Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xem Lan Y Thao Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Bón Phân Lâm Thao Npk

1. Đặc điểm sinh trưởng

Cây dưa chuột có tên khoa học là Cucumis sativus L. thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae; là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Nhiệt độ trung bình ngày đêm thích hợp cho dưa chuột là 22 – 24 độ C, tuy nhiên đây là cây chịu được nóng tốt nên ở Việt Nam có thể trồng được vào vụ hè.

Nếu nhiệt độ đất bằng 15,6 độ C thì phải mất 9 – 16 ngày hạt dưa chuột mới nảy mầm được, nếu nhiệt độ đất là 21 độ C thì chỉ mất 5 – 6 ngày hạt nảy mầm. Trường hợp quá nóng vào giai đoạn ra hoa thì cũng giảm khả năng thụ phấn của hoa. Dưa chuột cũng là cây chịu độ ẩm đất và không khí cao hàng đầu so với các loại rau. Giai đoạn cây dưa chuột tăng trưởng mạnh, yêu cầu về dinh dưỡng và nước cao từ sau khi hình thành tua bám vào dàn cho đến ra hoa, hình thành quả…

2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của quả dưa chuột chế biến

Nông dân huyện Yên Thế (tỉnh Yên Bái) có thu nhập khá nhờ chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột. Ảnh: I.T

– Quả cho muối chua gồm có 2 loại quả: Quả nhỏ và quả bao tử.

* Quả nhỏ: Dưa chuột phải non, tươi, hình dạng bình thường. Thông thường kích thước quả: Chiều dài 6 – 11cm, đường kính quả 1,5 – 2 cm (giống TN 011, Phú Thịnh, Tam Dương).

* Quả bao tử: Dưa chuột bao tử phải non, tươi, phát triển bình thường, không già, vàng, cong queo. Kích thước quả: đường kính chỗ lớn nhất không quá 1,7cm; chiều dài không quá 7,0cm (gồm có 4 giống, trong đó có giống Marinda).

– Quả cho muối mặn: Dưa chuột muối mặn có màu gai trắng, vỏ xanh đậm, quả dài (30 – 45cm), đường kính quả khoảng 4 – 5cm, quả đặc để muối mặn, sản phẩm cho xuất khẩu (thị trường Nhật Bản) hoặc loại giống có kích thước quả 20 – 25cm x 2,8 – 3,0cm (thị trường Đài Loan, Singapore, Hong Kong).

– Quả cho chẻ nhỏ dầm dấm:

* Đóng hộp chẻ 3, 4: Quả đặc có đường kính 3,4 – 5,4 cm, quả dài 9 – 10cm.

* Dưa chuột chế biến thái lát: Các giống dùng cho sản phẩm này không yêu cầu khắt khe về chiều dài quả, nhưng yêu cầu đường kính quả trong khoảng 2,8 – 3,5 cm, thịt đặc, sau chế biến vẫn giữ được màu xanh đẹp.

3. Đánh giá các giống nghiên cứu

– Dạng sản phẩm cho chế biến muối chua bao gồm 2 dạng quả:

* Quả bao tử: Gồm 4 giống, trong đó có 1 dòng của Việt Nam, còn lại là 3 giống F1 của Đài Loan, Hà Lan và Mỹ.

* Quả nhỏ, gồm 23 giống, trong đó chủ yếu là các giống địa phương và các dòng dưa chuột đang được chọn của Việt Nam. Ngoài ra có 6 giống từ Thái Lan và 3 giống từ Đài Loan.

– Dạng sản phẩm cho chế biến muối mặn. Ở nhóm giống này chủ yếu có nguồn gốc từ Việt Nam (10 giống), Đài Loan (4 giống) và Nhật Bản (5 giống).

4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột cho chế biến

Căn cứ vào chỉ tiêu độ chín sớm nông học (thời gian từ mọc đến thu quả đầu), đây là chỉ tiêu rất quan trọng để xây dựng các tổ hợp lại có thời gian sinh trưởng khác nhau, các giống được phân thành các nhóm sau:

– Nhóm giống chín sớm: Thời gian từ mọc đến thu quả đầu sớm, dao động 30 -35 ngày. Trong nhóm này có giống TN 011, Tam Dương, PC 4…

– Nhóm giống chín trung bình: Có thời gian từ mọc tới thu quả đầu 35 – 40 ngày, như giống Phú Thích, Marinda, PC1…

– Nhóm giống chín muộn: Có thời gian từ mọc tới thu quả đầu từ 40 – 45 ngày trở lên, là các giống Vista, Số 266…

5. Kỹ thuật gieo trồng

5.1. Thời vụ

– Vụ xuân gieo hạt từ tháng 1 đến tháng 2 (có thể kéo dài đến hết tháng 3); vụ đông từ tháng 9 đến tháng 12; vụ hè từ tháng 4 đến tháng 7. Năng suất cao nhất là vụ xuân, thấp nhất vụ hè.

– Đối với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng dưa chuột quanh năm, tuy nhiên vào các tháng quá lạnh như cuối tháng 12, tháng 1 thì năng suất dưa chuột thường giảm mạnh vì nhiệt độ thời gian này xuống thấp.

– Các tỉnh phía Nam gieo hạt cuối tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch giữa tháng 6 đến hết tháng 7.

5.2. Gieo cây con

Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều của cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45cm với số lượng 60 hốc/khay.

Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng hoai mục.

Hạt ngâm trong nước ấm 35 – 40 độ C trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27 – 30 độ C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm.

Lượng hạt dưa gieo cho 1 ha là 0,7 – 1,0kg/ha (30 gr/sào Bắc Bộ 360m2).

5.3. Làm đất, trồng cây

Dưa chuột có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp trên đất có độ phì nhiêu cao, trung tính, pH từ 6 – 7,0.

Đất chưa trồng các cây họ bầu bí để tránh lây nhiễm sâu, bệnh. Dưa chuột kém chịu trong môi trường đất chua mạnh.

Khoảng cách gieo trồng thích hợp: Hàng cách hàng 50 – 60cm, cây cách 30 – 40 cm, tương ứng với mật độ 27.000 – 43.000 hốc/ha (tương ứng với 1.000 -1.500 hốc/sào Bắc Bộ).

Chú ý nếu gieo trồng ở vụ xuân hè hoặc vụ hè thì mật độ thưa, còn ở vụ đông thì mật độ dày hơn. Làm đất kỹ, nếu gieo trồng vào xuân hè hoặc vụ hè có mưa nhiều thì phải lên luống cao 30cm, vào vụ đông thì lên luống 20cm. Mặt luống rộng 90 – 100cm.

