Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xem Cách Trồng Rau Muống Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Rau Muống Mầm

Cách trồng Rau muống mầm

Rau muống mầm hay mầm rau muống là loại rau mầm rất phổ biến trong giới trồng rau sạch ở Hà Nội. Cách trồng rau mầm rau muống cũng khá đơn giản, cho thu hoạch nhanh và đều, năng xuất có thể tương đường với Cách trồng rau cải mầm vì thể nến rất được chị em ưa chuộng.

Cách trồng rau muống mầm 

Nguyên liệu để trồng rau mầm rau muống

Các nguyên liệu cần có khá giống trong bài viết trước của tôi. các bạn có thể tham khảo tại: Cách trồng rau mầm Khi nguyên liệu đã đầy đủ thì chúng ta tiến hành trồng rau muống mầm

Bước 1: Ngâm hạtHạt giống rau muống mầm đem về ta sẽ ngâm trong nước sạch 50*C ( 2 sôi, 3 lạnh đó ạ) từ 3-5 tiếng, vớt bỏ hết những hạt thối, hạt lép ra là ok

Bước 3: Ủ mầmHạt mầm rau muống ta rải đều lên mặt giấy lót, tưới thêm một lần nữa cho đẫm, sau đó phủ một lớp bìa cát tông lên trên để che ánh sánh. Thời gian để mầm rau muống lên là khoảng 12-36 tiếng, khá là chênh lệch, cho nên trong cách trồng rau muống mầm này ta cần lưu tâm hơn 1 chút trong quá trình ủ mầm. Sau mỗi ngày cần phải kiểm tra xem có thiếu nước không, nếu khô quá cần phải bổ xung ngay. Khi rau mầm rau muống đã lên đều thì mới bỏ bìa cát tông đi.

Bước 4: Chăm sóc và thu hoạchMầm rau muống cần khoảng 6-7 ngày để phát triển tới tầm, hơi lâu hơn so với các loại rau mầm khác. Mỗi ngày cũng cần tưới nước phun sương đều đặn, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, tránh mưa và gió lùa có thể làm chết cây.Trước 1 ngày thu hoạch nên tưới ít nước đi để mầm rau muống co đọng chất dinh dưỡng. Ta có thể cắt hoặc nhổ cả rễ, với cách trồng rau mầm rau muống này thì có thể ăn cả gốc nếu muốn. Tôi thì rất ít khi cắt bỏ gốc của các loại rau mầm đâu, vì chúng vốn bổ dưỡng mà

Hạt Giống Rau Muống – Cách Trồng Rau Muống Đơn Giản Tại Nhà

Rau muống là loại rau phổ biến quen thuộc với các gia đình Việt. Rau muống chế biến được nhiều món ăn ngon như nấu canh, luộc hay xào tỏi. Ngoài ra, đây cũng là loại rau có hàm lượng dưỡng chất dồi dào tốt cho sức khỏe và có hương vị dễ ăn. Vậy trồng rau với hạt giống rau muống như thế nào? Bài viết này sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

1. Hạt giống rau muống nước lá to là gì?

Rau muống nước lá to là loại rau rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Lá rau muống này thường có độ dài và to hơn loại rau muống thường. Mặt lá nhẵn và mịn dài khoảng 3-6mm tùy thời điểm thu hoạch. Hạt giống rau muống nước có thể trồng được cả dưới nước và trên cạn cho năng suất tương đối cao. Thời điểm gieo hạt rau muống tốt nhất là từ tháng 2 đến khoảng tháng 8.

Rau muống nước được trồng phổ biến với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào bao gồm khoáng chất, vitamin C, B1, Protein,… cần thiết cho sức khỏe con người. Ngoài ra, trong Đông Y rau muống còn là loại thực phẩm tuyệt vời để thanh nhiệt giải độc cũng như kích thích hệ tiêu hóa.

Chất sắt trong rau muống đặc biệt dễ hấp thụ cho người bị thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ có thai. Rau có nhiều chất xơ và protein giảm những bệnh lý mãn tính. Tuy nhiên, hiện nay vấn nạn rau phun thuốc kích thích mọc nhanh nhiều và được cảnh báo về những nguy hại cho sức khỏe. Điều này khiến chị em nội trợ muốn hạn chế tối đa mua rau từ các nguồn không đảm bảo. Thay vào đó, nhiều gia đình đã quyết định chọn mua hạt giống rau muống và trồng rau ngay tại nhà.

