Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xử Lý Phân Gà Thành Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Phân Gà Hữu Cơ Xử Lí Vi Sinh

PHÂN GÀ HỮU CƠ XỬ LÍ VI SINH

 

Phân gà tươi nếu sử dụng mà không ủ mà bón trực tiếp có thể gây tổn hại rễ, chứa nhiều ammonia tạo mùi hôi, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt còn chứa nhiều mầm dịch bệnh, các vi trùng hay tả lị như: chúng tôi spp, samonella spp, gây bệnh đường ruột. Sử dụng lâu năm tích tụ vào đất dễ gây nên dịch bệnh cho cây, cho lá.

      

                                    Phân gà tươi

 

Với công nghệ vi sinh tiên tiến từ NHẬT BẢN và qua quá trình phân hủy của vi sinh sẽ làm chuyển hóa các chất sơ đạm – đường – dầu mỡ thành các chất axit amin – đơn đường – axit béo có trong phân gà tươi thành các dạng dễ hấp thu, đồng thời có nhiều chất vi lượng như đồng – sắt – kẽm, Bo (là kim loại kiềm có tác dụng tổng hợp các chất hữu cơ). Nhờ quá trình sử lý vi sinh làm mất mùi Ammonia gây ô nhiễm môi trường.

Từ đó sẽ tạo ra một loại phân hữu cơ vi sinh chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, phân bón hữu cơ vi sinh gà còn có tính chất cải tạo đất rất tốt nhờ hoạt động của vi sinh vật có lợi, nhằm nâng cao chất lượng nông sản, an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.

1.Công dụng:

– Bổ sung nguồn vi sinh vật tốt cho đất, giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

– Bổ sung nguồn vi lượng cần thiết cho cây trồng.

– Chống bạc màu, giúp đất tơi xốp.

– Tăng khả năng giữ nước và sinh vật có lợi trong đất

– Cung cấp nito, kali, photpho

 

2.Thành phần:

– K2O: 1,01 % ( Kali)                                   - N: 1,1 % ( Nitơ)

– Ca: 3,25 %       ( Canxi)                             – P2O5: 1,21 % ( Phốt pho)

– Hữu cơ: 20%.                                             - Mg: 0,35 % ( Magiê)

– Vi sinh vật cố định đạm ( trichoderma) : 1 x 106   (Phân giải cellulose các tạp chất)

– Vi sinh vật phân giải lân: 1 x 106

– Các chủng vi sinh có lợi cho cây trồng:

       + Streptomyces spp: 1 x 106 (Cung cấp men đối kháng tiêu diệt các loại khuẩn gây dịch bệnh: E.coli, Samonella…)

       + Penicillium spp: 1 x 106   ( Ức chế các nấm bệnh cho cây trồng: phytophlora, Fusarium, Rhizoctonia, Verticllium…)

       + Bacillus spp: 1 x 106  (Phân giải lân, các chất đạm – đường)

       + Pseudomonas spp: 1 x 106  (Phân giải các chất mỡ – dầu)

       + Saccharomyces spp: 1 x 106 (Phân giải các hất đường, tạo nên các chất hữu cơ, các loại acid  ho, chất thơm mùi ester

       + Lactobacillus spp: 1 x 106 (Phân giải các chất đạm, tạo nên các loại axit amin dưới dạng dễ hấp thu)

Phân gà hữu cơ vi sinh cao cấp TAFA

 

3.Cách dùng:

– Cây thanh long:   + Bón từ 0.3 – 0.5 kg/ gốc (Cây con mới trồn

                               + Bón từ 5 – 9kg/ gốc ( Cây trưởng thành)g)

                               + Bón lót sau mỗi vụ thu hoạch từ 3 – 4kg/ gốc

– Cây công nghiêp dài ngày (cao su, cà phê, điều, ca cao, tiêu, trà…) : Bón từ 1– 2kg/ gốc.

– Lúa, mì ( sắn), mía, bắp…: Bón từ 1.200 – 1.500 kg /ha

– Cây rau màu ( Bắp cải, cải bẹ xanh, cà rốt, cà chua, dưa leo, dưa hấu, ớt….):  Bón từ 400 – 600 kg/ha.