Đào hốc hoặc đánh rạch theo hàng dọc theo luống, hàng cách mép luống 20 cm. Cho phân bón lót vào hốc, trộn đều với đất. Vì gieo thẳng hạt nên sau khi bón phân lót phải rắc lớp đất bột mịn lên trên, sau đó rắc hạt, mỗi hốc 3 hạt…

Sau này khi cây đã mọc 2 – 3 lá thật phải tỉa bớt cây con chỉ để lại 1 – 2 cây/hốc.

Đối với giống lai F1 thì chỉ để lại 1 cây/hốc.

Sau gieo phủ rạ lên trên hốc, tưới đẫm nước. Sau đó hàng ngày tưới nước duy trì ẩm cho đến bén rễ hồi xanh.

6. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây dưa chuột (trong đó có dưa chuột bao tử)

– Bón lót: 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục/ha (500 – 700kg/sào Bắc Bộ) + 600-750kg/ha NPK-S 6.8.4.9 (từ 22-2 kg/sào Bắc Bộ).

– Bón thúc: Chia làm 3 lần:

* Thúc lần 1 khi cây có 2 – 3 lá thật. Dùng NPK-S loại 12.3.13-8 như sau: 350 – 400 kg/ha (12 – 14kg/sào).

* Thúc lần 2 khi cây cao 20cm, đã có tua cuốn. Dùng NPK-S loại 12.3.13-8 như sau: 300 – 350kg/ha (11 – 13 kg/sào). Bón thúc phân xong thì cắm giàn.

* Thúc lần 3 khi cây ra hoa và có quá rộ. Dùng NPK-S loại 12.3.13-8 khoảng 250 – 300 kg/ha (9 – 11 kg/sào). Bón thúc lần này kết hợp với tháo nước vào rãnh để tưới cho cây.

7. Thu hoạch và để giống

Để ăn tươi phải thu hoạch sớm khi các u vấu ở quả còn nổi rõ, tức là sau khi hoa cái tàn 7 – 10 ngày. Muốn để giống chọn quả ở gốc, đều, thẳng.

Thu khi quả thật già, vỏ vàng nhiều rạn chân chim. Để thêm 7 – 10 ngày nữa cho hạt chín sinh lý, sau đó bổ ra lấy hạt, đãi, hong khô.

Chúc bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao theo khuyến cáo để đạt năng suất và chất lượng dưa chuột cao, phục vụ cho tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu.

http://danviet.vn

Xem Hoa Lan Vanda Có Hương Thơm

Một vài bạn hỏi rằng có phải cây lan Mỹ dung dạ hương (Vanda denisoniana) của ta có phải là thơm nhất không?

Xin thưa rằng cây này không phải của riêng chúng ta mà Miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Lào đều có cả. Còn thơm nhất thì cũng xin thưa rằng không, hơn nữa câu hỏi quá bao quát, không rõ ràng. Bạn muốn nói thơm nhất trong loài Vanda hay thơm nhất trong các loài hoa Lan?

Theo John Clark Cuddy một nhà trồng lan và nghiên cứu về hương thơm, những cây Vanda có hương thơm được xếp hạng như sau:

1. Vanda tricolor 2. Vanda cristata hay Trudelia cristata 3. Vanda denisoniana 4. Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana 5. Vanda pumila hay Trudelia pumila 6. Vanda alpina hay Trudelia alpina

Chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về sự khác biệt giữa 2 loài Vanda và Trudelia. Năm 1881 Nathaniel Wallich khám phá được cây lan Vanda cristata tại Nepal và gửi về vườn bách thảo Kew, Anh quốc. John Lindleyi là người đầu tiên mô tả cây này vào năm 1834 trong cuốn “Những loài và những giống hoa lan” (Genera and Species of Orchidaceous Plants).

Năm 1986 Leslie Garay lập ra loài Trudelia căn cứ vào lưỡi của bông hoa Trudelia alpina không có cựa và hướng ra phía trước và Karlheins Senghas chuyển các cây Vanda cristata và Vanda pumila sang loại Trudelia vào năm 1888. Nhưng năm 1992-1996 Eric Christenson vẫn cho rằng những cây này thuộc loài Vanda. Vì vậy bây giờ nhiều người cho 2 loại kể trên chỉ là đồng danh, ai muốn gọi sao thì gọi.

Trong số 6 cây này, ngoại trừ cây Vanda Tricolor mọc ở Java và Lào, 4 cây sau đều có mọc tại Việt Nam, nhưng biết đâu chúng ta chẳng có, có thể là tìm chưa ra đó thôi.

*Vanda tricolor thường mọc ở trên cành cây hoăc ở gần gốc, thân cao trên dưới 1 m, lá dài 40-50 cm, rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá, dài 25-35 cm mang theo 7-15 hoa. Hoa to từ 5-7 cm, mầu trắng có những đốm hay sọc tím nâu ở mặt trước, mặt sau trắng tuyền, nở vào mùa Hạ và lâu tàn. Hương thơm ngát khi có nắng vào khoảng 9-10 giờ sáng đến giờ chiều.

* * * * *Vanda alpina hay Trudelia alpina Thân cao chừng 20-25 cm, lá dài 15-20 cm hoa 2-3 chiếc, to khoảng 2 cm, nở vào cuối mùa Xuân. Cánh hoa mầu xanh đậm hơn các giống Trudelia cristata và Trudelia pumila và lưỡi hoa hình tam giác với mầu nâu sậm.

Vanda pumila hay Trudelia pumila là một cây lan nhỏ moc tại các nước Á Châu. Cao chừng 20-30 cm, lá dài khoảng 12 cm. Dò hoa ngắn có từ 3-5 hoa mầu xanh trắng hay xanh nhạt, to khoảng 3-5 cm. Có người nhầm lẫn cây này với Vanda cristata. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy lưỡi hoa Trudelia cristata chẻ làm 2 như lưỡi rắn, trái lại lưỡi hoa Trudelia pumila hình tròn. Người ta thường gọi là Lan Uyên Ương vì phần đông chỉ có 2 hoa nhưng tại vườn lan Vĩnh Mai và tại Đà lạt có nhiều cây có tới 4-5 hoa.

Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana cây, lá giống như Vanda, nhưng hoa lại giống như Holcoglosum, nên mỗi người gọi một khác. Thân cao từ 20-40 cm lá dài 20-25 cm. Dò hoa dài 30-25 cm có tới 15-30 hoa nở vào cuối mùa Đông tại Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Căm Bốt.

Vanda denisoniana là một loài phong lan cao tới gần 1 m, lá mọc 2 bên dài 30-40 cm rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá thứ 6-7, dài 20-30 cm có 5-8 hoa to chừng 5-7 cm mầu vàng chanh nở vào mùa Xuân hay dầu mùa Hạ. Hương thơm như mùi va-ni vào lúc nhá nhem tối. Hình ảnh bên dưới chúng tôi chụp tại Vườn Lan Vĩnh Mai Đà Lạt vào tháng 4-2009. Nhưng Vanda denisoniana cũng có có cây hoa mầu vàng sậm hay nâu đậm được coi như là một biến dạng Vanda denisoniana var. hebraica mà cũng có người cho là Vanda brunei.

Vanda cristata hay Trudelia cristata là một cây phong lan lan cỡ trung bình, mọc tại Hồi, Ấn độ, Tây Tạng và Trung Hoa trên các cao độ từ 600-2300 m. Thân cao chừng 25-30 cm, lá dài 20-30 cm, chùm hoa ngắn 15-20 cm. Hoa 5-7 chiếc to 3-5 cm, cánh hoa mầu xanh, dầy và cứng lâu tàn. Lưỡi hoa phía dưới chẻ làm hai.

Theo các sách vở và tài liệu để lại từ trước, cây lan này không mọc tại Việt Nam. Nhưng trong bản Turczaninowia 2005, 8(1): 39-97 Tiến sĩ Leonid Averyanov xác nhận ngày 9-3-2004 Tiến sĩ Phan Kế Lộc và T. T. Anh đã tìm thấy tại Thuận Châu, Sơn La. Trong bộ sưu tập của các anh Nguyễn Minh Đức, Chu xuân Cảnh đều có cây này. Và chính tôi cũng thấy cây này tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn vào tháng 3 năm 2009.

Martin R. Motes một chuyên gia về Vanda cho biết mầu sắc của lưỡi hoa có thể thay đổi từ mầu nâu đen sang đỏ thẫm cùng trong một cây hay từ năm này qua năm khác.

Thực ra nếu chỉ nghe mô tả và xem qua các hình ảnh, chúng ta khó lòng nhận xét và so sánh giữa các cây Trudelia. Nhưng may thay một người có lẽ là người Việt, với biệt danh Cholon đã đưa lên hình ảnh của cây Trudelia alpina với 3 chiếc hoa của Trudelia cristata, Trudelia pumila và Trudelia alpina chụp chung với nhau bên chiếc thước, thực là rõ ràng.

Chi Cuc Thu Y Dong Nai

 

Tin tức tổng hợp

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

1. Ở nước ngoài

Ứng dụng vi sinh vật ở dạng đơn chủng hay đa chủng vào mục đích chăn nuôi nói chung và xử lý môi trường nói riêng đã được các nước có nền công nghệ vi sinh áp dụng từ lâu và phổ biến dưới các dạng sản phẩm vi sinh khác nhau. Các loại này được áp dụng cho từng công đoạn chăn nuôi cũng như áp dụng cho toàn bộ quá trình chăn nuôi tùy thuộc vào đặc tính của các chủng vi sinh vật cũng như mục đích sử dụng.

Tại Nhật Bản, chế phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu do giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa – Trường Đại học Tổng hợp Ryukius, Okinawa, Nhật Bản nghiên cứu và ứng dụng thành công vào sản xuất nông nghiệp vào đầu những năm 1980. Chế phẩm này gồm tới trên 87 chủng vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lác tíc, nấm mem, nấm mốc, xạ khuẩn được phân lập, chọn lọc từ 2.000 chủng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Chế phẩm này đã được thương mại hóa toàn cầu, đang được phân phối ở Việt Nam và được người chăn nuôi tin dùng.

Tuy nhiên, việc ứng dụng hệ vi sinh vật để làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng mới được áp dụng ở một số nước trong đó có Việt Nam. Quy trình chung tương đồng ở các nước là sử dụng môi trường lên men được làm từ các vật liệu có hàm lượng xenluloza cao để cho hệ vi sinh vật hoạt động hiệu quả thông qua quá trình phân hủy chất hữu cơ. Thành phần, số lượng và chất lượng các chủng vi sinh vật có sự khác biệt tùy thuộc vào từng nước, từng sản phẩm, đối tượng vật nuôi.

Trong chăn nuôi lợn trên đệm lót lên men được áp dụng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc… Ở các nước này việc ứng dụng hệ vi sinh vật được chọn tạo hoặc sản phẩm tách chiết từ chúng vào chăn nuôi cũng như xử lý chất thải đã mở ra tiềm năng rất lớn cho chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sinh thái và đảm bảo quyền động vật trong những năm tới.

2. Ở trong nước

2.1. Ứng dụng các chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn

– Chăn nuôi lợn ở Việt Nam là một trong những ngành hàng có ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi như thức ăn, giống, thú y, chăm sóc nuôi dưỡng và xử lý môi trường. Trong các công nghệ áp dụng cho chăn nuôi lợn thì công nghệ vi sinh là lĩnh vực phát triển nhanh và có tính ứng dụng cao. Trên cơ sở chế phẩm EM của Nhật Bản do giáo sư Teruo Hagi, Tiến sĩ Lê Khắc Quảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ Việt-Nhật trực tiếp chuyển giao công nghệ này vào Việt Nam.

- Trên cơ sở nghiên cứu gốc, các nghiên cứu mới, bổ sung sau này đã được thương mại hóa thành các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật được chọn tạo đã có mặt trên thị trường gồm cả sản phẩm nhập khẩu và sản xuất nội địa như EM, chúng tôi S.EM01, EMIC, EMUNIV, EMC, VEM, EMINA, BIOMIX1, BIOMIX2, MAX.250, ACTIVE CLEANER, BALASA No.1,…

- Các chế phẩm trên có hiệu quả khác nhau nhưng đều có một hoặc nhiều tác động lên chăn nuôi lợn:

+ Giảm thiểu mùi hôi từ chất thải và hô hấp ở lợn;

+ Tăng cường phân hủy phân, nước tiểu thành phân vi sinh hữu cơ;

+ Tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp phụ dinh dưỡng từ thức ăn;

+ Góp phần tăng sức đề kháng đối với bệnh dịch ở lợn;

+ Giảm lao động và chi phí nước, điện, thức ăn;

+ Góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi;

+ Góp phần gia tăng quyền vật nuôi;

+ Bảo vệ môi trường.

