Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xuất Khẩu Phân Bón Hữu Cơ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hướng Dẫn Thủ Tục Để Xuất Khẩu Phân Bón Hữu Cơ

Để xuất khẩu phân bón hữu cơ vi sinh doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 và chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Theo Cục Hải quan Đà Nẵng, để xuất khẩu mặt hàng trên, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.

Đồng thời, theo quy định tại Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật về xuất khẩu hàng hóa, tổ chức, cá nhân xuất khẩu phân bón hữu cơ, phân bón khác phải xuất trình cho cơ quan Hải quan giấy tờ, tài liệu sau: Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy phép sản xuất phân bón, trong đó có tên loại phân bón xuất khẩu, chỉ xuất trình khi xuất khẩu lần đầu, đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác do đơn vị sản xuất. Xem dịch vụ xuất nhập khẩu

Trường hợp có yêu cầu kiểm tra chất lượng của tổ chức, cá nhân nước nhập khẩu: Nộp phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng lô phân bón xuất khẩu phù hợp với quy định của hợp đồng xuất khẩu do Phòng thử nghiệm phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón của nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements/Agreements-MRA) với Việt Nam cấp.

Đối với lĩnh vực hải quan, hồ sơ, thủ tục khai báo được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Nhập Khẩu Phân Bón Hữu Cơ

Hiện nay, từ tác động của việc sử dụng phân bón hóa học một thời gian dài, tuy mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng việc đó đã vô tình làm mất đi số lượng lớn lượng hữu cơ tự nhiên vốn có trong đất làm đất bị bạc màu, thái hóa. Nhận thấy được điều đó, các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc nhập khẩu và khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên như phân gà, phân chuồn, phân xanh, phân quế…..Tuy nhiên, phân bón hữu cơ nên được hiểu như thế nào? Và quy trình nhập khẩu được tiến hành ra sao?

– Phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Phân bón hữu cơ là dạng phân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và đa dạng, tuy nhiên phân hữu cơ được chia thành 5 loại chính: Loại có nguồn gốc từ động vật; nguồn gốc từ thực vật; nhóm vi sinh vật; loại sinh vật biển; loại hỗ hợp. Sử dụng phân hữu cơ là một giải pháp bền vững cho nên nông nghiệp, bởi vì việc sử dụng phân hữu cơ sẽ tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất và trả lại cho đất lượng hữu cơ đã mất.

2. Điều kiện để nhập khẩu phân bón hữu cơ:

Hiện tại ở Việt Nam, trong các loại phân bón được nhập khẩu, phân hữu cơ là phân có thủ tục và quy trình dễ nhất, cũng như chi phí xin giấy phép nhập khẩu thấp nhất. Nhưng Việt Nam cũng có các quy định rõ ràng về thành phần để phân loại các nhóm phân khác nhau, Vậy để được nhập khẩu phân bón theo dạng hữu cơ thì loại phân bón đó cần phải đáp ứng các chỉ tiêu sau đây:

Trước khi được phép kinh doanh phân bón tại Việt Nam, Doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục sau đây:

+ Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo mẫu;

+ Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (CFS).

Lưu ý: Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật.

Sau khi có Quyết định Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu, doanh nghiệp được tiến hành nhập khẩu phân bón để kinh doanh.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.

Phân Bón Gốc Hữu Cơ Humic Nhập Khẩu

Phân bón gốc hữu cơ humic nhập khẩu – SUPER GAP-05PN

Dạng bột siêu mịn (không tan) Humic + Fulvic: 80% (Fulvic: 8%) K2O 0.45% dạng bột (black power) ko tan

Xuất xứ Canada (made in Canada) use for root fertilizers

Các chất hữu cơ và Axit Humictrong phân bón gốc hữu cơ humic giúp:

+ Đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống

+ Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh

+ Giảm căng thẳng môi trường (hệ đệm giúp pH ổn định)

Nông trang xanh cung cấp phân bón gốc hữu cơ humic nhập khẩu từ Canada:

Greenfarm JSC. – Office: 33T2 Duong Ba Trac St, 1st Ward, 8th Dist. HCMC – Tel: 0903.865035 – greenfarmjsc.hcm@gmail.com – chúng tôi

Sử dụng phân bón humic (Axit humic) Trong thành phần nhiều loại phân bón gốc và bón lá hiện nay, ngoài chất hữu cơ và các chất đa – trung – vi lượng thông thường còn có thêm axit humic. Bài viết sau đây nhằm giúp bà con hiểu rõ axit humic là chất gì và tác dụng lên cây trồng như thế nào…

Trong tự nhiên xác bã thực vật được vi sinh vật phân hủy tạo thành một hợp chất hữu cơ phức tạp là chất mùn, một nhân tố quan trọng tạo nên độ phì nhiêu của đất. Trong chất mùn chứa nhiều loại acit hữu cơ như axit humic, axit fulvic, axit fugavic…, gọi chung là axit mùn. Trong số đó axit humic chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Humic là loại axit hữu cơ phức tạp, cấu tạo bởi nhiều thành phần hóa học, có khối lượng phân tử lớn, màu nâu đen, trung bình chứa 50% cacbon, 40% oxy, 5% hydro, 3% nitơ còn lại là lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác.

