Đề Xuất 3/2023 # Trồng Cam Mật Không Hạt Theo Hướng Hữu Cơ # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Trồng Cam Mật Không Hạt Theo Hướng Hữu Cơ # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trồng Cam Mật Không Hạt Theo Hướng Hữu Cơ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây ăn trái không hạt được nhiều nhà vườn có xu hướng lựa chọn để canh tác vì nhiều ưu điểm vượt trội. Mới đây, UBND huyện Phụng Hiệp đã cho nhà khoa học trồng thử nghiệm cam mật không hạt trên địa bàn để tìm thêm một loại cây mới có hiệu quả kinh tế cao cho người dân áp dụng.

Ông Trần Văn Tiên cải tạo 7 công vườn tạp để trồng thử nghiệm cam mật không hạt.

Thạc sĩ Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, chủ nhiệm dự án “Xây dựng mô hình trồng cam mật không hạt theo hướng hữu cơ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”, cho hay dự án được thực hiện tại xã Hòa An, với quy mô 5ha. Mục tiêu của dự án là mong muốn xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình trồng cam mật không hạt theo hướng hữu cơ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Cùng với đó là tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc để nông dân dần làm quen với phương pháp canh tác cam mật không hạt theo hướng hữu cơ.

Được biết, sở dĩ chủ nhiệm dự án chọn nơi đây thử nghiệm, bởi Phụng Hiệp luôn là một trong 3 địa phương có diện tích và sản lượng cây có múi lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên, sản phẩm cây có múi của Phụng Hiệp còn yếu sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Mà nguyên nhân cốt lõi là do kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ, tỷ lệ trái đạt tiêu chuẩn quốc tế còn thấp. Ngoài ra, do nông dân quen canh tác theo tập quán, công nghệ lạc hậu, còn sử dụng giống tạp và chịu ảnh hưởng bởi thiên tai nên năng suất thấp. Hơn nữa, chi phí sản xuất cao làm giảm tính cạnh tranh và việc quảng bá hình ảnh còn hạn chế…

Với những vấn đề còn tồn tại trên, dự án của thạc sĩ Hạnh sẽ hướng người dân đến một phương pháp canh tác mới tốt hơn để cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc đầu tiên là chọn cây giống chất lượng, sạch bệnh được nhân giống tại Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Vị trí trồng thử nghiệm cam được tiến hành phân tích các chỉ tiêu như độ pH, hữu cơ, Arsen (As), Cadimi (Cd), chì (Pb), đồng (Cu), kẽm (Zn). Nước tưới thì phân tích độ pH, thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Arsen (As), chì (Pb) để đảm bảo độ an toàn. Đất trồng được cải tạo cẩn thận, dọn cỏ, xới đất, đào rãnh thoát nước, xây dựng vùng đệm cách ly giữa khu canh tác theo kiểu thông thường và khu canh tác theo hướng hữu cơ…

Thạc sĩ Trần Quốc Dẹn, cán bộ kỹ thuật dự án, cho biết: “Mô hình được bố trí với mật độ trồng 4 x 5m. Mỗi cây đều được đắp bầu với đường kính từ 0,4-0,6m. Khi đắp bầu cần lưu ý sử dụng lớp đất mặt và đất nền được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc lên bầu đất để xử lý vi khuẩn gây hại và hạ phèn. Phân bón lót là phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh (từ 3-5kg/gốc cam). Trồng xong gốc cam được phủ cỏ khô để chống thoát hơi nước”.

Được biết, phương pháp tiên tiến được áp dụng trong mô hình là tưới phun mưa. Các nông dân tham gia mô hình cũng được tập huấn kỹ thuật lắp đặt và vận hành hệ thống tưới để thuận tiện trong việc canh tác. Ông Trần Văn Tiên, ở xã Hòa An, chia sẻ: “Hồi trước tưới bằng tay cực lắm, bây giờ trồng thử thấy tưới bằng hệ thống mới rất nhẹ công. Nhờ tham gia mô hình này mà tôi biết được kỹ thuật trồng cam không hạt đúng kỹ thuật, an toàn theo hướng hữu cơ là như thế nào”.