2.2. Các chế phẩm vi sinh sử dụng làm đệm lót ở chuồng nuôi lợn

Trong các chế phẩm nêu trên có mặt trên thị trường Việt Nam và được người chăn nuôi sử dụng thì 2 chế phẩm sau đây được áp dụng nhiều vào làm đệm lót trong chuồng nuôi lợn:

- ACTIVE CLEANER là chế phẩm của Công ty Future Biotech – Đài Loan;

- BALASA No.1 là chế phẩm do cơ sở Minh Tuấn sản xuất.

2.3. Chế phẩm BALASA No.1 và ứng dụng chế phẩm này làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

2.3.1. Chế phẩm BALASA No.1

a) Nguồn gốc sản phẩm:

- Chế phẩm do cơ sở sản xuất Minh Tuấn, do TS. Nguyên Khắc Tuấn và TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê ở địa chỉ số 15 đường F, Tổ dân phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội sản xuất.

- Đây là kết quả nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài từ trước năm 2002 và trong giai đoạn 2007-2012 của các tác giả từ Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm BALASA No.1 để tạo đệm lót sinh thái trong chăn nuôi”.

b) Các công đoạn chính để sản xuất chế phẩm và thiết lập quy trình

- Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hiện hữu dùng trong chế phẩm BALASA No.1;

- Hoàn thiện công thức phối hợp cộng sinh các vi sinh vật để tạo ra chế phẩm BALASA No.1;

- Xây dựng quy trình công nghệ và sản xuất thử nghiệm chế phẩm BALASA No.1;

- Nghiên cứu, thử nghiệm và xác định hiệu quả của chế phẩm BALASA No.1 dùng làm đệm lót sinh học trên 18 mô hình chăn nuôi lợn. Sau đó chế phẩm này đã được ứng dụng thử nghiệm ở một số tỉnh/thành khác nhau;

- Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm BALASA No.1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn.

c) Thành phần và chức năng sinh học của các chủng vi sinh vật

Chế phẩm BALASA No.1 có chứa 04 chủng vi sinh vật chính sau:

- Chủng Streptococcus lactis (BS 2c): có khả năng chuyển hóa các hợp chất có chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành CO2 và nước;

- Chủng Bacillus subtilis (RU1a): có khả năng chuyển hóa các hợp chất có chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành H2S và SO4;

- Chủng Saccharomyces cereviseae (LV 1a): có khả năng chuyển hóa NH3 thành protein của vi sinh vật.

- Chủng thuộc giống Thiobacillus spp (NN3b): cũng có khả năng chuyển hóa các hợp chất có chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành H2S và SO4.

- Trong việc phân lập, chọn lọc và sản xuất từ các chủng vi sinh vật tiềm năng có mặt trong môi trường tự nhiên theo tiêu chí phải đạt các yêu cầu về phòng trị bệnh đường ruột, xử lý chất thải gây ô nhiễm trong chăn nuôi lợn. Để trên cơ sở đó nuôi giữ, nuôi cấy, sản xuất, phối trộn các vi sinh vật này để cho ra chế phẩm Balasa No. 1 có khả năng xử lý môi trường tốt trong chăn nuôi lợn.

d) Quy trình ứng dụng chế phẩm BALASA No.1 để tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn (18 mô hình):

- Mô tả quy trình ứng dụng: Quy trình chăn nuôi trên đệm lót lên men có tên đầy đủ là “Quy trình chăn nuôi trên đệm lót lên men sinh thái vi sinh hoạt tính” là quy trình nuôi dưỡng động vật trên lớp độn lót chuồng dầy có chứa một quần thể các vi sinh vật có hoạt tính cao, có thể tồn tại cùng nhau lâu dài trong đệm lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại và gây bệnh nên có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm, ít ruồi muỗi và vi sinh vật gây hại, do đó con vật sống thoải mái, giảm căng thẳng, tăng sinh trưởng và có sức đề kháng cao.

- Vật liệu làm đệm lót: Đệm lót làm nền chuồng nuôi lợn sẽ thay cho nền bê tông truyền thống. Đệm lót sinh học trên nền chuồng chăn nuôi hiện đang được khuyến cáo là mùn cưa được thu gom từ các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ và vỏ trấu được rải lên trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Ngoài ra có thể sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp khác làm đệm lót: vỏ hạt cà phê, lõi ngô, thân ngô, vỏ lạc, xơ dừa, rơm-rạ cắt nhỏ để làm nguyên liệu thay thế cho mùn cưa.

- Chế phẩm sinh học (men) này có tác dụng chủ yếu:

+ Phân giải phân, nước tiểu do lợn thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;

+ Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men sinh khí hôi thối;

+ Phân giải một phần mùn cưa, vỏ trấu và vật liệu khác làm giá thể cho vi sinh vật;

+ Giữ ấm cho vật nuôi trong mùa đông do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men vi sinh vật.

- Chi tiết quy trình: (xem Tài liệu gửi kèm).

- Lợi ích khi sử dụng đệm lót trong chăn nuôi lợn:

Trên cơ sở báo cáo sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh/thành và cơ sở chăn nuôi áp dụng, quy trình này ứng dụng trong chăn nuôi lợn mang lại một số lợi ích sơ bộ sau:

+ Góp phần giảm chi phí sản xuất thông qua tiết kiệm được sức lao động, không phải tắm cho lợn, rửa chuồng, giảm thức ăn chăn nuôi;

+ Tăng cường sức đề kháng cho lợn, gia tăng vật quyền, tăng trưởng tốt, tăng chất lượng thịt;

+ Xử lý triệt để chất thải từ chăn nuôi lợn, phù hợp với quy mô nông hộ.

+ Áp dụng đơn giản, giá phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cho cơ sở chăn nuôi.

- Những điểm cần hoàn thiện của quy trình:

+ Cần nghiên cứu thử nghiệm các nguyên liệu khác từ phụ phẩm nông nghiệp để thay thế cho mùn cưa (chiếm tới 2/3 khối lượng làm đệm) vì khi sử dụng nguyên liệu này với số lượng lớn, nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định vì vậy khó triển khai áp dụng ra diện rộng. Người chăn nuôi phải đầu tư chi phí ban đầu lớn để làm lớp đệm lót và thường xuyên phải bổ sung trong quá trình chăn nuôi.

