Top 5 # Xem Nhiều Nhất Xem Video Trong Rau Sach Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Cách Trồng Rau Sam Trong Thùng Xốp Dễ Nhất Được Chị Xem Săn Lùng

Thông tin tác giả

Ban đầu, đa phần mọi người nghĩ rau sam là một loại cỏ dại hơn là một loại thực phẩm ăn uống. Thực tế, rau sam có nhiều chất khoáng dinh dưỡng và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Nên người ta bắt đầu trồng loại rau này và sử dụng rau sam nhiều hơn. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng rau sam trong thùng xốp đơn giản mà tiết kiệm nhất.

Chuẩn bị

Thùng xốp: Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng: Rau sam thích hợp phát triển ở những vùng đất ẩm và ít ánh sáng trực tiếp rọi vào. Cách trồng rau sam được thực hiện nên nhiều nền đất khác nhau. Tuy nhiên, rau sam sẽ cho năng suất cao nhất khi được trồng ở đất giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt.

Hạt giống: Hiện nay trên thị trường có 3 loại giống rau sam cơ bản là rau sam xanh, rau sam vàng và rau sam vàng lá to.

Gieo trồng

Rau sam thường được nhân giống bằng hạt hoặc hom.

Trồng bằng hạt: Hạt giống mua về ngâm trong nước ấm khoảng 6 – 8 giờ rồi vớt ra để ráo. Sau đó dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1cm rồi cho hạt vào (2 – 3 hạt/ lỗ), lấp kín đất, dùng lưới che nắng cho luống gieo khoảng 1 tuần. Tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Trồng bằng hom: Hom được lấy từ thân hoặc củ cây mẹ, lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân. Hạn chế lấy phần ngọn quá non vì dễ bị thối gốc khi giâm. Dùng dao hay kéo sắc để cắt hom. Hom được cắt từ thân có chiều dài 10 – 20cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3 – 4 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Thường xuyên tưới ẩm. Sau khi giâm 10 – 15 ngày hom bắt đầu có rễ thì đem trồng với khoảng cách 15 – 20cm/cây.

Chăm sóc

Vì xuất phát điểm là một loài cỏ dại, nên sức sống của rau sam vô cùng mãnh liệt. Trong cách trồng rau sam, bạn không cần phải quá lo lắng về công đoạn chăm sóc.

Bạn chỉ cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất, đặc biệt vào mùa nắng hạn. Cùng với đó, kết hợp nhổ cỏ dại và vun xới cho rau sam.

Thu hoạch

Cây rau sam khi phát triển đạt chiều dài từ 20 – 30cm thì có thể cho thu hoạch

Rau sam có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Bạn có thể sử dụng nó sống trong món salad và bánh sandwich. Thêm nó vào món trứng tráng, súp, món hầm, bánh ngô hoặc xào. Nó có hương vị tương tự như rau bina hoặc cải xoong. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn đa dạng hơn khi lên thực đơn hàng ngày,

Rau sam còn được sử dụng như một phương thuốc cho viêm khớp, và điều trị các vấn đề về hô hấp và tuần hoàn. Nó được cho là làm giảm huyết áp và mức cholesterol, và để giúp tránh cục máu đông.

Kỹ thuật trồng rau sam dễ nhất quả đất mà bạn tự thực hiện tại nhà

Cách Xem Chân Gà Đòn Tổng Quát, Hay Cách Xem Chân Gà Chọi

Đạo kê diễn nghĩa bình giải Bình giải: Mộng Lang – Minh họa: Độc Cô Cầu Hòa

1. Hậu biên yến quản đồng hành  Hậu biên đồng hành tức là Hậu Biên Tiên Lộ. Hàng biên và hàng hậu cùng song song đi xuống, cuối cùng hàng hậu tấp vào hàng biên cùng đi xuống ngón ngoại. Đây là gà quý.

2. Giáp Long Chi Tự Điềm Lành Hữu Linh Vảy Giáp Long đóng ở ngón thới. Vảy có hình cánh bướm hoặc từa tựa vảy rồng nên được gọi là giáp long. Loại thần kê này chuyên dùng móng làm trảo để điểm vào mắt địch.

