Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xử Phạt Phân Bón Giả Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Xử Phạt Kinh Doanh Phân Bón Giả

Hits: 443

Như Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón có đưa ra điểm mới về điều khoản phân bón giả. Tại Nghị định có quy định về khái niệm phân bón giả như sau: Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật).[2] Ví dụ: Đối với phân NPK, thì hàm lượng chính là N (Đạm), P (Lân), K (Kali) và nguyên tố dinh dưỡng trung lượng. Trong trường hợp N, P đạt chỉ tiêu chất lượng nhưng chỉ có K không đạt mức như quy định thì được xem là phân bón giả. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể nào giải quyết được những bất cập về nạn phân bón giả như hiện nay.

Có nhiều cách lý giải “Vì sao phân bón giả lại tràn lan như vậy?”

– Nhiều tổ chức, cá nhân đăng kí các chủng loại phân bón quá nhiều khiến việc quản lý khó khăn.

– Rất khó để phân biệt phân bón nào là giả bằng mắt thường. Thông thường, khi người dân mua và phải dùng một khoảng thời gian thì mới biết là hàng kém chất lượng. Và việc thu hồi rất khó thực hiện.

– Các đại lý phân phối là những nguyên do chính khiến các sản phẩm phân bón kém chất lượng trôi nổi mọi miền nông thôn. Các doanh nghiệp làm ăn gian dối thường đưa các mức chiết khấu cao, nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút nhà phân phối. Từ đó, các đại lý sẽ ưu tiên giới thiệu các sản phẩm phân bón này cho người mua.

Hậu quả mà phân bón giả mang lại rất lớn. Phân bón giả đang làm cho nông sản của người nông dân, của các doanh nghiệp bị giảm uy tín, từ đó làm giảm tính cạnh tranh. Ngoài ra, còn tác động rất lớn đến đời sống kinh tế người nông dân do đất bị bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng. Phải mất thời gian, tiền của để tái tạo lại. Đặc biệt hơn là gây ô nhiễm môi trường nước, đất và nguy hại đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.

Căn cứ Luật Trồng trọt, có quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón đó là thu hồi, xử lý phân bón không đảm bảo chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[3]. Bên cạnh đó cũng quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón là bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[4]

Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả[5] cũng được quy định tại Bộ luật Hình sự. Theo đó, có các mức xử phạt tương ứng như: phạt tù, phạt tiền đối với từng trường hợp. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc cấm kinh doanh; cấm làm một công việc hoặc hoạt động trong một lĩnh vực nhất định; tịch thu tài sản. Cho thấy mức xử phạt mạnh tay và mang tính chất răn đe rất cao; mục đích để bảo vệ sức khỏe, tài sản người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính.

Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật

Phạt từ 100.000.000 – 1.000.000.000 đồng

Phạt tù từ 01 – 05 năm

Phạt từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng

Hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá

Từ 30.000.000 – dưới 1.000.000.000 đồng

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 (BLHS)

Kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 – dưới 500.000 đồng

Thu lợi bất chính từ 50.000.000 – dưới 100.000.000 đồng.

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

Phạt tù từ 05 – 10 năm

Phạt từ 3.000.000.000 – 6.000.000.000 đồng

(tại các điểm a, b, c, e, g, h, i)

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng

Từ 150.000.000 – dưới 500.000.000 đồng

h) Gây thiệt hại về tài sản

Từ 500.000.000 – dưới 1.500.000.000 đồng

i) Thu lợi bất chính

Từ 100.000.000 – dưới 500.000.000 đồng

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng

500.000.000 đồng trở lên

Phạt tù từ 10 – 15 năm

Phạt từ 6.000.000.000 – 9.000.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản

Từ 1.500.000.000 – 3.000.000 đồng

Thu lợi bất chính

Từ 500.000.000 – dưới 2.000.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản

3.000.000.000 đồng trở lên

Phạt tù từ 15 – 20 năm

Phạt từ 9.000.000.000 – 15.000.000.000 đồng

Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Thu lợi bất chính

2.000.000.000 đồng trở lên

Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người

Gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Ngoài ra còn có Hình phạt bổ sung:

– Cá nhân còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.[7]

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 – 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.[8]

Thứ hai, không mua phân vón cục, chảy nước, bao bì không ghi rõ thành phần, không có nhãn mác. Đó dường như là những đặc điểm bên ngoài bằng mắt thường có thể nhận biết. Còn chất lượng bên trong ta vẫn không thể đánh giá được trừ phi sử dụng. Ngoài ra, người dân nên lựa chọn những đại lý vật tư nông nghiệp uy tín, lâu năm trong kinh doanh, hoặc mua những đại lý dám cam kết chất lượng phân bón đảm bảo kết quả thu hoạch tốt mới thanh toán tiền; không mua những nơi tự phát và không rõ ràng.