+ Chưa có những nghiên cứu sâu, chuyên ngành về mặt phát thải, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt lợn nuôi theo quy trình này, tác động của hệ vi sinh vật đến môi trường sống…

+ Vấn đề stress nhiệt do đệm lót gây ra, đặc biệt trong những tháng nóng nhất của mùa hè chưa được giải quyết có hệ thống và kinh tế.

+ Sử dụng đệm lót sinh học khó đưa vào thực tiễn trong chăn nuôi công nghiệp vì không thể chăn nuôi với mật độ cao. Mật độ tối đa trong chăn nuôi trên nền đệm lót chỉ từ 1,5 – 2m2/1con lợn 60kg.

+ Nghiên cứu và thử nghiệm máy cầm tay để xới, đảo đệm lót khi áp dụng ở quy mô chăn nuôi trang trại.

II. KẾT QUẢ SƠ BỘ VỀ THỬ NGHIỆM ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI LỢN TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1. Hà Nam

- Tỉnh Hà Nam đứng đầu về cả số lượng mô hình, tổng diện tích đệm và chính sách đi kèm khuyến khích các cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình này.

- Từ năm 2010 đến tháng 4/2015, Hà Nam đã xây dựng được tổng số 320 mô hình với tổng diện tích đệm lót sinh học là 7.750 m2 cho chăn nuôi lợn,

+ Kế hoạch năm 2015 của tỉnh Hà Nam là phát triển 2.000 mô hình với tổng diện tích 20.000 m2. Đến tháng 4/2015, tỉnh đã xây dựng 320 mô hình với tổng diện tích là 7.750 m2.

- Công nghệ đệm lót sinh học hiện tỉnh áp dụng và triển khai là chế phẩm BALASA NO1 của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu và sản xuất.

- Chính sách của tỉnh hiện đang hỗ trợ 100% chi phí làm đệm lót cho các hộ chăn nuôi áp dụng công nghệ đệm lót sinh học là 165.000 đồng/1m2đối với các hộ làm từ 10 m2 trở lên và nuôi từ 5-10 con trên một lứa. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ cho đào tạo tập huấn về quy trình, cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo ngân hàng chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ ứng dụng quy trình này.

- Thực tế hiệu quả của phương pháp chăn nuôi này cho thấy hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi cao, người chăn nuôi cũng có quan tâm song chưa sử dụng nhiều với lý do: chỉ phù hợp với mùa đông, còn mùa hè nóng nực khi vi sinh vật hoạt động nên sinh nhiệt, không phù hợp; đồng thời, người dân thường chăn nuôi với mật độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên không đảm bảo hiệu quả.

2. Hậu Giang

Theo báo cáo sơ bộ của Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh là đơn vị được giao triển khai thực hiện ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn và gà. Đây là một quy trình mới nên thông tin chính xác về sản phẩm và quy trình chi tiết chưa được phổ biến đầy đủ đến người nông dân. Hiện nay cả tỉnh mới xây dựng được 33 mô hình với tổng diện tích khoảng 5.388 m2, trong đó có 32 quy trình chăn nuôi gà với tổng diện tích đệm là 5.368 m2 và 01 mô hình chăn nuôi heo với diện tích đệm là 20 m2 tại Trung tâm Giống vật nuôi của tỉnh.

3. Bắc Giang

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bắc Giang là đơn vị thực hiện chuyển giao chế phẩm và quy trình Balasa No.1:

- Năm 2010: xây dựng những mô hình chăn nuôi trên đệm lót đầu tiên;

- Trung tâm đã được phân công thực hiện dự án cấp tỉnh nhằm nhân rộng mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm với kết quả sau:

+ Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ kỹ thuật làm đệm lót sinh thái sử dụng chế phẩm BALASA No.1 cho 30 cán bộ khuyến nông, thú y;

+ Tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm đệm lót cho 600 lượt người;

+ Xây dựng 50 mô hình đệm lót chăn nuôi lợn với tổng diện tích là 3.500 m2 từ năm 2011-2012 ở 9 huyện của tỉnh.

4. Đồng Tháp

Hiện nay, công nghệ đệm lót sinh học được người dân trên địa bàn quan tâm và đưa vào áp dụng, đạt hiệu quả tương đối cao, dịch bệnh xảy ra ít hơn và qua 3-5 lứa lợn mới phải thay đệm.

Xuất phát từ thực trạng chăn nuôi tại địa phương gây ô nhiễm môi trường kéo dài, cộng đồng dân cư xảy ra mâu thuẫn vì môi trường sống bị ảnh hưởng, cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, vận động người chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và năng suất cao thì chuồng nuôi phải được xây dựng đúng theo quy định, và các khâu làm đệm lót phải đảm bảo đúng kỹ thuật, mật độ chăn nuôi phải phù hợp; nhưng hầu hết người chăn nuôi không đảm bảo đúng các yếu tố kỹ thuật đó.

Không chỉ người chăn nuôi ở địa phương quan tâm mà có cả một số người chăn nuôi ở các địa phương lân cận quan tâm, tham quan và học hỏi kinh nghiệm.

5. Bến Tre

Tỉnh giao cho Ban thực hiện Chương trình nông thôn mới và triển khai thực hiện từ năm 2013. Tuy nhiên, khi triển khai gặp khó khăn vì các hộ chăn nuôi ngại thay đổi kiểu chuồng trại. Hiện trong dân có khoảng 20 hộ chăn nuôi lợn và khoảng gần 40 hộ chăn nuôi gà thả vườn áp dụng quy trình này. Nhìn chung, chăn nuôi lợn đang còn một số vấn đề bất cập vì mùa nước lũ lớn, phải làm nền chuồng cao, chi phí đầu tư tốn kém, ước chi phí khoảng 300 ngàn/con. Chăn nuôi gà thả vườn rất hiệu quả, phần đệm lót được quây một khoanh là chỗ gà ăn và ngủ, mô hình gà được bà con rất ưa thích.

6. Thanh Hóa

Tỉnh giao cho Hội làm vườn triển khai mô hình, đến nay phát triển hơn 100 mô hình cho gà và 10 mô hình cho lợn. Theo đánh giá, làm mô hìnhtrên gà hiệu quả và dễ thực hiện hơn rất nhiều so với mô hình lợn. Hiện tại, các mô hình cho lợn vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần phải được hoàn thiện để có thể triển khai rộng hơn.

