Đề Xuất 6/2023 # Trở Thành Tỷ Phú Từ Mô Hình Trồng Bưởi Sạch Ở Đồng Nai # Top 15 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Trở Thành Tỷ Phú Từ Mô Hình Trồng Bưởi Sạch Ở Đồng Nai # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trở Thành Tỷ Phú Từ Mô Hình Trồng Bưởi Sạch Ở Đồng Nai mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mấy năm trở lại đây, nhờ đầu ra ổn định, nhu cầu của thị trường lớn và hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, nhiều nhà vườn trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế thấp như cây cà phê, hồ tiêu và một số cây trồng khác sang trồng cây bưởi da xanh.

Trong đó, các xã trồng bưởi da xanh tập trung với diện tích lớn là Bàu Hàm, Sông Thao, Cây Gáo…

Thu tiền tỷ mỗi năm nhờ trồng bưởi sạch

Sau khi trở về từ chiến trường Tây Nam, cựu chiến binh Trần Quang Vinh đã chọn an cư tại ấp Tân Việt, xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom). Phát huy tinh thần “bộ độ cụ Hồ”, bằng đôi tay, khối óc của mình ông đã vượt qua gian khó, vươn lên làm giàu chính đáng từ cây bưởi da xanh.

Còn nhớ cách đây gần 20 năm, khi nhiều nông dân trong vùng còn đang “say sưa” với cây chôm chôm, tiêu, cà phê thì gia đình cựu chiến binh Trần Quang Vinh đã mạnh dạn đưa giống bưởi da xanh về trồng. Gia đình ông là một trong những người tiên phong trồng bưởi tại vùng này theo hình thức chuyên canh.

Điểm nổi bật trong mô hình trồng cây bưởi của ông Trần Quang Vinh là áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế sử dụng phân thuốc hóa học, ưu tiên dùng phân bón hữu cơ, phân vi sinh cho cây bưởi.

Đặc biệt, để cho vườn bưởi cho trái quanh năm, ông Vinh áp dụng biện pháp cắt tỉa cành, thay vì phải phun thuốc “xử lý” như nhiều nông dân khác. Phương pháp này, năng suất trái bưởi đạt cao, không làm ảnh hưởng môi trường, kéo dài tuổi thọ của cây.

Ông Trần Quang Vinh cho biết, ngoài việc trồng bưởi theo đúng tiêu chuẩn VietGAP, việc xây dựng được thương hiệu sẽ là cơ hội lớn để sản phẩm bưởi da xanh của địa phương mở rộng thị trường.

Cụ thể, khi người tiêu dùng biết đến nguồn gốc sản xuất bưởi, từ đó các nhà vườn trồng bưởi da xanh tại Trảng Bom sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất, cơ hội tiêu thụ cũng nâng lên, giá bán cũng được cao hơn. Do đó, gia đình ông Vinh đã chủ động xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Quỳnh Như của gia đình.

Ông Vinh chia sẻ: “Xây dựng thương hiệu trái cây không thể chỉ dựa vào nỗ lực của một doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, mà các cấp, ngành, địa phương cần định hướng, tính toán lại quy hoạch vùng; vùng nào phù hợp với loại cây ăn trái gì để có chiến lược lâu dài, tránh trồng theo phong trào”.

Vì lựa chọn đúng cây trồng, hướng tới sản phẩm đảm bảo chất lượng và xây dựng thương hiệu riêng nên nhiều năm qua, vườn bưởi của gia đình ông Vinh đã cho thu lời 600-700 triệu đồng/hécta/năm.

Không làm giám đốc vẫn thu tiền tỷ

Cũng tại ấp Tân Lập, xã Bàu Hàm anh Lầu Sy Sương là thanh niên hiếm hoi người dân tộc Nùng trong vùng theo học đại học. Thế nhưng sau ngày tốt nghiệp, từ bỏ công việc của một kỹ sư công nghệ thông tin, từ bỏ chức giám đốc doanh nghiệp dưới thành phố, anh trở về trồng vườn bưởi da xanh làm giàu.

Theo anh Sương, gia đình anh vốn đã có sẵn 6ha rẫy trồng các loại cây ăn quả, trong đó có một nửa diện tích trồng bưởi da xanh. Tuy nhiên, do canh tác theo lối cũ “ăn nhiều thứ” trên cùng một diện tích vườn nên dù có nhiều sản phẩm nhưng năng suất lại không cao, không có cây nào là cây trồng chủ lực. Chính vì vậy, anh Sương đã có suy nghĩ phải cải tạo lại vườn.