2. Cách ủ hạt giống rau muống và ươm cây con

Cách ủ hạt giống rau muống là một trong những bước ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mọc và chất lượng rau trồng.

Nếu bạn trồng rau trên ban công nên chuẩn bị sẵn thùng xốp, xô chậu, đất dinh dưỡng, hạt giống rau muống và bình xịt. Sau Khi chuẩn bị xong, chúng ta tiến hành theo từng bước sau đây:

Cách ủ hạt giống rau muống

: ngâm hạt giống rau muống trong nước ấm khoảng 40 độ C trong 3-6 giờ. Sau đó, vớt hạt giống ra và rửa lại bằng nước sạch trước khi ủ vào khăn ẩm 30 độ C trong 6-8 tiếng. Hết thời gian ủ, bạn thấy hạt giống nứt ra thì để ráo và chuẩn bị đem gieo.

Chuẩn bị dụng cụ gieo: Thùng xốp cần đục vài lỗ nhỏ phía hai bên gần đáy để nước thoát ra ngoài. Tránh đục lỗ to vì

hạt giống rau muống lá to

là giống ưa nước. Kê thùng cách mặt đất ít nhất 5cm.

Gieo

hạt giống rau muống

: Cho đất dinh dưỡng vào thùng xốp và tưới nước trộn cho đến khi đất ẩm thì san phẳng. Dùng xẻng nhỏ kẻ đường thẳng vào đất có độ sâu khoảng 0,5cm và rắc hạt giống lên. Rắc đều tay, tránh rắc quá dày và nên có khoảng cách vừa phải. Tiếp theo, lớp đất mỏng lên và dùng bình xịt tưới phun lên mặt đất tạo độ ẩm.

Trong quá trình hạt giống rau muống nảy mầm thành cây non bạn nên để thùng rau ở chỗ mát, che đậy trên bằng rơm hoặc cỏ khô trong một tuần. Trong thời gian này, bạn nên xịt nước cho thùng rau 2 lần mỗi ngày. Từ tuần thứ 2, nếu thấy hạt nhú lên bạn cần mang ra chỗ nắng nhẹ cho cây nhanh phát triển. Khi cây cao tầm 3-4cm tiến hành vun gốc để giúp cây con bám đất tốt hơn.

3. Chăm sóc rau muống mang lại hiệu suất cao

Khi hạt giống rau muống đã mọc thành cây con có khoảng 4-5 lá to, bạn có thể tỉa bớt những cây con khác để đảm bảo mật độ cây vừa phải cho rau phát triển. Bạn chú ý tỉa sao để khoảng cách giữa các hàng rau và các cây rau cách nhau khoảng 15cm.

Như đã nói ở trên, hạt giống rau muống nước là loại rau dễ sống và nhanh mọc. Rau ưa nước, ít sâu bệnh nên không đòi hỏi quá nhiều thời gian chăm sóc của người trồng. Bạn chỉ cần bớt chút thời gian tưới nước cho cây 1-2 lần mỗi ngày, đặc biệt mùa khô và nắng nóng cây sẽ cần lượng nước nhiều hơn. Vào mùa mưa, để giảm tình trạng rau bị dập nát do ngập úng và gió rét bạn nên che phủ cho rau.

Để rau phát triển tốt hơn, bạn có thể bón thêm phân nhưng không cần quá thường xuyên. Phân đạm và lân là hai loại phân cần thiết giúp rau phát triển nhanh, lá to và non nhất.

Rau muống rất nhanh được thu hoạch. Bạn chỉ cần khoảng 4-6 tuần kể từ khi gieo hạt giống rau muống. Sau mỗi đợt thu hoạch, bạn nên bón thêm phân cho rau và khoảng 25 ngày sau có thể tiến hành thu hoạch lần hai. Khi thu hoạch, bạn dùng dao cắt cách gốc khoảng 4-5cm để cây tiếp tục nhú mầm mới.