3. Âm minh thư đoản tài tình, 4. Âm minh hùng đoản thanh vang hổ gầm. 5. Hổ gầm khẩu chớ lặng câm, 6. Hoặc rung khẩu hạ biết ra vẹn toàn. Âm minh thư đoản là tiếng gáy thanh, rít mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Cũng là loại gà có tài. Âm minh hùng đoản là tiếng gáy mạnh mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Tiếng gáy có âm thanh như cọp rống. Khi gà gáy mạnh và tiếng gáy kết thúc ngắn gọn thì đó là gà dữ.

– Gà gáy phải há lớn miệng mới tốt. Ngậm miệng lặng câm không tốt. – Khi gáy mỏ dưới không rung mới tốt. Rung thì cũng chưa vẹn toàn.

7. Vậy thời cho rõ đừng oan, 8. Kẻo mà hay phản “Đạo Kê” là thường. 9. Xem gà ta phải cho tường, Người xưa xem phép đá gà là Ðạo vì nó đòi hỏi sự thông suốt kê kinh. Ðoạn này xác quyết sự chính xác của kinh và quy sự thất bại vào người xem kinh chưa thông suốt.

10. Rõ ràng “hoa thới” một đường thẳng ngay. 11. Nội lên tiếp ứng nào hay, 12. Có mà “giáp độc” chận ngay là tài.

– “Hoa Thới” tức là Thới Hoa Ðăng. Vảy của ngón thới không ngưng lại ở chậu mà chạy thẳng lên tới cựa rõ ràng thắng tắp thì gọi là Hoa Thới. – Vảy của ngón nội không ngưng ở chậu mà chạy thẳng lên tiếp ứng với Thới Hoa Ðăng tạo thành ngã ba và nhập một đi thẳng tới cựa. – Cả hai hàng vảy này bị Ðộc giáp chặn lại tại cựa. Vảy độc giáp ở hàng Quách là một vảy lớn hả mồm ngậm chiếc vảy cuối cùng của Hoa Ðăng.

Lưu ý: vảy Ðộc giáp không phải là một liên giáp mà chỉ là một vảy lớn.

13. Chận rồi còn thể là hai, 14. Chấn trên giữ dưới thế hoài phải phân. 15. “Thần hổ đệ nhất” nên cân, Đoạn này mô tả vảy “Đệ Nhất Thần Hổ Đao”. – Vảy ĐNTHĐ là đại giáp nội đóng tại hàng Quách, tức là liên giáp bao gồm ba vảy. – ĐNTHĐ hả miệng ngậm chiếc vảy cuối cùng của Thới Hoa Đăng đi lên vì thế vảy này đóng trên cựa 1 ly. – ĐNTHĐ phải đóng cả hai chân.

Gà có vảy này được liệt vào hạng “Linh Kê”.

16. “Hổ Thần Đệ Nhị” cũng phân rõ ràng.  – Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm ở hàng Quách và cũng hả miệng ngậm ngọc giống như Đệ Nhất Thần Hổ Đao. Cả hai đều nằm trên cựa 1 ly nhưng Đệ Nhị Thần Hổ Đao không phải là một đại giáp mà chỉ là một liên giáp. Đại giáp do ba vảy tạo thành, liên giáp chỉ do hai vảy mà thôi.

– Hai chân đều có Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng, nếu không thì thất cách. – Thới Hoa Đăng của vảy phải rõ ràng và thẳng tắp. (Đăng có nghĩa là đèn. Đèn đỏ rực thắp sáng thẳng hàng đẹp như hoa nở nên gọi là đèn hoa.) Có lẽ vì những vảy này nổi lên tròn trịa đẹp như đèn hoa nên có tên là Hoa Đăng. – Gà có chân này có tài cản cựa địch khó đâm. Rất quý.

Thưa quý độc giả, Tàng Kinh Các của Nhất Phẩm Ðường lưu trữ nhiều Giáp Kinh của các danh gia. Một trong những Giáp Kinh này do danh sư Phan Kim Hồng Phúc biên soạn và trong đó có sự khác biệt của Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao.

