Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xem Cách Trồng Cà Chua Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Bày Cách Trồng Cà Chua Đen Và Cà Chua Lê Lạ Mắt

Cà chua là một loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình. Trong 100gr cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về Vitamin A, 8% nhu cầu Vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu Vitamin C và còn rất nhiều các loại vitamin khác như B1, B2, đạm, đường, chất béo, canxi, sắt, kali,…

Bên cạnh cà chua thường, chị em cũng hay lựa chọn những loại cà chua có vẻ ngoài lạ mắt để vừa tốt cho sức khỏe, vừa làm cảnh trong khu vườn của gia đình.

1. Cà chua lê

Cà chua lê có tên tiếng Anh là Yellow Pear bởi hình dáng giọt nước lạ mắt của mình. Chúng được ưa chuộng trồng trong vườn không chỉ vì vẻ ngoài bắt mắt mà còn có lượng đường cao nên ngọt hơn các loại cà chua thông thường khác.

2. Cà chua đen

Cà chua đen là sản phẩm lai ghép giữa cà chua đỏ và tím tạo nên một ‘siêu thực phẩm’ có vỏ đen, ruột đỏ. Cà chua đen chứa rất nhiều hợp chất anthocyanin nên có khả năng chống oxy hóa mạnh – ngăn ngừa các bệnh ung thư, tiểu đường và béo phì.

Cà chua đen mới du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây nhưng nhanh chóng được ưa chuộng. Trên thị trường, một gói hạt giống cà chua đen khoảng 50.000/gói 50 hạt. Rất nhiều chị em đã thử trồng ở nhà và cho ra kết quả mĩ mãn.

Không chỉ được các chị em trồng tại gia mà nhiều nhà vườn ở Đà Lạt, Long An,…cũng nhận thấy rõ sức hút của giống cà chua nhiều ích lợi này nên cho gieo trồng hàng loạt. Gia đình chị Thủy ở Lâm Đồng đã bắt đầu trồng 200 gốc cà chua đen vào cuối năm 2014. Sau 3-4 tháng, cây cà chua đen bắt đầu cho ra quả – kéo dài 3-4 tháng. Giống cà chua đen Đà Lạt được bán ở trong các cửa hàng rau củ, siêu thị,…có giá 140.000 đồng/kg hoặc 55.000 đồng/hộp 3 lạng.

Cách trồng cà chua từ hạt quả chín tại nhà

– Rót một chút nước vào để rửa sạch những hạt giống, tránh không khuấy. Đổ qua rây có lưới nhỏ để tách lấy hạt.

Theo Thạch Thảo (Khám Phá)

Hướng Dẫn Cách Trồng Cà Chua

Cà chua là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Điều làm nên sức hấp dẫn của cà chua đó là một loại chất chống oxy hóa và giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư. Nhưng hiện nay, vì chạy theo lợi nhuận, nhiều người trồng với quy mô nhỏ không ngần ngại bày bán những trái cà chua chứa dư lượng hóa chất để bán buôn dễ dàng. Vậy tại sao bạn không tự mình tạo nên một vườn cà chua chín mọng ngay tại gia đình, để cả nhà cùng thưởng thức một bữa ăn không những Ngon mà còn An Toàn?

Nếu bạn đã có sẵn cho mình một cây giống, HappyTrees sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây Cà Chua để cây phát triển tốt:

Cà Chua cũng giống như Dâu Tây, cần trồng nơi có hướng nắng sáng nhưng không quá gắt.

Nếu nhà có sân thượng, hãy tận dụng. Nhưng sân thượng phải có lưới che, để giảm bớt nắng.

➡ Lưu Ý: Cần có nắng sáng để cây quang hợp và trái chuyển thành màu đen (đối với cà chua đen).

Tạo giá thể trồng tốt nhất?

Nếu chỉ dùng đất để trồng, cây vẫn sẽ phát triển bình thường nhưng cây sẽ yếu, còi cọc, có thể không đậu trái.

Những sản phẩm này, bạn có thể mua tại những vườn cây cảnh.

➡ Chú ý trộn theo tỉ lệ: 30% đất + 30% phân bò + 30% sơ dừa + 5% tricodarma + 5% cát để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng phù hợp với cây. Sau khi trộn nên ủ tốt nhất là 1 tuần để các ion trao đổi với nhau rồi mới đem cây ra trồng.

