Top 15 # Xem Nhiều Nhất Xem Cây Cảnh Đẹp Độc Lạ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Sung Đẹp, Ghép Thế Cây Sung Cảnh Độc Lạ

(Trungdan.com) Sung là một loài cây rất gần với đời sống của con người và trong tính ngưỡng, thì “Sung” có nghĩa là sung túc, sung mãn, phát triển nên cây Sung thường được rất nhiều gia đình người Việt tròng trong nhà.

1. Đặc điểm hình thái- Là cây thân gỗ, thường xanh, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 6-10 m với thân to cành lá xum xuê, sinh trưởng khỏe. Cũng giống như nhiều loại cây trong họ Moraceae, vỏ cây có chứa các ống nhựa mủ với màu trắng sữa, dẻo cùng với gỗ khá mềm.

– Quả tự ra trên các cành già hoặc thân cây có khẵ năng hình thành hạt gieo mọc thành cây con.

– Theo các nhà thực vật học thì cây sung có nguồn gốc từ châu Á và phổ biến ở các nước của bán đảo Đông dương; trong đó, có Việt Nam.- Để sinh trưởng và phát triển, sung yêu cầu điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới, song có tính chịu hạn và khô cũng như lạnh khá cao. Khi bị khô hạn hoặc lạnh các điểm sinh trưởng của thân, cành được bao bọc bằng các lá vảy và do đó tăng sức chịu đựng của cây. Vì vậy, cây sung phân bố rất rộng, đặc biệt ưa ẩm cả về đất lẫn không khí, phát triển tốt ở nơi có nước và độ ẩm cao, như ven hồ, sông ngòi hoặc trong bồn chậu non bộ.

– Là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn.

3. Kỹ thuật nhân giống

– Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín, thịt quả mềm để lấy hạt, chà sát để lớp vỏ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thẻ ủ hạt nơi ẩm để hạt dễ nảy mầm, đất gieo hạt cần nhỏ, mịn, sạch cỏ vì hạt nhỏ sau khi gieo thì tủ rơm, xơ dừa… để giữ ẩm cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần, khi cây đạt chiều cao 15 – 20 cm có thể bứng đi trồng.Nhân giống vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, dâm cành và tách gốc song các cách này có hệ số nhân giống thấp, tỷ lệ sống không cao do đó ít được dùng.

– Đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khẵ năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung những nơi có nước, trên hòn non bộ.

– Chọn các cây con có chiều cao từ 15- 20 cm để trồng. Trước khi bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ lá này, lấp đất đến cổ rễ cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần.

– Là cây dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây Sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng; vì vậy, có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.

– Để cho thân cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9 -10 hàng năm.

– Cây không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1 – 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.

2) Cách làm cho lá đa, lá sung nhỏ lại:

Đây là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân cành rất đẹp. Song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm lá nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá cứng, già đều, hãy lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, còn phần cuống để lại. Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây.

Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, to nhất cũng chỉ bằng lá si. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.

3) Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển. Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

Sung là cây thân gỗ lâu năm có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King), thuộc chi Ficus, họ dâu tằm (Moraceae). Sung ưa đất ẩm, nhiều ánh sáng, thường mọc hoang ở những nơi như bờ sông, bờ suối, khắp các vùng đồng bằng, ven chân rừng ở những nơi hợp thủy. Cái mà người ta gọi là quả thực ra đó là tập hợp của nhiều hoa nhỏ bên trong tạo thành quả giả hình trái lê, bên ngoài có lớp lông mịn, cuống ngắn.

Trong chi Ficus, cây vả (Ficus auriculata Lour.) cũng có quả ăn được, tương đối giống cây sung, nhiều người lầm lẫn. Nhiều người không sành đã mua phải những cây sung cảnh bán rong trên đường phố mặc dù cây còn nhỏ mà sai chi chít quả, về nhà vài ngày mới phát hiện ra là nghệ thuật gắn keo con voi.

Cây sung nhà bạn trồng được 5 năm rồi, gốc to, thân cao, nhiều cành mà không ra quả có thể do những nguyên nhân sau đây:

+ Có thể giống này không cho quả: Bạn hãy quan sát kỹ trên lá, nếu lá to hình mũi giáo, lá non có lông cả 2 mặt, lá già cứng, nhẵn, trên lá thường có những mụn nhỏ (do con sâu thuộc họ Psyllidae ký sinh) gọi là “vú sung” thì sớm muộn gì cây cũng sẽ cho quả, nếu không thấy các đặc điểm nêu trên thì có thể là giống không cho quả hoặc khó ra quả. Trong trường hợp này bạn nên tìm những cây sung đã cho quả chiết lấy cành hoặc lấy quả chín gieo trồng và tạo cây bonsai mới nếu muốn chơi sung như một biểu tượng của sự no đủ, tốt lành và may mắn ( sung nở hoa).