Tham gia dự án, ông Tiên đã trồng thử 7 công đất vườn nhà mình. Ông Tiên bày tỏ thêm: “Cũng nghe nói chanh không hạt, cam không hạt nhưng đây là lần đầu trồng thử nên cũng rất háo hức. Bước đầu tôi muốn áp dụng để chuyển đổi cây tạp trong vườn, kế đó là sản xuất cam theo hướng an toàn, muốn cung cấp cho các siêu thị”. Ngoài ông Tiên, ông Huỳnh Văn Thế, ở cùng xã cũng đang kỳ vọng cho vườn cam nhà mình sai trái, cho thu nhập cao, hướng đến chuẩn GAP để xuất khẩu ra nhiều nước.

Như vậy, bước đầu trồng thử nghiệm, mô hình đã được nhiều nhà vườn đón nhận. Cam mật không hạt sẽ là giải pháp cho sự chọn lựa giống cây trồng thích hợp để khuyến khích người dân phát triển nhằm hạn chế rủi ro từ dịch bệnh vàng lá gân xanh. Hơn nữa, việc áp dụng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ là giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững. Người dân trong vùng dự án còn tiếp cận được kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bớt phụ thuộc vào tự nhiên và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về nông sản của thế giới, để từng bước xây dựng một vùng nguyên liệu chất lượng, đủ tiêu chuẩn để vươn ra thị trường quốc tế.

Bài, ảnh: TRÚC ANH

Làm Giàu Nhờ Trồng Cam Mật Không Hạt

Hàng trăm gốc cam mật không hạt trĩu quả, to tròn, tàng lá phủ rợp cả khu vườn. Đó là thành quả sau 3 năm cải tạo vườn tạp kém chất lượng của ông Phạm Văn Đảo, ấp Tân Nhơn, xã Tân Thới, huyện Phong Điền. Với diện tích 1ha trồng cam mật không hạt, ông Đảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ việc bán trái và cây giống.

Vườn cam mật của ông Đảo trĩu quả, bán được giá cao.

Năm 2014, ông Phạm Văn Đảo được Hội Nông dân xã Tân Thới phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền trợ giá mua 700 cây giống cam mật không hạt để trồng thí điểm. Đến năm 2017, vườn cam của ông Đảo cho vụ trái chiếng và thu hoạch hơn 4 tấn trái, bán với giá từ 20.000-40.000 đồng/kg. Ưu điểm của giống cam mật không hạt là trái to, mọng nước, vỏ dễ tách, ruột vàng và có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng nên được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định. Ông Đảo cho biết: “Đầu năm 2018 đến nay, tôi đã bán được hơn 2 tấn trái với giá từ 20.000-25.000 đồng/kg. Hiện tại, vườn cam đang trong giai đoạn thu hoạch, ước lượng còn khoảng 10 tấn trái. Nếu giá như thế này, năm nay tôi thu nhập không dưới 200 triệu đồng”. 2 năm qua, tùy theo thời điểm, cam mật không hạt luôn có mức giá từ 20.000-40.000 đồng/kg. Mặc dù ông Đảo cung cấp khoảng 10 tấn cam ra thị trường hàng năm, nhưng cung không đủ cầu…

Cam không hạt ra hoa nhiều và liên tục, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao nên cho thu hoạch quanh năm. Để cam có trái to, bán được giá cao, ông Đảo chăm bón rất kỹ từ lúc cây mới ra hoa, thường xuyên vun gốc bón phân; đồng thời, tỉa những cành kém hiệu quả giúp cây mang lượng trái vừa đủ. Nhờ cần mẫn chăm sóc nên vườn cam của ông Đảo xanh tốt, trái xum xuê. Ông Đảo chia sẻ: “Giống cam này rất dễ trồng, nhẹ công chăm sóc và có khả năng kháng được bệnh vàng lá gân xanh. Nhờ đó, chi phí đầu tư thấp, năng suất cao”. Nhờ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây có múi, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được, ông Đảo áp dụng xử lý cam cho trái sớm, bán được giá cao.

Hiện nay, ông Đảo còn cung cấp cây giống cho nhiều trại cây giống ở các tỉnh, thành. Ông Đảo cho biết: “Hiện tại, mỗi nhánh cam giống chiết bán giá 30.000 đồng, nhưng tôi chiết không đủ để bán, vì nhu cầu của các trại giống rất nhiều. Ngoài ra, nhiều trại giống đến thu mua đọt cam về ghép với giá 700.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi năm tôi thu nhập khoảng hơn 50 triệu đồng từ việc bán cây giống”.

