Top 15 # Xem Nhiều Nhất Xem Cây Cảnh Bonsai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Khái Niệm Về Cây Cảnh, Bonsai

1. Khái quát chung về cây cảnh, cây cảnh nghệ thuật

1.1. Cây cảnh, cây dáng thế, cây bonsai

– Cây cảnh là gì?: Cây cảnh là những cây trồng để trang trí, thưởng thức vẻ đẹp của hoa, lá, dáng…

– Cây dáng thế là gì?: Cây dáng thế là cây cảnh nghệ thuật với sự tác động của con người tạo thành tác phẩm thể hiện ý nghĩa văn hoá phù hợp với thời đại.

– Cây Bonsai là gì?: Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt.

– Ý nghĩa cây Bonsai: Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vừa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định.

– Khái niệm, quan niệm về cây Bonsai: Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.

Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem Bonsai như là một trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tưởng, triết học, tôn giáo, thì người khác lại xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi.

Bonsai là từ của tiếng Nhật: 盆栽; nghĩa Hán – Việt: là “bồn tài”, nghĩa là “cây con trồng trong chậu” là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh, hoặc có thể hiểu:

+ Bon: cái khay, cái chậu.

+ Sai: cây, trồng cây.

Bonsai (盆栽) có nghĩa là cây con trồng trong chậu

1.2. Triết lý – tinh thần của cây cảnh, cây dáng thế

Cây cảnh, hoa cảnh không chỉ thuần tuý là bức tranh phác thảo thiên nhiên, mà là sự kết hợp tài tình giữa thiên nhiên và nghệ thuật. Tính triết lý của cây cảnh nghệ thuật có thể là:

– Hoà hợp với thiên nhiên, thiên nhiên là bà mẹ nuôi dưỡng chúng ta chứ thiên nhiên không phải là kho vô tận của con người.

Cây cảnh (bonsai) giúp con người hoà hợp với thiên nhiên

– Con người là một phần trong thiên nhiên, sống hài hoà với thiên nhiên chứ con người không phải là trung tâm của vũ trụ.

– Khi làm và chơi cây dáng thế nghĩa là rèn luyện đức tính khiêm nhường, giản dị, kiên nhẫn tin tưởng vào cuộc sống vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hiện tại.

Cây dáng thế, Bonsai là kết quả của một quá trình lao động chuyên môn và nghệ thuật vất vả từ cắt tỉa, uốn nắn, chăm sóc với các nguyên tắc tạo hình, thẩm mỹ phù hợp để tạo nên một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao.

Cây dáng thế Bonsai với nghệ thuật thể hiện ở mức đơn giản vừa đủ song rất tinh tế, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định.

Việc tạo cho cây nhỏ, lùn lại không phải là bỏ đói hành hạ cây, mà chúng ta có biện pháp kỹ thuật tạo cho cây dáng vẻ cổ thụ với sức sống khoẻ mạnh thể hiện sự từng trải phong sương của cây.

Bonsai là kỹ thuật tạo cho cây dáng vẻ cổ thụ với sức sống khoẻ mạnh

Thiên nhiên liên tục vận động biến đổi và tiến hoá hoàn thiện, nghệ thuật cây cảnh Bonsai luôn hướng tới sự sáng tạo hoàn thiện. Sự sâu xa nhất của nghệ thuật cây cảnh “Con người chỉ có thể góp phần hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể tạo ra thiên nhiên”.

2. Phân loại cây cảnh, bon sai

Hiện nay ở Thế giới và Việt Nam có nhiều cách phân loại cây dáng thế.

Tuỳ theo từng mục đích có cách phân loại khác nhau:

2.1. Phân loại cây cảnh dựa vào tình trạng của cây

– Cây nguyên liệu: Hay còn gọi là cây phôi là cây chưa được uốn tỉa

– Cây sơ chế: Mới uốn tỉa sơ bộ

– Cây thành phẩm: Là cây đã định hình có thể trưng bày

2.2. Phân loại bonsai Dựa vào trọng lượng hay kích cỡ

– Bonsai 1 tay: Loại bonsai mini

– Bonsai 2 tay: Dễ di chuyển, cao 15 – 70cm thịnh hành nhất

– Bonsai 4 tay: Hai người khiêng, còn gọi là bonsai sân vườn, cao 70 – 180 cm. Ở Việt Nam rất thịnh hành loại Bonsai này.