Thứ ba, người dân nên giữ lại bao bì phân bón làm “vật chứng” nếu có xảy ra việc gì để có thể yêu cầu bồi thường. Vì trên bao bì sẽ ghi rõ thành phần; tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ sở sản xuất,…

Những cách đề phòng trên chỉ là tạm thời không thể có tác dụng lâu dài. Vẫn cần phải đòi hỏi sự can thiệp của các địa phương, cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát, kiểm tra điều kiện buôn bán, sản xuất và chất lượng phân bón.

Thực tế, vấn nạn về phân bón giả vẫn chưa có cách giải quyết hợp lí và hiệu quả. Mặc dù Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón mới có hiệu lực đầu năm 2020, nhưng Nghị định chủ yếu tập trung giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.

Luật Nghiệp Thành mong rằng sẽ có giải pháp loại bỏ các sản phẩm phân bón kém chất lượng ra khỏi thị trường hiệu quả. Mang lại sự tin tưởng cho người nông dân tiếp tục an tâm sản xuất.

Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.

Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa.

Kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận.

[1] Thống kê của Bộ Công Thương

[2] ĐIỀU 2.8 NĐ 84/2019

[3] ĐIỀU 50.2.d Luật Trồng trọt 2018

[4] ĐIỀU 51.2.e Luật Trồng trọt 2018

[5] ĐIỀU 192 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[6] ĐIỀU 195 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[7] ĐIỀU 195.5 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[8] ĐIỂU 195.6.e BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Thêm Chế Tài Để Xử Phạt Nạn Phân Bón Giả

Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn đang soạn thảo dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt và lấy ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp, cộng đồng trước khi trình Chính phủ ban hành. Trong đó, Bộ đề xuất xử phạt lên đến 200 triệu đồng đối với vi phạm về buôn bán phân bón.

Theo đó, hành vi vi phạm về buôn bán phân bón không có trong quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón hết hạn sử dụng được đề xuất mức phạt như sau: phạt cảnh cáo đối với trường hợp phân bón có giá trị dưới 1 triệu đồng; phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 80 triệu đồng tùy giá trị lô phân bón từ 1 đến dưới 200 triệu đồng.

Dự thảo cũng nêu rõ, đối với hành vi buôn bán phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90-100 triệu đồng. Số tiền xử phạt trên được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Tổ chức vi phạm bị xử phạt gấp 2 lần cá nhân.

Như vậy buôn bán phân bón giả không chỉ bị phạt nặng về hành chính mà còn có thể phải chịu xử lý trách nhiệm hình sự.

Phân bón không đạt chất lượng hay phân bón giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, không chỉ làm đất đai bạc màu, mà còn tác động xấu đến môi trường, mỗi năm phân bón giả gây thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước hàng tỷ USD. Đồng Nai là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trái, rau quả nhưng thời gian qua, người nông dân không ít phen lao đao vì sử dụng phải phân bón giả. Người nông dân không phân biệt được đâu là phân bón thật, đâu là phân bón giả và cuối cùng thiệt hại kinh tế lại do người nông dân gánh chịu.

Bảo vệ người nông dân cũng chính là bảo vệ cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Thế nhưng, vì lợi nhuận, các gian thương đã không màng đến những thiệt hại mà người nông dân gánh chịu, hệ lụy lâu dài do phân bón giả do họ cung cấp gây ra. Hơn lúc nào hết, bây giờ cần phải có một chế tài mạnh mẽ. Thậm chí, mức xử phạt có thể cần phải cao hơn cả mức mà Bộ đang đề xuất.

Văn Gia

Bình Phước: Xử Phạt Hàng Loạt Cơ Sở Kinh Doanh Phân Bón Giả, Phân Bón Kém Chất Lượng

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước vừa phát hiện hàng loạt cửa hàng kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng trên địa bàn, qua đó đã xử phạt hàng trăm triệu đồng…

Cơ quan quan chức năng Bình Phước vừa tiến hành thanh, kiểm tra nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn để đảm bảo nông dân dùng đúng sản phẩm, đúng chất lượng giúp cho việc chăm sóc, năng suất cây trồng một cách tốt nhất.

Theo đó, qua quá trình kiểm tra các cửa hàng, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt cửa hàng kinh doanh sản phẩm phân bón giả, phân bón kém chất lượng và tổng mức xử phạt lên tới hàng trăm triệu đồng.

Cụ thể, cơ quan chức năng phát hiện cửa hàng VTNN Thành Nam (xã Đồng Tiến, Đồng Phú) lỗi vi phạm buôn bán hàng giả với sản phẩm phân bón gốc hỗn hợp NPK-ROCKET 20-20-15 (NSX: 30/8/2019, HSD: 30/8/2022) do Công ty TNHH Sản xuất Việt Áo sản xuất. Với lỗi trên, cửa hàng VTNN Thành Nam bị cơ quan chức năng xử phạt 15 triệu đồng.