+ Nếu có các đặc điểm như nêu ở trên (đúng là giống sung cho quả), muốn cho sung ra quả có thể làm theo những cách sau:

– Ngừng tưới nước cho cây 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.

– Dùng dao khía vài nhát vào thân cây cho chảy nhựa (khứa vừa đến phần gỗ), chỗ gần gốc cây sẽ kích thích cây ra hoa, ra quả.

– Nếu trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh, bít các lỗ thoát nước lại, ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.

+ Sau mỗi đợt ra quả bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mã quả đẹp theo ý muốn. Khi quả đã rụng hết còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả. Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già, ngày càng lên cao nên mất cân đối và rất xấu. Vì vậy, khi thay chậu không được cắt bỏ các cùi hoa này. Muốn hoa ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.

+ Nếu do chăm sóc nhiều, lá sung to, dày nên không đẹp, muốn làm cho lá nhỏ lại, khi mầm lá nẩy ra được 2 -3 lá, bạn dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1 – 2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường./.

Chăm sóc cây sung ra quả:

Cái mà người ta gọi là quả thực ra đó là tập hợp của nhiều hoa nhỏ bên trong tạo thành quả giả hình trái lê, bên ngoài có lớp lông mịn, cuống ngắn. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, có mùi thơm hấp dẫn. Quả thường mọc từng chùm trên thân và những cành không mang lá . Sung có nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…cũng có những giống không cho quả, có giống khó ra quả nếu không được tác động bàn tay con người.

. Nhiều người không sành đã mua phải những cây sung cảnh bán rong trên đường phố mặc dù cây còn nhỏ mà sai chi chít quả, về nhà vài ngày mới phát hiện ra là nghệ thuật gắn keo con voi.

+ Bạn hãy quan sát kỹ trên lá, nếu lá to hình mũi giáo, lá non có lông cả 2 mặt, lá già cứng, nhẵn, trên lá thường có những mụn nhỏ (do con sâu thuộc họ Psyllidae ký sinh) gọi là “vú sung” thì sớm muộn gì cây cũng sẽ cho quả, nếu không thấy các đặc điểm nêu trên thì có thể là giống không cho quả hoặc khó ra quả.

Trong trường hợp này bạn nên tìm những cây sung đã cho quả chiết lấy cành hoặc lấy quả chín gieo trồng và tạo cây bonsai mới nếu muốn chơi sung như một biểu tượng của sự no đủ, tốt lành và may mắn (sung nở hoa).

– Ngừng tưới nước cho cây 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng sau 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.

– Dùng dao khía vài nhát vào thân cây cho chảy nhựa (khứa vừa đến phần gỗ), chỗ gần gốc cây sẽ kích thích cây ra hoa, ra quả.

– Nếu trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh, moi lỗ xung quanh chậu bón xác con cá hố biển muối sơ bít các lỗ thoát nước lại, ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.

+ Sau mỗi đợt ra quả bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mã quả đẹp theo ý muốn. Khi quả đã rụng hết còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả.

+Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già, ngày càng lên cao nên mất cân đối và rất xấu. Vì vậy, khi thay chậu không được cắt bỏ các cùi hoa này. Muốn trái ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.

+ Những quả mọc trên cành thường ko nên để vì sẽ làm chết cành nên vặt bỏ sớm hơn ,để giữ cành ko lao .

+ Nếu do chăm sóc nhiều, lá sung to, dày nên không đẹp, muốn làm cho lá nhỏ lại, khi mầm lá nẩy ra được 2-3 lá, bạn dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái.

Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

Cây Bonsai Dáng Quái Đẹp, Độc Và Lạ

Dáng cây bonsai là một trong những thế cây cảnh mà người trồng bonsai để ý nhất vì nó mang ý nghĩa và nét độc lạ cho bonsai.

Thông thường thì có 4 dáng cây cơ bản dựa trên độ nghiêng của cây so với mặt đất như là dáng trực, giáng siêu, hoành hay huyền.

Bonsai dáng quái là một dáng được người trồng biến thể, người ta thường gọi một cây có hình thù kỳ quái không theo một chuẩn mực nhất định nào vào dáng quái. Ngày nay nhiều người chơi không quá coi trọng việc các cây bonsai phải tuân theo một dáng nào đó chỉ cần đẹp mắt là được.

Tạo hình của cây bonsai dáng quái thường như thế nào

Cây bonsai tạo hình dáng quái mang hình ảnh thiên nhiên thu nhỏ lại vào chậu cây để thể hiện những mặt đối lập trong nhân sinh thế giới quan của con người.

