Top 10 # Xem Nhiều Nhất Y Nghia Lan Vu Nu Vang Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Vu Lan Kiếm – Cây Lan Thắm Tình Đất Võ

Khi chậu lan kiếm Vu Lan đạt giải 3 trong hội thi lan kiếm năm 2019 tại Đà Nẵng, tôi đã tự hỏi “phải chăng mắm đang lên ngôi?”. Với tôi, hành trình tìm hiểu câu chuyện đằng sau giải thưởng từ đó bắt đầu…

Công bằng mà nói, Vu Lan Kiếm là một cây kiếm đẹp toàn diện, dù chưa phải thuộc loại xuất sắc. Thân củ to, lá dày, bản lá thuộc dạng khá (trên 5cm một chút). Cần hoa dài, to, ngả xanh, thẳng, dày bông, phân hoa đều chỉnh chu nuột nà. Khuôn hoa cân đối còn vương chút màu mắm, cánh bầu thủy tiên, giữ khuôn bầu từ bông đầu tiên đến bông cuối cùng. Đầu lưỡi hoa có vệt bán nguyệt đỏ, tạo điểm nhấn ở trung tâm khiến bông hoa càng thêm rực rỡ.

Ngắm nhìn chậu kiếm Vu Lan sau hội thi với 20 thân, 10 măng đang phát mạnh, bộ lá giương vút khỏe khoắn, 4-5 cần hoa rủ xuống mềm mại đang bung nở những cánh hoa bầu tuyệt đẹp và thoảng hương thơm, nhiều người cảm thấy tiếc. Nếu hội thi lan kiếm tổ chức sau tầm 5-7 hôm, chậu kiếm đúng độ tỏa sáng hết cỡ còn có thể đoạt giải cao hơn nữa. Vậy đấy, ở đời đã hay còn cần chút hên để vươn đến đỉnh cao…

Chậu kiếm Vu Lan đạt giải 3 trong hội thi lan kiếm năm 2019 tại Đà Nẵng

Nhưng câu chuyện đằng sau chậu kiếm dự thi mới đong đầy kỷ niệm. Cách đây hơn 30 năm, một cô sinh viên quê Bình Định đã mang về khóm kiếm nhỏ như một món quà của núi rừng sau những ngày thực tập vất vả tại một nông trường thuộc tỉnh Gia Lai. Khóm kiếm đó đã đi cùng năm tháng với cô chủ, sau mấy lần chuyển nhà, lập gia đình, cho đến tận bây giờ. Dù bao lần cả nhà đi vắng, có lần đến vài tháng trời không có điều kiện chăm bẵm, khóm kiếm vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Và thật tuyệt vời năm nào khóm kiếm cũng trổ bông hai lần, một lần trùng vào dịp Vu Lan (rằm tháng 7) và một lần vào tháng 10 âm lịch. Khóm kiếm ấy hàng năm đến hẹn lại lên, trổ bông khoe sắc, nhắc cô chủ nhớ về bao bạn bè đồng trang lứa, về những ký ức ngọt ngào của một thời gian khó đã qua.

Khóm kiếm gia bảo đó không phải để bán. Chỉ nhờ cơ duyên vào đúng mùa Vu Lan cách đây hai năm, chủ nhân của chậu kiếm dự thi được cô chủ tặng lại cho vài thân kiếm như một món quà tri âm. Quí vật tìm quí nhân, đó là thời điểm cây kiếm được mang tên Vu Lan, bắt đầu được luyện rèn để tỏa sáng vào đêm hội thi lan kiếm 2019 tại Đà Nẵng, và trở thành cây kiếm bản môn trấn phái của các kiếm thủ đất Bình Định.

Bình Định vốn được mệnh danh là miền đất Võ, với phong cảnh hữu tình, nơi hồn thiêng sông núi tụ hội, đã sản sinh ra những đấng hùng anh vang danh sử sách mà đỉnh cao là Tây Sơn Tam Kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ), cùng những thi sỹ nổi tiếng như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu. Trong kiếm có thơ, trong thơ có kiếm… Bình Định còn nổi tiếng với ẩm thực phong phú, những món quà quê thưởng thức một lần nhớ mãi của những người con đất Võ đầy hùng tâm tráng khí và cũng đầy tình thương mến thương.

