Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xem Cách Trồng Hoa Hồng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Xem Ngay Định Nghĩa Và Phân Loại Hoa Hồng Leo Của Hội Hoa Hồng

Hoa hồng leo khi nở như những đốm lửa hồng trên không trung , đậu lại đó hóa thành cặp nơ trên chiếc áo xanh , là màu xanh của lá , màu xanh của bầu trời , giơ tay vuốt ve những chùm hoa đang tỏa hương thơm ngát.

chẳng có lời nào để nói nếu đó là những cành hoa hồng leo khô khốc, quanh năm suốt tháng bị sâu dóm ăn mất lá trụi thùi lụi. Giờ này đã chi chít bông yêu lắm , có lẽ nhờ yêu thương hi vọng mà thành .

Hoa hồng leo là gì, định nghĩa và phân loại như thế nào ?

hoa hồng leo thực tế không có khả năng leo , chúng không có các xúc tu giống như các loại dây leo ( bầu bí , nho ). Muốn có một cây hồng leo đẹp cần có bề mặt cấu trúc giàn hoặc trụ đỡ và buộc níu vào thân cây khác thì chúng mới phát triển vững trãi

hoa hồng leo : là những giống có khả năng phát triển thân cây , cành vượt bậc . Với độ dài trên 2,5 mét trở lên . các mầm nọc ra ở thân cây tương đối dài và mảnh , khi các mầm đạt tới chiều dài tối đa thì mới cho hoa .Điều này cũng tương đối còn tùy thuộc vào mùa và giống

Có 2 loại hồng leo phổ biến climbing rose và rambling rose

Rambling rose : ( hồng leo dại , hồng leo cổ điển )

Climbling rose : ( hồng leo hiện đại )

Rambling rose đặc trưng cho phong cách hồng leo phong cách cổ điển

Rambling rose là tổ tiên của các giống hoa hồng hiện đại ngày nay . Rambling rose có sức sống mãnh liệt , chống chịu được thời tiết khắc nghiệt , khả năng thích nghi tuyệt vời với mọi điều kiện hoàn cảnh đất đai, khí hậu. Đặc biệt có những giống hồng leo dại cho thân to cổ thụ với cành nhánh mảnh , khi ra hoa phủ kín giàn trông rất đẹp

có thể tìm thấy hồng leo dại ở khắp mọi nơi từ vùng ôn đới ,cận nhiệt đới , khí hậu xích đạo nhiệt đới . Vùng khô cằn như tây Á … vv ..

ở việt nam có thể tìm thấy hoa hồng leo dại ( hồng rừng ) ở những vùng núi cao như Lai Châu , Sơn La , Điện Biên . Hoặc những vùng đồng bằng trũng như bắc ninh ( có hồng tầm xuân cánh đơn mọc hoang ở bờ ruộng , đầm lầy) . Thái bình , thanh hóa , nghệ an cũng có thể tìm thấy dòng hồng cổ rambling rose

Rambling rose nở hoa duy nhất một mùa trong năm !

Theo quan sát thì dòng hồng leo dại rambling rose điển hình là hoa hồng tầm xuân

Định nghĩa hoa hồng tầm xuân

cho hoa duy nhất một mùa trong năm , khoảng thời gian thích hợp nhất vào khoảng sau tết âm lịch , và nở rộ trong vòng 2 tháng . Sau khoảng thời gian đó cây sẽ không cho hoa

đó là đặc điểm của dòng hoa hồng leo dại rambling rose ở việt nam , ở các vùng khí hậu ôn đới như châu âu khí hậu mát thì rambling có thể cho hoa quanh năm -Một số giống hồng leo ngoại rambling rose có thể ra hoa quanh năm khi về việt nam

Đặc điểm ra hoa của dòng hồng rambling rose

Mặc dù ra hoa một mùa kích thước hoa tương đối nhỏ, nhưng rambling rose lại cho hoa rất sai , có khi cả trăm bông trên một cành nhỏ xíu như que tăm , hoa không có hương thơm , hoặc chỉ thoang thoảng , có một số cho hoa cánh kép nhưng đa số rambling rose cho hoa cánh đơn , từ 5 đến 7 cánh

Kể tên và hình ảnh một số loại hoa hồng leo dại

ở việt nam những loại hồng mang phong cách cổ điển gồm có :

(tầm xuân kép hồng , tầm xuân cánh đơn hồng ,tầm xuân đơn cánh trắng , tầm xuân đỏ sapa, leo đỏ lai châu , hồng rừng cổ thụ ….)

Những giống hồng leo cổ điển ngoại gồm có :

snow goose rose , darlow’senigma rose, malvern hills rose , R.filipes ” kiftegate” rose ; francis E.lester rose….v v..

Climbing rose đặc điểm của giống hồng leo hiện đại

clinbing rose là những giống hồng phát triển từ hồng leo cổ điển , trải qua thời gian và quá trình lai tạo chọn lọc của con người , để chọn lại những đặc tính quý giá

Có hương thơm đặc biệt

Hoa có thể ra quanh năm

kích thước hoa to hơn những dòng cổ điển

số cánh trên một bông dạng cánh kép

đặc biệt về màu sắc của dòng hoa hồng leo climbing rose có màu sắc tươi mới , hiện đại , và nhiều màu sắc bắt mắt hơn…

Nhưng dòng hồng leo hiện đại lại tồn tại những đặc điểm đáng tiếc

– thân cành và nhánh to nên không thể tạo cảm giác leo rủ nhưng vẫn mềm mại như của rambling rose

– dù trồng lâu năm nhưng không phát triển gốc to cổ thụ như một số loại hồng rừng

– cây phù hợp với khí hậu bản địa nên tương đối tương đối kén người chơi , rất đỏng đảnh và khó chăm sóc , đa số những giống hồng leo hiện đại được nhập giống từ châu âu về việt nam , nên phải mất một thời gian để chúng phục hồi và làm quen với khí hậu

Một số hình ảnh về climbing rose

Tại sao phải phân loại hồng leo ?