Do mang tính nổi trội, dị thường nên sự thể hiện hình ảnh của cây phải mang rõ những tính chất riêng của nó, tính chất đối lập thể hiện mặt trái của cuộc sống.

Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làm bonsai, họ đã biến những loại cây tưởng chừng như đơn giản nhất thành những tác phẩm bonsai độc đáo rất ấn tượng.

Có thể coi cây bonsai dáng quái là một cây phá cách mức độ cao cộng với các yếu tố kì lạ và phải hội tụ những yếu tố như là dáng cây bắt mắt, cổ kính, công phu tỉ mỉ,.. như vậy mới được xem là một tác phẩm độc lạ riêng biệt.

Tạo hình dáng quái cây bonsai không bắt buộc phải theo quy luật nhất đế, nhì thân, tam cành… mà cây có thể hai thân, hai gốc hoặc chỉ có gốc và chi… hay thiếu một vài phần thông thường của bonsai cổ điển đều không ảnh hưởng và có thể tạo thêm mức độ cảm giác mạnh mà thôi.

Cây bonsai tạo hình dáng quái không phải là cây bonsai bị lỗi, xác định tạo ra cây bonsai từ đầu rất khác xa với một cây bonsai bị lỗi do những kiến thức chưa đủ rộng về bonsai, cây bonsai bị lỗi với một cây bonsai được tạo hình dáng quái là hoàn toàn khác nhau.

Cây bonsai theo dáng quái phải có tính cổ kính, tính công phu và nghệ thuật cộng thêm tính ẩn dụ tượng hình, tượng ý cao kèm theo yếu tố phá cách nổi trội tác động mạnh người xem và có đầy đủ yếu tố thời gian về tạo hình.

Và cuối cùng cây bonsai tạo hình theo dáng quái này cũng không hẳn là một cây đẹp mà là cây mang tính hàm ý, tính biểu trưng diễn đạt ý nghĩa cao về những điều mà tác giả muốn thể hiện với những góc cạnh mới, góc nhìn riêng biệt, lạ lùng phá cách do đó cây mang hình dáng quái không hẳn phải là một cây đẹp.

Một vài dạng biến thể cây bonsai dáng quái

Dáng chổi: thân cây thẳng cành mọc trải rộng ra bên ngoài tạo thành tán hình vòm.

Dáng lùa: cây có dáng như đang nằm trên một vùng gió mạnh, việc tạo thành một cây dáng lùa nhìn tự nhiên rất khó chưa kể quá trình chăm sóc và bảo quản.

Dáng long: mô tả các cây có dáng uốn lượn như rồng bay, các cây này thường được ôm đá trồng dưới nước nên thường được gọi là long cuốn thủy. Các cây dáng này thường rất lâu năm đồ sộ với các đường uốn lượn tinh tế, để tạo được dáng này tốn nhiều công sức và thường là các cây cổ thụ.

Dáng quần thụ: mô tả các cây nhiều gốc mọc thành một bụi trông như một khu rừng thu nhỏ. Dáng này đặc biệt hay gặp ở các cây mẫu đơn lâu năm và được nhiều nghệ nhân ưa chuộm.

Các loại cây bonsai tốt có thể làm mọi dáng

Ở Việt Nam có rất nhiều giống bonsai quý mà ở các nước khác không có, nghệ thuật chơi bonsai của nước ta cũng rất đa dạng.

Cây linh sam: ở nước ta cây linh sam chỉ một ở một số vùng nhất định, cây dễ uốn nắn, khả năng phát triển cành lá nhanh, thân xù xì, hoa màu tím rất đẹp. Thời gian thu hoạch của cây linh sam cũng ngắn hơn các loại cây hàng năm các nghệ nhân đều trưng bày các cây linh sam rất đẹp có giá lên tới vài trăm triệu đồng.

Cây mẫu đơn: gần đây cây mẫu đơn được ưa chuộng hơn cả vì nó hội tụ các đặc điểm tốt nhất của một cây bonsai như: chậm lớn, hoa đẹp nhiều màu sắc thời gian chơi hoa lâu, khả năng uốn nắn tạo dáng tốt. Chính vì vậy cây mẫu đơn được giới bonsai trên khắp thế giới yêu thích.

Cây mai: truyền thống chưng cây mai tết để mang lại may mắn đã khiến trào lưu chơi mai bonsai phát triển mạnh. Các nghệ nhân lai tạo cho ra hàng trăm loại mai với kích thước và màu sắc hoa khác nhau. Cây mai càng lâu năm thì càng có giá cao nên nếu mua một cây mai về chưng tết và biết cách chăm sóc thì năm sau bạn có thể bán được giá cao hơn nhiều lần giá mua ban đầu

Hướng dẫn cách làm một cây bonsai dáng quái đẹp lạ

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời gian thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi.

