặng nên lúa cho năng suất rất thấp. Việc đánh bắt cá trong mùa lũ cũng trồi sụt bởi lượng cá về đồng giảm nhiều so với trước.
Từ khi tiếp cận với mô hình trồng sen lấy ngó, ba năm nay hơn 1,2ha sen đã giúp gia đình ông Tâm có cuộc sống ổn định, con cái được đi học trên trường huyện.
Khác với anh Nhiều, ông Tâm giữ nước trong ruộng để trồng sen ba vụ, trung bình 1ha thu hoạch 8-10 tấn ngó sen. Nếu giá duy trì ở mức 15.000 đồng/kg thì có thể thu nhập 100-150 triệu đồng/năm. Hai năm qua, giá sen dao động ở mức 15.000-20.000 đồng/kg nên chuyện vợ chồng ông Tâm cất được nhà không phải là khó hiểu. Hai đứa con của ông Tâm cũng được gửi lên huyện Tân Thạnh học hành tới nơi tới chốn.
Ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND xã Nhơn Hòa, cho biết chuyện thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ cây sen như trường hợp của ông Tâm không phải là cá biệt ở xã. Điều đó giải thích vì sao Nhơn Hòa là xã có diện tích trồng sen lớn nhất huyện (204ha). Cây sen đã làm thay đổi cuộc sống nghèo khó của bà con vùng này là điều rất đáng ghi nhận.
Ông Nguyễn Văn Phương thừa nhận gần như toàn bộ diện tích trồng sen hiện nay ở xã đều có nguồn gốc từ những cánh đồng tràm dân trồng trước đây. Đứng trước việc diện tích cây tràm giảm dần do bị cây sen lấn át, ông Phương cho biết đã nhiều lần đề xuất lên chính quyền cấp trên cần có chính sách hỗ trợ hoặc vận động người dân trồng “bù” diện tích tràm trên các tuyến kênh, trục giao thông. Việc làm này sẽ góp phần tạo nên cảnh quan cũng như tái sinh một phần diện tích rừng tràm đã bị phá đi.Ông Nguyễn Quốc Việt, chánh văn phòng UBND xã Nhơn Ninh, cho biết trên địa bàn xã có gần 200ha tràm đã được khai phá để trồng lúa và sen. Nếu như 10 năm trước, người dân phá tràm để trồng lúa thì mấy năm nay do giá lúa khá thấp nên nhiều nông dân đã chuyển hẳn từ cây tràm qua cây sen, không còn phải “đi vòng” qua trồng lúa. Diện tích tràm hiện nay của xã chỉ còn khoảng 30ha, nhiều khả năng vài năm nữa cũng sẽ bị phá bỏ để trồng sen.
Theo so sánh của ông Đỗ Thành Hây, người trồng sen kỳ cựu ở xã Nhơn Hòa, do đất ở đây phần lớn nhiễm phèn nặng, lúa vụ đông xuân trúng lắm chỉ có thể lãi 20 triệu đồng/ha, còn vụ hè thu chỉ có lãi khi giá lúa cao, phần lớn từ huề vốn cho tới lỗ. Tính ra hai vụ lúa người nông dân chỉ lời được khoảng 20 triệu đồng, trong khi trồng sen thì hai vụ cầm chắc lời từ 35-45 triệu đồng.
Ông Hây đúc kết: “Mần lúa lời gấp ba lần trồng tràm, trồng sen lời gấp đôi trồng lúa. Vì vậy người dân ở đây cứ phá tràm mần lúa hoặc trồng sen”.
Không thể hô hào lợi ích chung Câu chuyện trên phản ánh tình trạng bấy lâu nay nhà nông vùng ĐBSCL cứ loay hoay chặt cây này rồi trồng cây khác. Dù ngó sen đang có giá nhưng ông Nguyễn Văn Vũ, phó chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh, cũng không khỏi lo lắng cho sự bấp bênh mà người dân đang gặp phải.
Ông Vũ cho rằng không phải đợi đến lúc sen có giá người dân mới phá tràm trồng sen. Nhiều năm qua do giá cây tràm không hấp dẫn, Nhà nước không có chính sách hỗ trợ người trồng tràm nên chuyện người dân phá tràm trồng sen hay trồng lúa là khó tránh khỏi.