Để thuận tiện cho việc lên kế hoạch chọn vị trí trồng và chăm sóc thành công thì ta phải biết và phân biệt được chúng

– nếu ta thích những loại hồng leo hiện đại climbing rose có thể nở hoa quanh năm , màu sắc tươi mới có hương thơm nhưng lại mua phải loại hồng leo dại , cho hoa một mùa . Gây lãng phí cũng như hụt hẫng trong thời gian dài chờ đợi .

-những người mới chơi chưa có kinh nghiệm chăm sóc , không nên chọn climbing rose . Mà nên chọn loại rambling rose rất dễ chăm , coi như nhập môn hoa hồng leo . Với kỹ thuật lai tạo giống ngày nay thì một số dòng rambling rose cũng có thể ra hoa quanh năm .

Đó là lý do tại sao ta cần phân biệt và nhận dạng chúng . Bằng cảm quan và kinh nghiệm cá nhân để nhận dạng và phân biệt chúng bằng thẻ tang

Một số câu hỏi của người chơi về hoa hồng leo

-hồng leo hải phòng là climbing hay rambling ?

-hồng bụi có thể đào tạo leo được không ?

-làm sao để cho rambling rose nở hoa đúng mùa ?

Cách Xem Chân Gà Đòn Tổng Quát, Hay Cách Xem Chân Gà Chọi

Đạo kê diễn nghĩa bình giải Bình giải: Mộng Lang – Minh họa: Độc Cô Cầu Hòa

1. Hậu biên yến quản đồng hành  Hậu biên đồng hành tức là Hậu Biên Tiên Lộ. Hàng biên và hàng hậu cùng song song đi xuống, cuối cùng hàng hậu tấp vào hàng biên cùng đi xuống ngón ngoại. Đây là gà quý.

2. Giáp Long Chi Tự Điềm Lành Hữu Linh Vảy Giáp Long đóng ở ngón thới. Vảy có hình cánh bướm hoặc từa tựa vảy rồng nên được gọi là giáp long. Loại thần kê này chuyên dùng móng làm trảo để điểm vào mắt địch.

3. Âm minh thư đoản tài tình, 4. Âm minh hùng đoản thanh vang hổ gầm. 5. Hổ gầm khẩu chớ lặng câm, 6. Hoặc rung khẩu hạ biết ra vẹn toàn. Âm minh thư đoản là tiếng gáy thanh, rít mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Cũng là loại gà có tài. Âm minh hùng đoản là tiếng gáy mạnh mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Tiếng gáy có âm thanh như cọp rống. Khi gà gáy mạnh và tiếng gáy kết thúc ngắn gọn thì đó là gà dữ.

– Gà gáy phải há lớn miệng mới tốt. Ngậm miệng lặng câm không tốt. – Khi gáy mỏ dưới không rung mới tốt. Rung thì cũng chưa vẹn toàn.

7. Vậy thời cho rõ đừng oan, 8. Kẻo mà hay phản “Đạo Kê” là thường. 9. Xem gà ta phải cho tường, Người xưa xem phép đá gà là Ðạo vì nó đòi hỏi sự thông suốt kê kinh. Ðoạn này xác quyết sự chính xác của kinh và quy sự thất bại vào người xem kinh chưa thông suốt.

10. Rõ ràng “hoa thới” một đường thẳng ngay. 11. Nội lên tiếp ứng nào hay, 12. Có mà “giáp độc” chận ngay là tài.

– “Hoa Thới” tức là Thới Hoa Ðăng. Vảy của ngón thới không ngưng lại ở chậu mà chạy thẳng lên tới cựa rõ ràng thắng tắp thì gọi là Hoa Thới. – Vảy của ngón nội không ngưng ở chậu mà chạy thẳng lên tiếp ứng với Thới Hoa Ðăng tạo thành ngã ba và nhập một đi thẳng tới cựa. – Cả hai hàng vảy này bị Ðộc giáp chặn lại tại cựa. Vảy độc giáp ở hàng Quách là một vảy lớn hả mồm ngậm chiếc vảy cuối cùng của Hoa Ðăng.

Lưu ý: vảy Ðộc giáp không phải là một liên giáp mà chỉ là một vảy lớn.

13. Chận rồi còn thể là hai, 14. Chấn trên giữ dưới thế hoài phải phân. 15. “Thần hổ đệ nhất” nên cân, Đoạn này mô tả vảy “Đệ Nhất Thần Hổ Đao”. – Vảy ĐNTHĐ là đại giáp nội đóng tại hàng Quách, tức là liên giáp bao gồm ba vảy. – ĐNTHĐ hả miệng ngậm chiếc vảy cuối cùng của Thới Hoa Đăng đi lên vì thế vảy này đóng trên cựa 1 ly. – ĐNTHĐ phải đóng cả hai chân.