Nghĩ là làm, anh quyết định chặt bỏ hết các loại cây tạp và trồng tiếp 3 ha bưởi da xanh. Nhờ sản xuất theo lối chuyên canh, áp dụng khoa học kỹ thuật nên chỉ sau 1 năm, anh Lầu Sy Sương đã nâng được năng suất của vườn bưởi lên gấp đôi. Theo đó, nếu như trước đây mỗi năm 1 ha bưởi của gia đình anh chỉ cho năng suất khoảng 10 tấn, thì hiện tại đã đạt được khoảng 30 tấn.

Đặc biệt, nhờ áp dụng kỹ thuật tạo mầm bông nên từ chỗ mỗi năm chỉ thu hoạch 2 vụ,thì giờ đây vườn bưởi da xanh của gia đình anh Sương cho thu hoạch quanh năm. Theo anh Sương: “Trước đây gia đình tôi trồng bưởi theo kiểu tự nhiên có quả thì hái bán, không có thì đành chịu vậy,nên mỗi năm chỉ thu 2 vụ (vào tháng 8 âm lịch và Tết Nguyên đán).

Tuy nhiên, khi áp dụng kỹ thuật tạo mầm bông thì cây bưởi có thể cho trái quanh năm. Sau khi cắt trái xong là mình bỏ phần liền, kết hợp tưới nước thì khoảng 1 tháng sau là cây bưởi lại ra bông (hoa). Trước đây, cắt trái xong là để vậy chờ ra quả theo tự nhiên, nó cũng ra vài bông rồi rụng nên hiệu quả không cao”.

Bên cạnh đó, nhờ những kinh nghiệm thị trường mà anh Sương dày công tìm hiểu lúc còn làm doanh nghiệp đã giúp anh nhận ra một điều “sản phẩm muốn bán được với giá cao thì phải sạch và bắt mắt”. Từ suy nghĩ đó, anh Sương đã chuyển hẳn sang sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ. Phân hóa học chỉ được anh sử dụng cho quá trình tạo mầm bông, sau đó trong suốt quá trình nuôi trái cũng như chăm sóc cây, anh đều sửu dụng phân hữu cơ để trái bưởi sạch đúng nghĩa.

Ông Trần Lâm Sinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – bảo vệ thực vật và thủy lợi Trảng Bom (thuộc Sở NN&PTNT Đồng Nai) cho hay, cây bưởi là một trong những loại cây chủ lực theo định hướng phát triển của tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, cây bưởi da xanh đang mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Hiện nay các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đang kêu gọi các doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng lớn trên cây bưởi nhằm giúp người trồng bưởi phát triển theo hướng bền vững.

“Ngoài kêu gọi doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn với cây bưởi, hiện chúng tôi cũng đang phối hợp với các đơn vị kết nối người trồng bưởi với các chủ vựa tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây để có thêm đầu ra cho sản phẩm”, ông Sinh cho biết thêm.

Nữ Giám Đốc Htx Trở Thành Tỷ Phú Nhờ Trồng Rau Sạch

Cũng giống như bao gia đình khác ở vùng quê thuần nông, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, những năm trước đây, hộ gia đình anh chị Nguyễn Đăng Quý và Đặng Thị Cuối có xuất phát điểm kinh tế rất thấp, nghề sản xuất chính là sản suất nông nghiệp với cây lúa đóng vai trò chủ đạo, cùng với một số cây hoa màu khác như ngô, khoai, trồng thêm ít rau màu… năng suất cây trồng thấp nên đời sống của gia đình anh chị gặp rất nhiều khó khăn.

Quyết tâm thoát nghèo

Cần cù chăm chỉ nhưng cái nghèo cứ mãi đeo đẳng không dứt, chị Cuối quyết định tham gia xuất khẩu lao động, thực chất là đi làm thuê cho một trang trại nông nghiệp tại Đài Loan. Tại đây, họ trồng rau ứng dụng công nghệ cao theo một chu trình khép kín từ sản xuất đến siêu thị và bếp ăn.

Sau thời gian dài đi làm thuê, tích luỹ được chút vốn cùng với những kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật đã học được tại Đài Loan, năm 2017, chị Cuối trở về nước bàn với chồng khởi nghiệp với nghề trồng rau sạch.