Hướng dẫn cách trồng cà chua:

Thường ở thành phố, không gian hẹp nên các gia đình sẽ trồng cà chua trong chậu. Chậu cây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, nếu quá nhỏ, rễ sẽ bị quấn vào nhau, khó phát triển.

Chậu trồng cây có đường kính 25cm trở lên để cây sinh trưởng tốt. Có thể trồng từ 1-2 cây/chậu, tùy vào kích thước của chậu. Chậu trồng 2 cây cần chăm sóc và tưới cẩn thận hơn.

Khoảng cách đặt chậu trồng cây: khoảng cách đặt chậu tối thiểu cách nhau 30cm(tính từ tâm chậu).

Trồng cây vào giữa chậu, sau đó nén giá thể trồng ,tránh làm mạnh tay ảnh hưởng tới bầu rễ. Dùng lưới đen che lại trong giai đoạn trồng, tốt nhất nên 2 lớp lưới, hoặc để nơi thoáng mát, dưới bóng râm cho cây quen với đất mới và ra rễ.

Bạn cần làm giàng hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả.

Cây có thể thiếu chút ánh sáng, chút phân bón nhưng tuyệt đối không được thiếu Nước.

Cà chua là cây háo nước nhưng không ồ ạt.

Cây chỉ cần độ ẩm vừa phải nên Thời gian và Lượng nước tưới rất quan trọng.

Tưới vừa đủ ẩm cho cây phát triển tốt. Tránh tưới quá ướt sẽ làm cây bị úng ở gốc, và hạn chế tưới nước sau 6 giờ chiều ( sẽ rất dễ bị nấm bệnh tấn công)

Bạn nên tưới từ ngoài vào trong. Không nên chỉ tưới tập trung quanh gốc

Có thể sử dụng phân hữu cơ như Phân bò, Phân Trùn Quế, Phân BioMass

➡ Bón lót: Trộn cùng giá thể trước khi trồng.

Lần 1: Sau khi trồng 7 – 10 ngày (cây hồi xanh), bón cách gốc cây 10 -15 cm. Dùng phân hữu cơ bón khoảng 50g/chậu ( Có thể kết hợp thêm phân BioMass tưới ngày 2 lần cho cây)

? Giai đoạn này nên bổ sung Mg để tăng khả năng quang hợp và tạo diệp lục tố.Bạn có thể mua Mg ngoài cửa hàng cây kiểng hoặc cửa hàng vật tư nông nghiệp

Lần 2: Sau khi trồng 20 – 25 ngày (cây chuẩn bị ra hoa), bón 50g phân hữu cơ/chậu, bón xung quanh chậu nếu thấy đất vơi có thể bổ sung thêm giá thể.

– Giai đoạn này, cây sẽ phát triển nhiều nhánh phụ. Bạn nên tỉa bỏ nhánh phụ, chừa lại thân và 1 nhánh chính để cây tập trung dinh dưỡng.Tía bớt lá già, lá bệnh ( nếu có).

– Khi cây ra hoa, muốn tăng khả năng đậu trái bạn có thể sử dụng dung dịch Borax ( mua tại cửa hàng vật tư nông nghiệp). Ngoài ra bạn có thể thụ phấn nhân tạo cho cây.

– Để tăng độ ngon thơm cho trái cà chua. Khi cây ra hoa, đậu quả, tùy thuộc vào tốc độ phát triển của cây để bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách phun qua lá 7 -14ngày/lần (có thể sử dụng phân bón lá UDP 10-10-30).

Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu. Bón tiếp 50g phân hữu cơ /chậu.

Giai đoạn này dể bị sâu đụt trái tấn công, bạn nên theo dỏi cây thường xuyên để bắt sâu (nếu có). Sâu thường xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Chăm sóc một cây giống, cũng giống như chăm sóc một đứa trẻ lên một…cần sự chăm chút tỉ mỉ và quan tâm thích hợp … Tuy không hề dễ dàng nhưng chắc chắn bạn sẽ rất vui khi nhìn cây lớn và ra trái!

➡ Mọi hướng dẫn chăm sóc cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ HappyTrees:

Chat Website: bộ phận tư vấn trực 24/24 để tư vấn khách hàng trực tiếp

Cách Trồng Cà Chua Tại Nhà

Quy trình sử dụng thuốc BVTV

CÁCH TRỒNG CÀ CHUA TẠI NHÀ

Bạn đang muốn tự trồng những cây cà chua mọng nước, ngon ngọt cho gia đình mình? Hiện tại thì đây là một giải pháp trồng rau sạch tại nhà được rất nhiều người biết đến nhưng có thể chưa biết cách áp dụng.

Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần ấm áp và một chút ẩm ướt. Giống với hầu hết các loại rau xanh cho quả, cà chua rất cần sự chăm sóc nhẹ nhàng, đủ ánh sáng và nước.

Bước 1: Chuẩn bị

Nếu trồng lần đầu tiên, bạn nên mua cây cà chua giống ngoài chợ hoặc các cửa hàng cây giống. Nếu muốn trồng từ hạt, bạn cần gieo hạt trước thời điểm muốn trồng 1 tháng. Có thể gieo hạt vào bất kỳ vật dụng nào từ cốc, bát, hộp nhựa…, để chúng trong nhà ở gần bậu cửa sổ để đón nắng.

Trong trường hợp không đủ ánh sáng, có thể treo một bóng đèn huỳnh quang hoặc đèn ánh sáng vàng phía trên chậu ươm, khoảng cách từ 12 – 15 cm để kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn. Khi cây non cao được 15 – 25 cm thì có thể đánh ra trồng ngoài vườn hoặc trong chậu.

Quy tắc trồng quen thuộc là 2 cây cà chua cho mỗi thành viên trong gia đình, áp dụng với những người ăn nhiều cà chua. Nếu bạn muốn làm thêm các sản phẩm khác từ cà chua như đồ hộp, nước sốt… thì có thể tăng lên 4 cây cho mỗi người.

Bước 2: Chuẩn bị chỗ trồng

Vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.

Ở vùng thời tiết nóng, khi nhiệt độ vào ban đêm xuống thấp nhất là 24oC thì hầu hết cây cà chua sẽ ngừng ra quả mới. Trong khi đó, những quả đã ra thì sẽ lớn rất nhanh.

Đối với đất trồng, cần thêm nhiều phân xanh hữu cơ đã ủ cho mục nát, lớp phân này dày khoảng 6 – 8 cm. Bởi vì, cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.

Bước 3: Trồng cây non

Cây non phải được trồng sâu xuống đất từ 50 – 75% chiều cao thân, đặc biệt là những cây thân cao, mảnh dẻ. Nếu có lấp đi một vài lá bên dưới cũng không sao. Rễ mới sẽ mọc dọc theo phần thân được trồng trong đất, cung cấp một bộ rễ khỏe mạnh cho cây. Các cây non mới trồng sẽ tập trung phát triển bộ rễ trước tiên.

Trong vòng 10 phút đầu sau khi trồng, tưới cho cây khoảng 4 lít nước ấm tầm 25 – 30oC để giúp cây không bị sốc với môi trường mới. Lượng nước tưới có thể tùy chỉnh theo diện tích trồng lớn hay nhỏ.

Khoảng cách lý tưởng giữa mỗi cây cà chua là từ 45 – 90 cm. Nếu ở vùng khí hậu ấm áp hơn, đặc biệt là trồng cây trong lồng thì có thể rút ngắn khoảng cách lại còn một nửa, từ 25 – 45 cm.

Khoảng cách được khuyến khích ban đầu thích hợp với những giống cà chua bụi, cần không gian lớn để phát triển tràn trên mặt đất. Trong khi đó, cà chua được trồng gần nhau thì lá cây sẽ tạo thành bóng râm che chắn cho quả không bị rám nắng.

Ngoài ra, nó còn đảm bảo bạn có đủ không gian để tưới nước, làm cỏ và thu hoạch quả.

Bước 4: Tưới nước

Trong 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi trồng, tưới đều đặn 500ml nước ấm 25 – 30oC cho cây mỗi ngày.

Sau 1 – 2 tuần, phủ một lớp rơm khô (hoặc cỏ khô, lá thông khô) xung quanh cây để kiểm soát cỏ dại và giữ ẩm cho đất trong thời tiết khô. Độ dày của lớp phủ khoảng 2 – 3 cm, đường kính khoảng 30 cm. Lá thông đặc biệt trong việc giúp tăng độ axit của đất.

Chú ý:

Giữ ẩm cho đất không phải là tưới nước liên tục. Nếu đất bị sũng nước sẽ giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển, nhất là khi trời thực sự ấm áp hoặc nóng.

Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.

Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận được 3 – 8 cm nước mưa mỗi tuần. Nếu không, cung cấp đủ khoảng 7.5 lít nước cho cây mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng.