Hiện nay, toàn huyện Tân Thạnh còn khoảng 2.700ha tràm, so với diện tích trước đây lên đến hơn 10.000ha, dù huyện đã có quy hoạch giữ diện tích tràm còn lại để “lá phổi” của Đồng Tháp Mười không tiếp tục bị tổn thương. “Giữ được cây tràm hay không tùy thuộc vào giá tràm chứ chúng ta không thể hô hào là giữ được, bởi cây sen cũng có những giá trị của nó” – ông Vũ nói.
Cũng theo ông Vũ, thống kê toàn huyện cho biết hiện có khoảng 800ha trồng sen, phần lớn là diện tích trồng sen lấy ngó. Sở Công thương tỉnh Long An đã xúc tiến thành lập thương hiệu và ngó sen Hải Nhơn đã được công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên từ ngày được công nhận đến nay, thương hiệu này vẫn chưa thể phát huy được thế mạnh như mong muốn, sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều nên giá cả còn bấp bênh.
Trồng Chuối Laba, Nông Dân Lâm Đồng Thu Lãi Nửa Tỷ/Ha
(Dân Việt) Trồng chuối tiến Vua xuất khẩu sang Nhật Bản đã mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với cà phê, đó là tín hiệu đáng mừng và là đường đi mới của người nông dân Lâm Đồng.
Giữa năm 2018, những tấn chuối đầu tiên của người dân Lâm Đồng đã được xuất khẩu qua Nhật Bản thông qua công ty Chuối Việt tại TP. Hồ Chí Minh. Được biết, gia đình tiên phong trồng chuối Laba tại xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) là bà Võ Thị Thu.
Đến lập nghiệp tại xã Đạ K’Nàng từ năm 2000, kinh tế chủ yếu dựa vào canh tác cà phê và buôn bán nông sản, tuy nhiên do giá cả bấp bênh nên gia đình bà Thu đã chuyển qua canh tác chuối khi biết tại địa phương có HTX Phú Sơn xúc tiến trồng chuối Laba để xuất khẩu qua Nhật Bản.
Trước đây, chuối Laba được cung cấp cho hoàng triều Bảo Đại nên được gọi là chuối tiến Vua. Giống chuối này do người Pháp đưa qua vùng đất Phú Sơn, Lâm Hà (Lâm Đồng) trồng cách đây khoảng 100 năm. Chuối trái lớn, hình thức đẹp, có vị ngọt thơm đặc trưng và dẻo.
Tháng 4.2017, vợ chồng bà Thu cùng 3 gia đình khác ở Đạ K’Nàng đã mạnh dạn phá bỏ 5 ha cà phê để trồng hơn 10.000 cây chuối Laba và sau 1 năm đã có thu hoạch. Theo bà Thu, 1 ha trồng được khoảng 2.200 gốc chuối, mỗi năm cho thu hoạch trên 6.000 buồng, mỗi buồng trung bình 30 kg, sản lượng 180 tấn/ha.
Bà Thu cho hay, kỹ thuật chăm sóc chuối Laba khá đơn giản, tuy nhiên do xuất khẩu sang Nhật Bản nên họ yêu cầ khá nghiêm ngặt. Thông thường mỗi gốc chuối sẽ được bỏ 20kg phân chuồng, sau đó mỗi tháng bón 1kg phân NPK để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt, khi chuối trưởng thành, chuẩn bị cho ra buồng sẽ rất cần nước nên cứ 3 – 4 ngày cần tưới nước một lần.
“Người Nhật họ rất khắt khe trong khâu sản xuất, vì vậy mỗi bụi chuối chỉ được để khoảng 4 gốc để đảm bảo chuối sinh trưởng tốt, thời gian mỗi gốc cách nhau khoảng 5 tháng để thu hoạch gối đầu. Sau khi chuối ra buồng đủ lớn người trồng cần cây chống tránh đổ gãy và bọc túi ni lông tránh côn trùng chích làm hỏng quả”, bà Thu chia sẻ.
Bà Thu cho biết thêm, trồng chuối để xuất khẩu nên khó làm hơn cách trồng truyền thống, đặc biệt phải đảm bảo những yêu cầu khắt khe của đối tác về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kích thước, trọng lượng trái, thời gian cắt… nhưng lại bán được với giá ổn định 8.000 – 9.000 đồng/kg, cho thu nhập rất tốt. Với 1ha trồng được trên 2.000 gốc sẽ giúp người dân lãi khoảng 500 triệu đồng sau khi trừ các chi phí sản xuất.