Gà có vảy này được liệt vào hạng “Linh Kê”.

16. “Hổ Thần Đệ Nhị” cũng phân rõ ràng.  – Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm ở hàng Quách và cũng hả miệng ngậm ngọc giống như Đệ Nhất Thần Hổ Đao. Cả hai đều nằm trên cựa 1 ly nhưng Đệ Nhị Thần Hổ Đao không phải là một đại giáp mà chỉ là một liên giáp. Đại giáp do ba vảy tạo thành, liên giáp chỉ do hai vảy mà thôi.

– Hai chân đều có Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng, nếu không thì thất cách. – Thới Hoa Đăng của vảy phải rõ ràng và thẳng tắp. (Đăng có nghĩa là đèn. Đèn đỏ rực thắp sáng thẳng hàng đẹp như hoa nở nên gọi là đèn hoa.) Có lẽ vì những vảy này nổi lên tròn trịa đẹp như đèn hoa nên có tên là Hoa Đăng. – Gà có chân này có tài cản cựa địch khó đâm. Rất quý.

Thưa quý độc giả, Tàng Kinh Các của Nhất Phẩm Ðường lưu trữ nhiều Giáp Kinh của các danh gia. Một trong những Giáp Kinh này do danh sư Phan Kim Hồng Phúc biên soạn và trong đó có sự khác biệt của Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao.

Sau đây Mộng Lang xin trình bày những điểm quan trọng của ngài Hồng Phúc.

Theo như Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc thì Thần Hổ Ðao không phải là một liên giáp hay đại giáp mà chỉ là một giáp tại hàng Quách.

– Ðệ Nhất Thần Hổ Ðao thì đóng trên cựa một ly và cũng mở miệng ngậm ngọc. – Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao cũng có hình dáng tương tự nhưng nằm cao hơn.

Gà có vảy này thì ra đòn xuất quỷ nhập thần. Khó có địch thủ nào sống sót để gáy.

*Thầy Phan Kim Hồng Phúc không cho biết vảy Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm cách cựa bao nhiêu nhưng phỏng theo hình vẽ của thầy thì Đệ Nhất Hổ Đao nằm cách cựa khoảng một vảy hoa đăng, Đệ Nhị Hổ Đao nằm cách cựa khoảng 2 vảy hoa đăng. Hình vẽ dưới đây là tài liệu riêng của Tàng Kinh Các nhưng phương vị của vảy thì giống nhau.

17. Quay sang “liên cước tam hoàn”, 18. Đôi chân phải có ngọc song mặt tiền. Ngọc song có thể là Song Cúc và cũng có thể là Lưỡng Ngọc Song Cước. Mộng Lang xin đưa ra cả hai để quý độc giả dễ bề nghiên cứu. Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách.

Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu là đá liên tục ba bốn đòn.

Lưỡng Ngọc Song Cước Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách. Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê ( Theo Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc)

Gà có Lưỡng Ngọc Song Cước đá song cước nhưng gà này có đá “ liên cước tam hoàn” hay không thì không thấy sư kê nhắc đến.

19. Rõ ràng nó đá đòn kiêng, 20. Lại thêm đòn thủ mé cần đòn ngang. 21. Thêm rằng bể hậu khai biên, 22. Là tiên giáng xuống cậu tên gà nòi. Ðòn kiêng có lẽ là đòn quăng còn gọi là xạ. Ðòn quăng là đòn đá vào mặt và cần cổ địch thủ bất thình lình mà không mổ trước.

Bể Hậu Khai Biên là cậu của gà nòi. Có sách chép: ” Bể Biên Khai Hậu” là cậu gà nòi. Bể hay khai thì cũng giống nhau. Ðường “Quách” và đường Hậu đều có một vảy nứt ra chia làm hai. Gà ấy là gà hay.

23. Trường thành địa giáp nên coi, 24. Những vảy ấy có gà hay thường thường. Trường thành là vảy ở hàng Thành lấn sang hàng Quách. Khi ta nhìn ở mặt tiền thì thấy vảy hàng Thành có diện tích rộng theo chiều ngang.

Vảy Ðịa Giáp là một vảy nhỏ ở dưới lòng bàn chân. Phải lật lên mới thấy. Loại gà này được liệt vào “Linh Kê”.

25. Thới mang nhân tự một đường, 26. Dễ mà khinh nó sọ bêu phải tường. Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân thì gọi là Nhân Tự Thới. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượng hành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tài móc mắt.

27. Phải tường tứ ứng mà thương, 28. Đôi chân như một trường nương người mời. Tứ Ứng Độ Sơn là 4 vảy độ đếm từ cựa trở lên nằm trên gò cao cách biệt với các vảy độ kế tiếp khuyết hẳn xuống. Nếu được 3 vảy nổi cồm lên thì gọi là “Độ Tam Ứng” và kém hơn gà tứ ứng, ngũ ứng, lục ứng v.v.

Gà có Tứ Ứng Độ Sơn cả hai chân là gà quý. Gọi là Độ Sơn vì hình thể cao hẳn lên như 4 ngọn núi. Lưu ý: Bốn vảy này phải to lớn gần bằng nhau.

29. Song liên là vảy của trời, 30. Phải xem cho nhớ đời đời nước hai. Song Liên là liên giáp nội do hai vảy dính liền tạo thành và đóng tại hàng Quách. Theo tài liệu trong Tàng Kinh Các thì có hai loại song liên tự.