2.3. Phân loại cây cảnh, bon sai dựa vào dáng thế của cây

Để phân loại dáng thế, trước hết chúng ta cùng nhau phân biệt và làm rõ dáng, thế là gì ?

Các kiểu dáng, thế cây cảnh

– Dáng cây: là phương của cây (chiều dọc của thân cây) so với mặt phẳng nằm ngang hay so với mặt chậu.

VD: Dáng thẳng, dáng nghiêng…

– Thế/kiểu: Thế cây là nghệ thuật biểu đạt sự ẩn dụ ý nghĩa, tinh thần, tư tưởng truyền thống văn hoá và được thể hiện qua một tên nào đó hay thế mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào tác phẩm.

VD: Thế nhân văn, thế ngũ phúc…

Mời các bạn đón đọc tiếp bài viết: Các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật, bonsai

Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh – Bộ NN&PT NT

Giới thiệu một số cây cảnh (bonsai) phổ biến tại Việt Nam, đặc điểm cơ bản về ngoại hình một số loại cây cảnh. Một số chú ý khi chăm sóc và tạo dáng cho từng loại cây cụ thể…

Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống của một số cây hoa, cây cảnh. Các bước trong nhân giống bằng hạt đối với một số loại cây cảnh (sanh, si, lộc vừng…) đúng kỹ thuật và phù hợp với điều kiện sản xuất…

Hướng dẫn lựa chọn cây phôi phù hợp để tạo cây dáng thế, đánh chuyển, chuẩn bị đất vườn trồng cây phôi cảnh, trồng và chăm sóc cây cảnh sau khi thu thập…

Phân loại cây dáng thế, cách nhận biết các dáng cơ bản của cây cảnh (Trực, xiêu, hoành, huyền), tìm hiểu cách đặt tên cho các thế cây cảnh nghệ thuật, bonsai…

Dây nhôm quấn cây cảnh có kích cỡ từ 1mm, 1,5mm, 2mm, 2,5mm, 3mm, 3,5mm, 4mm đủ để chơi cây từ lớn đến những dòng bonsai mini và siêu mini. Dây uốn cây có độ mềm dẻo dễ uốn…

Chọn Đất “Trồng Cây Cảnh Bonsai”

Những điều cơ bản Đất trồng thường là một vấn đề lớn đối với những nhà yêu thích trồng bonsai. Mặc dù bạn có thể mua đất trồng từ những nhà vườn, nhưng giá cả để mua chúng thì khá đắt đỏ. Chính vì thế mà bạn nên tự tạo ra đất trồng theo cách của riêng bạn. Để tạo ra một loại đất trồng tốt cho cây bonsai, bạn cần tuân thủ theo nhiều điều cần thiết. Nếu áp dụng tốt những điều ấy thì bạn sẽ đạt được một kết quả tốt và chúng tôi chắc rằng đó chính là thành quả thực sự do chính bạn gặt hái được. Đối với bản thân của từng chuyên gia thì họ sử dụng những kiến thức của chính họ để chọn ra những loại đất thật sự phù hợp với từng cây bonsai riêng biệt.

Thông thường một chậu bonsai chỉ cần một ít đất để sống và phát triển. Nhưng một chút đất này rất quan trọng vì nó cung cấp nước, không khí và những chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cho cây. Tuy nhiên, không phải chỉ vì lí do này mà ta mới trồng bonsai với loại đất phù hợp, mà bởi vì sức khỏe và sự phát triển của cây thực sự phụ thuộc hoàn toàn vào loại đất ta đem trông cho cây.

Cách chọn đất Để đạt được kết quả tốt nhất, ta cần phải chọn được một loại đất mà nhất thiết phải hội tụ đầy đủ nước, chất dinh dưỡng và muối khoáng. Nếu như ta thêm vào đất thành phần các chất hữu cơ đã được chế biến thì khả năng trữ nước và các chất dinh dưỡng trong một diện rộng sẽ rất tốt. Cũng vì thế mà đất luôn là mối quan tâm hàng đầu của những nhà nghệ thuật trồng và tạo dáng bonsai khi họ muốn tạo ra một cây bonsai đầy sức quyến rũ.