Với số vốn ban đầu khoảng 500 triệu đồng, chị đã đầu xây dựng một khu nhà màng, nhà lưới trên diện tích 1.360m2 của gia đình. Cấu trúc nhà màng đơn giản, dễ lắp ráp, không cần làm móng, thanh treo tùy chọn phù hợp theo diện tích, hệ thống thông gió bên hông, nước tưới tự động qua hệ thống lọc.

Mỗi một nhà màng có mức đầu tư hơn 40 triệu đồng và khoảng 150 triệu đồng/sào, ban đầu anh chị đã mua vật tư để tự thi công. Quy trình gieo hạt từ trong ra ngoài, đóng cửa chờ thu hoạch và thu hoạch một lần từ ngoài vào trong, với việc có bẫy côn trùng ở 4 góc mái nhà màng, không tốn công chăm sóc, rau lại đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, để sản xuất rau sạch, bảo đảm chất lượng, toàn bộ giống rau được vợ chồng chị nhập từ Đài Loan, Nhật Bản, còn đất thì được bón phân hoai mục. Sau hơn 4 tháng, rau lên xanh tốt và được thu hoạch lứa đầu tiên, nhưng khi đem ra chợ bán lại vấp phải sự nghi ngờ dùng thuốc kích thích của người tiêu dùng bởi “rau quá đẹp”.

Không nản chí, hôm sau, chị vẫn mang rau ra chợ nhưng là để tặng cho tất cả mọi người chứ không bán, sau vài lần như vậy, nhiều người đã tìm đến tận vườn để tìm mua. “Đến lứa rau sau, tôi bán hết ngay tại ruộng”, chị Cuối cho biết.

Khi hiệu quả của mô hình trồng rau sạch ngày một rõ rệt, với số vốn tích lũy và vay thêm từ ngân hàng, năm 2018, chị Cuối thuê 5ha đất của các hộ dân trên địa bàn xã Đan Phượng để mở rộng diện tích canh tác và thành lập HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý. Với tư duy “đầu tư một lần nhưng bền vững cho nhiều năm sau”, chị Cuối xây dựng hơn 20 khu nhà màng, nhà lưới cùng hệ thống tưới nước tự động với kinh phí hơn 11 tỷ đồng.

Thành quả của sự cần cù

Toàn bộ hệ thống nhà màng của HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý đều sử dụng phân bón hữu cơ, không lên luống, xử lý nấm bệnh bằng máy đốt dùng khí ga, gieo hạt bằng máy từ trong ra ngoài, gieo xong đóng cửa, tưới giữ ẩm bằng pép phun sương chờ ngày thu hoạch.

Với các loại rau ăn lá như rau cải, xà lách, rau dền, rau muống …, từ 15 – 18 ngày sau gieo hạt là được thu hoạch, năng suất bình quân 500 kg/nhà màng 100m2/lứa, giá bán 20.000 đồng/kg, một nhà màng sản xuất được trên 10 lứa rau/năm, đây là mô hình có thu nhập rất cao và ổn định.

Ngoài hệ thống nhà màng, phần diện tích còn lại, gia đình anh chị Cuối trồng măng tây xanh, súp lơ lấy ngồng , trồng ngô lấy quả non và ngọn… Diện tích này dùng màng phủ nylon, hệ thống tưới nhỏ giọt cho sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Theo chị Cuối, trồng rau trong nhà màng không chỉ mang lại năng suất cao gấp 3 lần so với phương pháp truyền thống mà việc ứng dụng công nghệ cao còn đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm.

Hiện, mỗi ngày HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý cung cấp cho 16 trường mẫu giáo trong huyện Đan Phượng, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm khoảng 2-4 tấn rau xanh các loại, thu về từ 50 – 100 triệu đồng.

Hầu hết sản phẩm của HTX được các đơn vị đặt hàng ngay từ vườn với giá thành ổn định. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến nhiều hoạt động sản xuất – kinh doanh của HTX có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây.

Việc các trường cho học sinh nghỉ học, rồi thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội nên việc giao nhận rau hiện nay hoàn toàn do các cửa hàng cử người về tận nơi lấy và giao hàng online cho các khách hàng.

“Rau của HTX sản xuất ra đến đâu bán hết tới đó, nhưng chúng tôi vẫn xuất bán với mức giá bình ổn, thậm chí còn giảm để các mối hàng bán rau tới tay người tiêu dùng bằng với mức giá xuất bán từ HTX. Mỗi tuần, chúng tôi kết hợp đem hàng đến 3, 4 chung cư, mỗi chung cư 1-2 lần”, Giám đốc Đặng Thị Cuối cho hay.