THANH THƯ

Trồng Cây Cam Theo Phương Pháp Hữu Cơ

Trồng cây cam theo phương pháp hữu cơ

Tại vùng đất ven sông màu mỡ ở xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, các loại cây ăn quả dòng cây có múi như cây cam canh, cam vinh, đang là cây trồng chủ lực. Đặc biệt, ở nơi đây, cây cam được chăm sóc hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ, nhằm cung cấp những dòng hoa quả sạch, an toàn ra thị trường. Thay đổi phương pháp trồng đã giúp người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cây ăn quả, hướng tới một nền nông nghiệp sạch.

Đã từ 4 – 5 năm nay, từ khi một số hộ dân ở xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư du nhập các dòng cây ăn quả về trồng tại vùng đất chuyển đổi tại thôn Hội Khê, thì nơi đây đã hình thành một vùng cây trồng cây ăn quả bạt ngàn và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Hồng Lý. Với 2 loại cây ăn quả chính là cam canh và cam vinh.

Ông Vũ Đình Thành – thôn Hội Khê, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư: T ôi lên quê ngoại ở Văn Giang, Hưng Yên có thấy trên đó trồng cây cam canh, bao năm nay, thấy hiệu quả. Nghĩ tại sao ở vùng đất phù sa ở Hồng Lý lại không trồng được, có ý định đem về trồng. Mới đầu khoảng 200 300 cây, sau đó thấy hiệu quả, năng suất rồi nhân rộng ra giờ là hơn 700 của 2 loại cam canh và cam vinh.

Cũng chính vì nhận thấy dòng hoa quả sạch đang được thị trường ưa chuộng, nên việc lựa chọn phương pháp chăm sóc theo phương pháp hữu cơ đã được những chủ vườn xác định ngay từ đầu. Do đó, cây cam canh, cam vinh tùy từng thời điểm sinh trưởng, phát triển sẽ được chăm sóc khác nhau. Đặc biệt là thời kỳ cây ra hoa đậu quả và bắt đầu thời kỳ quả vào ngọt.

Ông Vũ Đình Thành – thôn Hội Khê, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư: Chăm sóc hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ, không sử dụng thuốc hóa học, tham khảo một số loại thuốc sinh học ở vùng trồng quả nhiều ở Đồng Nai,.. miền Trung hay dùng.

Ông Nguyễn Hồng Khanh – Chủ tịch Hội nông dân xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư: Năm 2018, 2019 về mô hình hội viên kinh doanh sản xuất giỏi ở Hồng Lý, có nhiều hội viên tập trung vào làm vườn, đặc biệt là trồng loại cây có múi như cam, bưởi, quất cảnh. Đều hướng tới chăm sóc theo phương pháp hữu cơ. Như gia đình ông Vũ Đình Thành và một số hộ khác có chứng nhận hoa quả sạch, được một số siêu thị đặt mua.

Việc áp dụng trồng cây cam từ phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, sẽ tạo cho cây cam sinh trưởng phát triển tốt, ra quả sớm, năng suất và đặc biệt là kéo dài thời gian tuổi thọ của cây trồng. Cụ thể, với một cây cam vinh, cam canh từ năm thứ 3,4 đã cho thu hoạch gần 60kg quả/cây, thậm chí có những cây cho năng suất gần 1 tạ quả mỗi năm.

Bà Văn Thị Nga – một hộ làm vườn khác tại xã Hồng Lý: Nhà tôi trồng cam canh 4 năm nay rồi, có 200 gốc cam canh và cam vinh. 2 dòng cam này vốn được ghép từ gốc bưởi, nên sinh trưởng tốt, khỏe, cho quả năng suất.

Theo đánh giá của người dân nơi đây thì các dòng cây có múi chăm sóc theo phương pháp hữu cơ có hiệu quả năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao, đã và đang được xuất bán vào các siêu thị tại Thái Bình và Nam Định. Từ những vườn cam sai trĩu quả, đã mang lại cho họ thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm. Việc tiếp cận với phương pháp trồng cây ăn quả theo phương pháp hữu cơ đã và đang thay đổi thói quen canh tác của người dân Hồng Lý, góp phần hướng tới một nền nông nghiệp sạch.