4. Dùng rau muống lá to như thế nào đảm bảo sức khỏe

Không sử dụng rau muống cùng sữa và các chế phẩm từ sữa như bơ, sữa chua, phô mai. Sự kết hợp này làm cản trở quá trình hấp thu canxi.

Trước khi dùng rau nên nhặt và ngâm vào nước muối pha loãng, rửa từng cọng để loại bỏ hết bụi bẩn.

Người bị mắc các chứng bệnh về khớp và huyết áp cao nên hạn chế ăn rau muống.

Dùng rau muống vừa đủ, mỗi ngày một bữa và tránh ăn rau muống trong nhiều ngày liên tiếp.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

CS3: Số 354, Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Cách Gieo Hạt Rau Muống, Tự Trồng Rau Muống Bằng Hạt Tại Nhà

Cây rau muống là cây rất phổ biến ở nước ta. Rau muống có thể dùng làm thực phẩm để làm nhiều món ăn và có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Cây rau muống có thể trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cách dâm cành. Nếu trồng bằng cách dâm cành, các bạn chỉ cần chọn các cây già vùi xuống đất trồng như bình thường là được. Còn nếu trồng bằng hạt rau muống thì các bạn có thể gieo hạt và 25 – 30 ngày sau có thể thu hoạch rau muống. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn về cách gieo hạt rau muống để các bạn biết cách trồng rau muống tại nhà bằng hạt đơn giản, tiện lợi.

Hạt giống rau muống

Hạt giống rau muốn có màu hung hoặc màu đen tùy loại. Hạt nhìn hơi dài và không có hình dáng cụ thể. Các bạn có thể hiểu quả rau muống có dạng nang tròn (hình tròn nhưng không tròn vo) bên trong chưa 4 hạt hoặc nhiều hơn. Các hạt này ghép lại với nhau sẽ tạo thành hình quả rau muống. Vì thế, hình dạng của hạt rau muống không giống nhau.

Hạt rau muống hiện được bán rất nhiều trên thị trường. Nếu các bạn mua theo cân (kg) thì khá rẻ chỉ khoảng 60 – 100 ngàn nhưng nếu mua theo gói nhỏ cũng không đắt. Nhiều shop bán hạt rau muống lẻ chỉ khoảng 5 – 10 ngàn đồng là được một gói khoảng 50 – 100 hạt. Các bạn sau khi mua hạt rau muống về hãy làm theo hướng dẫn gieo hạt trên bao bì để đảm bảo tỉ lệ hạt nẩy mầm được tốt nhất.

Cách gieo hạt rau muống

Hạt rau muống rất dễ trồng và dễ gieo. Bạn có thể dùng hạt rau muống mới mua về gieo trực tiếp xuống đất sau đó tưới nước ngày 2 – 3 lần là hạt có thể nảy mầm. Cách này đơn giản dễ làm nhưng tỉ lệ nảy mầm thường chỉ đạt được khoảng 60%. Nếu muốn tỉ lệ nảy mầm cao hơn đạt 80 – 90% thì bạn cần ngâm và ủ hạt rau muống trước khi gieo. Cách làm cũng rất đơn giản:

Cách ngâm hạt giống rau muống

Ngâm hạt rau muống rất dễ, bạn hãy lấy một cái bát nhỏ, cho 2 phần nước sôi 3 phần nước lạnh rồi cho hạt rau muống vào ngâm. Khi ngâm nhớ dùng đĩa nắp nhựa đậy bát nước vào để nước không bị nguội đi nhanh chóng. Thời gian ngâm khoảng 4 tiếng thì vớt hạt rau muống ra.

Cách ủ hạt giống rau muống

Sau khi ngâm xong, các bạn cần ủ hạt rau muống để hạt nứt nanh. Cách ủ đơn giản là bạn lấy một cái khăn mặt ẩm bọc hạt rau muống lại sau đó để ủ như vậy trong khoảng 6 – 10 tiếng đến khi thấy hạt rau muống có dấu hiệu nứt vỏ (nứt nanh) thì mang ra gieo.