“Muốn ăn bánh ít lá gai Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” Thâu rầu tạm biệt, chia li Ngừ dìa, kẻ ở bờ mi lệ trào” (“Con người Bình Định” – Thơ Vạn Thành)

Một mùa Vu Lan nữa lại sắp đến, đây là dịp để mỗi người chúng ta hướng lòng thành kính về cha mẹ, ông bà, những bậc tiên liệt hiển hách của quê hương; cũng là dịp để sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn giữa dòng đời hối hả, xô bồ. Và thời khắc đó có chậu kiếm Vu Lan thắm đượm tình người đất Võ đang khoe sắc tỏa hương bên thềm nhà – còn gì tuyệt vời hơn…

Những Giống Nho Làm Rượu Vang Được Trồng Nhiều Ở Mỹ ⋆ Sành Vang

Giới thiệu chung về ngành công nghiệp rượu vang ở Mỹ

Tính tới thời điểm hiện tại, nước Mỹ có tổng cộng 10 tiểu bang ghi nhận hoạt động trồng nho và sản xuất rượu chuyên nghiệp, bao gồm Texas, Oregon, Washington, California, New York, Virginia, Ohio, Pennsylvania, Missouri và cuối cùng là Michigan. Không những vậy, Mỹ hiện đang là quốc gia đạt số lượng xuất khẩu rượu vang và nguồn thu từ xuất khẩu rượu vang lớn nhất thế giới.

Những giống nho làm rượu được trồng nhiều ở Mỹ

Giống nho Cabernet Sauvignon

Không phải ngẫu nhiên khi giống nho Cabernet Sauvignon lại được tôn vinh là vua của nhưng loại nho đen và nho đỏ. Mặc dù vậy, ít người biết rằng giống nho này lại là thành quả của sự lai tạo giữa hai giống nho khác nhau Sauvignon Blanc (Mẹ) và Cabernet Franc (Bố). Kỹ thuật cấy ghép này được thực hiện từ thế kỷ thứ 17 và đến nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Giống nho này có đặc điểm là khá “dễ tính”, bởi nó thích hợp trồng ở nhiều địa hình và khí hậu khắp nơi trên toàn thế giới. Đặc biệt ở Mỹ, nho Cabernet Sauvignon đạt năng suất chất lượng rất tốt, nổi tiếng nhất là ở vùng thung lũng Napa Valley.

Nho Cabernet Sauvignon được đặc trưng bởi hàm lượng đường cũng như tannin luôn đạt mức cao. Bên cạnh đó là khả năng tạo cồn tốt nên tuổi rượu lâu hơn những loại rượu vang nho khác.

Khi phân tích mùi vị của rượu vang Cabernet Sauvignon, người ta nhận thấy những đặc tính như sau:

-Nho có hương thơm hơi hắc của loài hoa hồng nhung.

-Nho có vị ngọt đậm của mận và quả cherry cùng với vị chua và hơi hăng cùng một chút cay gần giống với quả ớt chuông đang trong giai đoạn chín kỹ.

Nho Cabernet Sauvignon luôn đem lại mùi vị thơm ngon và đặc trưng cho rượu vang Mỹ Giống nho Zinfandel

Zinfandel (hay “Zin”, là giống nho nổi tiếng, phổ biến ở Mỹ. Zinfandel có nguồn gốc từ châu Âu, nhưng nó lại thành công vang dội và được trồng nhiều nhất ở Mỹ. Vì lý do đó, hầu hết mọi người đều biết đến Zinfandel như một giống nho thổ sản của Mỹ.

Hiện nay Zinfandel được xem là một trong những loại nho đỏ quan trọng nhất, được trồng rất nhiều ở California (nó đặc biệt phát triển tốt ở Napa Valley & Sonoma). Rượu vang từ nho Zinfandel thường là vang đỏ nồng đậm, mạnh mẽ, cũng có rượu rose vị ngọt nhẹ, dễ uống, gọi là white zinfandel.

Rượu vanh Zinfandel có mùi vị nổi bật của mứt dâu, anh đào chín tới,. Nếu được ủ trong gỗ sồi, rượu sẽ có thêm mùi ngũ vị hương, đinh hương và quế . Nho chín kỹ thì rượu Zinfandel sẽ có nồng độ cao, màu sập hơn so với loại Zinfandel nhẹ.