Phương Thúy

Cách Chăm Sóc Cây Ăn Trái Theo Hướng Hữu Cơ

Mỗi cây trồng cần chọn được vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Nên chọn đất có tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt, độ dốc không quá 20 o và gần nguồn nước tưới…

Trước khi trồng nên xử lí vườn bằng cách bón vôi để khử chua đảm bảo độ pH đất phù hợp với đa số cây ăn quả là khoảng 6,0-6,5. Sử dụng phân hữu cơ cho vườn cây trồng mới bằng cách bón lót 3-5kg phân hữu cơ cho từng hố rồi tưới nước giữ ẩm, sau 20-30 ngày thì trồng. Lưu ý phân hữu cơ cần được ủ hoai mục trước khi sử dụng.

Cách chăm sóc cây ăn trái giai đoạn kiến thiết

Cần lưu ý trong giai đoạn này nếu cây ra nhiều hoa và trái thì nên tỉa bớt đi, tập trung dinh dưỡng cho cây.

Cách chăm sóc vườn cây ăn trái đã cho thu hoạch

Hằng năm nên sử dụng siêu đồng và vôi để sát khuẩn vườn, cân bằng độ pH. Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học, chỉ dùng trong trường hợp cây bị sâu quá nặng. Tăng cường sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ môi trường đất và cây trồng. Vệ sinh vườn, chăm sóc cây phát triển tốt sẽ giúp hạn chế các loại sâu bệnh.

Lượng phân bón hàng năm cho vườn được tính toán trên cơ sở năng suất quả thu hoạch năm trước để từ đó bổ sung dinh dưỡng cho đất. Bón phân chuồng phân phải được ủ hoai mục, phân vô cơ không bón quá nhiều hoặc quá muộn khi sắp thu hoạch sẽ có nguy cơ tồn dư nitrat trong sản phẩm, tăng cường sử dụng phân vi sinh, phân bón qua lá…

Cách chăm sóc cây ăn trái trong giai đoạn ra hoa đậu quả

Cách chăm sóc sau khi đậu trái

Từ khi đậu trái cho đến khi quả 3 tháng tuổi. Thời điểm này trái dần ổn định, chủ vườn cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây thúc trái và canxi để hình thành vỏ quả

Nên định kì bón phân khoảng 20-30 ngày/lần. Ưu tiên bón phân các loại hữu cơ như đậu tương, phân cá, phân gà hoặc các loại 2-1-2, 3-1-3. Để gia tăng độ ngọt tự nhiên cho quả thay vì sử dụng Kali vô cơ thì sử dụng định kì K-humate trước mỗi lần bón phân.

Bón phân trung, vi lượng định kì 2 tháng/lần để giúp quả lớn nhanh, đồng đều chống nứt trái và tăng phẩm chất hương vị của trái, nếu thời tiết mưa nhiều cần bổ sung vôi hoặc lân nung để ổn định độ pH. Sử dụng WAO – Tricho định kì 30-45 ngày/lần để phòng trừ nấm bệnh, tuyến trùng gây hại trong đất.

Cách chăm sóc cây ăn trái trước thời kì thu hoạch

Trong trường hợp cây bị sâu bệnh quá nặng thì mới dùng thuốc trừ sâu, nhưng hãy dùng các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh hoặc thảo dược. Không được phun khi quả bắt đầu chín, phun trước khi thu hoạch quả ít nhất 45 ngày.

Trước thu hoạch 2 tháng nên ngừng dùng phân và bón 100-200g Kalisunfat (K 2SO 4) trên mỗi gốc.

Cách chăm sóc vườn cây ăn trái sau thời kì thu hoạch

Sau thu hoạch bón 25-30kg phân chuồng/gốc để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Cắt tỉa bớt các cành đã mang trái, các cành già, cành mang sâu bệnh, cành không có khả năng cho trái để tạo sự thông thoáng phát triển cho cây. Quét vôi ở gốc để hạn chế tối đa sự tấn công của nấm bệnh, sâu bọ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trồng Cam Mật Không Hạt Theo Hướng Hữu Cơ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!