Loại thứ nhất  – Song Liên đóng ngay cựa nhưng không cần phải ngậm ngọc, và cũng không cần phải có đường thới hoa đăng.

Loại thứ hai  – Song Liên phải ngậm ngọc và đóng ngay cựa. Đường thới hoa đăng phải tốt. Viên ngọc bị ngậm không nhất thiết là ngọc cuối cùng. Gà có Song Liên Tự theo cách này ăn đứt các vảy Nhật Thần, Hổ Khẩu, và Hàm Long. Lưu ý: Đừng lộn Song Liên Tự với Đệ Nhị Thần Hổ Đao. Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng trên cựa. Song Liên Tự đóng tại cựa.

Theo các sư kê thì gà có Song Liên thì có đòn độc từ cuối nước thứ hai đổ đi.

31. Hiểu rằng vảy nhỏ “lạc mai”, 32. Chẳng nên căn cứ một hai đòn tài. Lạc Mai là bốn năm vảy chụm lại và đóng trên hoặc dưới cựa. Gà có vảy này thuộc loại thường. Ta không nên căn cứ một hai đòn hay mà giữ gà này vì nó không phải là chiến kê.

33. Đòn tài bán nguyệt nữ giai, 34. Thêm vào ngón giữa ra oai nhiều đường. Vảy bán nguyệt là một đường chỉ vòng bán nguyệt tại cựa. Tuy nhiên, câu này không mô tả đường chỉ đó mà muốn đề cập tới ngón chân cong hình bán nguyệt.

Bán Nguyệt Nội là hai ngón nội của cả hai chân cong hình bán nguyệt. Nếu gà mà có bán nguyệt tại ngón giữa (ngón Chúa) thì lại càng cực kỳ hay.

Chiến kê có chân cong hình bán nguyệt có biệt tài móc mắt đối phương, giỏi song cước, nhảy cao và đá tạt ngang rất ác nghiệt.

35. Đừng cho thất hậu bản lườn, 36. Riêng hai thứ ấy kiên cường phải sâu. Những sư kê có nhiều kinh nghiệm thì họ cho rằng hàng vảy quan trọng bậc nhất không phải là hàng vảy tiền phía trước mà chính là hàng vảy hậu phía sau. Tiền hư thì còn gỡ gạc được, chứ nếu hậu hỏng thì không thể dùng được nữa.

Một con thần điểu tốt phải có hàng vảy hậu no tròn và đều đặn từ chậu đến gối.

Bản lườn tức là lườn tam bản. Loại lườn này có đáy trệt và hai vách hơi vuông vức trông giống như đáy của loại thuyền đóng bởi ba miếng ván nên gọi là lườn tam bản. Kinh sách khuyên ta không nên dùng loại gà có lườn tam bản.

Ngược lại với lườn tam bản thì có lườn tàu có đáy nhọn. Khi ta “vô tay” nâng gà lên thì sẽ cảm thấy đáy lườn cộm vào lòng bàn tay.

“Vẹo lườn thì bỏ, vẹo mỏ thì nuôi”

Xương lườn nằm ở phía dưới bụng của gà. Nếu xương lườn sâu và thẳng không bị “vạy” thì chiến kê ấy có thể tạm coi là tốt.

37. Tam tài tứ quý là đâu, 38. Song tam song quý mới hầu tài cho. Theo tài liệu của Tàng Kinh Các thì có rất nhiều loại tam tài khác nhau. Loại thông thường là ba vảy nhỏ đóng sát gối như hình vẽ này. Qúy điểu có loại vảy này thì ra đòn cực kỳ mãnh liệt hung ác.

Tứ quý là bốn hàng vảy đóng sát gối. Chiến kê có tứ quý chuyên đá lòn, đá dĩa. Con gà đi dưới cũng có nhiều đòn độc ma quái riêng của nó.

Song tam = hai chân có tam tài Song quý = hai chân có tứ qúy.

Nhân đọc bài của anh Mộng Lang, thấy hay quá nên tối dzìa lục lại các sách vở cũ thấy có các trường hợp sau, xin cũng góp vui:

1/ vảy “hoa mai”: ngoài trường hợp “Lạc Mai” mà anh Lang đã nêu còn có trường hợp khác gọi là “Mai Cựa”; do các vảy của hàng biên phụ đi ngang cựa đóng thành; Gà có Mai Cựa khá lắm, thỉnh thỏang gà này đâm cựa rất độc, khi nó trổ tài đối phương phải mang tật.2/ có sách viết “lệch Lông thì bỏ, lệch mỏ thì nuôi”: tức số lượng lông lớn 2 bên cánh của gà phải bằng nhau mới tốt, bên ít bên nhiều thì bỏ không dùng (có lẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của gà lúc bay nhảy chăng ? ), còn lệch (vẹo) mõ là dùng chắc là do người xưa nghĩ là “có tật có tài”

Trên giang hồ có nhiều tài liệu diễn giải khác nhau về vảy Tứ Trụ Giáp. Có sách chép “Tứ Trụ Giáp là một chân có Án Thiên và phủ địa, một chân khác có Án Thiên.

Có sách khác lại phác hoạ vảy Tứ Trụ Giáp như bốn ô vuông nằm gần và đều nhau tại cựa, hai ô ở trên, hai ô ở dưới.