Sau đây Mộng Lang xin trình bày những điểm quan trọng của ngài Hồng Phúc.

Theo như Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc thì Thần Hổ Ðao không phải là một liên giáp hay đại giáp mà chỉ là một giáp tại hàng Quách.

– Ðệ Nhất Thần Hổ Ðao thì đóng trên cựa một ly và cũng mở miệng ngậm ngọc. – Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao cũng có hình dáng tương tự nhưng nằm cao hơn.

Gà có vảy này thì ra đòn xuất quỷ nhập thần. Khó có địch thủ nào sống sót để gáy.

*Thầy Phan Kim Hồng Phúc không cho biết vảy Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm cách cựa bao nhiêu nhưng phỏng theo hình vẽ của thầy thì Đệ Nhất Hổ Đao nằm cách cựa khoảng một vảy hoa đăng, Đệ Nhị Hổ Đao nằm cách cựa khoảng 2 vảy hoa đăng. Hình vẽ dưới đây là tài liệu riêng của Tàng Kinh Các nhưng phương vị của vảy thì giống nhau.

17. Quay sang “liên cước tam hoàn”, 18. Đôi chân phải có ngọc song mặt tiền. Ngọc song có thể là Song Cúc và cũng có thể là Lưỡng Ngọc Song Cước. Mộng Lang xin đưa ra cả hai để quý độc giả dễ bề nghiên cứu. Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách.

Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu là đá liên tục ba bốn đòn.

Lưỡng Ngọc Song Cước Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách. Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê ( Theo Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc)

Gà có Lưỡng Ngọc Song Cước đá song cước nhưng gà này có đá “ liên cước tam hoàn” hay không thì không thấy sư kê nhắc đến.

19. Rõ ràng nó đá đòn kiêng, 20. Lại thêm đòn thủ mé cần đòn ngang. 21. Thêm rằng bể hậu khai biên, 22. Là tiên giáng xuống cậu tên gà nòi. Ðòn kiêng có lẽ là đòn quăng còn gọi là xạ. Ðòn quăng là đòn đá vào mặt và cần cổ địch thủ bất thình lình mà không mổ trước.

Bể Hậu Khai Biên là cậu của gà nòi. Có sách chép: ” Bể Biên Khai Hậu” là cậu gà nòi. Bể hay khai thì cũng giống nhau. Ðường “Quách” và đường Hậu đều có một vảy nứt ra chia làm hai. Gà ấy là gà hay.

23. Trường thành địa giáp nên coi, 24. Những vảy ấy có gà hay thường thường. Trường thành là vảy ở hàng Thành lấn sang hàng Quách. Khi ta nhìn ở mặt tiền thì thấy vảy hàng Thành có diện tích rộng theo chiều ngang.

Vảy Ðịa Giáp là một vảy nhỏ ở dưới lòng bàn chân. Phải lật lên mới thấy. Loại gà này được liệt vào “Linh Kê”.

25. Thới mang nhân tự một đường, 26. Dễ mà khinh nó sọ bêu phải tường. Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân thì gọi là Nhân Tự Thới. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượng hành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tài móc mắt.

27. Phải tường tứ ứng mà thương, 28. Đôi chân như một trường nương người mời. Tứ Ứng Độ Sơn là 4 vảy độ đếm từ cựa trở lên nằm trên gò cao cách biệt với các vảy độ kế tiếp khuyết hẳn xuống. Nếu được 3 vảy nổi cồm lên thì gọi là “Độ Tam Ứng” và kém hơn gà tứ ứng, ngũ ứng, lục ứng v.v.

Gà có Tứ Ứng Độ Sơn cả hai chân là gà quý. Gọi là Độ Sơn vì hình thể cao hẳn lên như 4 ngọn núi. Lưu ý: Bốn vảy này phải to lớn gần bằng nhau.

