Top 3 # Xem Nhiều Nhất Xem Phong Lan Rung Viet Nam Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hoa Lan Viet Nam: Lan Ngoại

Calochilus, Một Loài Lan Úc

Những cây lan này, chỉ có 4 giống sau đây là đông đảo và thường gặp hơn cả cho nên người Úc bình dân đều gọi là Lan Râu cả, nào là Râu Đồng (Copper Beard, Calochilus campestris, Calochilus herbaceus), Râu Đỏ (Red Beard, Calochilus paludosus), Râu Tím (Purple Beard, Calochilus robertsonii, Calochilus platychilus).

Catasetum

Catasetum orchiglade, Catasetum arietinum, Catasetum carolinianum, Catasetum cernuum, Catasetum imbriatum, Catasetum maculatum, Catasetum saccatum, Catasetum imperiale.

Catasetum: Loài Lan Nào Đây?

Catasetum: Lan Thiên Nga

Lan Thiên Nga là tên gọi của một vài nhóm lan mọc ở Nam Mỹ, dòng lan này có 4 loài gồm: Catasetum (Ctsm.), Cycnoches (Cyc.), Mormodes (Mor.), Chysis (Chy.).

Cattleya labiata, Cây Lan Năm Cũ

Trong tờ Orchids số tháng 9 năm 2008, hình ảnh của cây Cattleya labiata đã gợi cho tôi một kỷ niệm của những ngày còn ở Peoria, Illinois, mùa Đông lạnh giá…

Cattleya schilleriana: Lan Khơi Niềm Nhớ

Hình ảnh cây lan Cattleya schilleriana của anh Nguyễn Duy vừa bỏ lên trang Facebook đã khơi lại cho tôi những kỷ niệm với đôi bạn cố tri: Opal & Peter Kurzt…

Cattlianthe Jewel Box

Chúng tôi nhận được bức điện thư như sau: Thưa quý vị, Trong Bản tin tháng 5-2019 tôi thấy có bức hình của cây Slc. Jewell Box, không biết cây này có liên hệ gì với cây Cattlianthe Jewell Box và cây Slc. Jewell Box Dark Water hay không…

Cây Dendrobium Hoa Đỏ

Trong phiên họp ngày 17 tháng 11, năm 2012 vừa qua, chị Tưởng Kim Xuyến có mang tới hội một cây Dendrobium nhỏ hoa mầu đỏ tươi tuyệt đẹp, khiến mọi người ai ai cũng muốn làm sở hữu chủ một cây lan như vậy.

Cây Encyclia citrina Của Tôi

Cách đây 5 năm, vợ chồng tôi đến Convention Center ở thành phố Anaheim xem hội chợ về nhà cửa và sân vườn. Trong dịp này có cả trăm ngàn người từ tứ xứ đổ về đây để xem những gì mới lạ trong cách trang trí nhà cửa từ nội thất đến cây cỏ ngoài vườn…

Cây Lan Dị Dạng của Guatemala

Khoảng năm 1992-1993 gì đó, khi tìm kiếm những cây lan lạ bầy bán tại hội hoa lan Fascination of International Orchid Show tại South Coast Plaza, tôi thấy có một gian hàng đến từ Guatemala có nhiều cây lan trơ rễ hình như mới bóc từ rừng về…

Cây Lan Đại Thụ của Anh Phạm Văn An

Nguồn gốc về 2 cây khổng lồ Dendrobium của anh An là hai cây lai giống từ cây (Den. speciosum ‘Golden Rain’ x Den. Lynette Banks).

Cây Lan Đầu Tiên Của Một Dân Tỵ Nạn

Vào cuối mùa thu năm 1976, tôi nhận được một món quà vô giá từ một ông bạn Mỹ già, Bill Hotchkiss… một ông luật sư già đã về hưu tại thành phố Peoria, Illinois, nơi chúng tôi đã chịu cái lạnh thấu xương của miền Bắc nước Mỹ tới 16 năm, cho đến khi về hưu vào năm 1992.

Cây Lan Hiếm Thấy

Trong phiên họp tháng 7-2018 vừa qua, trên bàn trưng bầy của Hội Hoa Lan Việt Nam tại thành phố Garden Grove có 3 cây lan hiếm khi thấy: đó là cây Cyrtopodium paranaense của cô Nguyễn Huyền Nhi, cây Inobulbon unificum của anh Lê Kim Giang và cây Eulophia petersii của bà Nguyễn Thị Huệ.

Cây Lan Ma

Cây lan ma mọc ở trên một cây thông Cypress đã trụi hết lá trong vùng được bảo vệ Corkscrew Swamp Santuary ở Đông Bắc thành phố Naples cách xa lộ 75 khoảng 15 dậm đường. Năm nay cây lan này nở 9 hoa và đã thu hút một số người tới coi…

Cây Lan Mùa Giáng Sinh

Trên Internet người ta còn nói tới 3 cây lan cũng nở hoa vào dịp lễ Giáng Sinh: Cattleya percivaliana, Dipodium punctatum, và Winika cunninghamii.

Cây Lan Mùa Lễ Tạ Ơn

Mỗi năm khi đến ngày Thanksgiving, ngày lễ Tạ Ơn, cha mẹ tôi luôn luôn mời gia đình bác Châu tới cùng dự, để cảm tạ Thượng đế đã ban cho chúng tôi một đời sống an lành hiện tại, cũng như đã giúp cho những người trong Thanh giáo ngày xưa gặp những người da đỏ trong cơn đói lạnh.