Hướng Dẫn Cách Xem Vảy Gà Chọi

1. Kích Giáp Kích giáp là vảy tựa như quấn cán, cách 4 hàng vảy, tính từ gối xuống. Tương truyền, gà có vảy này thuộc hàng tướng kê, ra đòn nhanh lẹ dũng mảnh, ăn độ chớp nhoáng, khiến cho địch thủ đa số tử trận, hộc máu chết tại chỗ.

2. Thất Đao Thiên Thất Đao Thiên là loại vảy có 7 vảy quấn cán từ cựa hướng lên tới gối. Tương truyền, gà này là gà sát kê, ra đòn nhẹ nhàng nhưng hiểm độc vô cùng. Nhìn thế đá, cứ tưởng là bình thường nhưng với vài cú nhảy đầu tiên là đã hạ đối phương hộc máu chết tại chỗ, không cho đối phương có cơ hội phản đòn.

3. Giáp Thới Phòng Đao Giáp Thới Phòng Đao là hàng vảy tại thới, đi đều lên qua cựa, cong vào, ôm lấy cựa, hình thức phải rõ ràng, vảy phải đều nhau, không bị khai chia. Gà có vảy này, tài ba xuất chúng, nếu cả hai chân đều có vảy này là cực quý, dứt địch chớp nhoáng.

4. Hàm long Hàm Long là vảy lớn hơn các vảy khác, có 1 đường nứt chính giữa đi ra phía ngoài (hàng nội/hàng quách) và đụng 1 vảy nhỏ nằm giữa. Gà có vảy này là gà hay.

5. Giáp Vy Đao Giáp Vy Đao là vảy gồm 4 đến 5 cái ở hàng nội (hàng quách) nằm gần cựa chụm đầu vào nhau, hướng về phía cựa. Gà có vảy này cũng thuộc hàng quý hiếm khó tìm, được các sư kê xếp vào hàng tướng kê vì gà này thường ra đòn rất đẹp mắt và có chân cựa cực kỳ nguy hiểm.

6. Nội Hoa Đăng Nội Hoa Đăng là loại vảy có các vảy của hàng nội đi thẳng đều lên tới cựa. Gà nào có nội hoa đăng cả hai chân thì được liệt vào thần kê, còn tài giỏi hơn cả linh kê nữa. Gà này có đủ tài hay của một võ sư, tiến thoái nhịp nhàng, ra đòn xuất nhập tùy ý, thân pháp linh hoạt, là gà cực quý.

7. Văn Võ Song Toàn Văn Võ Song Toàn là một chân có 3 hàng vảy ở mặt tiền, một chân có 2 hàng trơn. Gà có loại vảy này thì chắc chắn một điều là đi đến đâu cũng vô địch, bách chiến bách thắng. Gà này có đủ bài bản của các đòn độc như song phi, đá tạt ngang, đá kèo trên, đá kèo dưới, và biến đòn cực kỳ nhanh khiến cho gà địch lung túng, lãnh đòn hiểm mà chết.

8. Linh Giáp Tử Linh Giáp Tử là vảy từ thẳng từ thới chạy lên đụng hai giáp đóng ngay cựa hàng nội (hàng quách). Gà này được các sư kê sếp vào hàng thần kê, thường đá rất hay và những đòn rất độc ở nước cuối.

9. Song Phủ Đao Song Phủ Đao là hai vảy của hàng quách đóng sát nhau tại cựa, hai đầu nhọn đâm thẳng vào cựa. Gà nào có cựa này thì rất nhanh lẹ, xuất đòn nhanh, trả đòn lẹ, đúng là một con gà kỳ tài. Đây là gà chuyên dùng cựa đâm chém vào các chỗ nhược của gà địch, do vậy gà nào cáp độ với loại gà này thì không có thua chạy, mà chỉ có chết tại trường thôi.

10. Trường Thành Trường Thành là khi vảy của hàng hàng ngoại (hàng thành) lấn nhiều sang phía hàng nội (hàng quách). Vảy này thuộc loại vảy hiếm, lâu lâu mới có một con, được các sư kê liệt vào hàng quý kê. Gà này tài ba xuất chúng, ra đòn rất mạnh, hiểm, có tài quăng giỏi, đã từng làm không ít hàng cao thủ võ kê hồn lìa khỏi xác!

11. Lạc Ma Hàm Cốc Lạc Ma Hàm Cốc là vảy ở hàng quách, từ cựa đổ xuống, đầu hơi tròn. Gà nào có vảy này sở trường về đá mép, đá hầu, nhảy cao đá tạt ngang, càng đá càng trổ nhiều tài hay, đòn đẹp, đúng là một chiến kê. Gà này có một đặc điểm là khi cáp độ xong, vừa thả gà ra là bay thẳng vào đá luôn mấy đòn áp đảo gà địch, nhiều lúc gà địch không chống đỡ kịp, lãnh luôn mấy cựa vào chỗ hiểm như hang cua hay mắt, ngã lăn ra chết. Gà này còn có biệt tài là bay cao, đá ngay vào mắt, cựa đâm xuyên qua óc khiến gà địch thủ phải chết tươi. Gà này rất quý, giới chơi gà rất thích.

12. Yểm Nguyệt Yểm Nguyệt là 1 vảy lớn nẳm ở hàng nội (hàng quách) từ cựa hướng lên gối. Vảy này có hình dạng đầu to, đuôi nhỏ, phần đầu hướng ra ngoài, còn phần đuôi thì hướng thẳng về phía cựa. Gà có vày này thường hay đá dĩa, hầu, cắn lông rồi đá.