Đối với những loại cây hay rụng lá sớm có khả năng chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Thời điểm thích hợp cho việc uốn cây bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cây.

Những cây bonsai có nhựa nhiều như cây thông thì thời điểm thích hợp nhất là vào cuối hè.

Thông thường sẽ sử dụng dây đồng hoặc dây kẽm để uốn, dây chì thường dễ làm hơn và có thể tái sử dụng.

Ngoài ra còn có thể dùng loại dây vải để quấn, khi quấn nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến cây, tuy nhiên nhược điểm khi quấn dây vải là dễ gây nấm mốc vào mùa mưa, ẩm ướt dễ gây ra ẩm mốc.

Chú ý là không nên dùng dây sắt theo thời gian sẽ dễ bị gỉ sét, đối với một số loại cây lá kim, dây sắt bị gỉ sét sẽ làm ảnh hưởng tới nhựa cây, gây độc và làm chết cây.

Dáng tổng thể: Để tạo ra được một tác phẩm bonsai độc và đẹp cần có sự cân đối giữa các thành phần của cây tạo nên dáng tổng thể như thân cây, rễ cây và cành cây.

Thân cây: Thân cây đẹp là một thân cây có độ to từ gốc đến ngọn và thân cây là nét chính để tạo dáng cho một tác phẩm vì vậy hãy chọn những thân cây phù hợp với dáng nhìn sẽ bắt mắt hơn. Nếu thân cây có thêm các yếu tố như có thêm các nét sần sùi tạo nên tuổi tác của thân cây thì cây dùng làm bonsai sẽ có giá trị thẩm mĩ hơn.

Rễ cây: Đây được coi như là một yếu tố quan trọng tạo nên độ vững chắc và mạnh mẽ cho cây. Bộ rễ cây đẹp là bộ rễ chỉ lộ ra và lan tỏa trên mặt đất, không có những rễ trồng chéo nhau hay mọc từ sau ra trước.

Cành cây: Cành cây tạo nên bộ tán của cây, thông thường cành trong cây bonsai được phân bố theo hình xoắn ốc, độ dài, độ to của cành gần với gốc to hơn cành trên ngọn. Nên cắt bỏ những cành mọc quá lớn hay cành mọc đâm chéo hoặc mọc cùng vị trí với cành chính trong cây.

Hơn nữa chậu cây cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định vẻ đẹp của cây, những chậu có hình dáng và kích thước phù hợp với cây sẽ góp phần làm tăng vẻ đẹp tổng thể của cây lên rất nhiều.

Kỹ thuật uốn cành và tạo dáng cho cây bonsai dáng quái

Trước khi bắt tay vào việc uốn cành và tạo dáng bạn cần cắt bỏ bớt lá, cắt bỏ những cành mọc xấu không cần thiết gây khó trong việc tạo dáng cho cây.

Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song hay tỏa đều, trồng lên nhau, uốn về phía sau, cành đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vì chúng làm mất đi vẻ tổng thể cảnh quan của cây.

Kỹ thuật uốn và tạo dáng, tạo thế cho cây cảnh là một bước không thể bỏ qua, tùy thuộc vào loại cây mà ta có thể thực hiện kỹ thuật uốn cành cho cây.

Kỹ thuật trồng cây cảnh dù có tốt tới đâu nhưng nếu không cắt tỉa, đặc biệt là không chú ý uốn cành tạo dáng, cây cảnh bonsai sẽ phát triển xấu, ảnh hưởng đến tổng thể của cây.

Dụng cụ cần chuẩn bị: Kéo cắt tỉa, dây đồng hoặc dây kẽm

Quấn thân cây: Cắt một sợ dây có chiều dài gấp 2 lần nhánh. Có thể dây lượn quanh thân một góc 45 độ đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cắm một đầu kẽm xuống đất, quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lấn nữa bạn nên quấn sát với sợi dây trước và đặc biệt không quấn trồng lên nhau.

Uốn cành: Người chơi nên sử dụng dây kẽm để uốn cành cây bonsai, uốn thân cây trước rồi sau đó đến uốn cành chính, tiếp theo là uốn những cành mọc quanh thân cây từ gốc lên đến ngọn, uốn cành lớn trước rồi sau đó uốn cành nhỏ sau cứ tiếp tục cho đến khi cành tạo được dáng theo mong muốn.

Để tạo cho cây bonsai một dáng theo ý của mình bạn cần quấn dây theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

Khi quấn dây kẽm nên quấn với một mức độ vừa phải để dây kẽm ôm sát cây, và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây.

Sau khi quấn xong chúng ta uốn cành một cách thật nhẹ nhàng để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây.

Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây sớm rụng lá trung bình là từ 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn là 1 năm.