Giống nho Syrah

Từ quê hương nước Pháp, nho Syrah đã được nhân giống tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có nước Mỹ. Nho Syrah có đặc điểm nhận dạng khá đặc trưng đó là lớp vỏ dày dặn hơn hẳn các giống nho khác. Không những vậy, nhờ vào nồng độ tannin cao nên những trái nho Syrah khi được ủ sẽ cho ra các sản phẩm rượu đạt tuổi thọ cao, thời gian lưu trữ lâu.

Xét về mùi vị, rượu vang nho Syrah gây ấn tượng mạnh bởi vị ngọt đậm đà của quả mâm xôi, kèm theo vị cay cay của tiêu đen và bạc hà. Chính nhờ những hương vị đặc biệt này mà các dòng rượu vang nho Syrah rất được lòng người tiêu dùng.

Ở Mỹ tại bang Carlifornia, có một khu vực thung lũng luôn đạt sản lượng thu hoạch nho Syrah rất cao. Đó là thung lũng Knights, nơi có vườn nho Syrah vô cùng rộng lớn thuộc về dòng họ nhà Donelan Obsidian.

Giống nho Syrah – một trong những giống nho được trồng nhiều ở Mỹ Giống nho Chardonnay

Nói tới giống nho được mệnh danh là nữ hoàng của các loại nho trắng thì không thể không kể đến nho Chardonnay. Chardonnay cũng là một giống nho được cấy ghép và lai tạo từ hai giống nho bố mẹ là Pinot Noir và Gouais Blanc.

Nho Chardonnay rất phù hợp để trồng tại những vùng có khí hậu ôn hòa hoặc khí hậu ấm, mặc dù vậy kể cả những vùng thời tiết lạnh cũng có thể trồng được.

Tùy thuộc vào cách thức ủ nho mà chúng ta sẽ có được những chai rượu vang nho có hương vị khác nhau. Khi sử dụng thùng gỗ sồi để ủ nho Chardonnay, rượu vang Chardonay sẽ đạt được hương vị béo ngậy gợi liên tưởng đến những loại hạt khô hay những miếng bơ. Ngược lại, khi không sử dụng thùng gỗ sồi hoặc sử dụng ít chất liệu gỗ sồi để ủ cùng nho thì rượu vang lại có vị chua nhẹ của quả đào hay dưa vàng, vị béo không rõ nét.

Chăm Sóc Mai Ra Hoa Tết Năm Nhuần – Hoa Mai, Mai Viet Nam, Mai Vang, Cho Thue Mai Tet, Ban Mai Tet, Mai Vang Nam Canh, Mai Bonsai, Ban Goc Mai Vang, Noi Ban Hoa Mai Dep

Kỹ thuật chăm sóc mai sau khi ra hoa tết (năm nhuần)

Cây mai sau khi ra hoa tết xong, cây mai tập trung hết dinh dưỡng để trổ hoa đẹp, cho  nên cây mai sau đó bị suy kiệt, cây mai thời gian này có một số gia chủ đã đổ bia,  nước ngọt, nước trà vào cây mai. Cây mai đã bị khô mấy ngày lại có nước là cây hút nước ngay sau đó cây bị ngộ độc.

Việc đầu tiên đưa cây mai ra chỗ bóng râm và dùng kiềm cắt bỏ những hoa, bông có hạt cắt sạch sẽ để không làm mất sức cây thời gian này, cây cạn dinh dưỡng nếu để trái và bông nở tiếp cây sẽ bị suy kiệt làm ảnh hưởng đến mùa hoa tết năm sau.

Sau khi cắt bỏ hoa và trái xong, tiếp tục cắt tỉa những cành ở trên vườn dài ra cắt ngắn lại tạo sự thông thoáng cho cây có ánh sáng từ trên rọi xuống ít bị sâu bệnh, nấm gây hại  ít hơn.

Thời điểm cắt tỉa ngay từ bây giờ cho đến gần cuối tháng giêng vì thời tiết lúc này ấm áp cây cối đua nhau nhảy lộc đâm chồi, nên việc cắt tỉa tạo dáng lại cho cây rất thuận lợi.