Tới đây, HTX sẽ thuê thêm 2 mẫu ruộng để trồng dâu tây, cà chua bi đỏ, cà chua bi vàng. Trong đó, mô hình trồng dâu tây sẽ kết hợp làm du lịch. Việc áp dụng mô hình sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao tuy lúc đầu vốn đầu tư khá lớn nhưng về lâu dài mang lại nhiều lợi ích.

Nguyên nhân là bởi sẽ tránh được tác hại của thời tiết và không phải sử dụng thuốc hóa học do không có sâu bệnh trong quá trình canh tác giảm nhiều chi phí. Mô hình đầu tư đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng và hoàn toàn có thể nhân rộng ra trên địa bàn và các tỉnh khác.

Không chỉ tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý còn tạo việc làm cho hơn 10 lao động, với mức thu nhập 5-10 triệu đồng/người/tháng.

Bảo Hân

Sự chủ động trong liên kết, ứng dụng kỹ thuật mới, đang giúp HTX nông nghiệp Đại Lâm (xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) liên tục gặt …

Chú trọng vào chất lượng nên HTX thủy sản Cấm Sơn (xã Hoà Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) đã hạn chế được những rủi ro cũng như bảo …

Trở Thành Tỉ Phú Nhờ Đầu Tư Trồng Rau Sạch

Trở thành tỉ phú nhờ đầu tư trồng rau sạch

– Có dịp đến huyện Đơn Dương hay TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, gặp gỡ các hộ nông dân trồng rau sạch cung cấp cho các siêu thị mới thấy nghề này tuy vất vả, nhưng mang đến cơ hội làm giàu cao.

Các hộ nông dân ở đây trồng rau theo mô hình chuỗi cung ứng rau sạch tiêu chuẩn Metro Requirement về thực hành nông nghiệp tốt, có đầu ra và thu nhập ổn định.

Lâm Đồng nổi tiếng với các vùng rau chuyên canh như Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương với khoảng 40 ngàn ha rau các loại: rau ăn lá, ăn củ, ăn quả, ăn hoa và rau gia vị; cung cấp cho thị trường khoảng 1,1 triệu tấn/năm. Trong đó, sản lượng rau xuất khẩu chỉ đạt khoảng 150-200 ngàn tấn/năm, chiếm 20% tổng sản lượng, 80% còn lại tiêu thụ trong nước, thị trường chính là các chợ đầu mối nông sản ở TP Hồ Chí Minh (chợ Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền), các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung, Hà Nội và hệ thống siêu thị nhà hàng các địa phương.

Có dịp đến huyện Đơn Dương hay TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, gặp gỡ các hộ nông dân trồng rau sạch cung cấp cho các siêu thị mới thấy nghề này tuy cực nhưng mang đến cơ hội làm giàu cao. Các hộ nông dân ở đây trồng rau theo mô hình chuỗi cung ứng rau sạch tiêu chuẩn Metro Requirement về thực hành nông nghiệp tốt, có đầu ra và thu nhập ổn định.

Hiện đã có nhiều Hợp tác xã sản xuất rau tại thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận như Xuân Hương, Anh Đào, Hiệp Nguyên, An Phú, …đã hình thành mạng lưới nông hộ, chuyên sản xuất, cung ứng rau theo hợp đồng. Bên cạnh những mô hình hợp tác xã sản xuất rau, các siêu thị lớn như Metro, Big C cũng liên kết với các hộ dân sản xuất rau theo hợp đồng tiêu thụ, chuyên cung cấp cho hệ thống các siêu thị trong nước.

Công ty TNHH Metro Cash & Carry cũng đã thuê Công ty Fresh STUDIO (đơn vị chuyên tư vấn nông nghiệp của Hà Lan) tư vấn kỹ thuật và xây dựng thương hiệu Metro GAP cho các nông hộ hợp đồng sản xuất với đơn vị. Bà Trần Thị Huệ – Trợ lý phát triển sản phẩm của công ty cho biết: METRO GAP là những nguyên tắc sản xuất rau an toàn được xây dựng từ những tiêu chuẩn Global GAP, được điều chỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của địa phương. 50 hộ dân ở huyện Đơn Dương, Đức Trọng, thành phố Đà Lạt của Lâm Đồng được đơn vị tư vấn kỹ thuật, cung cấp giống, và sản phẩm làm ra được bao tiêu.