29. Song liên là vảy của trời, 30. Phải xem cho nhớ đời đời nước hai. Song Liên là liên giáp nội do hai vảy dính liền tạo thành và đóng tại hàng Quách. Theo tài liệu trong Tàng Kinh Các thì có hai loại song liên tự.

Loại thứ nhất  – Song Liên đóng ngay cựa nhưng không cần phải ngậm ngọc, và cũng không cần phải có đường thới hoa đăng.

Loại thứ hai  – Song Liên phải ngậm ngọc và đóng ngay cựa. Đường thới hoa đăng phải tốt. Viên ngọc bị ngậm không nhất thiết là ngọc cuối cùng. Gà có Song Liên Tự theo cách này ăn đứt các vảy Nhật Thần, Hổ Khẩu, và Hàm Long. Lưu ý: Đừng lộn Song Liên Tự với Đệ Nhị Thần Hổ Đao. Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng trên cựa. Song Liên Tự đóng tại cựa.

Theo các sư kê thì gà có Song Liên thì có đòn độc từ cuối nước thứ hai đổ đi.

31. Hiểu rằng vảy nhỏ “lạc mai”, 32. Chẳng nên căn cứ một hai đòn tài. Lạc Mai là bốn năm vảy chụm lại và đóng trên hoặc dưới cựa. Gà có vảy này thuộc loại thường. Ta không nên căn cứ một hai đòn hay mà giữ gà này vì nó không phải là chiến kê.

33. Đòn tài bán nguyệt nữ giai, 34. Thêm vào ngón giữa ra oai nhiều đường. Vảy bán nguyệt là một đường chỉ vòng bán nguyệt tại cựa. Tuy nhiên, câu này không mô tả đường chỉ đó mà muốn đề cập tới ngón chân cong hình bán nguyệt.

Bán Nguyệt Nội là hai ngón nội của cả hai chân cong hình bán nguyệt. Nếu gà mà có bán nguyệt tại ngón giữa (ngón Chúa) thì lại càng cực kỳ hay.

Chiến kê có chân cong hình bán nguyệt có biệt tài móc mắt đối phương, giỏi song cước, nhảy cao và đá tạt ngang rất ác nghiệt.

35. Đừng cho thất hậu bản lườn, 36. Riêng hai thứ ấy kiên cường phải sâu. Những sư kê có nhiều kinh nghiệm thì họ cho rằng hàng vảy quan trọng bậc nhất không phải là hàng vảy tiền phía trước mà chính là hàng vảy hậu phía sau. Tiền hư thì còn gỡ gạc được, chứ nếu hậu hỏng thì không thể dùng được nữa.

Một con thần điểu tốt phải có hàng vảy hậu no tròn và đều đặn từ chậu đến gối.

Bản lườn tức là lườn tam bản. Loại lườn này có đáy trệt và hai vách hơi vuông vức trông giống như đáy của loại thuyền đóng bởi ba miếng ván nên gọi là lườn tam bản. Kinh sách khuyên ta không nên dùng loại gà có lườn tam bản.

Ngược lại với lườn tam bản thì có lườn tàu có đáy nhọn. Khi ta “vô tay” nâng gà lên thì sẽ cảm thấy đáy lườn cộm vào lòng bàn tay.

“Vẹo lườn thì bỏ, vẹo mỏ thì nuôi”

Xương lườn nằm ở phía dưới bụng của gà. Nếu xương lườn sâu và thẳng không bị “vạy” thì chiến kê ấy có thể tạm coi là tốt.

37. Tam tài tứ quý là đâu, 38. Song tam song quý mới hầu tài cho. Theo tài liệu của Tàng Kinh Các thì có rất nhiều loại tam tài khác nhau. Loại thông thường là ba vảy nhỏ đóng sát gối như hình vẽ này. Qúy điểu có loại vảy này thì ra đòn cực kỳ mãnh liệt hung ác.

Tứ quý là bốn hàng vảy đóng sát gối. Chiến kê có tứ quý chuyên đá lòn, đá dĩa. Con gà đi dưới cũng có nhiều đòn độc ma quái riêng của nó.