Thời điểm thích hợp tháo gỡ dây uốn ra khỏi cây

Khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vỏ cây, đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối được định hình. Nếu tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục, khi gỡ dây nên gỡ từ ngọn trở về gốc ngược lại với quá trình quấn.

Một cây đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ uốn nắn, tạo hình, kết hợp giữa cây và chậu. Ba nhân tố chính cần để ý tới đó là: Rễ cây, Thân và Cành của cây.

Bonsai cây quái và chuyển dáng cho cây

Top bonsai tạo hình dáng quái đẹp độc và lạ mắt

Cây dùng làm bonsai là một trong những nghệ thuật cây cảnh nổi tiếng và được rất nhiều người ưa chuộng. Cây cảnh bonsai xuất hiện đầu tiên ở phương đông. Nghệ thuật chơi cây bonsai có tính rộng rãi và ý nghĩa nhân văn cao quý.

Cây duối có thân và cành khúc khuỷu có lá nhiều và phiến lá thu gọn nên được trồng làm bonsai. Dáng cây duối rất đẹp và lạ. Có nét của dáng nhân văn nó lại có đôi chút dáng dấp của thế thác đổ. Đây là thế cây khó tạo, rất có giá trị trong cây nghệ thuật bonsai. Cây duối ùng làm nghệ thuật bonsai với dáng cây đẹp, vững vàng thường được dùng trang trí nhà ở nơi phòng khách, phòng đọc sách hay trang trí công ty và quán cafe…

Cây sung bonsai thường cho những chùm trái đẹp mắt nên được các nghệ nhân lựa chọn và chăm sóc để tạo ra những cây cảnh bonsai đẹp lạ và thường được nhiều người yêu thích cây cảnh lựa chọn để làm cây trang trí. với những ý nghĩa phong thủy như giúp cho gia chủ được sung túc trong cuộc sống như tên gọi của cây.

Ở Việt Nam, cây me không những được trồng để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày mà cây me còn được tạo thành những tác phẩm bonsai trồng trong chậu dùng để trang trí trong sân vườn, quán cafe, nhà hàng, khu ngỉ dưỡng…

Trong giới nghệ thuật cây cảnh thì cây tùng là nhóm cây cảnh quý, cây được nhiều nghệ nhân tạo thành những tác phẩm cây bonsai nghệ thuật đẹp mắt, nâng giá trị cây cảnh lên một tầm cao mới.

Hoa giấy được nhiều người việt nam biết đến và dùng cây với mục đích là trang trí cho khu vườn hoặc làm nghệ thuật bonsai rất đẹp bởi nhiều màu sắc bắt mắt. Cây hoa giấy là loài thực vật dễ trồng và dễ chăm sóc nên giống cây này được trồng khá phổ biến từ công viên cho đến công sở, văn phòng, nhà hàng hay khách sạn,…

Cây sam hương được nhiều nghệ nhân lựa chọn để tạo dáng cây cảnh bonsai bởi đặc tính của thân cây và lá. Thân cây có thể tạo thành nhiều chi, nhánh. Lá của cây sam hương có thể thu nhỏ lại bằng cách cắt tỉa cho chúng.

Cây sanh hay còn gọi là si, xanh, già. Đây là giống cây được dùng phổ biến và dễ dàng chăm sóc, cây tăng trưởng nhanh và rất mạnh nên luôn cần cắt tỉa cành để đảm bảo dáng cây, thế cây theo phong cách của riêng mình. Thân và cành của cây sanh dẻo dai nên rất dễ uốn nắn thích hợp cho người mới bắt đầu chơi nghệ thuật bonsai này. Lá cây rậm, dày và đâm chồi nhiều vào mùa mưa. Cây sanh bonsai nếu được chăm sóc tốt, đầy dưỡng chất có thể cho quả vàng, chín đỏ.

Cây linh sam thường mọc ở các ven sông, vách núi của các tỉnh miền trung trở vào nam, với những đặc điểm dẻo dai, và yêu thích của nhiều người nên nó được các nghệ nhân Việt Nam lựa chọn để tạo dáng thành những cây cảnh bonsai rất đa dạng.

Cây kim quýt là cây dễ uốn và cắt tỉa tạo thế cổ điển và dùng làm bonsai rất đẹp. Có thể trồng ngoài vườn với những cây to. Đối với những cây kim quýt nhỏ có thể dùng làm nghệ thuật bonsai rất đẹp vì cây có đặc tính chậm lớn. cây kim quýt có thể tạo nhiều dáng và thế khác nhau có thể trồng làm tiểu cảnh, dùng bonsai ôm đá,…

Là cây bản địa của khu vực Đông á, cây tường vi thường ra hoa vào mùa hè, cây tường vi được trồng như một loại cây cảnh, cây có dáng nhỏ, cành nhánh thon mảnh, nhiều lá nhỏ, được dùng làm cây cảnh bonsai trong chậu có thể sử dụng gốc ghép giống hoa hồng trang trí.