Cây Lan Năm Cũ

Sáng hôm nay vào trang Facebook của Hôi Hoa Lan VN tại Hoa Kỳ, tôi bàng hoàng xúc động thấy hình ảnh cây lan năm cũ xuất hiện với cái tên khoa học: Inobulbum munificum: cây lan đã làm thay đổi cuộc đời của tôi.

Cây Lan Quá Đắt

Trên tờ ORCHID DIGEST số 69, đệ nhất tam cá nguyệt 2005 lại cho biết cây lan Neofinetia falcata ‘Tenkei Fuukiran’ lá sọc tuyệt đẹp với 100 nhánh tất cả chỉ lớn hơn chiếc đĩa ăn một chút, đã được bán với giá sơ sơ mới có $300,000. Mới đầu tưởng là đồng Yen nhưng đọc kỹ lại là US$.

Chysis

Chysis là một loài lan mọc suốt từ Mễ Tây Cơ, đến Venezuela, Columbia và Peru. Cây lan đầu tiên được John Lindley công bố vào năm 1834 là cây lan Chysis aurea của John Henchman một nhà sưu tầm hoa lan. Theo tiếng La Tinh, Chysis có nghĩa là (melting) hòa nhập để diễn tả trạng thái tự kết trái của giống lan này.

Cleisocentron gokusingii

Trong cuộc triển lãm hoa lan tại Westminster Mall tháng 2-2017 vừa qua, có lẽ ít người để ý đến một cây lan hoa mầu xanh lơ rất hiếm chỉ thấy ở cây Vanda coerulea. Đó là cây Cleisocentron gokusingii mọc ở Sabah Borneo, Mã Lai trên độ cao 1800 th.

Cochlioda rosea

Cuộc triển lãm hoa lan tại Westminster Mall tháng 2-2017 đã cho chúng ta thấy một cây lan đẹp, đó la cây Cochlioda rosea. Loài lan này do Lindley lập ra vào năm 1853, theo chữ La tinh Kochliodes có nghĩa là xoáy trôn ốc (Spiral).

Comparettia speciosa

Tìm hiểu về loài lan Comparettia gồm chừng 50-70 giống mọc khắp Nam Mỹ từ Mexico, cho tới Brazil và Bolivia. Cây Comp. speciosa được người ta nuôi trồng nhiều hơn cả vì cây này còn có biệt dạng mầu đỏ thẫm.

Cymbidiella rhodochila

Cây Cymbidiella rhodochila do khoa học gia Anh Quốc, Robert Allen Rolfe (1855-1921) tìm ra tại Madagascar, Phi Châu vào năm 1918 và Rolfe là người đầu tiên trông nom vườn lan Hoàng Gia Anh Quốc, Kews… Cymbidiella rhodochila là một trong 3 giống đặc hữu của loài Cymbidiella chỉ mọc tại Madagascar mà thôi.

Cymbidium Bui Xuan Dang

Cym. Bui Xuan Dang đã ghép từ Cym. Hazel Tyers ‘Santa Maria’ 4n và Cym. Splatters ‘Flamenco’ mà ra. Giống lan này đã được anh Bùi Mạnh Hà tạo ra và đăng ký để tỏ lời cảm ơn sự rộng lượng, cởi mở của Bác Đáng. Bác đã bỏ ra rất nhiều thời gian để dẫn dạy và hướng dẫn những người Việt Nam yêu lan tại Hoa Kỳ.

Cymbidium Dang Hoang Mai

Ngày 15-5-2018, anh Nguyễn Duy một hội viên trẻ tuổi nhưng rất năng động đã loan báo một tin vui. Theo lời đề nghị của anh, ông Andy Easton đã cầu chứng một cây Cymbidium nhỏ hoa mầu vàng tươi với tên Cym. Đặng Hoàng Mai tại Viện cầu chứng Kew của Hoàng gia Anh Quốc.

Cymbidium goeringii

Cymbidium goeringii là một giống Lan Kiếm nhỏ, người Trung Hoa gọi là “Chun Lan”, người Nhật gọi là “Shun ran”, người Hàn Quốc gọi là “Cymbidium goeringii reii”, tất cả đều có nghĩa là Xuân Lan bởi vì giống lan này nở hoa vào mùa Xuân.

Cymbidium Memoria Buu Nghi

Cym. Memoria Buu Nghi đã ghép từ Cym Kiwi Jewel và Cym. Fifi mà ra. Giống lan này đã được anh Bùi Mạnh Hà tạo ra và đăng ký tưởng niệm đến nhạc phụ của anh.

Cymbidium Một Thời Vang Bóng

Năm 1979 từ miền Illinois tuyết giá lạnh lùng, chúng tôi sang thăm ông bà thông gia ở San José, không hiểu tại sao người miền Nam lại gọi là sui gia nghe có vẻ không mấy thân thiện, sui sẻo làm sao ấy…

Cymbidium suave và Những Giống Lai

Chữ suave dịch ra tiếng Việt là Dịu Hiền, Ngọt Ngào, hay Dễ Chịu. Là một giống địa lan xuất xứ từ phía Đông của Úc Châu… Nếu không lầm, tôi nghĩ là giống lan này chưa hề có tên Việt Nam. Theo nghĩa của chữ suave và mùi thơm ngọt ngào của giống này, tôi đặt tên Việt cho giống lan này là Lan Dịu Hiền Hương.

