Top 5 # Xem Nhiều Nhất Xem Cach Trong Hoa Su Thai Lan Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cach Trong Va Cham Soc Hoa Dang Tieu

Đăng tiêu là một loài cây dây leo phát triển nhanh, rất xanh vào mùa hè và cho hoa đẹp nên thường được lựa chọn để trồng lấy bóng mát mùa hè.

Đặc điểm của hoa đăng tiêu

Hoa Đăng tiêu tên khoa học là Campsis grandiflora, có nhiều tên khác như lăng tiêu, hoa nữ uy, lan tiêu… , xuất phát từ khu vực phía Bắc của châu Mỹ.

Đăng tiêu thuộc loài dây leo hóa gỗ, cây phát triển nhanh, nhiều cành nhánh. Đăng tiêu có thể leo cao đến hàng chục mét, lá kép, hình bầu dục, thuôn nhọn 2 đầu, viền lá có răng cưa. Mùa đông cây rụng lá, bắt đầu mọc lại vào mùa xuân, vào mùa hè thì cây xum xuê lá.

Hoa đăng tiêu hình chuông như hoa loa kèn, có nhiều màu sắc như đỏ cam, vàng cam, đỏ tươi, vàng… đậm dần về mép hoa. Hoa mọc thành chùm từ 5-8 bông, rất sai hoa. Mùa hoa nở rộ từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, rất bền, có thể đến 5-7 ngày.

Đăng tiêu có quả, hình nang dài, cứng và nhọn ở 2 đầu, hạt đăng tiêu có cánh.

Đăng tiêu phát triển nhất là vào mùa hè, nên thường được trồng thành giàn làm mát cho ngôi nhà. Hoa đăng tiêu đẹp và rực rỡ, rất thích hợp để trồng trang trí

Các gia đình thường trồng đăng tiêu trên sân thượng hoặc ban công, sau đó để cây rủ xuống, vừa mát lại rất đẹp.

Cách trồng hoa đăng tiêu

Nhân giống đăng tiêu bằng hạt: bạn có thể nhân giống đăng tiêu bằng hạt, tuy nhiên, thời gian gieo trồng sẽ khá lâu (khoảng 60 ngày). Nên gieo hạt vào đầu mùa thu

Giâm cành: tốt nhất nên giâm cành vào mùa xuân để cây có thể phát triển được đúng vào mùa hè.

Đất trồng: nên chọn đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt. Khi gieo hạt hoặc giâm cành có thể sử dụng đất cát pha thịt thì cây sẽ nhanh lên hơn.

Ánh sáng: Nên trồng ở nơi có ánh sáng tốt thì cây sẽ xanh tốt và ra nhiều hoa, hoa đậm màu hơn.

Nhiệt độ: Đăng tiêu ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu lạnh kém nên cây thường rụng lá vào mùa đông.

Chăm sóc định kì: Nên thường xuyên dọn dẹp lá vàng vì không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn có thể trở thành nơi chứa mầm bệnh. Bạn cũng nên cắt tỉa các cành yếu và rối, để cho các cành khỏe phát triển.

Tưới nước: Cây ưa ẩm và phát triển nhanh nên thời kì đầu cần tưới nước khá nhiều.

Bón phân: Bạn nên thường xuyên bón phân vì cây phát triển khá nhanh.

Hoa Lan Hồ Điệp Cao Su

Không giống như hầu hết các loài hoa khác có cánh hoa hình tròn, hoa lan có cánh hoa theo dạng hình hình học. Không có gì là ngạc nhiên, những bông hoa xinh đẹp được sử dụng để chuyển tải thông điệp đặc biệt.

Hoa lan hồ điệp từ lâu đã được phong tặng danh hiệu của sự cao sang, quý phái trong số hàng trăm loài phong lan. Bên cạnh đó, nó còn biểu tượng cho sự ngây thơ và trong sáng.

Vậy, lan hồ điệp biểu tượng cho ý nghĩa gì?