Hướng dẫn cách tạo dáng cây bonsai dáng quái

Top 10 Cây Bonsai Dáng Quái Đẹp, Độc Và Lạ

post on 2019/02/22 by Admin

Top 10 cây bonsai dáng quái đẹp, độc và lạ

Cây bonsai tạo hình dáng quái mang hình ảnh thiên nhiên thu nhỏ lại vào chậu cây để thể hiện những mặt đối lập trong nhân sinh thế giới quan của con người. Do mang tính nổi trội, dị thường nên sự thể hiện hình ảnh của cây phải mang rõ những tính chất riêng của nó, tính chất đối lập thể hiện mặt trái của cuộc sống.

Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làm bonsai, họ đã bíến những loại cây tưởng chừng như đơn giản nhất thành những tác phẩm bonsai độc đáo rất ấn tượng. Có thể coi cây bonsai dáng quái là một cây phá cách mức độ cao cộng với các yếu tố kì lạ và phải hội tụ những yếu tố như là dáng cây bắt mắt, cổ kính, công phu tỉ mỉ,.. như vậy mới được xem là một tác phẩm độc lạ riêng biệt.

Tạo hình dáng quái cây bonsai không bắt buộc phải theo quy luật nhất đế, nhì thân, tam cành… mà cây có thể hai thân, hai gốc hoặc chỉ có gốc và chi… hay thiếu một vài phần thông thường của bonsai cổ điển đều không ảnh hưởng và có thể tạo thêm mức độ cảm giác mạnh mà thôi.

Cây bonsai tạo hình dáng quái không phải là cây bonsai bị lỗi, xác định tạo ra cây bonsai từ đầu rất khác xa với một cây bonsai bị lỗi do những kiến thức chưa đủ rộng về bonsai, cây bonsai bị lỗi với một cây bonsai được tạo hình dáng quái là hoàn toàn khác nhau.

Cây bonsai theo dáng quái phải có tính cổ kính, tính công phu và nghệ thuật cộng thêm tính ẩn dụ tượng hình, tượng ý cao kèm theo yếu tố phá cách nổi trội tác động mạnh người xem và có đầy đủ yếu tố thời gian về tạo hình.

Và cuối cùng cây bonsai tạo hình theo dáng quái này cũng không hẳn là một cây đẹp mà là cây mang tính hàm ý, tính biểu trưng diễn đạt ý nghĩa cao về những điều mà tác giả muốn thể hiện với những góc cạnh mới, góc nhìn riêng biệt, lạ lùng phá cách do đó cây mang hình dáng quái không hẳn phải là một cây đẹp.

Hướng dẫn cách làm một cây bonsai dáng quái đẹp lạ

Thời điểm uốn cây

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời gian thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Đối với những loại cây hay rụng lá sớm có khả năng chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Thời điểm thích hợp cho việc uốn cây bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cây. Những cây bonsai có nhựa nhiều như cây thông thì thời điểm thích hợp nhất là vào cuối hè.

Chọn dây uốn

Thông thường sẽ sử dụng dây đồng hoặc dây kẽm để uốn, dây chì thường dễ làm hơn và có thể tái sử dụng. Ngoài ra còn có thể dùng loại dây vải để quấn, khi quấn nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến cây, tuy nhiên nhược điểm khi quấn dây vải là dễ gây nấm mốc vào mùa mưa, ẩm ướt dễ gây ra ẩm mốc.

Chú ý là không nên dùng dây sắt theo thời gian sẽ dễ bị gỉ sét, đối với một số loại cây lá kim, dây sắt bị gỉ sét sẽ làm ảnh hưởng tới nhựa cây, gây độc và làm chết cây.

Cách chọn cây

Dáng tổng thể: Để tạo ra được một tác phẩm bonsai độc và đẹp cần có sự cân đối giữa các thành phần của cây tạo nên dáng tổng thể như thân cây, rễ cây và cành cây.

Thân cây: Thân cây đẹp là một thân cây có độ to từ gốc đến ngọn và thân cây là nét chính để tạo dáng cho một tác phẩm vì vậy hãy chọn những thân cây phù hợp với dáng nhìn sẽ bắt mắt hơn. Nếu thân cây có thêm các yếu tố như có thêm các nét sần sùi tạo nên tuổi tác của thân cây thì cây dùng làm bonsai sẽ có giá trị thẩm mĩ hơn.