Một trong những người tiên phong khác của mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn Metro Requirement là ông Đinh Xuân Toản, ngụ thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương. Hiện ông Toản cũng lọt vào top những “tỉ phú rau sạch” ở tỉnh Lâm Đồng với vườn rau 2 ha. Cũng như nhiều hộ nông dân khác, lúc đầu ông Toản trồng rau theo kiểu tự phát nhưng thấy cách làm này rủi ro cao, hiệu quả thấp nên tìm cách thay đổi.

Ông Toản nói: “Chúng tôi phải tuân thủ quy trình ghi nhật ký… cho rau! Ngày trồng, ngày bón phân hay bơm thuốc đều phải được ghi lại tỉ mỉ để có thể truy xuất nguồn gốc rau quả”. Tuy cực nhưng theo ông Toản, hiệu quả làm rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp rất cao. “Mỗi năm, trừ hết chi phí, tôi thu lời được từ 500-600 triệu đồng.

Ông Đinh Xuân Toản bên vườn rau sạch

Ông Toản bắt đầu trồng rau theo tiêu chuẩn Global GAP ngay từ hồi năm 2007 – khi hệ thống METRO mở trụ sở ở Đức Trọng và “khoanh vùng” nguyên liệu đến tận Đơn Dương (xã Đạ Ròn của huyện Đơn Dương nằm giáp giới với huyện Đức Trọng). Theo lời tâm sự của ông Toàn thì lúc đầu thấy khó chịu với cái kiểu ghi ghi chép chép, làm đến đâu thì kiểm tra kỹ thuật có đạt hay không đạt đến đó…, nhưng riết rồi cũng quen và với lại, đây là lối canh tác hiện đại để cho ra sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên không thể khác được.

Một thời gian sau, khi luồng gió nông thôn mới thổi vào địa phương, ông Toản lại tiếp tục phát huy thế mạnh là liên kết với nhiều trang trại khác trên địa bàn huyện Đơn Dương để tăng thêm sức mạnh của các trang trại và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Đến giờ, ở xã Đạ Ròn, ông Toản khá nổi tiếng bởi không chỉ vì thu nhập (mỗi hecta đất canh tác của ông cho trên dưới 500 triệu mỗi năm) mà còn vì trang trại của ông là trang trại thường xuyên tiên phong trong việc thử nghiệm các giống cây trồng mới và thử nghiệm những cách làm mới. Gần đây, dù chỉ làm thử nghiệm kiểu canh tác thủy canh giống cà tím và cà chua thôi nhưng thu nhập của ông Toàn từ mô hình này nếu tính ra cũng lên đến gần tỷ đồng trên diện tích 1 ha mỗi năm.

Xây dựng thương hiệu, liên kết sản xuất là những yếu tố hết sức cần thiết để cây rau Lâm Đồng tiếp tục khẳng định vị thế trong thị trường tiêu thụ nội địa truyền thống. Tuy nhiên, để vươn ra thị trường quốc tế thì ngoài việc xây dựng thương hiệu, liên kết sản phẩm, ngành nông nghiệp cũng như ngành chức năng cần thực hiện tốt, hiệu quả mối liên kết 4 nhà gồm: Nhà nông, nhà khoa học, nhà nước và doanh nghiệp./.

Đồng Nai: 3 Mô Hình Trồng Hoa Lan Hiệu Quả Cao

Tuy mới vào nghề trồng hoa lan vài năm nay, nhưng với đức tính cần cù, luôn chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ sách báo và các nhà vườn trồng hoa lan ở Thành phố Hồ Chí Minh, nên anh đã nhanh chóng trở thành ông chủ vườn lan với thành công trong việc trồng lan cắt cành, đặc biệt là việc ươm thành công các giống lan để chủ động nguồn giống. Với hơn một sào vườn, được anh đầu tư trồng trên 18000 cây lan Dendrobium với nhiều màu sắc, trong đó có màu chủ đạo là hồng phấn và trắng. Anh cho biết: trồng lan cắt cành, bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi thì mới cho nhiều hoa, mỗi cây cho từ 6 đến 8 cành/năm. Nếu chăm sóc tốt lan có thể cho bông trong khoảng 3 năm, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc, anh còn lãi trên 50 triệu đồng/năm. Ý nguyện của anh Tuấn Anh không chỉ là trồng lan cắt cành mà còn là ươm và cung cấp các giống lan, như giống lan Mokara, Dendrobium, vì nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi cây cảnh phải đẹp và có những nét độc đáo riêng.