Bà Thu vừa dẫn chúng tôi đi tham quan vừa giới thiệu quy trình đóng gói để những quả chuối được xuất ngoại rất khắt khe. Sau khi đủ ngày, đủ tiêu chuẩn, chuối sẽ được cắt và đưa về xưởng, các buồng chuối được treo cao, rửa sạch trước khi cho vào bể rửa lại lần hai. Tiếp đó, chuối được phân loại quy cách và trọng lượng (theo yêu cầu từng lô hàng) rồi làm khô ráo bằng quạt gió trước khi bao gói và đóng thùng, vận chuyển đi chúng tôi bằng xe lạnh chuyên dụng sau đó xuất sang Nhật Bản.
Từ giữa năm 2018 đến nay, gia đình bà Thu đã xuất khẩu trên 40 tấn chuối Laba sang Nhật Bản. Được biết, đối tác đặt hàng mỗi tuần từ 20 – 30 tấn. Sau thành công bước đầu, hiện bà Thu đang liên kết với một số hộ dân khác trồng thêm 10 ha, để đáp ứng nhu cầu của phía Nhật Bản phải mở rộng diện tích lên 20 ha.
Chuối Hột Rừng , Cách Ngâm Rượu Chuối Hột Rừng
– Là loại cây mọc hoang khắp các khu rừng nhiệt đới ở Việt Nam , cây chuối hột rừng là loại cây có giá trị dược tính cao trong nhiều bài thuốc chữa bệnh . Ở Việt Nam cây phân bố khắp ba miền , cây chuối hột mọc đang xen cái cây khác hoặc các loại chuối khác trong rừng . Chủ yếu các tỉnh Trường sơn , Tây Bắc , Miền Trung , Bắc Trung Bộ . Sinh trưởng nơi núi cao, sỏi đá , quả chuối hột rừng càng nhỏ thì nhựa trong quả càng cao và chất lượng dược tính càng tốt .
Nguồn gốc và đặc điểm chuốt hột rừng
-Đặc điểm sinh học cây chuối hột rừng
Thân cây cao từ 3-4 m ., thân rỗng và nhẹ. Thân cây mọc nhanh.
Lá có mày xanh phiến lá to dài , trên lá có gân chạy dọc
Hoa chuối hột rừng có màu đỏ , mỗi buồn có tầm 7-10 nảy
Trái chuối hột non có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà , Trái già có màu xanh và chuyển sang vàng khi chín. Trái có dang khía vuông , trái chuốt hột rừng có nhiều hột , ít cơm.
Hạt có màu đen , hạt to khỏan 4-5mm
Cách ngâm rượu chuối hột rừng
Cách ngâm rượu chuối hột rừng ,ngâm rượu chuối hột tươi
– Cách ngâm rượu chuốt hột khô
1 kg chuốt hột khô và 8-10 lít rượu 35-40 độ . Bình thũy tinh , hoặc bình nhựa
Kèm thêm la hán quả rửa sạch và bóc vỏ
Ngâm hổn hợp trong vòng 3-6 tháng có thể dùng
-Chữa sỏi thận bằng trái chuối hột dựa vào dược tính có trong hạt chuối giúp đanh tan sỏi
-Tiểu đường , máu nhiễm mỡ : Vị chát có từ vỏ chuối và hạt chuối giúp ổn đinh lượng đường là tan mỡ trong máu.
– Trị đau dạ dày : quả chuối hột rừng xoay nhiễm thành bột dùng giúp chữa viêm lét dạ dày
– Điều trị táo bón : dùng 2-3 quả chuối hột rừng nướng trên bếp lửa , Sau đó nghiền nát cho trẻ ăn . Chất xơ trong trái chuối hột giúp khỏi táo bón.
-Chuối hột rừng có 2 loại là chuối rừng Tây Bắc và Tây Nguyên
+Chuối rừng Tây Bắc : Quả to , thường phơi khô sắc lát dày 1mm , khi khô thường có màu đỏ . Quả rừng tây Bắc có ít hạt hơn .
+ Chuối Rừng Tây Nguyên : Quả nhỏ , lột sạch vỏ khi phơi và phơi khô nguyên trái. Trái chuối hột rừng Tây Nguyên thường có nhiều hạt
Cách ngâm rượu chuốt hột rừng
Giá chuối hột rừng khô và lưu ý khi dùng chuối hột rừng
Không này dùng chuối hột rừng lâu ngày
Người bị dạ dày không nên dùng nhiều chuốt hột rừng cùng lúc , nên chia nhỏ ra dùng nhiều lần
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trồng Chuối Rừng Giúp Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Thoát Nghèo trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!