– Cây ăn trái các loại ( cây có múi, xoài, mãng cầu, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít …): Bón từ 1- 2 kg/ gốc        

  

                                   Cafe trước khi bón                                                                                                  Cafe sau khi bón

 

Trần Liêu Phương Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://moitruongsach.vn/cung-cap-phan-ga-huu-co-vi-sinh-cao-cap-95-phan-ga-nguyen-chat-tafa/

http://greenlifebinhthuan.vn/ky-thuat-canh-tac/huong-dan-su-dung-phan-ga-vi-sinh-huu-co.html

http://www.seattletilth.org/learn/resources-1/city-chickens/compostingchickenmanure

 

 

Phân Gà Vi Sinh Hữu Cơ

Phân gà vi sinh hữu cơ là gì?

-Phân gà được xử lý từ nguồn phân gà tươi sau khi thu gom từ các trang trại. Phân gà sẽ được xử lý bằng vi sinh và tập đoàn nấm Tricodemar giúp phân giải và tiêu diệt các loại nấm có hại trong phân gà tươi, biến phân gà tươi thành phân gà vi sinh hữu cơ với độ hữu cơ cao, giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Phân gà vi sinh hữu cơ sau khi được xử lý hoàn toàn an toàn cho cây trồng, chất lượng vượt trội so với phân gà ủ hoai truyền thống.

Thành phần, mật độ vi sinh vật trong chế phẩm vi sinh sử dụng:

–Thành phần:

Hữu Cơ 60%; N 4%; P2O5 hh 2,5%; K2O hh 2,5%; CaO 10%; Mg 0,5%

 -Chế phẩm EM Pro-1

– Nấm men Saccharomyces sp.: 109 cfu/ml

– Vi khuẩn:

+ Lactobacillus sp.: 109 cfu/ml

+ Bacillus sp.: 109 cfu/ml

+ Rhodopseudomonas sp.: 108 cfu/ml

– Nấm mốc Trichoderma sp.: 109 cfu/ml

– Xạ khuẩn Streptomyces sp.: 108 cfu/ml

-Công dụng

Tăng hương vị và mùi cho cây trái và rau màu. Cải tạo và giữ ẩm, giảm mặn, giảm chua cho đất. Giảm các bệnh: xoắn lá, trùng đọt, vàng lá, giúp tăng thụ phấn, cứng cây, chắc hạt. Tăng chất lượng hạt khi thu hoạch. Hạn chế về ấu trùng, tăng phát triển hệ vi sinh có ích. Hạn chế trùng rễ, sưng rễ, lỡ cổ rễ và tái tạo rễ nhanh. Hạn chế hiện tượng hạt lép và răng cưa. Hạn chế hiện tượng 1 nhân trên cây cà phê. Tăng sức đề kháng cho cây trồng từ bên trong

Bón phân gà cho rau và cây trồng như thế nào cho đúng?

Phân gà là một loại phân rất tốt vì chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biết là Nito mà loại cây trồng nào cũng cần tới.

Tuyệt đối không được sử dụng phân gà tươi để bón trực tiếp cho cây trồng mà phải qua ủ hoai. Chi tiết tại: Cách ủ phân gà trồng rau, trồng cây tăng năng suất.

Vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên lượng bón chỉ bằng 1/3 lượng phân chuồng khác. Nếu bón nhiều sẽ gây ngộ độc cây gây rụng lá

Một số loại cây phù hợp nhất khi dùng phân gà để bón như:

+ Cây ớt: Kinh nghiệm cho thấy phân gà bón cho cây ớt thì ít sâu bệnh , nhiều quả, mẫu mã quả to đẹp và ăn cay thôi rồi.

+ Các cây lấy hoa như hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ …. Thì cây nở bông rất đẹp, màu bông hoa rất chuẩn, tươi sáng rất đẹp.

+ Cây ăn trái, lấy quả: Phân gà bón cho cây ăn trái trong giai đoạn dưỡng trái thì quả có chất lượng cao hơn.

Cây lúa: bón lót từ: 800 – 1.000kg / ha.

Cây công nghiệp (tiêu, điều, cà phê, ca cao…….).

Cây ăn trái: bón lót, bón cây kiến thiết, bón thúc cây thu hoạch: 2 -5kg / cây.

Cây rau màu:

Bón lót từ: 1.000 – 1.200kg /ha.

Bón thúc từ: 300 – 500kg / ha/ lần bón.

Cây khoai mì: bón lót từ: 1.000 – 1.200kg / ha.

Bón lót, bón định kỳ, bón phục hồi: 2 – 5kg / cây.

TRUNG TÂM THI CÔNG NHÀ VƯỜN – VƯỜN XANH 24H.