Cynoches (Lan Thiên Nga)

Lan Cynoches viết tắt Cyc. là một loài phong lan do John Lindley công bố vào năm 1832, căn cứ theo một bông hoa do nhà trồng lan Loddiges & Son gửi cho. John Lindley đã dùng tên chủ nhân vườn lan đó để đặt tên cho cây lan Cynoches lodigesii…

Cyrtochilum macranthum

Cây Cyrtochilum macranthum mọc tại Columbia, Peru và Ecuador. Dò hoa có thể dài tới 3 thước 60, có từ 2 đến 5 chiếc, hoa to 10 phân, nở vào mùa Thu…

Cyrtochilum macranthum, Hoa Vàng Nhụy Tím

Mấy năm trước đây tôi tình cờ đọc bài Cyrtochilum macranthum, bác Bùi Xuân Đáng đã giới thiệu về cây lan của anh Hoàng Văn Thành và những cây lan Cyrtochilum của Peru, Colombia, Ecuador… Trong số đó có hình ảnh một cây Cyrtochilum macranthum hoa vàng nhụy tím.

Cyrtopodium

Cyrtopodium là một loài lan do khoa học gia R. Brown tìm ra vào năm 1813, gồm khoảng 48 giống mọc từ Florida, Mễ Tây Cơ cho đến các quốc gia Nam Mỹ, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Brazil.

Hoa Lan Viet Nam: Lan Việt

Calanthe leuseri

Cây Calanthe của anh Nguyễn văn Cảnh là cây Calanthe leuseri mới đuợc phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam.

Calanthe succedanea và Calanthe cardioglossa

Hai cây Calanthe succedanea Gagnep. và Calanthe cardioglossa Schltr. cùng có hình dáng tương đối giống nhau, nhưng có những chi tiết khá nhỏ để có thể phân biệt được hai loài này… những điểm khác biệt đáng chú ý nhất là cấu trúc của những đường sống trên môi hoa.

Calanthe velutina

Theo các khoa học gia André Schuiteman Kew, Leonid Averyanov, St Petersburg và Ron Mac Hatton, AOS, hình ảnh của anh Nguyễn quang Thuyết rất phù hợp với cây Calanthe velutina, và đây là những hình ảnh rất hiếm quý của cây lan này. Tuy nhiên để xác quyết, họ cần phải có mẫu vật (specimen) để xem xét kỹ lại cấu trúc của bông hoa.

Cây Hạc Đính Trắng (Phaius tankervilleae var. alba)

Ngày 20-1 năm 2019, anh Lê Kim Giang có mang tới Hội một chậu lan Hạc Đính mầu trắng, ít khi thấy…

Cây Hetaeria ở Hòn Bà

Hai cây Hetaeria mới tìm thấy ở Hòn Bà, Khánh Hoà là cây Hetaeria findlaysoniana và cây Hetaeria youngsayei.

Cây Lan của Anh Bùi Tân Tiến

Anh Bùi Tân Tiến ở Long Khánh có gửi cho chúng tôi mấy tấm ảnh của một cây lan hiếm lạ mà anh không biết tên… Mang ảnh về nghiên cứu mới biết đó là cây Acryopsis indica…

Cây Lan của Người Nghèo

Một bạn đọc hỏi: “Tôi nghe nói tới cây lan của người nghèo, vậy xin cho biết đó là cây lan gì?ˮ Theo chúng tôi “cây lan của người nghèoˮ cần phải bao gồm các điềm sau đây: thực sự thuộc họ nhà lan (Orchidaceae), nhiều người nuôi trồng, giá cả rẻ như bèo, và rất dễ trồng.

Cây Lan Hai Mắt của Nhà Văn Nhất Linh

Trước đây trên trang chúng tôi chúng tôi có trích đăng bài “Lan Rừng” trong cuốn “Hai Buổi Chiều Vàng” xuất bản vào năm 1937 của nhà văn Nhất Linh, Nguyễn Tường Tam (1906-1963), con chim đầu đàn của tổ chức Tư Lực Văn Đoàn trong đó đề cập đến một cây lan có 2 con mắt.

Cây Lan Hoàng Thảo Hoa Vàng của Chị Trần Phuơng Mai

Cơn đại dịch vi rút Vũ Hán chưa qua thì chuyện biểu tình tại thành phố Minnapolis, Minnesota đã mở đầu cho những cảnh bạo loạn lan tràn tới 400 thành phố lớn nhỏ trên khắp đất nước Hoa Kỳ…

Cây Lan Không Tên

Sáng nay tôi nhận được bức điện thư có vài giòng chữ ngắn ngủi kèm 2 tấm ảnh như sau: “Có người bạn cho tôi 2 chậu lan mà không có tên. Xin bác vui lòng giúp đỡ. Xin cảm ơn bác và chúc bác sức khỏe.”

Cây Lan Mới: Miguelia cruenta

Thêm một tin mừng: Giáo sư Leonid Aveyanov vừa gửi cho chúng tôi tài liệu Taiwania 13-4-2014 nói về cây Miguelia cruenta do ông Trương bá Vương tìm thấy tại Hòn Bà.

Cây Lan Mùa Giáng Sinh 2014: Esmeralda bella

Để mượn hoa cúng phật, xin gửi tới các bạn yêu lan hình ảnh cây Esmeralda bella của anh Nguyễn Phong như một món quà cho mùa Giáng Sinh 2014.

Cây Lan Muôn Dạng: Bulbophyllum longiflorum

Thực là khó lòng có thể nhận ra cây Bulb. longiflorum với hình ảnh các biến dạng thâu thập được trên Internet…

Cây Lan Muôn Mầu, Muôn Vẻ: Eulophia spectabilis

Gần đây anh Nguyễn Minh Đức mới đưa lên trang Facebook mấy tấm ảnh của cây Eulophia spectabilis với những bông hoa mầu tím đỏ thật là bắt mắt.