Rễ cây: Đây được coi như là một yếu tố quan trọng tạo nên độ vững chắc và mạnh mẽ cho cây. Bộ rễ cây đẹp là bộ rễ chỉ lộ ra và lan toản trên mặt đất, không có những rễ trồng chéo nhau hay rmọc từ sau ra trước.

Cành cây: Cành cây tạo nên bộ tán của cây, thông thường cành trong cây bonsai được phân bố theo hình xoắn ốc, độ dài, độ to của cành gần với gốc to hơn cành trên ngọn. Nên cắt bỏ những cành mọc quá lớn hay cành mọc đâm chéo hoặc mọc cùng vị trí với cành chính trong cây.

Hơn nữa chậu cây cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định vẻ đẹp của cây, những chậu có hình dáng và kích thước phù hợp với cây sẽ góp phần làm tăng vẻ đẹp tổng thể của cây lên rất nhiều.

Kỹ thuật uốn cành và tạo dáng cho cây bonsai

Trước khi bắt tay vào việc uốn cành và tạo dáng bạn cần cắt bỏ bớt lá, cắt bỏ những cành mọc xấu không cần thiết gây khó trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song hay tỏa đều, trồng lên nhau, uốn về phía sau, cành đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vì chúng làm mất đi vẻ tổng thể cảnh quan của cây.

Dụng cụ cần chuẩn bị: Kéo cắt tỉa, dây đồng hoặc dây kẽm

Quấn thân cây: Cắt một sợ dây có chiều dài gấp 2 lần nhánh. Có thể dây lượn quanh thân một góc 45 độ đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cắm một đầu kẽm xuống đất, quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lấn nữa bạn nên quấn sát với sợi dây trước và đặc biệt không quấn trồng lên nhau.

Uốn cành: Người chơi nên sử dụng dây kẽm để uốn cành cây bonsai, uốn thân cây trước rồi sau đó đến uốn cành chính, tiếp theo là uốn những cành mọc quanh thân cây từ gốc lên đến ngọn, uốn cành lớn trước rồi sau đó uốn cành nhỏ sau cứ tiếp tục cho đến khi cành tạo được dáng theo mong muốn.

Để tạo cho cây bonsai một dáng theo ý của mình bạn cần quấn dây theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định. Khi quấn dây kẽm nên quấn với một mức độ vừa phải để dây kẽm ôm sát cây, và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây. Sau khi quấn xong chúng ta uốn cành một cách thật nhẹ nhàng để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây.

Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây sớm rụng lá trung bình là từ 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn là 1 năm.

Thời điểm thích hợp tháo gỡ dây uốn ra khỏi cây

Khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vỏ cây, đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối được định hình. Nếu tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục, khi gỡ dây nên gỡ từ ngọn trở về gốc ngược lại với quá trình quấn.

Một cây đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ uốn nắn, tạo hình, kết hợp giữa cây và chậu. Ba nhân tố chính cần để ý tới đó là: Rễ cây, Thân và Cành của cây.

Top 10 cây bonsai tạo hình dáng quái đẹp độc và lạ mắt

Cây dùng làm bonsai là một trong những nghệ thuật cây cảnh nổi tiếng và được rất nhiều người ưa chuộng. Cây cảnh bonsai xuất hiện đầu tiên ở phương đông. Nghệ thuận chơi cây bonsai có tính rộng rãi và ý nghĩa nhân văn cao quý.

Cây Duối dáng quái

Cây duối có thân và cành khúc khuỷu có lá nhiều và phiến lá thu gọn nên được trồng làm bonsai. Dáng cây duối rất đẹp và lạ. Có nét của dáng nhân văn nó lại có đôi chút dáng dấp của thế thác đổ. Đây là thế cây khó tạo, rất có giá trị trong cây nghệ thuật bonsai. Cây duối ùng làm nghệ thuật bonsai với dáng cây đẹp, vững vàng thường được dùng trang trí nhà ở nơi phòng khách, phòng đọc sách hay trang trí công ty và quán cafe…

Cây sung dáng quái

Cây sung bonsai thường cho những chùm trái đẹp mắt nên được các nghệ nhân lựa chọn và chăm sóc để tạo ra những cây cảnh bonsai đẹp lạ và thường được nhiều người yêu thích cây cảnh lựa chọn để làm cây trang trí. với những ý nghĩa phong thủy như giúp cho gia chủ được sung túc trong cuộc sống như tên gọi của cây.

Cây me dáng quái

Ở Việt Nam, cây me không những được trồng để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày mà cây me còn được tạo thành những tác phẩm bonsai trồng trong chậu dùng để trang trí trong sân vườn, quán cafe, nhà hàng, khu ngỉ dưỡng…

Cây tùng dáng quái

Trong giới nghệ thuật cây cảnh thì cây tùng là nhóm cây cảnh quý, cây được nhiều nghệ nhân tạo thành những tác phẩm cây bonsai nghệ thuật đẹp mắt, nâng giá trị cây cảnh lên một tầm cao mới.