Song tam = hai chân có tam tài Song quý = hai chân có tứ qúy.

Nhân đọc bài của anh Mộng Lang, thấy hay quá nên tối dzìa lục lại các sách vở cũ thấy có các trường hợp sau, xin cũng góp vui:

1/ vảy “hoa mai”: ngoài trường hợp “Lạc Mai” mà anh Lang đã nêu còn có trường hợp khác gọi là “Mai Cựa”; do các vảy của hàng biên phụ đi ngang cựa đóng thành; Gà có Mai Cựa khá lắm, thỉnh thỏang gà này đâm cựa rất độc, khi nó trổ tài đối phương phải mang tật.2/ có sách viết “lệch Lông thì bỏ, lệch mỏ thì nuôi”: tức số lượng lông lớn 2 bên cánh của gà phải bằng nhau mới tốt, bên ít bên nhiều thì bỏ không dùng (có lẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của gà lúc bay nhảy chăng ? ), còn lệch (vẹo) mõ là dùng chắc là do người xưa nghĩ là “có tật có tài”

Trên giang hồ có nhiều tài liệu diễn giải khác nhau về vảy Tứ Trụ Giáp. Có sách chép “Tứ Trụ Giáp là một chân có Án Thiên và phủ địa, một chân khác có Án Thiên.

Có sách khác lại phác hoạ vảy Tứ Trụ Giáp như bốn ô vuông nằm gần và đều nhau tại cựa, hai ô ở trên, hai ô ở dưới.

Xem Hoa Lan Vanda Có Hương Thơm

Một vài bạn hỏi rằng có phải cây lan Mỹ dung dạ hương (Vanda denisoniana) của ta có phải là thơm nhất không?

Xin thưa rằng cây này không phải của riêng chúng ta mà Miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Lào đều có cả. Còn thơm nhất thì cũng xin thưa rằng không, hơn nữa câu hỏi quá bao quát, không rõ ràng. Bạn muốn nói thơm nhất trong loài Vanda hay thơm nhất trong các loài hoa Lan?

Theo John Clark Cuddy một nhà trồng lan và nghiên cứu về hương thơm, những cây Vanda có hương thơm được xếp hạng như sau:

1. Vanda tricolor 2. Vanda cristata hay Trudelia cristata 3. Vanda denisoniana 4. Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana 5. Vanda pumila hay Trudelia pumila 6. Vanda alpina hay Trudelia alpina

Chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về sự khác biệt giữa 2 loài Vanda và Trudelia. Năm 1881 Nathaniel Wallich khám phá được cây lan Vanda cristata tại Nepal và gửi về vườn bách thảo Kew, Anh quốc. John Lindleyi là người đầu tiên mô tả cây này vào năm 1834 trong cuốn “Những loài và những giống hoa lan” (Genera and Species of Orchidaceous Plants).

Năm 1986 Leslie Garay lập ra loài Trudelia căn cứ vào lưỡi của bông hoa Trudelia alpina không có cựa và hướng ra phía trước và Karlheins Senghas chuyển các cây Vanda cristata và Vanda pumila sang loại Trudelia vào năm 1888. Nhưng năm 1992-1996 Eric Christenson vẫn cho rằng những cây này thuộc loài Vanda. Vì vậy bây giờ nhiều người cho 2 loại kể trên chỉ là đồng danh, ai muốn gọi sao thì gọi.

Trong số 6 cây này, ngoại trừ cây Vanda Tricolor mọc ở Java và Lào, 4 cây sau đều có mọc tại Việt Nam, nhưng biết đâu chúng ta chẳng có, có thể là tìm chưa ra đó thôi.

*Vanda tricolor thường mọc ở trên cành cây hoăc ở gần gốc, thân cao trên dưới 1 m, lá dài 40-50 cm, rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá, dài 25-35 cm mang theo 7-15 hoa. Hoa to từ 5-7 cm, mầu trắng có những đốm hay sọc tím nâu ở mặt trước, mặt sau trắng tuyền, nở vào mùa Hạ và lâu tàn. Hương thơm ngát khi có nắng vào khoảng 9-10 giờ sáng đến giờ chiều.