Năm nay là năm nhuần hai tháng tư nhưng vẫn tiến hành cắt tỉa trước tháng giêng, vì cách đây nhiều năm việc cắt tỉa sau tháng giêng, ra tháng hai mới  cắt một ít chồi thậm chí có cây bi khô rất nhiều cành và nằm chờ cho đến đầu mưa nó mới bung tược. như vậy cây mai năm đó bị thất thu. Thời gian này trời rất nóng, cây chưa kịp ra tược non mà bị nắng là cây bị chết khô luôn.

Sau khi cắt tỉa cây mai không còn lá cho nên việc tưới nước phải chú ý không tưới nhiều nước quá làm cho cây mai bị ngộp nước hay gọi úng rễ làm cho non kém phát triển chú ý giữ  độ ẩm cho cây mai là được, nhìn vào chậu mai nếu bị thiếu đất hoặc bị cứng xới nhẹ và nếu cây mai nhỏ dùng tay kéo lên và cho thêm một lớp tro và xơ dừa để chậu mai được thoáng khí, cây mai sẽ phát triển tốt hơn.

Thời gian cây chưa có lá hộ trở thuốc kích thích ra rễ và lá cho cây phục hồi nhanh hơn,

Sau khi cây có lá,  bón phân 30-10-10 và bón một ít phân hữu cơ để cây phát triển tốt .

Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai trong những tháng đầu năm.

Đầu năm cây mai mới vừa ra tược non, bọ trĩ  chúng thường hút chích những đọt non làm cho cây bị đứng và khô đọt, thuốc trị bọ trĩ Confidor xịt cách 7 ngày một lần để diệt chúng, phải thường xuyên phòng trừ .

Làm vệ sinh sạch sẽ cây, dùng Coc 85 quét lên cây để phòng trừ nấm bệnh.

Chú ý năm nhuận thời gian chăm sóc thêm một tháng, những tháng cuối năm phải giữ cho bộ lá tốt chậu không thiếu nước, lãi lá mai phải xem nụ thì hoa sẽ nở hoa đẹp trong dịp tết.

Lê Trang

Hoa Mai Việt Nam

Giá Trị Kinh Tế Và Y Học Của Cây Chuối

Đã qua cái thời người dân đổ xô đi trồng thanh hao. Năm 2008, khi thanh hao rớt giá thê thảm, nhiều hộ dân các xã Cao Xá, Bản Nguyên, Thạch Sơn, Vĩnh Lại…đã mạnh dạn phá bỏ, cải tạo lại ruộng vườn để chuyển đổi sang trồng chuối.

Giờ đây, dọc tuyến đê từ xã Cao Xá đến Bản Nguyên, Kinh Kệ của huyện Lâm Thao. Đâu đâu người ta cũng thấy chuối. Chuối được trồng tập trung với diện tích lớn hàng chục hecta. Chỉ cần 1 ha, khoảng 1.500 gốc chuối, một gia đình đã thu lãi bình quân 20 triệu đồng mỗi năm. Cây chuối giờ đây không chỉ góp phần cải thiện đời sống mà còn giúp các gia đình vươn lên thoát nghèo.

Đứng trên đê phóng tầm mắt ra xa, chỉ thấy ngặt một màu xanh của chuối. Chuối hợp với đất bãi, lên ngút ngát. Do hình thành được vùng trồng chuối tập trung nên tại Lâm Thao đã xuất hiện các đại lý cung ứng giống và chuyên thu mua chuối quả để xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc tiêu thụ ở thị trường trong nước. Anh Cao Văn Tường (khu 8- xã Bản Nguyên), chủ đại lý thu mua chuối quả cho biết: Giá chuối quả hiện nay khoảng 18 đến 20 nghìn đồng/nải (tức 5-6 nghìn đồng/kg). Những hộ có diện tích chuối lớn đến vài hecta, chủ các đại lý thường làm hợp đồng để cam kết về giá và bảo đảm thị trường. Đến cữ thu hoạch, đại lý bao tiêu toàn bộ, từ việc ngả chuối tại vườn đến vận chuyển và mang đi tiêu thụ.