7. Tây Ninh

Hiện tỉnh đang cử đoàn đi khảo sát học tập mô hình. Nếu quy trình áp dụng trong thực tế chăn nuôi cho kết quả tốt, tỉnh sẽ triển khai mô hình. Một số người chăn nuôi có ý kiến cho rằng cả cuộc đời con lợn không được tắm liệu có ổn hay không.

8. Nam Định

Trên địa bàn tỉnh, có một số cơ sở chăn nuôi áp dụng công nghệ đệm lót sinh học; tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở này đã bỏ phương pháp chăn nuôi này do không phù hợp dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

9. Hưng Yên

Toàn tỉnh chỉ có một vài cơ sở áp dụng hiện nay đã bỏ. Theo nhận định của cán bộ quản lý nông nghiệp tại địa phương thì đệm lót sinh học phù hợp hơn với gà thả vườn, chưa phù hợp với chăn nuôi lợn.

10. Quảng Ninh

Tỉnh có 01 cơ sở chăn nuôi gia cầm kết hợp với Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng mô hình chăn nuôi theo đệm lót sinh học, hiện đang hoạt động và đạt kết quả tốt.

Chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chăn nuôi công nghiệp có sử dụng công nghệ khí sinh học (biogas), các cơ sở chăn nuôi không dùng công nghệ đệm lót sinh học.

11. Phú Thọ

Trung tâm khuyến nông Phú Thọ đã triển khai mô hình đệm lót sinh học từ năm 2010 và triển khai trên toàn tỉnh tại 13 huyện/thị. Đến nay, các mô hình đệm lót cho lợn cho thấy không hiệu quả nên người chăn nuôi không tiếp tục nhân rộng, mặc dù Trung tâm đã chuyển giao công nghệ rất nhiều. Hiện toàn tỉnh còn 10 mô hình trên lợn. Tuy nhiên, mô hình trên gà là rất hiệu quả, hiện đã nhân rộng được trên 100 mô hình cho các trại từ 500 đến 1.000 con gà.

12. Đồng Nai

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai việc áp dụng công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi bằng đệm lót sinh học rất ít, có 5 cơ sở chăn nuôi heo, 1 cơ sở chăn nuôi vịt và 20 hộ nuôi heo, 85 hộ nuôi gà có làm đệm lót sinh học; Balasa là chế phẩm sinh học sử dụng cho đệm lót sinh học.

1

3. 

Một số doanh nghiệp

a) Trại heo giống cấp I thành phố Hồ Chí Minh

- Đây là trại heo giống có qui mô chăn nuôi lớn, có diện tích chuồng nuôi 7.000 m2 với số đầu lợn là 5.000 con;

- Cuối năm 2014 đã triển khai làm đệm lót trên tổng diện tích chuồng 1.667 m2 để nuôi 1.190 con lợn.

- Theo kế hoạch trại này sẽ chuyển ra khỏi thành phố ở địa điểm mới, trại sẽ tiến hành làm đệm lót trên toàn bộ diện tích chuồng nuôi.

b) Trại heo Trang Linh Xuyên Mộc, Bà Rịa, Vũng Tàu

- Tổng diện tích trang trại 2 ha, tổng diện tích chuồng nuôi 7.000 m2, nuôi gần 3.000 heo giống;

- Cuối năm 2014, trại đã triển khai làm đệm lót ở 5 ô chuồng, mỗi ô diện tích 150 m2 (tổng diện tích 750 m2), nuôi tổng số 600 lợn;

- Chủ trại dự kiến xây dựng trại mới với quy mô nuôi 2.000 heo giống sẽ tiến hành làm đệm lót trên toàn bộ diện tích chuồng, kết hợp với dùng men vi sinh ủ thức ăn để tạo ra con giống sạch.

c) Trại heo giống Kim Long Bình Dương

- Trại có quy mô cũng khá lớn với tổng diện tích gần 10.000 m2, nuôi 4.000 heo giống;

Tháng 5/2015 mới bắt đầu triển khai làm đệm lót nhưng cho đến nay đã làm đệm lót ở 10 ô chuồng mỗi ô có diện tích 100 m2 (tổng diện tích là 1.000 m2) để nuôi 750 lợn.

14. Đánh giá chung về quá trình triển khai

a) Mặt được

- Chế phẩm Balasa No.1 và quy trình ứng dụng làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn mới được thử nghiệm ở dạng mô hình tại một số tỉnh nhưng được người chăn nuôi quan tâm vì những lợi ích mà nó đem lại trong việc xử lý cơ bản các chất thải từ chăn nuôi lợn;

- Chế phẩm và quy trình này khi được hoàn thiện sẽ có tiềm năng áp dụng rất lớn vì đưa thêm một tiến bộ kỹ thuật mới bổ sung vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi tạo ra tiền đề cho một hình thức chăn nuôi mới hướng tới sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ;

- Thực tế triển khai cho thấy sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp Lãnh đạo đối với việc ứng dụng thử nghiệm tiến bộ kỹ thuật về một vấn đề mới trong chăn nuôi đi kèm với cụ thể hóa thành chính sách của địa phương nên đã đi vào thực tiễn và được nhiều người chăn nuôi đón nhận.

b) Mặt chưa được

- Do chế phẩm và quy trình này mới được áp dụng thử nghiệm ở một số địa phương nên thiếu sự hướng dẫn chi tiết, thường xuyên, hệ thống của đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ khuyến nông;

- Quy trình ứng dụng cho chăn nuôi gà phù hợp hơn với chăn nuôi lợn nên cũng cần phải hoàn thiện để áp dụng rộng hơn tới các đối tượng vật nuôi;

- Một số điểm tuy không cơ bản của quy trình cần phải được hoàn thiện để tổ chức triển khai trên diện rộng.

Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học cần chú ý một số điểm như sau:

– Thiết kế đệm lót: Các nguyên liệu làm chất độn phải đảm bảo tiêu chuẩn: có độ sơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích.

Mùa đông sau khi làm xong đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh sự lên men chậm do vậy tận dụng nhiệt độ của lợn để làm tăng lên men. Mùa hè thì trong 1 – 2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt đô trên 400 C. Dưới độ sâu 30cm có thể đạt nhiệt độ 700C, nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Sau khi lên men kết thúc, tiến hành bỏ bạt phủ, đồng thời cào cho lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, để thông khí sau 1-2 ngày mới thả lợn.