Cây Lan Trần Đăng Khôi

Anh Trần Đăng Khôi đã bỏ lên trang Facebook mấy tấm hình của một cây lan khác lạ để hỏi tên khoa học. Anh cho biết hình đã lấy ở rừng thuộc thôn Hòa Bình, Thị trấn D’ran, Huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng…

Cây Lan Quý Giá: Coelogyne mooreana

Suốt mấy chục năm nuôi lan, tìm hiểu về lan chưa có một cây lan nào gây cho tôi một ấn tượng đẹp đẽ như cây Coelogyne mooreana cả. Chẳng phải vì cây lan này là một cây lan đặc hữu của Việt Nam, quê hương cố cựu mà là vì nhiều lý do khác biệt …

Cephalanthera exigua, Loài Lan Mới của Việt Nam

Suốt mấy chục năm nuôi lan, tìm hiểu về lan chưa có một cây lan nào gây cho tôi một ấn tượng đẹp đẽ như cây Coelogyne mooreana cả. Chẳng phải vì cây lan này là một cây lan đặc hữu của Việt Nam, quê hương cố cựu mà là vì nhiều lý do khác biệt.

Cephalantheropsis

Loài Địa lan này trên thế giới có 8 giống mọc ở Đông Nam Á Châu, Việt nam có 3 giống: Cephalantheropsis longipes, Cephalantheropsis laciniata, Cephalantheropsis obcordata.

Ceratostylis subulata

Hình ảnh cây Cerotoslys subulata do anh Trương Bá Vương tìm thấy và chụp tại Hòn Bà, Khánh Hòa.

Christensonia vietnamica

Tìm hiểu về cây lan Christensonia vietnamica, đây là một cây lan đặc hữu của Việt Nam đã được Tiến sĩ Jiri Haager, Tiệp Khắc, công bố vào năm 1993 để vinh danh một chuyên gia về lan nổi tiếng trên thế giới: Tiến sĩ Eric Christenson, Hoa Kỳ, vừa mới qua đời.

Chuyện Cây Paphiopedilum canhii

Chuyện cây lan hài Paphiopedilum canhii, chúng tôi đã nêu rõ tình tiết trong bài “Lan Hài Xuân Cảnhˮ, nhưng mới đây…

Con Cháu Chị Hằng

Không biết cô Tống Ngọc Hằng là ai? Cô là người thế nào mà bỗng dưng tên tuổi của cô vang lừng trong giới hoa lan hoàn vũ. Những cây lan mang tên cô: Paphiopedilum hangianum đã mang lại niềm hãnh diện cho quê hương xứ sở của chúng ta.

Corybas Một Loài Lan Lạ

Việt Nam quê hương của chúng ta có trên 1240 loài lan và con số này càng ngày, càng dần tăng lên vì các khoa học gia trong nước đã tìm thấy nhiều cây mới lạ, nhưng tiếc rằng diện tích rừng cây lại bị thu hẹp… Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một loài lan lạ đó là loài Corybas, chưa có tên Việt.

Cylindrolobus chienii: Một Cây Lan Mới

Giáo sư Leonid Averyanov vừa gửi cho chúng tôi tài liệu Taiwania 65(3): 272‒276, 2020 nói về một cây lan mới đối với khoa học thế giới: Cylindrolobus chienii (Orchidaceae) do anh Phạm văn Chiến tìm thấy ở núi Chư Mư, M’Đrắk, Đắk Lắk.

Cymbidium

Trên thế giới có khoảng 50 giống, Việt Nam có 32: Cymbidium aloifolium, Cymbidium atropurpureum, Cymbidium banaense… Cymbidium repens là một giống lan hoàn toàn mới lạ với khoa học thế giới do Phan Quang Thịnh tìm ra vào tháng 8-2015 tại Phú Thọ.

Cymbidium eburneum

Thực ra, Cymbidium eburneum có nhiểu đồng danh (synonyms) và 2 biệt dạng: Cymbidium eburneum var. philbrickianum và Cymbidium eburneum var. longzhouense.

Cymbidium ensifolium

Người Trung Joa gọi là (Jian Lan 建兰) “Yi Lian” hay “Ji si lan”, người Việt chúng ta gọi là lan Thanh Ngọc, Bạch Ngọc, Tứ Thời hay Tố Tâm tùy theo sắc hoa.

Cymbidium erythrostylum

Cymbidium erythrostylum cây lan đặc hữu Việt Nam… Cymbidium erythrostylum được một người quân nhân người Pháp tìm thấy tại Việt Nam. Giống lan tuyệt đẹp này sau đó được gửi về Pháp để nuôi trồng và đã được liên tục trao tặng các giải thưởng cao quý…

Cymbidium finlaysonianum, Hoàng Kiếm Lan

Cây Cymbidium finlaysonianum mọc ở khắp nước Việt. Trong cuốn Phong Lan Việt Nam, tiến sĩ Trần Hợp gọi Lan Kiếm Vàng, chúng tôi đặt tên là Hoàng Kiếm Lan và bây giờ ở VN gọi là Kiếm Tiên Vũ.

Cymbidium qiubeiense

Cây Cym. qiubeinse là một khám phá mới lạ, hiếm quý của quê hương vì chưa có một sách vở tài liệu nào nói tới cây Cym. qiubeiense mọc tại Việt Nam.