Cây hoa giấy dáng quái

Hoa giấy được nhiều người việt nam biết đến và dùng cây với mục đích là trang trí cho khu vườn hoặc làm nghệ thuật bonsai rát đẹp bởi nhiều màu sắc bắt mắt. Cây hoa giấy là loài thực vật dễ trồng và dễ chăm sóc nên giống cây này được trồng khá phổ biến từ công viên cho đến công sở, văn phòng, nhà hàng hay khách sạn,…

Cây Sam hương dáng quái

Cây sam hương được nhiều nghệ nhân lựa chọn để tạo dáng cây cảnh bonsai bởi đặc tính của thân cây và lá. Thân cây có thể tạo thành nhiều chi, nhánh. Lá của cây sam hương có thể thu nhỏ lại bằng cách cắt tỉa cho chúng.

Cây Sanh dáng quái

Cây sanh hay còn gọi là si, xanh, gùa. Đây là giống cây được dùng phổ biến và dễ dàng chăm sóc, cây tăng trưởng nhanh và rất mạnh nên luôn cần cắt tỉa cành để đảm bảo dáng cây, thế cây theo phong cách của riêng mình. Thân và cành của cây sanh dẻo dai nên rất dễ uốn nắn thích hợp cho người mới bắt đầu chơi nghệ thuật bonsai này. Lá cây rậm, dày và đâm chồi nhiều vào mùa mưa. Cây sanh bonsai nếu được chăm sóc tốt, đầy dưỡng chất có thể cho quả vàng, chín đỏ.

Cây linh sam dáng quái

Cây linh sam thường mọc ở các ven sông, vách núi của các tỉnh miền trung trở vào nam, với những đặc điểm dẻo dai, và yêu thích của nhiều người nên nó được các nghệ nhân Việt Nam lựa chọn để tạo dáng thành những cây cảnh bonsai rất đa dạng.

Cây kim quýt dáng quái

Cây kim quýt là cây dễ uốn và cắt tỉa tạo thế cổ điển và dùng làm bonsai rất đẹp. Có thể trồng ngoài vườn với những cây to. Đối với những cây kim quýt nhỏ có thể dùng làm nghệ thuật bonsai rất đẹp vì cây có đặc tính chậm lớn. cây kim quýt cóc thể tạo nhiều dáng và thế khác nhau có thể trồng làm tiểu cảnh, dùng bonsai ôm đá,…

Cây tường vi dáng quái

Là cây bản dịa của khu vực Đông á, cây tường vi thường ra hoa vào mùa hè, cây tường vi được trồng như một loại cây cảnh, cây có dáng nhỏ, cành nhánh thon mảnh, nhiều lá nhỏ, được dùng làm cây cảnh bonsai trong chậu có thể sử dụng gốc ghép giống hoa hồng trang trí.

Những Cây Cảnh Độc, Lạ Có Giá Hàng Trăm Triệu Đồng

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020, thị trường cây cảnh vì thế cũng nhộn nhịp người mua người bán. Năm nay, ngoài những loại hoa, cây cảnh quen thuộc thị trường đã xuất hiện những cây bonsai độc, lạ đạt giải cao tại Hội Hoa Xuân Canh Tý hay những tác phẩm nghệ thuật của các loại cây như: lộc vừng, cây duối có tuổi đời hơn trăm năm, giá bán hàng trăm triệu đồng.

Cùng phóng viên báo Khánh Hòa chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo và kỳ lạ được trưng bày tại Hội Hoa Xuân và trên các tuyến đường tại TP. Nha Trang.

Một cây bưởi Diễn đẹp mắt tại chùa Long Sơn. Tùng la hán được trồng trên gỗ lũa cây Sao có chiều dài 6,5m, cao gần 2m giá bán 900 triệu đồng.

Cây Xanh Vương đạt giải bạc Festival hoa Đà Lạt vừa qua, cây có tuổi đời 80 năm, giá bán 180 triệu đồng.

Tác phầm Cầu vòng khuyết có giá bán 100 triệu đồng.

Cây đại thụ lộc vừng có tuổi đời hơn 100 năm được bày bán tại đường Pasteur giá 450 triệu đồng.

Cây duối có tuổi đời hàng trăm năm được trưng bày tại Hội hoa Xuân Canh Tý có giá bán 130 triệu đồng.

Một tác phẩm có giá bán 350 triệu đồng.

Tác phẩm đạt giải nhất cuộc thi tại Hội hoa Xuân Canh Tý.

Tác phẩm đoạt giải khuyến khích tại Hội hoa Xuân Canh Tý.

Mã Phương