Nếu bạn là một người yêu phong lan, bạn sẽ vui mừng khi biết rằng những bông hoa kỳ lạ là một biểu tượng của tình yêu, vẻ đẹp và sự thánh thiện trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới. Đây cũng là biểu tượng chính yếu của hoa phong lan …

Tình yêu: Hoa lan hồ điệp được coi là biểu tượng của tình yêu bởi vì thực tế là các cây trồng lớn lên dễ dàng, và nở hoa dưới hầu hết các điều kiện. Trong thời kỳ Victoria, hoa được xem là món quà kỳ lạ và hiếm để thể hiện tình yêu và tình cảm. Người ta thậm chí còn tin rằng, bạn càng chọn quà ít hoa bao nhiêu, thì tình yêu của bạn càng sâu đậm bấy nhiêu. Trong các bộ phận của châu Âu, hoa lan đã được sử dụng như một thành phần quan trọng trong lựa chọn tình yêu. Hoàn thiện và sắc đẹp: Bởi vì sự đối xứng hoa, và các đường thẳng trên cánh hoa, lan hồ điệp đại diện cho vẻ đẹp trong đối xứng, và coi là hình ảnh tiêu chuẩn cho vẻ đẹp hiếm thấy. Ở Anh thời Victoria, những bông hoa đáng yêu được ví như một người phụ nữ xinh đẹp. Thật thú vị, thậm chí là một trang phục của người phụ nữ trong thời đại có một sự tương đồng nổi bật với hoa. Những người Trung Quốc cổ đại xem cánh hoa lan là hình ảnh thu nhỏ của sự hoàn hảo của con người. Sang trọng và Sung túc: Vâng, có vẻ như người dân của nước Anh trong thời đại Victoria đã gắn rất nhiều ý nghĩa cho những bông hoa lan xinh đẹp, khi hoa cũng được coi là biểu tượng của sự sang trọng. Đây có lẽ là bởi vì những hoa hiếm chỉ có ở vùng nhiệt đới, và do đó, chỉ có những người giàu có mới đủ khả năng thưởng lãm hoa. Ở Nhật Bản cổ đại, hoa lan rất được trân trọng trong hoàng gia, và được coi là biểu tượng của sự giàu có. Từ xưa đến nay, lan vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Lan Việt Nam cũng rất đa dạng về chủng loại và chứa đựng nhiều ý nghĩa. Riêng lan hồ điệp được mệnh danh là ” nữ hoàng của các loài hoa”. Hồ điệp không chỉ có ý nghĩa là sự cao sang, quý phái mà còn là sứ giả truyền tải cảm xúc một cách nhẹ nhàng, hoa còn mang đến cho chúng ta vẻ đẹp tinh khiết của tự nhiên, nét quyến rũ cho không gian sống. Hoa có màu sắc phong phú từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím và có loài có sự phối màu tự nhiên như có đốm hay sọc…, cấu trúc kỳ diệu và đặc tính tươi lâu có thể sống từ 1 đến 2 tháng, trở thành quà tặng có giá trị cao trong những dịp Tết đến Xuân về.

Bình Hoa Lan Hồ Điệp Cao Su

THÔNG TIN CHI TIẾT

Chậu lan hồ điệp trắng kết hợp với đôn màu cánh gián đặt tại các đại sảnh lớn như khách sạn, nhà hàng, phòng khách …

Không gian Phòng khách được tô điểm bởi bình Hoa Nhập khẩu cao Cấp màu trắng bạc, kết hợp với hoa lan hồ điệp trắng cao su nhập khẩu chủ đạo kèm theo các phụ kiện lá cành khác.

Lan hồ điệp có rất nhiều màu sắc. Trong những gam màu đó sắc trắng là màu rất được ưa thích. Lan hồ điệp màu trắng gắn liền với sự thánh thiện, trong sáng. Đây được xem là màu của sự hoàn hảo. Màu trắng đại diện cho sự khởi đầu thành công và niềm hy vọng vô bờ. Không giống như những loài hoa khác, lan hồ điệp có dạng hình học. Hơn thế nữa những bông hoa còn được sử dụng để truyền tải những thông điệp đặc biệt. Lan hồ điệp chính là biểu tượng của sự giàu có đồng thời còn là loại hoa mang đến nhiều vận may tài lộc .Điều này mang đến niềm vui vẹn tròn cho mọi người.

Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi sáng thức dậy chúng ta lại có thêm một ngày năng động, một ngày mới để yêu thương cuộc đời này.

Hãy nhấc máy lên gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0983515338

SHOP HOA LỤA KIÊN NHÂM – Địa chỉ: Số 150 Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

SHOP HOA LỤA KIÊN NHÂM đã là địa chỉ đáng tin cậy yêu thích của những ai yêu hoa với những gu thẩm mỹ tinh tế và khác biệt .

Không chỉ mang đến cho khách hàng những bất ngờ thú vị về ngôn ngữ của các loài hoa. Hoa lụa con mang đến sự thư thái tươi trẻ mỗi khi bạn thả hồn ngắm nhìn vào những bình hoa lụa mềm mại của bàn tay nghệ nhân rất khéo léo và tinh tế.

Bạn sẽ được tìm lại những điều thư thái an bình nhất trong cuộc sống.

SHOP HOA LỤA KIÊN NHÂM

Chuyên cung cấp các loại hoa lụa, hoa đá ,hoa cao su ,cây cảnh nghệ thuật nhập khẩu cao cấp.

Nhận thiết kế lắp đặt ,thi công các công trình lớn ,nhỏ trên khắp các tỉnh thành trong cả nước .

Luôn đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng và giá cả hợp lý.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều Shop hoa lụa ra đời. Chính bởi vậy shop hoa lụa Kiên Nhâm luôn cho ra những sản phẩm độc đáo và giá cả cạnh tranh làm vừa lòng khách hàng khó tính nhất.

Shop hoa lụa Kiên Nhâm kính mời quý khách hàng có nhu cầu về hoa lụa ,hoa giả hãy đến địa chỉ 150 Trương Định Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hãy nhấc máy lên gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0983515338

Kỹ Thuật Trồng Su Su Lấy Ngọn

Hướng dẫn trồng su su lấy ngọn

1. Thời vụ:

Trồng từ tháng 10-11.

Chọn quả giống to, nây đều, gai cứng, sạch sâu bệnh, mầm to khoẻ mới nhú là giống tốt. Một lần trồng mới có thể để lưu giống được vài năm. Tuy nhiên do vấn đề bệnh hại mà người ta chỉ lưu giống 3 năm.

2. Làm đất, trồng cây:

Chọn đất: tương tự như đối với su su trồng lấy quả

Làm đất: rắc vôi bột đều khắp ruộng, cày đất thành luống rộng 1,5-2 m, đào hố có đường kính 50 cm, sâu 40 cm, các hố cách nhau 50 cm, đổ nhiều mùn rác, phân hoai và phân lót hoá học vào luống trước khi đem cây ra ruộng khoảng 1 tuần.

Trồng mỗi hốc 3 quả cách đều nhau, sau đó phủ đất đã làm nhỏ lên quả chỉ để hở lại mầm, dùng bao tải và cọc tre quây xung quanh che nắng và bảo vệ cây non.

3. Bón phân:

Tổng lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2): vôi bột 20 kg, phân chuồng hoai 500-800 kg, lân supe 70 kg, kali sun phát 25 kg, đạm urê 50 kg.

Bón lót trước trồng 7 ngày, lượng phân cho mỗi hố: vôi bột 0,1 kg, phân chuồng hoai 2-3 kg, lân supe 0,2 kg, kali sun phát 0,05-0,1 kg.

Bón thúc:

Bón thúc bằng đạm urê, tổng lượng đạm bón cho 1 sào là 50 kg, trong một năm bón thúc từ 12-15 lần, lượng phân bón mỗi lần giảm dần về cuối vụ.

Tiến hành bón thúc khi cây chớm leo giàn, dùng phân đạm hoà với nước tưới, sau 2-3 đợt thu ngọn (10-15 ngày) lại tưới thúc 1 lần. Nếu đất ở ruộng ẩm, tầng đất dưới có nhiều sét có khả năng giữ phân ít bị rửa trôi, có thể đào rãnh xung quanh hố và rắc phân để tiết kiệm được công lao động, hình thức bón rải này chỉ cần bón ít lần nhưng mỗi lần bón với lượng phân cao hơn hình thức tưới trực tiếp.