Tại huyện Bù Đăng, cơ quan chức năng Bình Phước phát hiện cửa hàng VTNN Phú Nghĩa vi phạm lỗi buôn bán hàng giả với sản phẩm phân bón gốc hoà tan RICH-NPK 15-15-15+TE (NSX: 15/10/2019, HSD: 2 năm) do Công ty VTNN Hưng Thịnh Phát sản xuất. Cửa hàng VTNN Phú Nghĩa bị cơ quan chức năng phạt 30 triệu đồng với lỗi vi phạm trên.

Cũng tại huyện Bù Đăng, cơ quan chức năng Bình Phước tiếp tục phát hiện và xử phạt 15 triệu đồng đối với cửa hàng VTNN Châu Ngọc vi phạm lỗi buôn bán hàng giả với sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh (NSX: 10/5/2019, HSD: 2 năm) do Công ty CP phân bón HITECHORGANIC sản xuất.

Tại huyện Hớn Quản, cơ quan chức năng phát hiện cửa hàng VTNN Thanh Phong vi phạm lỗi buôn bán hàng giả với sản phẩm Trung lượng Supe Tân Nông Nhật Bản (NSX: 11/5/2019, HSD: 24 tháng) do Công ty TNHH Phân bón Nhật Bản sản xuất. Qua đó cửa hàng VTNN Thanh Phong bị xử phạt 15 triệu đồng với lỗi vi phạm trên.

Việc thường xuyên thanh, kiểm tra của cơ quan chức năng Bình Phước vừa qua được nhiều bà con nông dân đánh giá cao trong việc giúp nông dân chọn lựa đúng các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm bón cho cây trồng tươi tốt, tăng sức đề kháng, đủ dinh dưỡng phát triển, đảm bảo được năng suất, sản lượng cao; cũng như việc xử lý mạnh tay các công ty, doanh nghiệp, của hàng bất chấp pháp luật, làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người nông dân.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng đã xử phạt các của hàng về hành vi vi phạm như buôn bán hàng giả, buôn bán hàng kém chất lượng thì cũng phải đi xử lý các công ty sản xuất ra các sản phẩm phân bón giả, phân bón kém chất lượng để tránh tình trạng tái diễn và bán tràn lan ra thị trường.

Nhiều chuyên gia nông nghiệp chia sẻ, bà con lưu ý để tránh mua phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng thì trước khi mua sản phẩm nên kiểm tra trên các trang mạng về công ty, sản phẩm có được công bố trên thị trường không. Bởi đa phần các công ty có các sản phẩm phân bón giả, phân bón kém chất lượng đều không có trang website riêng cũng như thông tin sản phẩm, địa chỉ công ty, tên người đại diện pháp luật, giấy phép sản xuất, đăng ký kinh doanh, khảo kiểm nghiệm chất lượng được đăng ký và công bố trên thị trường.

Theo Văn Quân (TuoiTreThuDo)

Khung Hình Phạt Với Tội Sản Xuất Phân Bón Giả?

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại một trong các Điều 153 đến 159 và Điều 161 của Bộ luật Hình sự, hoặc đã bị kết án về một trong các tội trên, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Như vậy, tình tiết định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng có các tình tiết khác theo quy định.

Do tính đặc thù của loại hàng hóa là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, Bộ luật Hình sự đã quy định riêng một điều luật đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là các mặt hàng nêu trên.

Điều 158 Bộ luật Hình sự quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi như sau: “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.”

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi là một trường hợp đặc biệt của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Do đó định lượng để xác định trách nhiệm hình sự của trong trường hợp này cũng được xác định tương tự tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại điều 156 Bộ luật Hình sự. Tình tiết “số lượng lớn” có thể hiểu là hàng giả tương đương số lượng hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

Khoản 2 điều 1 Nghị định 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón cũng có quy định như sau: “Các hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón giả quy định tại Nghị định này nếu có giá trị tương đương hàng thật từ 30.000.000 đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Về các tình tiết định khung: “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn” cũng có thể hiểu tương tự và áp dụng theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 156 Bộ luật Hình sự:

– Số lượng hàng giả rất lớn có thể hiểu là hàng giả có số lượng tương đương hàng thật có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, tương tự quy định tại Điểm e khoản 2 điều 156 Bộ luật Hình sự,

– Số lượng hàng giả đặc biệt lớn có thể hiểu là hàng giả có số lượng tương đương hàng thật có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên, tương tự quy định tại Điểm a khoản 3 điều 156 Bộ luật Hình sự.

Hùng Dũng