Thành phần chính của axit humic là các vòng cacbon thơm có gắn các nhóm chức hoạt động như các nhóm cacboxyl, quinon, methoxyl…Hoạt tính sinh học của axit humic phụ thuộc vào hàm lượng của các nhóm chức này và khả năng trao đổi ion của chúng. Axit humic cùng với các axit mùn khác bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Nếu được hấp thu trực tiếp qua lá chúng sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của cây do kích thích sự hoạt động của các men tham gia trong quá trình quang hợp.

Cường độ quang hợp mạnh cây sẽ sinh trưởng nhanh. Ngoài ra axit humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn. Với các tác dụng trên, axit humic đang được khai thác sử dụng phổ biến trong các chế phẩm phân bón gốc và bón lá, chất kích thích sinh trưởng cây trồng và thuốc trừ bệnh cây. Bình thường nếu bón các phân hữu cơ tự nhiên (như phân chuồng, phân xanh…) cũng sẽ tạo thành chất mùn và axit humic, ngoài việc tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và tăng sức đề kháng của cây. Tỉ lệ chất hữu cơ được phân hủy tạo thành mùn (gọi là hệ số mùn hóa) trong các loại phân chuồng đã ủ hoai trung bình 30 – 50%, phân xanh 20 – 30%.

Than bùn là loại phân hữu cơ tự nhiên chứa một khối lượng khá lớn trong lòng đất, tạo thành các mỏ than bùn. Ở nước ta đã phát hiện và thăm dò nhiều mỏ than bùn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thăm dò 8 mỏ than bùn (ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An) với trữ lượng khoảng 500 triệu m3. Than bùn ở các mỏ này có chất lượng tốt, hàm lượng mùn trung bình 40 – 50%, axit humic 20 – 30% và nhiều chất dinh dưỡng khác. Than bùn trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp chất hữu cơ và axit humic cho công nghệ sản xuất phân hữu cơ hiện nay. Axit humic không tan trong nước nên cây không hấp thụ trực tiếp được, phải chuyển thành dạng muối humat tan được trong nước và giảm độ chưa mới sử dụng cho cây trồng. Công việc này gọi là sự hoạt hóa axit humic, có thể dùng các loại muối kiềm như muối natri, muối kali, thường dùng nhất là nước amoniac. Than bùn nghiền nhỏ trộn với 2 -3% nước amoniac rồi ủ khoảng 5 – 6 giờ là phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn. Chất đạm trong nước amoniac gắn với gốc hữu cơ của axit humic tạo thành humat amôn, vừa dễ hòa tan vừa thêm chất đạm và giảm độ chua. Một số bà con ủ than bùn với vôi để bón, như vậy chỉ giảm độ chua và cung cấp thên chất hữu cơ cho đất chứ không có tác dụng hoạt hóa vì tạo thành humat canxi cũng rất khó tan trong nước, cây không sử dụng được. Cũng có thể dùng vi sinh vật để hoạt hóa than bùn nhưng thời gian hoạt hóa lâu hơn dùng các muối kiềm, có thể phải 2 – 3 tháng. Than bùn sau khi hoạt hóa có thể dùng làm phân bón ngay hoặc phối trộn thêm với các phân khoáng đa, trung và vi lượng để tạo thánh các loại phân hữu cơ – khoáng, hoặc trộn với vi sinh vật có ích tạo thành phân hữu cơ – vi sinh.

Các loại phân hữu cơ được chế biến từ than bùn đã hoạt hóa không những cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật và các chất dinh dưỡng cho đất mà còn sử dụng được tính chất kích thích sinh trưởng vả tăng sức đề kháng cho cây trồng của axit humic. Các humat trong than bùn đã hoạt hóa cũng được tách chiết để chế thành các phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng và thuốc phòng trừ bệnh cây. Trong các chế phẩm phân bón thường ghi hàm lượng axit humic, cần hiểu rằng đây là humat, tức là muối của axit humic (giống như trường hợp thuốc trừ cỏ 2,4D chính là muối của axit 2,4D).

Tùy loại chế phẩm mà hàm lượng axit humic khác nhau. Trong phân hữu cơ vi sinh bón gốc thường chứa từ 2 – 5 %, còn phân bón lá hàm lượng axit humic thường cao hơn, lên tới 15 – 20%. Axit humic còn được sử dụng trong các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh cây, giúp tăng cường sức kháng bệnh cho cây như bệnh nghẹt rễ, lở cổ rễ, đốm lá, sương mai cho cây trồng cạn và các bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng lá cho lúa. Với tác dụng thích thích sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho cây, lại tương đối dễ khai thác và chế biến với khối lượng lớn từ các mỏ than bùn, axit humic đang trở thành hoạt chất hữu cơ được sử dụng ngày càng phổ biến, góp phần vào quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Sản Xuất Phân Hữu Cơ