Cần tạo hệ thống thoát nước Vấn đề tiếp theo mà chúng ta cần chú ý đó chính là hệ thống thoát nước. Nước thì cần thiết để cây tồn tại, nhưng ta cũng cần tưới nước cho cây với thời lượng phù hợp, vừa phải. Nếu tưới nước quá nhiều sẽ làm cho rể cây bị úng, điều đó đồng nghĩa với việc là bao nhiêu nỗ lực và cố gắng của chúng ta sẽ trở thành một con số không to tướng, nghĩa là chúng ta thất bại. Chính vì thế mà việc thoát nước cần được làm một cách bài bản và kỹ lưỡng, bằng cách ta trộn đất với những viên đá nhỏ, vì những viên đá này có thể tạo những khoảng không để lượng nước dư thừa có thể thoát ra một cách dễ dàng qua những lỗ nhỏ được khoét sẵn ở dưới đáy mỗi chậu. Mặt khác, ngoài khả năng giúp cây thoát nước, hệ thống thoát nước còn giúp cây hấp thụ tốt hỗn hợp không khí trong môi trường. Và điều quan trọng chính là cây bonsai của chúng ta có được những yếu tố phù hợp cho sự phát triển của mình.

Những điều cần lưu ý khác Như được biết, tất cả các loài bonsai cần được trồng trong loại đất mà nó có thể giữ nước và cũng trong loại đất đó lượng nước dư thừa có thể thoát ra. Đây quả là một điều trái ngược. Ví dụ cây thông và cây bách xù là những loại cây không cần nhiều nước, điều đó cho ta biết một cách gián tiếp rằng chúng cần một loại đất mà khả năng giữ nước không đòi hỏi phải tốt lắm. Còn đối với những loại cây trồng nhỏ và cây ăn quả thì ngược lại, chúng cần rất nhiều nước và qua đó ta có thể biết rằng ta sẽ phải trồng chúng trong loại đất có khả năng giữ nước cao. Bên cạnh đó, ta cũng không thể quên những hòn đá nhỏ dùng để thoát nước, vì nếu giữ nước không thôi thì rể cây sẽ bị úng và chết.

Hữu cơ hay vô cơ? Có hai loại đất trồng: vô cơ và hữu cơ. Bất cứ loại đất nào thì ta vẫn phải đảm bảo rằng chúng có khả năng thoát nước và giữ nước. Việc tạo ra đất hữu cơ cũng khá dễ dàng, chúng ta chỉ việc lấy những thành phần tự nhiên có sẵn trong vườn hoặc từ những nguồn khác đem trộn lại và tạo ra đất hữu cơ. Còn đối với đất vô cơ thì ngược lại, ta mất nhiều thời gian và công sức để tạo nó. Một điều đáng chú ý là dung nham núi lửa và đất sét nung thì rất cần thiết trong việc tạo ra một loại đất mới.

Cách hoàn hảo nhất Để có được một cây bonsai lý tưởng, ta cần sử dụng một loại đất chứa 50% sỏi và 50% mùn. Hai thành phần này được trộn lẫn sao cho phù hợp với từng loại cây. Chất hữu cơ được lấy từ lá cây và được đem trộn lẫn với vỏ cây, đôi lúc ta cũng gặp một số vấn đề xoay quanh phần chất hữu cơ. Chúng có vai trò trữ nước rất lớn và đẩy nước xuống phía dưới. Còn với đất vô cơ thì chúng trữ một lượng nước nhất định và làm cân bằng lượng nước thừa ở đáy chậu. Cuối cùng chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một loại đất sét trắng ở Nhật Bản có tên Akadama – nó rất tốt và thường được chuyên dùng cho việc trồng bonsai, nhưng chúng ta phải mua chúng từ các nhà vườn.

Cách Trồng Cây Me Bonsai – Cây Cảnh Bonsai Long An Xin Chào Các Bạn ! Chia Sẽ Những Cây Cảnh Bonsai Đẹp Tại Long An

Nguồn gốc cây me Bonsai.

Cây me Bonsai có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới vừa cho sai quả vừa che mát. Ở Việt Nam, me Bonsai được trồng trong chậu với hình dáng rất đẹp. Cây mọc theo dáng cong và rất khỏe, vừa làm cảnh vừa cho quả để ăn.

Loại cây này được sử dụng để trang trí trong sân vườn, nhà hàng, quán café hay khu nghỉ dưỡng,… Cây mọc với đường kính khoảng 12m và đường kính khoảng 30m. Thông thường, lá me dài 15cm, bông me có đường kính 2,5cm mọc trên các chùm hoa dài 20cm.

Chuẩn bị giống me:

Me Bonsai được tròng bằng hạt hoặc cây ghép. Tuy nhiên, thường trồng bằng hạt sẽ rất lâu cho quả và dễ bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, mọi người sẽ trồng bằng cách mua cây ghép tại các cửa hàng bán cây giống.