Với trang trại chuối tổng diện tích 15ha tại xá Cao Xá ông Vinh- Công ty TNHH Bảo Ngọc là một trong những người “phất lên” nhờ chuối. Đưa tôi đi thăm “gia tài” của mình, ông Vinh giới thiệu: 15ha được chúng tôi phân lô để trồng 3 giống chuối: Goòng, Ngự và Tiêu Hồng, trong đó tập trung vào 2 loại chính là Tiêu Hồng và Goòng. Riêng chuối Ngự (giống chuối để tiến vua xưa kia -PV), chúng tôi mua cây giống từ làng Đại Hoàng- Nam Định, đã trồng thử nghiệm 0,5ha. Thu hoạch lứa đầu, năng suất khá tốt, đại lý đã thu mua với giá 80-100 nghìn đồng/buồng. Vào hè, chuối Goòng lên ngôi hơn so với chuối Tiêu Hồng do hình thức đẹp, dễ bảo quản khi vận chuyển, bán giá 160- 170 nghìn đồng/buồng. Cây chuối Goòng còn có lợi thế cứng cây, ít gãy đổ, chịu ngập nước nên được người dân đất bãi ưa trồng.

Là chủ đại lý thu mua chuối từ Đan Thượng- Hà Nội lên nhập hàng, anh Nguyễn Văn Ngoãn khẳng định: Sau 4 năm thu mua chuối ở các tỉnh, chúng tôi lựa chọn Cao Xá và Vĩnh Lại (Lâm Thao) làm vùng cung cấp chuối thương phẩm bởi chuối trồng ở đây buồng to, quả đều, không bị đốm. Cứ 2-3 ngày, chúng tôi lại ngả chuối và chuyển đi, chỉ riêng trang trại chuối của ông Vinh đã được khoảng 2 tấn/chuyến.

Cây chuối từ khi lên mầm đến khi cho thu hoạch có thời gian sinh trưởng trên 1năm. Chuối từ lúc trổ buồng đến thu hoạch khoảng 3-3,5 tháng. Theo anh Đào Quang Hùng- cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Bảo Ngọc thì đầu tháng 2 âm lịch các hộ đào hom, đặt chuối. Chọn cây chuối con có 4-5 lá, cao chừng 1m. Khi chuối trổ buồng, phải tỉa bớt quả đọn, nải cuối, thường gọi là vệ sinh buồng. Chỉ để lại từ 7-9 nải để cây dễ dàng dưỡng quả. Cây chuối Tiêu Hồng hay gãy đổ nên sau khi ra buồng gần 1 tháng là phải chằng chống, nhất là vào mùa mưa bão.

Diện tích chuối ở huyện Lâm Thao tiếp tục được người dân nhân rộng, tập trung vào chuối Tiêu Hồng và chuối Goòng. Vấn đề người nông dân băn khoăn ở đây chính là việc bao tiêu đầu ra cho sản phẩm và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện nay, chỉ gần chục hộ có diện tích chuối lớn từ 1ha trở lên, còn lại, các gia đình vẫn theo quy mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và phát triển sản xuất, đa số các gia đình đều phải tự tìm mối ký hợp đồng. Do đó phải phụ thuộc vào thương lái và dễ bị ép giá. Bởi vậy, UBND huyện Lâm Thao cần sớm có quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung, lựa chọn được các đại lý thu mua sản phẩm uy tín và tìm kiếm thị trường ổn định để người nông dân yên tâm sản xuất.

Cứ 2-3 ngày các thương lái từ Hà Nội lại lên mua chuối tại Lâm Thao với giá 20 nghìn đồng/ nải.

Giá trị y học của cây chuối

Gần đây, các nhà dinh dưỡng học của nhiều nước đã nghiên cứu và chứng minh chuối rốt cục có tác dụng như thế nào và vì sao chuối còn trở thành loại quả số một trên thế giới dành cho các vận động viên. Tác dụng của nó có thể gói gọn trong một câu: “Mỗi ngày một quả chuối, bạn sẽ tránh xa được bệnh tật”.

Chứng táo bón

Chuối có thể chữa táo bón bởi trong chuối có rất nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích sự nhu động của dạ dày, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.