13. Tiểu Son Tiểu Son là giữa hàng thới và hàng nội có những vảy rất nhỏ. Nếu trong các vảy nhỏ có vảy màu đỏ như son thì gọi là tiểu son, hoặc nhỏ lấm tấm thì gọi là tấm son. Đây là loại gà ác tinh, đâm cựa, đá đòn đều ác liệt, khó có gà nào sánh bằng.

14. Gạc Thập Gạc Thập là vảy được hợp thành từ 4 vảy tạo rãnh vuông thành dấu thập (+), được đóng ngang hành với cựa. Gà có vảy này đá chân cựa rất tốt, đá sỏ ngang giỏi, làm đối thủ không xoay xở kịp, chết không kịp ngáp.

15. Nhật Thới Nhật Thới là 1 vảy to dính liền, giống hình chữ nhật, nằm ở hàng thới, cách 2 vảy từ móng. Gà này thuộc hàng quý hiếm, lâu lắm mới có 1 con. Gà này có lối đá nhanh lẹ, ra đòn liên hoàn, ăn độ chớp nhoáng, chuyên phá mắt địch thủ.

16. Khai Hậu Khai Hậu là vảy hậu nứt ra, không dùng được, ngoại trừ mặt trước có vảy vấn cán thì dùng được, hoặc mặt trước nội có một vảy nứt ra thì cũng dùng được.

17. Lộc Điền Nội Lộc Điền Nội được tạo thành bởi 4 vẩy (2 vảy nhỏ nằm ở hàng nội và 2 vảy lớn nằm ở hàng ngoại), có hình dạng nhìn giống cây cung có gài tên bắn dịch thủ, quay mũi vào phía trong. Gà có vảy này được liệt vào hàng tài kê.

Cách Trồng Bonsai Khoai Tây Dễ. Xem 50+ Mẫu Đẹp Nhất Hiện Nay

Biến củ khoai tây đơn điệu thành chậu bonsai độc đáo theo nhiều cách khác nhau, bạn đã thử chưa? Hôm nay hoacanhquangvy sẽ giới thiệu cách trồng bonsai khoai tây và các mẫu đẹp nhất. Đơn giản vô cùng nhưng chúng sẽ khiến các bạn trầm trồ bởi kết quả mỹ mãn sau khi thực hiện. Ai cũng có thể tự làm cho mình các sản phẩm đặc biệt như vậy.

Đặc điểm sinh học của củ khoai tây

Muốn trồng bonsai khoai tây đẹp, chất lượng thì trước tiên hãy tìm hiểu một chút về đặc tính sinh học của củ khoai tây. Mục đích là để chúng ta biết cách thực hành trồng, chăm sóc cây cho phù hợp và hiệu quả. Vậy củ khoai tây có đặc điểm gì?

Củ khoai tây là một phần của thân cây, nằm trong lòng đất

Phần thân phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ được gọi là củ khoai

Củ khoai tây có hình dạng tròn hoặc bầu dục như quả trứng gà

Vỏ ngoài củ khoai màu vàng nhạt, đôi khi không trơn nhẵn

Quan sát kỹ sẽ thấy trên vỏ của củ khoai tây có những vảy nhỏ che chồi non bên trong. Sau một thời gian sinh trưởng, các chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm. Từ mầm này nếu đem trồng sẽ nhú lên cao hơn, sinh ra củ khoai tây mới. Có thể nói chính xác khoai tây sinh dưỡng bằng thân củ.

Vì thế dùng củ khoai tây tạo hình bonsai là một lựa chọn không tồi để bạn nhanh chóng thu được thành quả bất ngờ ngoài mong đợi. Thêm nữa, bạn nhớ chú ý một số yếu tố cần thiết để củ phát triển mầm tốt là đáp ứng được độ ẩm tối ưu, nhiệt độ, dinh dưỡng trong môi trường trồng.

Cách trồng bonsai khoai tây chi tiết dễ làm

Chúng ta sẽ tham khảo qua 2 cách trồng, tạo hình cây bonsai khoai tây thật đơn giản. Với các tip này bạn hoàn toàn có thể sở hữu những sản phẩm bonsai độc đáo mà không cần quá khéo tay đâu.

Trồng bonsai khoai tây trong cốc nước

Như chúng ta đã biết thì trên vỏ củ khoai tây nếu quan sát kỹ sẽ có những khe mầm nhỏ xíu. Chúng sẽ dễ dàng vươn mầm và phát triển thành cây nếu đủ điều kiện sinh trưởng. Đặc biệt nếu mua củ khoai tây mọc mầm rõ rệt, nhiều người sẽ vứt đi vì sợ độc tố. Nhưng vội, hãy thử ngay cách này.

Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu

Củ khoai tây

1 cốc thủy tinh có đường kính to hơn củ khoai tây 1 chút

3 que tăm hoặc cây nhọn

1 chậu trồng cây, chậu nhỏ để bàn hoặc chậu có thể treo

Bước 2: Cố định vị trí củ khoai

Rửa sạch củ khoai tây cho hết bùn đất

Xiên 3 que tăm theo 3 hướng cách đều nhau sao cho đầu kia vào tận tâm củ khoai, các que chia củ khoai làm 2 phần bằng nhau

Đặt củ khoai vào cốc thủy tinh có nước, sao cho các đầu que tăm gác lên thành cốc, nửa củ khoai nằm dưới nước

Bước 3: Đặt cốc nơi thoáng khí

Tiếp tục ngâm củ khoai trong cốc, mang cốc đến nơi có nắng nhẹ để mầm phát triển. Sau 2 tuần, mầm non bắt đầu nhú ra trên củ khoai tây. Những ngày sau nhiều lá non xuất hiện. Tại vị trí mầm cây có vài chiếc rễ chính mọc ra.