Bạn hãy chọn cây giống có khả năng phát triển tươi tốt, tỷ lệ đậu trái cao, không bị nhiễm sâu bệnh, rõ nguồn gốc xuất xứ. Tốt nhất, bạn hãy chọn mua từ những cửa hàng uy tín để đảm bảo về chất lượng của cây trồng.

Dụng cụ trồng:

Bạn sẽ trồng cây me bonsai trong chậu, thùng xốp lớn, bao xi măng. Các dụng cụ trồng cần được đục lỗ để thoát nước tốt.

Đất trồng:

Cây me bonsai có thể trồng ở nhiều loại đất. Tuy nhiên, đất giàu mùn, dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Do đó, bạn có thể mua đất bán sẵn tại các cửa hàng cây giống. Hoặc bạn có thể tự trộn các loại phân gà, phân bò hoại mục, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ,… Bạn hãy bón lót vôi và phơi ải trong 7 – 10 ngày trước khi trồng để giúp xử lý hết các mầm bệnh có trong đất.

Kỹ thuật trồng Cây me bonsai cho sai quả

Đầu tiên, khi mua cây giống về, bạn hãy xé bỏ hết các bao nilon đi và tiến hành đặt cây con vào trong chật, sau đó nén chặt đất. Để giúp giữ cây cố định, bạn hãy dùng cọc cắm giữ cây con và che nắng.

Khi vào mùa xuân, cách 2 – 3 năm, bạn sẽ tiến hành thay chậu cho cây với 70% đất cùng 30% cát to hay vật liệu tương đương. Trọng quá trình trồng, bạn cần theo dõi cây thường xuyên để phòng ngừa sâu bệnh hình thành.

Chăm sóc cây me bonsai

Xén tỉa và giằng dây cho cây:

Bạn hãy tiến hành xén tủa các rễ bao quanh chậu và ở các lỗ thoát nước. Với những cành không cần thiết, cành yếu thì bạn hãy cắt bỏ. Đồng thời, bạn cần tỉa xén vào cuối mùa hè và giằng dây cuối mùa xuân đến mùa hè.

Bón phân cho cây:

Bạn cần bón phân theo định kỳ để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển. Lưu ý, không được bón phân ít nhất ba tháng sau khi thay chậu. Mỗi tháng sẽ bón 1 lần từ mùa xuân sang mùa thu.

Vị trí đặt chậu:

Bạn có thể đặt cây me bonsai trong nhà, ngoài sân hay trong nhà kính. Vị trí đặt cần phải sáng, thoáng mát. Khi thời tiết vào hè, bạn hãy mang cây phơi dưới ánh sáng mặt trời. Sau những lầnn tưới nước cần phải để cho đất khô ráo. Nếu được chăm sóc tốt và đúng cáhc, sau 3 – 4 năm, cây sẽ bắt đầu cho quả.

Hướng dẫn cách trồng cây me bonsai đúng cách, sai quả và đẹp. Những lưu ý bạn cần phải biết khi trồng và chăm sóc cây me bonsai.

Dây Nhôm Đen Uốn Cây Cảnh Bonsai

Chi tiết sản phẩm

Dây nhôm quấn cây cảnh đen chuyên dùng uốn cây bonsai – cây cảnh. Dây uốn cây có độ mềm dẻo dễ uốn do được sản xuất từ nhôm nguyên chất lên đến 99,7%. Bề mặt của dây được xử lý bằng phương pháp oxy hóa nhôm ở nhiệt độ cao giúp cho nhôm có độ sáng bóng giúp hạn chế bức xạ nhiệt làm tổn hại da cây. Sản phẩm

Dây nhôm quấn cây cảnh có kích cỡ từ 1,5mm – 2mm – 2,5mm – 3mm – 3,5mm – 4mm – 5mm – 6mm – 7mm – 8mm đủ để chơi cây từ lớn đến những dòng bonsai mini và siêu mini đang được phân phối tại hệ thống chúng tôi

Dây nhôm vật tư không thể thiếu của người chơi cây cảnh để tạo ra những tác phẩm đẹp

Với nhiều kích thước 1,5mm – 2mm – 2,5mm – 3mm – 3,5mm – 4mm – 5mm – 6mm – 7mm – 8mm anh chị có thể uống từ đầu đến chân cây ngon lành

ƯU ĐIỂM DÂY UỐN CÂY ĐEN

– Mềm, dẻo, dễ uốn dễ dàng bẻ gọn lại để luồn vào những khu vực nhiều cành nhánh rồi trả lại một cách đơn giản.– Độ bền màu cao, bóng đẹp giúp phản xạ ánh sáng tốt.– Không bị bong tróc dưới thời tiết khắc nghiệt và có nhiều thay đổi như ở Việt Nam– Màu đen khi uốn lên cây tạo cho người xem cảm giác già cỗi chắc chắn.– Có thể tái sử dụng nhiều lần.