Cymbidium sanderae

Cymbidium sanderae một cây đặc hữu của Việt Nam mà các nhà khoa học từ lâu vẫn lầm lẫn là một biến dạng (variety) của cây Cymbidium parishii.

Cymbidium sanderae, Cây Lan Năm Cũ

Sáng hôm nay nhận được mấy tấm ảnh tuyệt đẹp của anh Vũ Định An làm cho tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm không thể phai mờ trong trí nhớ, dù cho đã mười mấy năm qua.

Cymbidium wenshanense

Phong lan hay thạch lan, lá dài 30-40 phân… Chu Xuân Cảnh cho biết đã thấy nhiều cây lan này tại rưng núi Cao Bằng.

Cypripedium

Thế giới có 58 giống, Việt Nam có 1: Cypripedium subtropicum.

Cypripedium lentiginosum

Gần đây giáo sư Leonid Averyanov gửi cho tôi tài liệu Turczaninowia 20 (1): 118–124 (2017) xác nhận về việc tìm thấy cây lan này, trong đó có một đoạn nói về một cây lan khác: Cypripedium lentiginosum cũng có mọc tại Hà Giang. Đó là 2 cây Cypripedium duy nhất mọc tại Á Châu.

Cypripedium subtropicum, Một Loài Lan Mới của VN

Chúng tôi cũng như các bạn yêu lan khác trong và ngoài nước rất vui mừng vì Việt Nam đã có thêm một loài lan mới… Thành thực cám ơn anh Chu Xuân Cảnh, anh Vương Thanh Bình và anh Phú Văn An đã mang những hình ảnh đẹp đẽ của cây lan quý cho chúng tôi được chiêm ngưỡng.

Welcome To Viet Nam Creatures Website

HÀNH TRÌNH GIẢI CỨU VỌC CHÀ VÁ CHÂN XÁM

Bài ảnh: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn thị Liên Thương

“Những tiếng kêu như gào thét xé toang một vùng rừng im lặng sau cơn mưa chiều bất ngờ đổ xuống, khiến cho nhiều thành viên trong đoàn cảm thấy lo sợ vì hiếm khi họ được nghe một thứ âm thanh thoảng thốt chói tai đến thế và họ vẫn bước tiếp để vượt qua các vách núi dựng đứng, cùng lũ vắt khát máu đang bám đầy lên đôi giày lấm lem để kịp trở về lán trại trước khi trời tối. Nhưng với kinh nghiệm nhiều năm làm nghiên cứu tôi đã nhận ra rằng đó là tiếng kêu ai oán của một con thú sắp chết đang cần sự cứu giúp của bầy đàn, đang cần bàn tay giúp đỡ của chúng tôi và đang cần những trái tim quả cảm, nhân hậu của con người. Nếu không được cứu vớt có lẽ tiếng kêu cứu ấy là những âm thanh cuối cùng được truyền đi yếu ớt trong khu rừng nguyên sinh và đáp lại bằng sự tuyệt vọng của muôn loài.”

HÀNH TRÌNH VỀ NƠI HOANG DÃ Đem lại những hiểu biết cho mọi người về thiên nhiên hoang dã là trách nhiệm không phải của riêng ai mà nó là những nỗ lực không mệt mỏi của cả một cộng đồng. Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên bảo vệ cuộc sống, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi rất nhiều các tổ chức trong nước và quốc tế đang nỗ lực kêu gọi nhận loại cùng nhau chung sức. Đối với tôi là người nghiên cứu đa dạng sinh học thì việc giúp đỡ các bạn trẻ hiểu biết về thiên nhiên Việt Nam luôn là ước mơ cháy bỏng và khao khát. Đó cũng là lý do tại sao “Hội những người chinh phục độ cao” được ra đời với tiêu chí “Đồng hành bảo vệ thiên nhiên hoang dã”. Cùng với vài trăm thành viên chủ yếu là công chức, viên chức, những bạn trẻ sinh viên muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ đa dạng sinh học Việt Nam. Sau nhiều chuyến đi tới các Vườn quốc gia như Bù Gia Mập, Bi Đúp-Núi Bà, Chư Yang Sin. Lần này hội chúng tôi quyết định đến thăm và chinh phục độ cao 1800m thuộc Vườn quốc gia KonKaKinh với sự hướng dẫn nhiệt tình của các nhân viên Kiểm lâm Vườn quốc gia. Sau hai ngày trèo đéo vượt suối, ngủ rừng và vượt qua nhiều những đỉnh núi và vách đá cheo leo dựng đứng. Đúng 1 giờ 20 phút người cuối cùng trong đoàn đã leo lên đến đỉnh trong sự mệt nhoài và chiếc áo ướt đẫm mồ hôi. Ai cũng đều hân hoan vui sướng vì đã vượt qua chính mình mặc dù đoạn đường về nghĩ đếm mà kinh vì phải đi xuống những con dốc gần như thẳng đứng, chỉ nghĩ đến 200m độ cao vượt đá mà leo lên giờ phải lết xuống ai chẳng ai nói với ai một lời. Nhưng không sao niềm vui cứ hưởng trọn còn khó khăn sẽ tính sau vì chúng tôi là những thành viên đầu tiên của “Hội chinh phục độ cao” đã chinh phục được nóc nhà của Gia Lai đỉnh Konkakinh 1778m theo GPS.