Địa chỉ: Số nhà 4 – Ngách 25/7 – Ngõ 358 – Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân – Hà Nội .

Hotline :  098.495.7227.

Cách Ủ Phân Gà Thành Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Trong 20 Ngày – Buoikhanhvinh.com

Ủ phân gà là biện pháp tối ưu hóa lợi nhuận tốt nhất

Như bạn đã biết, trong kinh doanh hay làm nông nghiệp thì tối ưu hóa lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Tự ủ phân để bón cho cây trồng là biện pháp tối ưu hóa lợi nhuận tốt nhất vì việc đó có thể sẽ giảm ít nhất được một nửa chi phí phân bón cho khu vườn của bạn, trong các loại phân chuồng thì phân gà được đánh giá có hàm lượng N-P-K cao nhất do đó, ủ phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Phương pháp ủ phân được đánh giá bằng công trình nghiên cứu khoa học

Hiện nay, chỉ cần bạn gõ cụm từ ủ phân lên google, bạn sẽ nhận được hơn 10 triệu kết quả trong vòng 0,37 giây hướng dẫn cách bạn ủ phân. Tuy nhiên, hầu hết đều có mục đích bán phân hoặc thuốc của họ và thường chỉ dẫn rất chung chưa có những nghiên cứu sâu về những yếu tố ảnh hưởng như thời gian, lượng, … để đưa ra những chỉ dẫn phù hợp cho các hộ gia đình sử dụng đạt hiệu quả cao.

1. Tại sao phải ủ phân gà?

Trước khi hướng dẫn ủ, chúng tôi tóm tắt về một số đặc điểm của phân gà:

Phân gà có hàm lượng N – P – K được đánh giá là nhiều nhất trong tất cả các loại phân chuồng khác. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong phân gà như N: 1,6 – 1,7%; P2O5: 0,5 – 0,6%; K2O: 0,85%; CaO: 2,4%. Chính vì vậy, phân gà được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

Độ ẩm trong phân gà trung bình khoảng 70 – 80 % dễ phát sinh mùi. Vì vậy, trong quá trình ủ phân cần được phối trộn với các giá thể để làm giảm ẩm và tăng sinh khối cho phân.

Hàm lượng chất hữu cơ trong phân gà cao dễ gây ngộ độc cho cây trồng nên cần phải ủ hoai trước.

Trong phân gà có rất nhiều vi trùng, nấm bệnh và vi sinh vật có hại như Salmonella, Fusarium, Phytophthora, E.coli.

Vì thế nếu không được xử lý triệt để thì chắc chắn sẽ gây bệnh cho cây trồng. Để mang lại hiệu quả, chúng ta cần phải xử lý phân gà tươi thành phân gà hữu cơ vi sinh bằng cách ủ và xử lý phân gà bằng chế phẩm vi sinh chuyên ủ phân hay các chế phẩm sinh học khác.

2. Cách ủ phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh

2.1. Vật liệu ủ (số lượng ít hay nhiều tùy bạn,dựa công thức bên dưới dự trù)

2.2 Các bước tiến hành ủ phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng chế phẩm vi sinh chuyên ủ phân.

quy trình ủ phân gà thành phân hữu cơ vi sinh

Phân gà độn trấu, rơm rạ với tỷ lệ khối lượng 80:20 được phối trộn đều với mùn cưa được đảo trộn đều các nguyên liệu khô với nhau. Sử dụng 0,2 lít vi sinh chuyên ủ phân pha 200 lít nước sạch rồi phun và đảo trộn ướt đống nguyên liệu sao cho độ ẩm đạt 45- 50% (tùy theo độ ẩm của cơ chất để bổ sung thêm nước).

Cách phối trộn đơn giản hơn là bạn trải 1 lớp rơm rạ dày khoảng 10cm rồi trải 1 lớp phân gà lên trên dày khoảng 5cm. Cứ như vậy 1 lớp rơm rạ, thì 1 lớp phân. Chất đống cao khoảng 1 m, rộng 1,2 m. Chú ý không chất đống quá cao do quá trình phân hủy nhiệt độ ở giữa đống ủ tăng cao quá mức có thể giết chết vi sinh vật.

Sau khi hoàn thành công việc đảo trộn nguyên liệu, chúng ta tiến hành ủ. Sử dụng vật liệu đơn giản để che bề mặt đống ủ (nilon), tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí.

Định kỳ 4- 7 ngày kiểm tra đống ủ và bổ sung thêm nước cho vi sinh vật phát triển. Sau 04 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ một lần. Sau khi đảo trộn xong phải đậy kín lại như cũ tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí.