* * * * *Vanda alpina hay Trudelia alpina Thân cao chừng 20-25 cm, lá dài 15-20 cm hoa 2-3 chiếc, to khoảng 2 cm, nở vào cuối mùa Xuân. Cánh hoa mầu xanh đậm hơn các giống Trudelia cristata và Trudelia pumila và lưỡi hoa hình tam giác với mầu nâu sậm.

Vanda pumila hay Trudelia pumila là một cây lan nhỏ moc tại các nước Á Châu. Cao chừng 20-30 cm, lá dài khoảng 12 cm. Dò hoa ngắn có từ 3-5 hoa mầu xanh trắng hay xanh nhạt, to khoảng 3-5 cm. Có người nhầm lẫn cây này với Vanda cristata. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy lưỡi hoa Trudelia cristata chẻ làm 2 như lưỡi rắn, trái lại lưỡi hoa Trudelia pumila hình tròn. Người ta thường gọi là Lan Uyên Ương vì phần đông chỉ có 2 hoa nhưng tại vườn lan Vĩnh Mai và tại Đà lạt có nhiều cây có tới 4-5 hoa.

Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana cây, lá giống như Vanda, nhưng hoa lại giống như Holcoglosum, nên mỗi người gọi một khác. Thân cao từ 20-40 cm lá dài 20-25 cm. Dò hoa dài 30-25 cm có tới 15-30 hoa nở vào cuối mùa Đông tại Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Căm Bốt.

Vanda denisoniana là một loài phong lan cao tới gần 1 m, lá mọc 2 bên dài 30-40 cm rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá thứ 6-7, dài 20-30 cm có 5-8 hoa to chừng 5-7 cm mầu vàng chanh nở vào mùa Xuân hay dầu mùa Hạ. Hương thơm như mùi va-ni vào lúc nhá nhem tối. Hình ảnh bên dưới chúng tôi chụp tại Vườn Lan Vĩnh Mai Đà Lạt vào tháng 4-2009. Nhưng Vanda denisoniana cũng có có cây hoa mầu vàng sậm hay nâu đậm được coi như là một biến dạng Vanda denisoniana var. hebraica mà cũng có người cho là Vanda brunei.

Vanda cristata hay Trudelia cristata là một cây phong lan lan cỡ trung bình, mọc tại Hồi, Ấn độ, Tây Tạng và Trung Hoa trên các cao độ từ 600-2300 m. Thân cao chừng 25-30 cm, lá dài 20-30 cm, chùm hoa ngắn 15-20 cm. Hoa 5-7 chiếc to 3-5 cm, cánh hoa mầu xanh, dầy và cứng lâu tàn. Lưỡi hoa phía dưới chẻ làm hai.

Theo các sách vở và tài liệu để lại từ trước, cây lan này không mọc tại Việt Nam. Nhưng trong bản Turczaninowia 2005, 8(1): 39-97 Tiến sĩ Leonid Averyanov xác nhận ngày 9-3-2004 Tiến sĩ Phan Kế Lộc và T. T. Anh đã tìm thấy tại Thuận Châu, Sơn La. Trong bộ sưu tập của các anh Nguyễn Minh Đức, Chu xuân Cảnh đều có cây này. Và chính tôi cũng thấy cây này tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn vào tháng 3 năm 2009.

Martin R. Motes một chuyên gia về Vanda cho biết mầu sắc của lưỡi hoa có thể thay đổi từ mầu nâu đen sang đỏ thẫm cùng trong một cây hay từ năm này qua năm khác.

Thực ra nếu chỉ nghe mô tả và xem qua các hình ảnh, chúng ta khó lòng nhận xét và so sánh giữa các cây Trudelia. Nhưng may thay một người có lẽ là người Việt, với biệt danh Cholon đã đưa lên hình ảnh của cây Trudelia alpina với 3 chiếc hoa của Trudelia cristata, Trudelia pumila và Trudelia alpina chụp chung với nhau bên chiếc thước, thực là rõ ràng.