– Quản lý đệm lót: phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 20% để đảm bảo sự lên men tiêu hủy phân tốt. Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót có như vậy thì sự tiêu hủy phân mới nhanh. Phải thường xuyên quan sát phân lợn. Đặc điểm của nền đệm lót là khi phân thải sẽ được vùi lấp do sự vận động của lợn. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải nhanh chóng dải đều và vùi lấp. Căn cứ vào mùi đệm lót để xác định nó hoạt động tốt hay không, bằng cách khi ngửi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót hoạt động tốt. Nếu còn phân và có mùi thối là lên men không tốt, cần phải khắc phục như sau: Xới tung đệm lót ở độ dày 15 cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men.

– Chống nóng trong mùa hè: lát gạch hoặc láng xi măng khoảng 1/3 diện tích nền chuồng để làm chỗ nằm cho lợn khi nhiệt độ bên ngoài quá cao. Dùng quạt hoặc lắp hệ thống phun mù với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng. Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí.

Như vậy triển khai mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học có hiệu quả về mặt kinh tế cao hơn vì tiết kiệm rất nhiều công lao động, nguyên liệu đầu vào cho chi phí sản xuất. Kỹ thuật chăn nuôi trên đệm lót sinh học với việc làm chuồng chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản, người nuôi hoàn toàn có thể áp dụng tốt. Trong thời gian tới  cần tiếp tục mở rộng phạm vi trên tất cả các xã, phường trên địa bàn Tỉnh, mở rộng phạm vi với nhiều đối tượng vật nuôi khác, để thấy hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh học và phổ biến các lợi ích của việc nuôi lợn trên đệm lót sinh học trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

                                                                                               Nguyễn Chí Hiền

Phương pháp tốt hơn để phát hiện vi khuẩn E. coli trong thịt bò (24/07/2015)

Những chủng virus cúm gia cầm “đáng gờm” (24/07/2015)

HƯỚNG DẪN, GIÁM SÁT PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI (24/07/2015)

Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam. (09/07/2015)

Lễ kết nạp Đảng viên mới (06/07/2015)

THÚ Y- MỘT NGÀNH RẤT CẦN ĐƯỢC NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI QUAN TÂM, CHIA SẺ (02/07/2015)

Xử lý cơ sở giết mổ heo bệnh (02/07/2015)

TIẾP TỤC CÁC HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU THỂ THAO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THÚ Y VIỆT NAM (01/07/2015)

Xử lý giết mổ heo trái phép tại Phường Hố Nai thành phố Biên Hòa (29/06/2015)

PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (29/06/2015)

Quay Về

Tìm kiếm theo tiêu đề

Giá Trị Kinh Tế Và Y Học Của Cây Chuối

Đã qua cái thời người dân đổ xô đi trồng thanh hao. Năm 2008, khi thanh hao rớt giá thê thảm, nhiều hộ dân các xã Cao Xá, Bản Nguyên, Thạch Sơn, Vĩnh Lại…đã mạnh dạn phá bỏ, cải tạo lại ruộng vườn để chuyển đổi sang trồng chuối.

Giờ đây, dọc tuyến đê từ xã Cao Xá đến Bản Nguyên, Kinh Kệ của huyện Lâm Thao. Đâu đâu người ta cũng thấy chuối. Chuối được trồng tập trung với diện tích lớn hàng chục hecta. Chỉ cần 1 ha, khoảng 1.500 gốc chuối, một gia đình đã thu lãi bình quân 20 triệu đồng mỗi năm. Cây chuối giờ đây không chỉ góp phần cải thiện đời sống mà còn giúp các gia đình vươn lên thoát nghèo.

Đứng trên đê phóng tầm mắt ra xa, chỉ thấy ngặt một màu xanh của chuối. Chuối hợp với đất bãi, lên ngút ngát. Do hình thành được vùng trồng chuối tập trung nên tại Lâm Thao đã xuất hiện các đại lý cung ứng giống và chuyên thu mua chuối quả để xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc tiêu thụ ở thị trường trong nước. Anh Cao Văn Tường (khu 8- xã Bản Nguyên), chủ đại lý thu mua chuối quả cho biết: Giá chuối quả hiện nay khoảng 18 đến 20 nghìn đồng/nải (tức 5-6 nghìn đồng/kg). Những hộ có diện tích chuối lớn đến vài hecta, chủ các đại lý thường làm hợp đồng để cam kết về giá và bảo đảm thị trường. Đến cữ thu hoạch, đại lý bao tiêu toàn bộ, từ việc ngả chuối tại vườn đến vận chuyển và mang đi tiêu thụ.

Với trang trại chuối tổng diện tích 15ha tại xá Cao Xá ông Vinh- Công ty TNHH Bảo Ngọc là một trong những người “phất lên” nhờ chuối. Đưa tôi đi thăm “gia tài” của mình, ông Vinh giới thiệu: 15ha được chúng tôi phân lô để trồng 3 giống chuối: Goòng, Ngự và Tiêu Hồng, trong đó tập trung vào 2 loại chính là Tiêu Hồng và Goòng. Riêng chuối Ngự (giống chuối để tiến vua xưa kia -PV), chúng tôi mua cây giống từ làng Đại Hoàng- Nam Định, đã trồng thử nghiệm 0,5ha. Thu hoạch lứa đầu, năng suất khá tốt, đại lý đã thu mua với giá 80-100 nghìn đồng/buồng. Vào hè, chuối Goòng lên ngôi hơn so với chuối Tiêu Hồng do hình thức đẹp, dễ bảo quản khi vận chuyển, bán giá 160- 170 nghìn đồng/buồng. Cây chuối Goòng còn có lợi thế cứng cây, ít gãy đổ, chịu ngập nước nên được người dân đất bãi ưa trồng.

Là chủ đại lý thu mua chuối từ Đan Thượng- Hà Nội lên nhập hàng, anh Nguyễn Văn Ngoãn khẳng định: Sau 4 năm thu mua chuối ở các tỉnh, chúng tôi lựa chọn Cao Xá và Vĩnh Lại (Lâm Thao) làm vùng cung cấp chuối thương phẩm bởi chuối trồng ở đây buồng to, quả đều, không bị đốm. Cứ 2-3 ngày, chúng tôi lại ngả chuối và chuyển đi, chỉ riêng trang trại chuối của ông Vinh đã được khoảng 2 tấn/chuyến.