Trúng gió và cao huyết áp

Chuối có chứa hàm lượng lớn kali, nhưng lại có tỷ lệ muối tương đối thấp, hơn nữa còn có tác dụng khống chể sự căng phồng của mạnh máu, do đó là loại thực phẩm tốt nhất để làm giảm huyết áp và phòng ngừa trúng gió. Các nhà khoa học của Mỹ đã chứng minh: Nếu mỗi ngày ăn hai quả chuối liên tục trong vòng một tuần, có thể làm huyết áp giảm 10%; nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu ăn chuối thường xuyên, tỷ lệ người bị chết do trúng gió sẽ giảm 40%.

Khả năng miễn dịch thấp

Do chuối có chứa hàm lượng lớn vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể, đặc biệt là trong mùa đông dễ cảm lạnh. Mỗi ngày ăn một quả chuối có thể làm tăng khả năng miễn dịch của bạn.

Trạng thái tâm lý không tốt

Các nhà khoa học cho rằng, chuối là loại thực phẩm phù hợp nhất với tiêu chuẩn dinh dưỡng, bởi ngoài hàm lượng dinh dưỡng lớn, nó còn có tác dụng giải tỏa stress và đem lại tâm lý vui vẻ. Chuối có chứa axit pentotenic, là “nguyên tố kích thích sự vui vẻ”, nó có tác dụng làm giảm áp lực tâm lý, giải tỏa căng thẳng, trầm uất, và làm tăng khả năng tập trung. Không những thể, ăn một quả chuối trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Thiếu máu

Đây là căn bệnh thường hay gặp ở các bạn nữ, và chuối có thể giải quyết vấn đề này. Các nhà khoa học cho biết, chuối có chứa hàm lượng sắt rất cao, hơn nữa còn chứa những chất có trong củ cà rốt, vì thế có tác dụng kích thích sự sản sinh của hồng cầu trong máu.

Nóng dạ dày

Chuối có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra, vì thế những người dạ dày không tốt nên ăn chuối, Tuy nhiên chuối có tính hàn, vì thế cũng không nên ăn quá nhiều.

Bệnh về da

Trong chuối có hàm lượng vitamin A phong phú, có tác dụng duy trì và bảo vệ làn da khỏe mạnh, hơn nữa còn có thể khiến làn da căng mịn. Đặc biệt, chuối còn có tác dụng làm giảm đau và chữa viêm loét khi đắp lên bề mặt da.

Tuy nhiên, chuối tuy tốt nhưng cũng không nên lạm dụng, bạn chỉ nên ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày. Đặc biệt chuối có chứa lượng đường và kali lớn, vì thế những người bị bệnh tiểu đường và những người bị bệnh thận không nên ăn chuối.Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, chuối được trồng khấp ở vùng nhiệt đới ít nhất 107 quốc gia.

Các thầy thuốc châu Âu khuyên người dân nên ăn mỗi ngày một trái chuối để đủ sức kháng bệnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt, thay vì hoa quả đặc sản của xứ họ, như táo, nho…

Trước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất thích hợp cho người bệnh tim mạch.

Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magnê và canxi mà chuối có khả năng điều hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy cảm nên thử dùng trái chuối trước khi chọn một loại thuốc mạnh nào đó.

Hơn thế nữa, chuối giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu, đặc biệt ở người có pH máu không đúng độ kiềm do tiêu thụ quá nhiều thịt mỡ.

Một tin mừng cho các quý ông, chuối có khả năng hưng phấn chức năng sinh dục trong ý nghĩa toàn diện, có trước có sau. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt chất trong chuối không chỉ làm tăng hứng thú về “chuyện ấy”, mà còn thu ngắn thời gian trở lại “sàn đấu” của quý ông.

Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt.

Củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu.

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10-12g để làm thuốc an thai.

Thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng. Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát, phát hãn hoặc đắp để cầm máu.

Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống chữa băng huyết, nôn ra máu.

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con và chống táo bón ở người cao tuổi.

Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Để chữa sỏi bàng quang, lấy quả chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

Quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Hạt chuối hột; 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.

Có người đã dùng hạt chuối hột để tống sỏi với kết quả rất tốt. Dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ.

Vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Hoặc vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa. Lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Quả chuối hột có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.