NGUYÊN TẮC QUẤN DÂY

– Nên quấn dây theo 1 góc 45 độ so với chi cần quấn.– Đối với cành nhỏ, luôn dùng tay tỳ lên dây chứ không tỳ lên cành để tránh dập cành.– Sau khi quấn dây xong hãy làm một cái “khóa” ở đầu tránh cho khỏi tuột khi bị gió.– Thông thường, bạn cần dây có đường kính bằng 1/3 đường kính cành và độ dài gấp 1,5 lần cành cần uốn.– Luôn bắt đầu quấn dây từ chi to nhất rồi mới tới chi nhỏ hơn.

Cách quấn dây chắc chắn nhất và tiết kiệm dây quấn nhất là quấn dây 2 cành gần nhau như sau. Bạn lưu ý tới chiều quấn dây sao cho khi uốn thì dây siết chặt vào cành.

Nếu chỉ có một cành duy nhất để cuốn thì cần cố định chắc chắn 1 đầu.

Nếu uốn cành theo hướng khác mà tại điểm uốn có cành phụ thì ta có thể vòng ngược dây như sau.

Một số lỗi hay gặp khi quấn dây.

LƯU Ý KHI QUẤN ĐÂY CHO CÂY

Thời điểm thích hợp nhất để quấn dây là khi cây đang phát triển mạnh và thành thục. Đó là lúc đợt lá non bắt đầu chuyển sang màu xanh đậm, thông thường ở miền Bắc là đầu hè và giữa thu. Trong giai đoạn này chi cành đã tương đối cứng cứng cáp, nếu có bị dập thì cũng nhanh chóng lành lặn. Bên cạnh đó, ta không nên quấn dây khi trời mưa. Lý do là cây đang tích nước nhiều trong thân dễ bị dập, nứt khi uốn. Bạn cũng có thể cắt nước vài ngày cho cây héo bớt đi uốn sẽ dễ, nhưng đây là việc làm nguy hiểm, cần phải tùy vào tình hình thời tiết và loại cây cụ thể mới có thể quyết định được.

Để cây được tự nhiên thì bạn cứ việc uốn theo cảm ứng của bạn lúc làm. Tuy nhiên nên uốn theo hình lò xo, nhìn cành sẽ có chiều sâu và tự nhiên. Tuyệt đối không uốn theo một mặt phẳng 2 chiều. Từ hình lò xo cơ bản, bạn hãy sáng tạo thêm ra: co tam giác, co vuông, co nhỏ bên trong co lớn v.v

Tháo dây khi dây khi dây bắt đầu hơn ăn 1/3 đường kính dây vào vỏ cây. Đó là lúc thích hợp nhất bởi chi cành đã tương đối định hình. Đừng tháo dây quá muộn sẽ để lại những lằn rất xấu và khó khắc phục. Khi gỡ dây có thể dùng kìm hoặc máy cắt dây ra 1 cách nhẹ nhàng, tuyệt đối tránh tác động đến vỏ cây. Gỡ từ ngọn trở về gốc ngược lại với quá trình quấn dây.

Nguồn: bonsaininhbinh

SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

– Không được dùng làm dây dẫn điện– Để xa tầm tay của trẻ em

QUY TRÌNH ĐẶT HÀNG VÀ GỬI HÀNG

Bước 1: Đặt hàng online hoặc nhắn tin trực tiếp vào số Hotline (hoặc Zalo, Facebook) các nội dung : Họ Tên + Địa Chỉ + Tên hoặc Mã Sản Phẩm

(Các số Hotline của công ty: 0888.542.612 – 0908.730.430 – 0907.565.612 )

Bước 2: Nhân viên sẽ liên hệ lại để báo phí vận chuyển, tổng tiền và tư vấn thêm về sản phẩm cũng như cách đặt hàng

Bước 3: Công ty giao hàng đến qua hình dịch vụ shiper nội thành