Cây chuối từ khi lên mầm đến khi cho thu hoạch có thời gian sinh trưởng trên 1năm. Chuối từ lúc trổ buồng đến thu hoạch khoảng 3-3,5 tháng. Theo anh Đào Quang Hùng- cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Bảo Ngọc thì đầu tháng 2 âm lịch các hộ đào hom, đặt chuối. Chọn cây chuối con có 4-5 lá, cao chừng 1m. Khi chuối trổ buồng, phải tỉa bớt quả đọn, nải cuối, thường gọi là vệ sinh buồng. Chỉ để lại từ 7-9 nải để cây dễ dàng dưỡng quả. Cây chuối Tiêu Hồng hay gãy đổ nên sau khi ra buồng gần 1 tháng là phải chằng chống, nhất là vào mùa mưa bão.

Diện tích chuối ở huyện Lâm Thao tiếp tục được người dân nhân rộng, tập trung vào chuối Tiêu Hồng và chuối Goòng. Vấn đề người nông dân băn khoăn ở đây chính là việc bao tiêu đầu ra cho sản phẩm và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện nay, chỉ gần chục hộ có diện tích chuối lớn từ 1ha trở lên, còn lại, các gia đình vẫn theo quy mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và phát triển sản xuất, đa số các gia đình đều phải tự tìm mối ký hợp đồng. Do đó phải phụ thuộc vào thương lái và dễ bị ép giá. Bởi vậy, UBND huyện Lâm Thao cần sớm có quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung, lựa chọn được các đại lý thu mua sản phẩm uy tín và tìm kiếm thị trường ổn định để người nông dân yên tâm sản xuất.

Cứ 2-3 ngày các thương lái từ Hà Nội lại lên mua chuối tại Lâm Thao với giá 20 nghìn đồng/ nải.

Giá trị y học của cây chuối

Gần đây, các nhà dinh dưỡng học của nhiều nước đã nghiên cứu và chứng minh chuối rốt cục có tác dụng như thế nào và vì sao chuối còn trở thành loại quả số một trên thế giới dành cho các vận động viên. Tác dụng của nó có thể gói gọn trong một câu: “Mỗi ngày một quả chuối, bạn sẽ tránh xa được bệnh tật”.

Chứng táo bón

Chuối có thể chữa táo bón bởi trong chuối có rất nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích sự nhu động của dạ dày, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.

Trúng gió và cao huyết áp

Chuối có chứa hàm lượng lớn kali, nhưng lại có tỷ lệ muối tương đối thấp, hơn nữa còn có tác dụng khống chể sự căng phồng của mạnh máu, do đó là loại thực phẩm tốt nhất để làm giảm huyết áp và phòng ngừa trúng gió. Các nhà khoa học của Mỹ đã chứng minh: Nếu mỗi ngày ăn hai quả chuối liên tục trong vòng một tuần, có thể làm huyết áp giảm 10%; nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu ăn chuối thường xuyên, tỷ lệ người bị chết do trúng gió sẽ giảm 40%.

Khả năng miễn dịch thấp

Do chuối có chứa hàm lượng lớn vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể, đặc biệt là trong mùa đông dễ cảm lạnh. Mỗi ngày ăn một quả chuối có thể làm tăng khả năng miễn dịch của bạn.

Trạng thái tâm lý không tốt

Các nhà khoa học cho rằng, chuối là loại thực phẩm phù hợp nhất với tiêu chuẩn dinh dưỡng, bởi ngoài hàm lượng dinh dưỡng lớn, nó còn có tác dụng giải tỏa stress và đem lại tâm lý vui vẻ. Chuối có chứa axit pentotenic, là “nguyên tố kích thích sự vui vẻ”, nó có tác dụng làm giảm áp lực tâm lý, giải tỏa căng thẳng, trầm uất, và làm tăng khả năng tập trung. Không những thể, ăn một quả chuối trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Thiếu máu

Đây là căn bệnh thường hay gặp ở các bạn nữ, và chuối có thể giải quyết vấn đề này. Các nhà khoa học cho biết, chuối có chứa hàm lượng sắt rất cao, hơn nữa còn chứa những chất có trong củ cà rốt, vì thế có tác dụng kích thích sự sản sinh của hồng cầu trong máu.

Nóng dạ dày

Chuối có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra, vì thế những người dạ dày không tốt nên ăn chuối, Tuy nhiên chuối có tính hàn, vì thế cũng không nên ăn quá nhiều.

Bệnh về da

Trong chuối có hàm lượng vitamin A phong phú, có tác dụng duy trì và bảo vệ làn da khỏe mạnh, hơn nữa còn có thể khiến làn da căng mịn. Đặc biệt, chuối còn có tác dụng làm giảm đau và chữa viêm loét khi đắp lên bề mặt da.

Tuy nhiên, chuối tuy tốt nhưng cũng không nên lạm dụng, bạn chỉ nên ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày. Đặc biệt chuối có chứa lượng đường và kali lớn, vì thế những người bị bệnh tiểu đường và những người bị bệnh thận không nên ăn chuối.Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, chuối được trồng khấp ở vùng nhiệt đới ít nhất 107 quốc gia.

Các thầy thuốc châu Âu khuyên người dân nên ăn mỗi ngày một trái chuối để đủ sức kháng bệnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt, thay vì hoa quả đặc sản của xứ họ, như táo, nho…

Trước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất thích hợp cho người bệnh tim mạch.

Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magnê và canxi mà chuối có khả năng điều hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy cảm nên thử dùng trái chuối trước khi chọn một loại thuốc mạnh nào đó.

Hơn thế nữa, chuối giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu, đặc biệt ở người có pH máu không đúng độ kiềm do tiêu thụ quá nhiều thịt mỡ.

Một tin mừng cho các quý ông, chuối có khả năng hưng phấn chức năng sinh dục trong ý nghĩa toàn diện, có trước có sau. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt chất trong chuối không chỉ làm tăng hứng thú về “chuyện ấy”, mà còn thu ngắn thời gian trở lại “sàn đấu” của quý ông.

Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt.

Củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu.

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10-12g để làm thuốc an thai.

Thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng. Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát, phát hãn hoặc đắp để cầm máu.

Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống chữa băng huyết, nôn ra máu.

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con và chống táo bón ở người cao tuổi.

Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Để chữa sỏi bàng quang, lấy quả chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

Quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Hạt chuối hột; 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.

Có người đã dùng hạt chuối hột để tống sỏi với kết quả rất tốt. Dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ.

Vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Hoặc vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa. Lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Quả chuối hột có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.