Hân hoan trong niềm vui chinh phục đỉnh cao chúng tôi cùng nhau rời đỉnh trở về nơi đoàn cắm trại trong niềm vui chiến thắng. Bỗng những tiếng kêu xé lòng trong không gian yên tĩnh của một loài thú lạ. Nghe tiếng kêu thét chúng tôi biết rằng có chuyện chẳng lành xảy ra và cả đoàn chia nhau tìm kiếm. Mọi người vô cùng xót thương khi tận mắt chứng kiến một con vọc chà vá chân xám cái Pygathrix nemaeus – “Loài động vật linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và cũng là loài đang được bảo tồn với một dự án rất lớn ở VQG Kon ka kinh” đang bị mắc bẫy. Sợi dây cáp bằng thép thít chặt bàn tay phải của nó khiến nó vô cùng đau đớn, viết thương lâu ngày đã sưng tấy. Nhìn thấy nhiều người lạ con vọc càng gào thét thàm thiết trong đau đớn và cố vùng vẫy thoát ra không được… giờ này cả bầy voọc và nhữg đứa con non của nó đã đi di chuyển đi rất xa vì biết rằng không có cách nào cứu được người MẸ, NGƯỜI VỢ của chúng trong một hoàn cảnh gần như vô vọng ấy.

Cả đoàn lặng đi trong giây lát như cảm nhận được sự đau đớn của chính bản thân mình và cùng nhau bàn kế hoạch giải cứu chú voọc chà vá chân xám cái Pygathrix nemaeus tội nghiệp. Tôi quyết định chia làm 2 nhóm, một nhóm dụ đỗ và gây chú ý, một nhóm tìm cách tiếp cận giữa chặt lấy chú vọc để nó không còn khả năng tấn công. Hù doạ, la hét, kêu gào vang cả một góc rừng, con voọc tội nghiệp cố gắng không muốn chúng tôi tiếp cận và đây là lúc nó trở nên nguy hiểm nhất trong những nỗ lực trốn thoát tuyệt vọng.

Bằng một kinh nghiệm nhỏ tôi thừa biết nó đang đói lả và chỉ cần một cành lá Sung quả to “một loài cây mà loài Vọc chà vá chân xám rất thích ăn” xanh non mới làm nó hiền lại. Đưa ra trước mặt món khoái khẩu con Voọc tỏ ra ngoan ngoãn đưa tay bứt từng chiếc lá nhai ngấu nghiến vì đói. Chỉ cần có vậy ngay lập tức chiếc áo Kiểm lâm được chùm vào đầu nó và mọi người lao vào giữ chặt. Nhân viên Kiểm lâm người Kơsor nhanh nhẹn dùng con dao đi rừng chặt đứt sơi dây cáp trên cánh tay bị thương và Kiểm lâm Toàn cố gắng gỡ sợi dây cáp dẻo chết người ấy khỏi cánh tay đầy máu và một phần đã bị hoại tử. Con Voọc có lẽ cũng hiểu được là nó đang được sự giúp đỡ của chúng tôi thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nên nó cũng không còn la hét và gồng mình trốn thoát mà chỉ rên rỉ trong đau đớn. Để tránh làm nó bị phấn khích trước khi bỏ chiếc áo ra nhửng bạn tay nhẹ nhàng vuốt ve lên cơ thể và nhẹ nhàng đặt nó lên một cành cây thấp.

Chia tay đỉnh núi với những làn sương hơi nước đang kéo đến bao phủ những ngọn cây. Hành trình khám phá Vườn quốc gia Konkakinh đã thành công tốt đẹp các thành viên đã vượt lên được độ cao 1778m và khi về đến lán trại đồng hồ đã chỉ 8 giờ tối. Mặc dù bụng đói cồn cào, lả đi vì mệt nhưng chúng tôi đã vượt lên bao nhiêu gian nan và cực nhọc với những giọt mồ hôi ướt đẫm chiếc áo màu xanh và những tiếc thở dốc không ngừng. Chiến công của “Hội những người chinh phục độ cao” đã cùng các nhân viên Kiểm lâm của VQG gia Konkakinh giải cứu thành công một con Voọc chà vá chân xám thoát khỏi một chiếc bẫy thú oan nghiệt sau hơn 1 giờ đồng hồ. Chiến công đầu của các thành viên khoác trên minh chiếc áo mới và logo mới “ĐỒNG HÀNH BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÔ

Welbome To Ysa Orcid, Hoa Lan Da Lat, Hoa Lan Viet Nam

Hoa Lan được phân lọai như thế nào?

HOA LAN ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?

Lan được phân thành nhiều loại khác nhau theo cách thức mà chúng sinh trưởng, nghĩa là chúng sống bám vào các cây cối, tảng đá hoặc mọc dưới đất. Một số loài lan thúch ứng để tồn tại trong nhiều điều kiện khác nhau.

Loài lan tiến hóa để có thể sống trên một thân cây khác được gọi là lan công sinh. Chúng không phải la loài cây ký sinh, vốn sống từ cấht dinh dưỡng rát từ cây chủ. Lan cộng sinh không lấy gì từ cây chủ mà nó bám vào, mà chỉ lợi dụng vị trí sinh trưỡng trên cao, được gần với không khí và ánh sáng hơn thảm thực vật ở bên dưới. Lối sống trên không này không chỉ dành riêng cho loài lan, chúng còn chia sẻ với các loài dứa, dương xỉ, rêu và các loài thực vật khác, bò dọc theo cành cây để tạo môi trường khí hậu cho riêng chúng trên tán lá cao. Một lợi thế khác trong việc sống trên cao là ở đây có dồi dào côn trùng sinh hoạt, vốn là điều kiện cần thiết cho việc thụ phấn. Các loài lan đã tìm thấy nhiều cách thức khéo léo để hấp dẫn côn trùng thụ phấn.