Hiện, mô hình trồng lan đang được nhân rộng, vì rất thích hợp cho những hộ ít đất đai và đầu ra của loại hoa này rất ổn định, cho thu nhập tương đối cao. Đa số người trồng lan hiện nay phải nhập giống từ Thái Lan, nên chi phí cho mua giống khá cao, nhưng anh Tuấn Anh là một trong những người đầu tiên của Đồng Nai ươm thành công các giống lan nội địa. Trong vườn lan của anh hiện có gần 20.000 cây giống lan được ươm phát triển khá tốt, không thua kém gì lan giống nhập từ Thái Lan. Anh Tuấn Anh còn cho hay: để ươm được lan giống, khâu chuẩn bị nguyên liệu xơ dừa phải thật kỹ và được khử trùng cẩn thận. Thời gian ươm giống lan phải mất từ 4 đến 5 tháng. Sắp tới anh Tuấn Anh sẽ mở rộng vườn lan của mình trên 1 ha để đáp ứng cho người trồng và chơi hoa.

Ngoài anh Trịnh Tuấn Anh ra, hiện còn có anh Nguyễn Hữu Long, ở ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa cũng ở huyện Trảng Bom và anh Nguyễn Văn Long, ở xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch ( Đồng Nai) cũng đang phát tài từ nghề trồng hoa lan. Đối với anh Nguyễn Hữu Long đã thành công với mô hình trồng và kinh doanh các loại hoa lan với mức thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ năm trên diện tích vườn 1.300 m2. Để làm được nhà lưới rộng 1.300 m2, anh Nguyễn Hữu Long phải đi vay vốn để sang Thái Lan tìm mua các giống hoa lan quý về trồng, trong đó có khoảng 28000 cây lan Dendrobium đủ loại màu sắc. Theo anh Long, giá trị của một cây lan giống, khi nhập từ Thái Lan về được trồng trong chậu và than bỏ gốc thì tốn kém khoảng 9000 đồng/chậu, nếu chăm sóc tốt khoảng 10 tháng sau, cây sẽ ra hoa và có thể bán với giá từ 25000 đến 30.000 đồng/ chậu. Như vậy, mỗi chậu lan, sau khi trừ chi phí về giống, phân bón, công chăm sóc, người trồng còn lãi khoảng 10.000 đồng/cây trở lên. Với diện tích trồng vườn lan 1.300 m2, anh Long đã thu lãi gần 300 triệu đồng/ năm.

Trường hợp anh Nguyễn Văn Long, ở xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) quyết định chuyển sang nghề trồng hoa lan, sau khi đi học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc và tham khảo các vườn lan ở trong và ngoài tỉnh, nhất là các chủ vườn lan ở Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời bỏ ra hơn 1 tỷ đồng đầu tư cho việc trồng lan. Vườn lan nhà anh Nguyễn Văn Long có 3.500 m2, được thiết kế hiện đại, gồm nhà có mái che, hệ thống phun tưới nước với loại lan duy nhất là giống Mokara được trồng thẳng xuống đất. Giống lan Mokara hiện rất khan hiếm trên thị trường và hoa loại này hiện đang được khách hàng ưa chuộng, nên anh đã tìm tòi mua giống và nhân giống lan tại vườn với giá một cây giống loại nhỏ khoảng 40.000 đồng và cây lớn từ 80.000 đến 90.000 đồng/ cây. Vườn lan nhà anh Nguyễn Văn Long hiện có khoảng 7.000 gốc, được chia làm nhiều loại khác nhau. Anh Nguyễn Văn Long còn cho biết: đối với loài hoa lan vương giả, ngoài việc chọn giống thì khâu quan trọng nhất là việc chăm sóc, chỉ cần sơ suất nhỏ là cây chỉ tốt lá mà không ra bông.

Hiện 3 mô hình trồng hoa lan hiệu quả cao nói trên đang được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai chọn để nhân rộng ra đối với những hộ gia đình có vốn lớn, nhưng ít đất sản xuất nhằm phát huy hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp./.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trở Thành Tỷ Phú Từ Mô Hình Trồng Bưởi Sạch Ở Đồng Nai trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!