Công nghiệp hữu cơ là hướng sản xuất sạch, hiện đại mà tỉnh ta đang hướng đến. Do đó, nhiều nông dân, chủ trang trại trên địa bàn tỉnh đã chú trọng tận dụng nguồn thải từ sản xuất nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Nhiều phân tích khoa học chỉ rõ, việc sử dụng phân bón hóa học, vô cơ trong quá trình sản xuất chính là một trong những nguyên nhân làm thoái hóa đất, khiến năng suất, sản lượng cây trồng đạt thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Nhận thức được điều đó, tại nhiều vùng trong tỉnh, người dân đã dần tiếp cận với những loại phân bón hữu cơ để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trường hơn. Do đó, nhiều trang trại đã tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, bã cây ngô, mía, các loại phân gia súc, gia cầm… để chế biến thành phân hữu cơ nhằm cải hóa đất đai, nâng cao chất lượng cây trồng và hướng đến nền nông nghiệp bền vững.

Tại trang trại cây ăn quả Chung Thủy, xã Thành Vân (Thạch Thành), ngay từ khi thành lập, đi vào sản xuất đã định hướng phát triển vùng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Do đó, ngoài việc trồng cây ăn quả, trang trại còn xây dựng chuồng trại diện tích hơn 5.000m2 để nuôi giun quế, làm phân bón cho cây trồng. Sau 6 tháng nuôi, giun quế tại trang trại đã cho sản lượng phân hữu cơ trung bình khoảng 15 tấn/tháng và hơn 8 tạ giun thịt. Lượng phân bón này không chỉ đủ bón cho diện tích cây trồng của trang trại mà còn cung cấp cho một số trang trại trên địa bàn. Ngoài ra, nguồn giun thịt trở thành thu nhập “xen canh” của trang trại khi được sử dụng chăn nuôi đàn gà thịt quy mô hơn 5.000 con/lứa. Anh Lê Ngọc Trường, quản lý trang trại Chung Thủy, cho biết: Việc tự sản xuất phân hữu cơ từ nuôi giun quế và sử dụng men vi sinh để ủ, xử lý nguồn phân gà đã đáp ứng được nhu cầu về phân bón cho hơn 40 ha cây ăn quả của trang trại. Nhờ đó, hằng năm, trang trại đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng kinh phí mua phân bón cho cây trồng; đồng thời, phát triển được diện tích cây trồng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu tại nhiều trang trại, được biết, hầu hết các trang trại đều sử dụng nguồn phân hữu cơ để bón cho cây trồng nhằm hướng tới sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, theo một số chủ trang trại, thì sản xuất phân hữu cơ mất nhiều thời gian và nhân công để thu gom, xử lý nguyên liệu và chờ đợi nguyên liệu phân hủy. Vì vậy, dù nhận thức việc tự sản xuất phân hữu cơ bón cho cây trồng là giải pháp hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất. Song, không phải trang trại nào cũng có thể tự sản xuất được. Tại trang trại Hoan Ca, xã Xuân Hòa (Như Xuân), ứng dụng phân hữu cơ vào sản xuất cũng là một giải pháp để hướng tới sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, điều kiện để tự sản xuất, hằng năm, trang trại mua gần 100 tấn phân hữu cơ từ phân giun quế, vỏ thủy sản để cải tạo đất và bón cho cây trồng, chi phí ước tính khoảng 120-150 triệu đồng. Bà Lê Thị Hoan, chủ trang trại cho biết: Nguồn kinh phí mua phân và các chế phẩm từ phân hữu cơ khá lớn nên trang trại đang tiến hành học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ của một số trang trại trong vùng để tự sản xuất phân hữu cơ phục vụ sản xuất.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 958 trang trại, trong đó có khoảng 70% là các trang trại trồng trọt và trang trại tổng hợp. Trong đó, nhiều trang trại liên kết, thu mua bã mía, ngô, rơm rạ, vỏ các loài thủy sản… và một số loại men vi sinh để sản xuất lượng phân hữu cơ, bón cho cây trồng. Ông Hoàng Khắc Hải, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Sử dụng phân hữu cơ trong trồng trọt tạo nguồn dự trữ, cung cấp dưỡng chất và tăng năng suất cây trồng; cải tạo và năng cao độ phì nhiêu, làm cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng, xói mòn, giữ ẩm, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng. Đáng chú ý, các loại phân hữu cơ tự ủ có thể giúp vi sinh trong đất phát triển mạnh, khả năng cố định đạm tăng cao, góp phần giảm lượng phân hóa học từ 30% đến 50%, giảm được sâu bệnh. Chính vì vậy, hội đã và đang thực hiện tập huấn, khuyến khích cho các hội viên trên địa bàn tỉnh, nhất là những hội viên phát triển kinh tế theo hướng trang trại áp dụng các giải pháp tự sản xuất phân hữu cơ để nâng cao năng suất cây trồng và hướng đến nền sản xuất sạch hơn.

Bài và ảnh: Lê Thanh