Thời gian ủ phụ thuộc vào chủng vi sinh bạn sử dụng và cách thức đảo, trộn trong quá trình ủ; nếu trộn đống ủ được đều hoặc đảo được 4 ngày/ lần thì việc ủ sau khoảng 18 đến 30 ngày nhận thấy phân hữu cơ đã đạt độ chín ta kết thúc quá trình ủ.

3. Lợi ích của phân bón hữu cơ vi sinh gà

Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh gà đem lại rất nhiều lợi ích

Tăng thêm độ màu mỡ cho đất bằng cách cung cấp thêm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng.

Là giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất bạc màu. Bón quá phân hữu cơ vi sinh không sợ cây bị lốp và đất sẽ được cải tạo tốt hơn.

Phân hữu cơ vi sinh làm sạch môi trường cho cây trồng và vật nuôi: cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên, giúp cây khoẻ, tăng khả năng nảy mầm với tỷ lệ đồng đều cao, khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, không gây ngộ độc về thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường sống.

Ngoài tác dụng làm tăng sản lượng và cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây. Các loại phân hữu cơ có thể cải thiện sự đa dạng sinh học (tuổi thọ đất) và khả năng sản xuất lâu dài của đất.

Loại phân bón này có thể nâng cao khả năng kháng bệnh cho cây trồng (do có chứa các vi sinh có lợi).

4. Lời kết.

Việc xử lý phân gà thành phân hữu cơ vi sinh giúp tận dụng được nguồn chất thải trong trồng trọt và chăn nuôi và giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các nguồn này đem lại. Đây là một trong những phương pháp tối ưu hóa lợi nhuận cho những người làm vườn.

Theo kết quả nghiên cứu cửa Phạm Thị Thu Hòa thì nên độn trấu với phân gà để ủ sẽ mang lại hàm lượng hữu cơ cao hơn so với chất độn là rơm rạ và mùn cưa vì mùn cưa và rơm rạ là chất độn không giàu dinh dưỡng,có hàm lượng xenlulozo cao.

Các cách ủ phân tốt nhất

Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Và Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học

Việc bà con lạm dụng phân bón hóa học đã làm dư thừa phân bón ngoài việc đầu độc đất, ô nhiễm nước, không khí, năng suất chất lượng cây trồng giảm sút thì còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật.

Trước những ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học mạng lại, con người đã nhận thức được và đã tìm kiếm một phương pháp mới canh tác có hiệu quả hơn thay thế phân bón hóa học. Và phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được các nhà khoa học phát hiện và ứng dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Đây là một giải pháp tuyệt vời, không những đảm bảo được năng suất mà còn nâng cao chất lượng đảm bào an toàn với sức khỏe con người, động vật và thân thiện với môi trường.

Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học và nhà nông bởi những lợi ích mà nó mang lại như cải tạo, duy trì, nâng cao độ phì cho đất canh tác, không gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng phân bón hóa học, cung cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng phát triển bền vững và năng suất cao, nhất là đối với định hướng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững nói không với phân bón hóa học của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

I.Vậy phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?

Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh là những sản phẩm phân bón hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng cách lên men với các loại vi sinh vật đó, với mục đích tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón đê cung cấp cho cây trồng.

II.Cách thức hoạt động của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?

Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh có hiệu quả cao trong việc cung cấp các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng ổn định và thân thiện với môi trường.

Ngoài việc cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh còn cung cấp thúc đẩy hệ vi sinh vật đất hoạt động giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, chuyển đổi nitơ trong không khí thành dạng cây trồng hấp thu được, sản sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, phân hủy chất hữu cơ hay các độc tố trong đất,…

Nó còn giúp duy trì độ phì của đất, cung cấp một lượng lớn mùn cho đất và làm thức ăn cho hệ vi sinh vật đất, tiêu diệt hay ức chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch của cây giúp hạn chế sâu bệnh hại giảm lượng thuốc BVTV.

III.Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?

Có công dụng cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.

Cách sử dụng đơn giản, không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…

Cung cấp đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng thiết yếu cho cây mà phân bón hóa học không có.

Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ, giai đoạn của cây: trồng mới, ra hoa, nuôi quả,…

Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất kho hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu (dễ tan, dễ tiêu), hay vi sinh vật cố đinh đạm,…

Cung cấp, bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, hoạt động, tăng sức đề kháng của cây giúp hạn chế sâu bệnh, giảm lượng thuốc BVTV, từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.