4. Chăm sóc:

Tương tự như đối với su su trồng lấy quả song cần thêm một số kỹ thuật chăm sóc khác:

Nếu là cây lưu giống bằng dây năm trước, đến tháng 7 tháng 8 cần bới nhẹ đất và phân ủ ở gốc để dây tái sinh mầm mới.

Làm giàn theo kiểu chữ A hoặc mái bằng cao 1,2-1,5 m, rộng 1,5-2 m, chừa lại lối đi thu hái ngọn, khi mầm cây lên cao 30-50 cm cần cắm cây dóc, cọc tre để mầm bám vào leo tới giàn, đồng thời lúc này tiến hành vun gốc cho cây.

5. Thu hoạch sản phẩm và để giống:

Sau trồng khoảng 4-5 tháng cây có thể cho thu ngọn, thu bằng dao sắc cắt từng ngọn, vị trí cắt cách nách lá 1-1,5 cm. Cùng với quá trình thu ngọn cần cắt tỉa những lá già, lá bệnh và những nhánh vô hiệu (nhánh nhỏ, nhánh bị sâu bệnh, nhánh mọc khuất dưới tán lá khác không có khả năng tiếp xúc với ánh sáng). Vùng đồi núi thường cho thu ngọn từ tháng 4 đến tháng 11, sang tháng 10-12 tận thu quả làm thương phẩm và để giống.

Để giống bằng cách: dùng quả già hái vào tháng 11-12, đem về giâm trong hỗn hợp 7/1 phân chuồng hoai trong điều kiện dâm mát ít ánh sáng, đây là nguồn giống chính cung cấp tại chỗ và cho vùng đồng bằng vào năm sau.

Su su có thể trồng một lần cho thu nhiều năm bằng cách lưu gốc: vào cuối năm sau khi tận thu, vệ sinh đồng ruộng sạch, cắt chừa lại 1,5-2 m phần sát gốc, khử trùng vết cắt bằng nước vôi đặc, cuốn dây gốc hình vòng thúng, dùng phân hoai và đất làm nhỏ phủ lên trên giữ ấm cho gốc, tới tháng 7 tháng 8 năm sau bới nhẹ đất ra để cây tái sinh.

6. Sâu bệnh:Cây su su ít bị sâu bệnh gây hại, một số sâu bệnh chính như: sâu khoang, dế cắn phá ở giai đoạn cây non, bệnh sương mai, phấn trắng, vi rút khảm xuất hiện không nhiều, có thể bị nhện hại, rệp hại hoặc tuyến trùng nốt sưng rễ với mức độ nguy hiểm hơn.Biện pháp chính khắc phục sâu bệnh hại su su là phòng hơn chữa, thực hiện các nguyên tắc của IPM:

Chọn đất thoát nước tốt, luân canh với cây trồng nước hoặc cây trồng khác họ để hạn chế bệnh hại.

Chọn giống khoẻ, sạch bệnh.

Vệ sinh đồng ruộng trước và sau mỗi vụ gieo trồng.

Su su nổi tiếng là cho sản phẩm an toàn, rất ít khi người trồng phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với chúng, tuy nhiên có thể sử dụng các loại thuốc ít độc hại khi cần thiết.

Ghi chú: cách pha chế liều lượng, nồng độ phun, cách phun làm theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc.

Đối với bệnh tuyến trùng nốt sưng rễ: đây là loại bệnh khá nguy hiểm và rất khó trừ, theo các nhà nghiên cứu, biện pháp hữu hiệu nhất là vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng nước hoặc có thể trồng cây họ cúc xen kẽ làm cây dẫn dụ tuyến trùng, khi cây cúc trưởng thành thì nhổ bỏ cả rễ thu gom lại và đốt bỏ.

Đối với bệnh khảm vi rút: vệ sinh tàn dư và cỏ dại sạch sẽ, khi chớm phát hiện những cây bị bệnh đầu tiên thì nhổ bỏ ngay để tránh lây lan, sau đó tưới vôi vào gốc hạn chế nguồn bệnh trong đất, phun trừ các môi giới truyền bệnh như rệp, bọ phấn nếu có.