Lan cộng sinh lấy chất dinh dưỡng từ không khí và từ bất cứ mảnh vụn nào tụ tập vào góc cành cành cây hay đám rêu phía dưới , nơi mà rễ cây lan xâm nhập vào. Những phần lá cây mục rữa và phân chim hay phân súc vật sẽ trở thành phần còn lại cho khẩu phần đạm bạc của chúng. Nhiều loại lan cộng sinh đã tận dụng tất cả càc bề mặt của cây chủ mà chúng yêu thích. Một số bám vào cành lớn gần thân cây chính hoặc ôm lấy thân cây và phát triển rất mạnh, đến nỗi chúng hoàn toàn bao quanh thân cây. Đôi khi chỉ cần trọng lượng 2 tấn của loài lan khổng lồ (giống Grammatophyllum speciosum) cũng đủ để làm cho cả cây đổ nhào xuống đất. Những loại lan khác, được gọi là lan cộng sinh trên nhánh, bám bấp bênh vào đầu ngoài cành cây, trong khi các loài lan khác, chẳng hạn như Psygmorchis Pusilla, nảy mầm và trưởng thành ngay trên lá của một số cây của vùng Trung Mỹ.

Sống dựa vào cây chủ, các loài lan thích ứng với lối sống giống như cây chủ. Khi cây chủ rụng lá ngay vào lúc cao điểm của mùa khô để giữ lại độ ẩm, nhiều loại lan cũng làm điều tương tự. Bộ rễ trên không của chúng ngừng phát triển và đầu rễ được bao phủ bởi một lớp vỏ lụa trắng, để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại và thoát nước. Khi mùa sinh trưởng dừng lại, toàn bộ cây lan rơi vào trạng thái ngủ đợi đến những cơn mưa đầu tiên, vốn sẽ kích động một đợt phát triển mới khi cây lan hoạt động trở lại. Khi yên nghỉ, chúng duy trì sự sống dựa vào những túi nước. Qua thới gian khô hạn kéo dài, những túi nước đó sẽ bắt đầu khô quăn lại, đây là quá trình xảy ra hàng năm của nhiều loại lan.

Khi mùa mưa đến, cây lan bắt đẩu những mầm non và rễ mới cũng mọc ra thêm. Chúng hút ẩm để làm đầy những túi nước một lần nữa. Đợt phát triển mới dựa vào những túi nước cũ, già dặn để làm nguồn năng lượng cho đến khi những rễ mới có khả năng nuôi dưỡng chúng. Các túi nước già nua sẽ hổ trợ cho đợt phát triển mới đến khi chúng kiệt quệ và chết đi trong tình trạng khô héo hoàn toàn. Đến lúc này sẽ xuất hiện nhiều túi nước mới để thay thế chúng, về mặt lý thuyết theo cách này mà cây lan có thể tồn tại. Trên thực tế, chúng sẽ sống nhiều năm nếu cây chủ vẫn còn đứng vững.

Vì một lý do nào đó mà cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn, nhiều loại lan cộng sinh chọn lựa một loại cây chủ cá biệt nào đó để sống bám vào. Điều này có thể do kết cấu lớp vỏ của cây chủ mà rễ lan bám vào hoặc có thể nó có chất dinh dưỡng phù hợp trong lớp vỏ cũ. Tương tự như vậy, một cố loài lan chỉ phát triền trên một mặt của thân cây, có thể để tránh gió lùa.

Trong khi lan cộng sinh phát triển trên những cây còn sống, một vài loại lan, chẳng hạn như giống Catasetum, là loại lan hoại sinh, nghĩa là sống trên những thân cây đã chết, nơi mà rễ của chúng có thể xâm nhập vào lớp vỏ mềm bên dưới lớp vỏ cứng. tuổi thọ của chúng ngắn hơn loại lan cộng sinh, vì ở vùng nhiệt đới thân cây chết chỉ tồn tại trong vài năm khi nấm mốc và mối làm mục rã chúng hoàn toàn. Vì vậy loài lan hoại sinh phải phát triển và tạo hạt thật nhanh để thế hệ kế tiếp có thể di chuyển đến ở nơi khác.

Loài lan này sinh sống trên mặt đất và dường như không có khu vực nào mà giống lan này không thích ứng để sinh trưởng. Chúng đa dạng đến mức người ta tìm thấy chúng ở vùng sa mạc khô nóng của châu Úc cho đến những vùng rừng cây, thảo nguyên có khí hậu ôn hòa và ít nắng hơn. Ở Bắc Mỹ, những loài lan xinh đẹp chẳng hạn như Cypripedium calceolus sinh trưởng trong khu rừng lạnh, người ta cũng tìm thấy các giống Cypripedium khác mọc trong những khu vực của nước Nga đến tận ranh giới của Bắc Cực.

Địa có thể đẹp lộng lẫy một cách đơn độc hoặc chỉ với một nhóm nhỏ trong khi số lượng vị trí chúng xuất hiện có thể lên đến hàng ngàn nơi. Lan sống dưới đất cũng có nhiều biến thể giống như lan cộng sinh, tuy nhiên chúng không hấp dẫn người sưu tầm như lan cộng sinh, chù yếu là vì chúng không dễ trồng và thân cây cùng hoa của chúng kém phần rực rỡ hơn.