Bước 4: Tách cây ra khỏi củ

Nếu cây đã có đủ các bộ phận để sinh trưởng gồm thân, cành, lá và rễ, thì nhẹ nhàng tách cây ra khỏi củ khoai tây cũ.

Bước 5: Hoàn thiện bộ rễ

Bạn đặt phần rễ mầm của cây non chìm vào trong bát nước để chúng sinh trưởng một cách hoàn thiện. Khi cây non cao được 25 – 30cm, hãy đem trồng vào các chậu cảnh hoặc ngoài đất. Lúc đó bộ rễ sẽ hút chất dinh dưỡng, cây nhanh chóng cao lớn.

Trồng bonsai khoai tây bằng cách vùi củ vào đất

Cũng thực hiện như cách trồng cây khoai tây bình thường nhưng đến giai đoạn thích hợp thì người nghệ nhân bonsai sẽ biết cách dừng lại để chúng là sản phẩm nghệ thuật độc đáo chứ không đơn thuần là cây ra lá, trổ hoa, mọc củ để bác nông dân thu hoạch.

Bước 1: Thúc củ lên mầm

Củ khoai tây có sẵn các khe nhỏ chứa mầm cây, chúng ta sẽ đặt củ vào chiếc khay. Tiếp đó, khay đựng củ sẽ được đặt ở một nơi thoáng mát, đủ điều kiện ánh sáng thích hợp. Đến lúc củ lên mầm khoảng 2 – 3cm thì đem đi trồng vào chậu có đựng sẵn đất.

Bước 2: Trồng củ khoai tây vào chậu có đất

Lượng đất lý tưởng có trong chậu là khoảng 1/3 chiều cao của chậu. Ta tiến hành đặt củ khoai tây đã mọc mầm lên bề mặt đất, các mầm hướng lên trên. Sau đó hãy phủ một lớp phân bón hữu cơ dày khoảng 15cm lên trên, tưới nước vào.

Bước 3: Chăm sóc, trang trí bonsai

Củ mọc các mầm lá vươn lên, bạn có thể tự do tạo hình theo ý thích hoặc để tự nhiên nếu cây bonsai phát triển đúng ý thích của bạn. Ngoài ra, cây bonsai khoai tây có thể được trồng trong chậu bỏ để bàn hoặc chậu có thiết kế dây treo phù hợp với không gian trang trí và sở thích của người trồng.

Cách làm khoai tây nảy mầm nhanh

Muốn củ khoai tây mọc mầm nhanh, chúng ta chỉ cần lưu ý là đặt chúng ở những nơi hội tụ đủ các điều kiện:

Thoáng mát, có ánh nắng nhẹ

Có thể là vùi trong cát ẩm

Khi cây vừa nhú mầm khoảng 2 – 3cm thì đem trồng vào đất ngay để mầm nhanh lớn

Tuyệt đối không tưới nước trực tiếp lên củ khoai, đặt củ khoai tránh chạm vào phân hóa học

Nếu trồng nhiều củ thì nên đảm bảo khoảng cách của mỗi củ là 25 – 30cm

Kỹ thuật chăm sóc bonsai khoai tây

Yêu cầu về đất trồng

Thật ra không có yêu cầu quá khó khăn đối với môi trường trồng bonsai khoai tây. Bằng chứng là chúng ta có thể trồng nó vào chậu đất hoặc cốc thủy tinh đựng nước. Nhưng sau khi củ mọc mầm từ cốc thì ta cũng đem trồng vào chậu, Và lúc đó thì nên chọn các loại đất ruộng, cát pha, thịt nhẹ, phù sa ven sông,… thì mầm phát triển tốt hơn cả.

Cách bón phân

Nên chọn phân chuồng hoai mục và phân lân, trộn đều hỗn hợp rồi rải lên đất đang tơi xốp. Lưu ý: tuyệt đối không để củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân. Bởi vì việc đó có thể làm củ khoai tây bị thối, chết và không mọc mầm được nữa.

Tỉa bớt cành, lá để cây gọn đẹp

Tỉa cành, cắt bớt những lá vươn quá dài nếu bạn muốn cây bonsai khoai tây của mình trông thật gọn gàng và cứng cáp. Nếu không, nó sẽ trở thành 1 cây khoai tây bình thường như ở ngoài ruộng vậy.

Đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

Khoai tây là loại củ ưa ánh sáng vừa phải. Trong quá trình ươm mầm hay khi củ đã mọc mầm và được trồng ở chậu đất thì cũng phải đảm bảo đủ độ sáng cho cây bonsai phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó độ ẩm cũng phải đáp ứng tốt. Nếu cảm thấy đất chưa đủ ẩm thì bạn tưới thêm nước. Nhớ chú ý không để tưới trực tiếp lên củ khoai.