IV.Phân bón hữu cơ, sinh học có những loại nào? 1.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cố đinh đạm

Là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố đinh nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu:

Vi sinh vật cố định đạm tự do là những vi sinh vật sống tự do có khả năng cố đinh đạm trong đất mà không cần vật chủ. Một số loại vi sinh vật cố định đạm được đưa vào phân bón như Azotobacter, Clostridium,…

Vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh là những vi sinh vật cố định đạm phải cần vật chủ là cây trồng để cộng sinh như Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu, A nabaena azollae cộng sinh với bèo hoa dâu hay tảo lục,….

Ngoài ra, còn có một số loại vi khuẩn có khả năng vừa cố định đạm công sinh vừa cố định đạm tự do như Azospirillum,…

2.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải lân

Gồm những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có chứa có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.

Cơ chế của việc phân giải lân của vi sinh vật là bằng việc hạ pH đất khi tiết ra các chất acid hữu cơ khi đó làm các cấu trúc liên kết photphat bị phá vỡ. Một số vi sinh vật phân giải lân được sử dụng như vi khuẩn Bacillus megatherium, Bacillus subtilis, Pseudomonas,… hay một số loài nấm như Aspergillus, Penicilium spp.

3.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải kali/ silic

Là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu. Các chủng vi sinh vật được ứng dụng như Bacillus circulans, B. subtilis, Pseudomonas striata,…

4.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại như Bacillus, Streptomyces, Trichoderma,…

5.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại như nhóm Bacillus sp. Pseudomonas striata, Beauveria…..

6.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

Có chứa các loại VSV như nhóm Bacillus sp. ,…với khả năng hòa tan Si, Zn… cho cây dễ hấp thu

7.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

Chứa nhóm vi sinh vật (nhóm Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…) có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng như Giberrillin, Auxin,…vào môi trường. Các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.

Hiện nay, nhiều công ty phân bón đã sản xuất ra những loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh kết hợp tổng hợp nhiều chủng vi sinh vật vào một loại phân bón. Có nghĩa là trong một loại phân bón có thể vừa có vi sinh vật cố định đạm, vsv phân giải lân, kali, vsv phân hủy chất hữu cơ,….

V.Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh:

Thuốc BVTV, các loại hóa chất độc hại đều đều độc hại với vi sinh vật, có thể tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật có lợi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bón sinh học, vi sinh.

Phân bón hóa học bón dư thừa hay bón không đúng cách, trong thời gian dài phân hóa học cũng có những tác động không tốt đến hệ vi sinh vật.

Nhiệt độ thích hợp để vsv phát triển là từ 25-35 độ C, ẩm độ cao.Đất chua, đất phèn, mặn đếu có tác động không tốt cho sự hoạt động của vsv. Thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, trao đổi chất và cấu trúc màng tế của vi sinh vật gây ức chế hay giết chết vsv.

VII.Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học vi sinh như thế nào?

Gồm một số bước quan trọng như sau:

1: phải lựa chọn các chủng vi sinh vật để quyết định loại vi sinh vật nào sẽ có trong phân bón.

2: là phân lập và tuyển chọn VSV.

3: lựa chọn vật liệu và phương pháp lên men để chuẩn bị tạo ra một lượng lớn VSV đê đưa vào phân bón. Bước này có ý nghĩa lựa chọn những VSV có tính ưu việt nhất và nhân sinh khối chúng lên.

4: là lựa chon môi trường lên men để nhân sinh khối, là bước tìm ra điều kiện cho VSV sinh trưởng nhanh và mạnh nhất và phù hợp với các điều kiện sử dụng phân bón ngoài cánh đồng.

5: Đem vào xây dựng và thử nghiệm sản xuất.

6: là thử nghiệm rộng rãi trên quy mô lớn ở các điều kiện khác nhau để phân tích hiệu quả khi áp dụng vào thực tế sản xuất.

VIII.Các sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?

Liều lượng và cách sử dụng phân bón tùy thuộc vào loại phân (mật độ, chủng loại vsv, hàm lượng dinh dưỡng,…), đặc điểm cách tác, loại cây trồng, thời tiết khí hậu.

Lưu ý: khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh nên hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học, các loại hóa chất độc hại vì có thể làm ức chế sự hoạt động hoặc tiêu diệt các vi sinh vật trong phân bón, làm giảm hiệu quả của phân.