Cách gieo hạt rau muống đã nứt nanh

Khi hạt đã nứt vỏ các bạn mang ra gieo trong đất. Bạn có thể rải đều hạt rau muống sau đó phủ một lớp đất mỏng lên hoặc dúi hạt xuống dưới đất sau đó lấp lại đều được. Chú ý không nên gieo hạt rau muống quá dày sau này cây phát triển lên lại mất công tỉa bớt. Tất nhiên, nếu bạn muốn trồng rau muống mầm thì gieo dày một chút cũng không sao.

Về đất gieo rau muống, phần này NNO sẽ nói rõ hơn trong các bài viết về cách trồng rau muống. Tuy nhiên, cây rau muống không kén đất nên bạn dùng đất nào cũng được chỉ cần chú ý trước khi gieo hạt rau muống nên bón phân để cây sau khi nảy mầm có nhiều dinh dưỡng phát triển.

Tổng kết lại, có 2 cách gieo hạt rau muống là gieo hạt trực tiếp xuống đất hoặc ngâm ủ hạt cho nứt vỏ rồi mới gieo. Cách gieo hạt trực tiếp lâu nảy mầm hơn và tỉ lệ nảy mầm thường đạt khoảng 60%. Còn cách gieo hạt bằng phương pháp ngâm, ủ hạt trước khi gieo hơi mất công hơn chút nhưng nhanh nảy mầm hơn và tỉ lệ nảy mầm có thể đạt được 80 – 90%. Lời khuyên từ NNO là bạn hãy làm theo cách sau vì ngâm ủ hạt rau muống cũng rất đơn giảm mà lại cho tỉ lệ nảy mầm cao hơn hẳn.

Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Muống Nước

Hiện nay rau Muống nước có hai giống: giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng.

Giống được lấy từ các ruộng trồng của năm trước đến tháng 3 năm sau, khi rau nảy mầm, tưới thúc nước phân hoai mục kết hợp với phân đạm và tro bếp để lấy giống đưa ra ruộng cấy (tiêu chuẩn mầm giống coa 25-30cm). Lượng giống cần từ 650-750 kg/ha. Chỉ hái các cành tẻ, không hái các cành quá non.

Chọn đất thịt nhẹ, cát pha có độ pH: 5,5-6,5, chủ động nước, cách li khu vực có chất thải công nghiệp từ 1-2km, với chất thải thành phố ít nhất 200m, cách xa đường quốc lộ ít nhát 100m, không tồn dư hoá chất độc hại, dư lưọng kim loại năng rất nhỏ. Đẩt trồng phải được cày bừa kỹ, san phẳng ruộng, làm sạch cỏ. Trước khi cấy cần bón phân lót.

Nên cấy theo hàng, khoảng cách giữa các hàng, các kóm là 15 cm (2 nhánh/khóm) để tiện chăm sóc và thu hái.

– Sau cấy 20-25 ngày hái vỡ lứa đầu

– Khi hái để lại 2-3 đốt thân trên mặt nước (hái sát gốc cấy bị ngập sẽ không mọc lại)

– Sau khi hái vỡ, tuỳ thuộc điều kiện chăm sóc, nhiệt độ và lượng nước điều chỉnh trong ruộng thời gian thu hái từ 18-25 ngày /lứa.

– Để chuẩn bị giống cho năm sau, từ cuói tháng 9, chọn chân đất thấp ruộng tốt, cày bừa đất kỹ và cấy lại, lúc này cần cấy dày 45-50 khóm/m2

Lượng phân bón như sau: Phân chuồng hoai mục 15-20 tạ/ha (540-720 kg/sào), phân đạm urê: 330kg/ha (12kg/sào), phân lân supe: 420-550 kg/ha (12-20kg/sào), phân kali sulfat: 80-90kg/ha (3-3,3kg/sào)

Không thể dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi để bón, có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

Cách bón: Bón lót bằng toàn bộ phân chuồng + lân + 2kg urê + 1 kg

Bón thúc: lượng phân còn lại được bón thúc làm nhiều lần, mỗi lần 0,5kg urê, 0,1-0,2 kg kali sulfat cho 1 sào sau mối đợt thu hái.

Rau muống nước ít gặp bệnh hại mà thường gặp nhiều loài sâu hại như sâu khoang, sâu ba ba, bọ ban miêu đầu đỏ tập trung phá hại nặng từ tháng 3.

Nguồn: sưu tầm