Một số thắc mắc về bonsai khoai tây

Cây bonsai khoai tây sống bao lâu

Cũng tùy cây và dựa vào sự chăm sóc của người trồng mà tuổi thọ cây bonsai sẽ không giống nhau. Hiện nay theo ghi nhận thì sản phẩm “sống sót” lâu nhất là hơn 1 năm. Tuy nhiên đa số các cây bonsai không có tuổi thọ cao như vậy. Cũng không sao, với cách trồng bonsai khoai tây đơn giản như này thì chúng ta có thể trồng thêm nhiều cây nữa khi rảnh rỗi.

Có thể trồng bonsai khoai tây trên đất không

Tất nhiên là có thể, nhưng thường người ta trồng trong chậu nhiều hơn vì nó dễ di chuyển để làm đẹp không gian mà mình muốn. Chẳng hạn bạn có thể đem chiếc chậu nhỏ từ bàn làm việc ra ban công nhà, chứ làm sao bứng cây bonsai đi chỗ khác mà tiện được.

Nên trồng bonsai khoai tây hay bonsai hành tây đẹp hơn

Những năm gần đây trào lưu trồng bonsai bằng củ quả trở nên phổ biến. Không chỉ khoai tây mà rất nhiều các loại khác cũng trở thành những ứng cử viên sáng giá cho sở thích này. Chẳng hạn chúng ta có thể tạo những sản phẩm bonsai đẹp mắt từ cà rốt, khoai lang, hành tây, hành tím, củ dền,…

Không tốn nhiều tiền, công sức và thời gian mà lại tự tay làm được các chậu bonsai, hay đơn giản là cốc bonsai để trên bàn làm việc, quả là một điều thú vị. Việc bạn chọn củ gì để trồng bonsai cũng chẳng quan trọng, cái nào cũng có điểm thú vị riêng. Thử trải nghiệm xem sao!

Trồng bonsai khoai tây có ra củ không

Các mẫu bonsai khoai tây đẹp nhất hiện nay

Đây là cây bonsai khoai tây nổi tiếng mà khi vừa được giới thiệu trên các trang mạng xã hội đã nhanh chóng nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ đầy thích thú. Chỉ một chiếc bát và củ khoai tây, không quá nhiều đất cát rườm rà, người nghệ nhân tài tình cho ra đời siêu phẩm bonsai khiến người xem ngưỡng mộ.

Người trồng đã bố trí 3 củ khoai tây mọc mầm vào một chiếc chậu nhỏ. Những cây khoai nhú lên đều đặn, thân mầm tươi tốt và lá nhỏ điểm thêm sức sống khỏe khoắn trông thật thu hút mắt nhìn. Nếu góc bếp có một chậu bonsai như này thì quá tuyệt nhỉ.

Chậu bonsai này được xem là tuyệt tác về nghệ thuật bonsai từ củ quả. Nó có xuất xứ từ Trung Quốc, được giới thiệu trên mạng xã hội phổ biến của nước này và người ta đón nhận với cơn mưa lời khen dành cho tác giả. Không có nhiều người làm theo được mẫu bonsai này và cho đến nay sản phẩm vẫn được chia sẻ rất nhiều.

Bạn cũng hoàn toàn có thể làm được những tác phẩm như vậy, nó không có gì phức tạp. Đây là những cây bonsai đã tách khỏi củ và làm gọn bộ rễ đến mức tối đa. Thân cây lơ lửng giữa mực nước trong lọ thủy tinh trong suốt, cành lá mảnh khảnh vươn tùy ý ra xung quanh tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người nhìn. Cái này dùng trang trí bàn làm việc hoặc trong phòng ngủ cũng không phải là ý kiến tệ.

Một chiếc rổ lát cũng có thể được hô biến thành chậu bonsai cực kỳ độc đáo. Tưởng không hợp ai ngờ hợp không tưởng. Nhìn cây khoai tây mọc trên đó có cảm giác thật khoan thai, có phần hoang dã. Mẫu bonsai này cũng xuất hiện ở nhiều nơi vì nó dễ bắt chước. Nên tỉa cành để lá không mọc quá cao, cộng thêm những bông hoa trắng nhụy vàng kia nữa, một tác phẩm quá được.

Nếu lười quá, bạn chỉ cần làm theo các bước đơn giản nhất để có một quả bonsai nhẹ nhàng như vậy. Cái này đã phát triển đến giai đoạn như vậy thì đem bỏ vào chai thủy tinh hoặc chậu để bàn, giỏ treo đều đẹp cả.

Có thể nhiều người nhìn qua sẽ không mấy hứng thú với tác phẩm bonsai có phần nhàm chán, không có điểm nhấn như vậy. Nhưng nó lại trở nên quá hấp dẫn trong mắt những người sành chơi và có sở thích hướng đến giá trị chân thực, trần trụi. Không có hoa, lá, cành, không có màu sắc tươi mới, chỉ đơn giản là một củ khoai tây lên mầm, da cũng nhăn nheo như không có sức sống. Vậy mà kiểu này cũng được đánh giá là một trong những tác phẩm đình đám trong làng bonsai.

Bạn hứng thú với kiểu tạo hình như thế nào thì bắt tay trổ tài ngay bây giờ, cách làm cơ bản đã được hướng dẫn ở trên rồi. Hoặc nếu thích dễ hơn nữa, bạn có thể đặt mua bonsai khoai tây hay khoai lang, củ dền,… ở các nhà vườn chuyên nghiệp. Thú vui này quả thật rất lành mạnh, nó có thể giúp tâm trạng mình thoải mái hơn, thời gian sử dụng cũng trở nên bổ ích.