Về mặt cơ bản, địa lan có một cọng lá mọc lên từ một hoặc hai thân chìm dưới đất hay từ một khối các rễ cây. Cuối cành lá là một đến nhiều nụ hoa. Trong khi một số loài lan mọc trên vùng đất cát trong những khu vực khô cằn, loài lan khác lại phát triển trong vùng đầm lầy, nơi mà bộ rễ chìm của chúng nằm sâu dưới nước trong hầu hết thời gian của năm. Trong suốt mùa đông, chỉ có phần chìm dưới đất của cây là còn tồn tại để sống trở lại vào mùa xuân. Những lòai lan sống dưới đất khác, chẳng hạn như loài Phaius hay giống lan Calanthe lúc nào cũng xanh tươi, thân bò có các túi nước. Hệ thống rễ xâm nhập sâu vào lòng đất để tìm nơi ẩm và chất dinh dưỡng.

Không phải tất cả những loài địa lan có bộ thân chìm đều sống ở vùng lạnh. Nhiều loại lan nhiệt đới cũng có lối sống này, hoàn rụng lá và rơi vào trang thái ngủ dưới mặt đất suốt thời kì khô hạn. Chỉ khi nào có điều phù hợp, phần thân xanh của chúng mới xuất hiện. Những điều kiện sống khác nhau đó thường hòa nhập với nhau và những cây cộng sinh rớt ra từ thân cây chủ, nếu có điều kiện thích hợp, chúng cũng có thể sống ổn định trên mặt đất.Một số loài giỏi tận dụng cơ hội vì chúng có thể sống ở bất cứ điều kiện nào thích hợp với chúng. Giống Stanhopea và Acineta vốn là lòai cộng sinh tuy nhiên nếu chúng rơi xuống đất, thân cây vẫn sống nhưng không nở hoa, vì cành hoa sẽ đâm sâ xuống đất và chết.

Vài lòai lan sống dưới đất có những túi nước nhưng những túi đó vẫn nằm trên mặt đất hoặc bi rêu, địa y che phủ nhưng vẫn được xếp vào lòai sống dưới đất.

Trong khi các giống địa lan châu Âu có nhiều đặc tính giống nhau, ở Úc một số loài lan đã phát triển hoàn toàn không giống như bất cứ loài nào khác. Chúng rất đáng để được nghiên cứu một cách riêng biệt, nhưng chúng thường không được nuôi trồng phổ biến và ít có tài liệu nào của các chuyên gia bên ngoài nước Úc nhắc đến chúng.

Tuy mọi người ít nuôi trồng loài địa lan nhưng vẫn có những người hâm mộ đi tìm kiếm chúng và hàng năm họ đếu cho chúng ta biết các địa điểm để xem chúng, đó là những bãi lầy, trên sườn đồi hay bất cứ nơi nào chúng hiện diện. Một trong những khía cạnh hấp dẫn mọi người năm này qua năm khác là sự dao động về mặt số lượng của những cây có hoa. Địa lan nổi tiếng là nở hoa thất thường vào nhiều mùa, một vài giống lan thuộc họ Orchis có thể ngủ yên dưới đất trong nhiều năm trước khi chúng đột ngột xuất hiện trở lại.

Nhiều loại địa lan dùng phương pháp nguy trang để hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn cho hoa. Ở giống lan Ophrys, thường được gọi là “lan ong” hay “lan nhện”, cánh môi của chúng trông rất giống hình dạng một con ong hay con nhện đủ để lừa con đực bám vào cánh hoa và nghĩ nó đang giao phối, nó sẽ đón nhận hay giao lại phấn hoa được chuyển từ hoa này sang hoa khác.

Nằm trung gian giữa lan cộng sinh sống trên cây và địa lan sống dưới đất là loại lan sống trên các tảng đá. Loài lan này sống trên những triền đá, đôi khi là những vách đá thẳng đứng, nơi mà điều kiện quá khắc nghiệt đối với hầu hết các loài thảo mộc khác. Chúng thường ở trên những vách đá vôi dọc bờ biển hoặc những đá phủ rêu, nơi có điều kiện bảo vệ cho rễ lan. Cây lan sẽ tìm kiếm bất cứ một rãnh nứt nào để cho rễ bám vào. Điều kiện sinh sống khắc nghiệt tạo điều kiện cho 1 số ít loại lan trở nên nổi tiếng, chẳng hạn như loài Phragmipedium Besseae, không bị phát hiện cho đến gần đây, vì người ta chỉ nhìn thấy chúng từ trên không.

Lan sống trên đá cũng đón nhận chất dinh dưỡng giống như lan cộng sinh, hút hơi ẩm từ sương mù và mưa, nhưng cũng chịu đựng được những đợt khô hạn kéo dài. Ngoài ra chúng cũng hút hơi ẩm và chất dinh dưỡng qua các rễ cây vốn ăn sâu và khe đá hay dưới lớp rêu. Lan sống theo cách này bao gồm các loài Plieone và một vài loài trong họ Paphiopedilum. Đôi khi vài giống lan gần với lan cộng sinh có phần thân trở thành lan sống trên đá, nếu có điều kiện thích hợp. Tượng tự như vậy, vài giống Paphiopedilum cũng sống bám vào các tảng đá, nơi có đủ lớp rêu hay đất mùn để rễ chúng ăn sâu vào.

Về mặt nuôi trồng, người ta xem lanb sống trên đá cũng tượng tự như lan cộng sinh. Có nhiều mô hình lan lai tạo, đặc biệt là lai với loài Paphiopedilum và Phragmipedium hoặc các giốnng cộng sinh lai với giống địa lan trong cùng một họ.