Tưới nước sâu cho cây từ 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 – 4 lít nước. Có thể tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.

Bước 5: Thêm giàn, cọc hoặc lồng…

Xem xét làm thêm giàn leo, cọc hoặc lồng để hỗ trợ cây cà chua leo lên cao khoảng 14 ngày sau khi trồng.

Mỗi cọc phải có đường kính ít nhất từ 3 – 5 cm, cao 1.8 – 2.4 mét, chôn sâu xuống đất từ 30 – 60 cm, cách cây tối thiểu 5 cm. Cần đảm bảo những chiếc cọc hỗ trỡ này không cản trở sự phát triển của cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ phế liệu, ống nước hoặc sắt… Ít phổ biến hơn là sử dụng lưới mắt cáo để giúp cây cà chua leo lên cao.

Bước 6: Bón phân

Ở bước này cần sử dụng phân bón hóa học, không tiếp tục sử dụng phân xanh như lúc đầu. Bởi vì tỷ lệ khoảng chất trong phân xanh sẽ thúc đẩy sự phát triển của cành và lá. Hãy tìm kiếm loại phân hữu cơ tốt để kích thích cây ra quả. Đất càng giàu hữu cơ thì chất lượng quả cà chua sẽ càng tốt hơn.

Quá trình tạo quả có thể làm cây phát triển quá nhanh, khiến cây dễ bị nhiễm bệnh và bị côn trùng tấn công. Hãy nhớ mục tiêu của bạn trồng cà chua để lấy trái chứ không phải là lá. Vì thế, phải sử dụng phân bón chính xác và hiệu quả bởi nếu dùng sai loại thì cây cà chua có khả năng phát triển nhiều lá hơn là quả.

Lắc nhẹ giàn hoặc lồng bao quanh cây trong khoảng 5 giây từ 1 – 2 lần mỗi tuần khi cây ra hoa để thúc đẩy sự thụ phấn. Thao tác này tuy đơn giản nhưng lại giúp tăng sản lượng quả so với cây tự thụ phấn.

Bước 7: Chăm sóc cây khi ra quả

Trung bình từ 45 – 90 ngày, phổ biến nhất là 60 ngày sau khi trồng sẽ xuất hiện quả. Quả ban đầu thường nhỏ và có màu xanh lá cây. Khi đã đạt kích thước hoàn chỉnh thì quả sẽ chuyển dần sang màu đỏ đậm hơn. Điều này có nghĩa quả đã bắt đầu chín và sẵn sàng để thu hoạch.

Quả cà chua khi chín thường có màu đậm, chà nhẹ ngón tay bên ngoài lớp vỏ cảm nhận được sự mềm mại, hoàn toàn không cần phải cấu vào phần thịt quả.

Có thể thu hoạch cà chua sớm hơn nếu muốn, bất kỳ lúc nào sau khi quả bắt đầu thay đổi màu sắc. Việc thu hoạch sớm cũng giảm khả năng quả bị chín quá và thối trên cây hoặc bị chim ăn mất.

Bước 8: Bảo vệ quả chín cây

Chuẩn bị một số túi nhỏ với phần miệng có đường zip (túi vuốt miệng). Khi quả gần chín, nhẹ nhàng lồng túi từ phía dưới lên trên phần cành cây để bảo vệ quả khỏi bị côn trùng hoặc chim ăn.

Dùng tay vuốt chặt phần miệng túi lại đều từ hai bên, chừa lại khoảng 5 – 6 cm mỗi bên để lưu thông không khí.

Có thể cắt các góc túi để thoát hơi ẩm và lưu thông khí tốt hơn, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm.

Cà chua cần thời gian sinh trưởng tương đối dài, do đó, kiên nhẫn là tất cả những gì bạn cần để có thể nhận lại phần thưởng xứng đáng là những cây cà chua cao lớn, khỏe mạnh và sai quả.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

Cách Trồng Cà Chua Hữu Hạn

Áp dụng cho các giống : cà bát đỏ  F1 semco 18, cà bát vàng F1 Naranzesti, cà beef F1 Tvyarya, cà trứng F1 Volzskii

Mùa vụ: thu đông xuân miền băc và mùa khô miền nam

Ươm hạt

Mật độ :

-1 cây/ thùng xốp

Chuẩn bị đất :

60% đất , 3-4 kg phân trùn hoặc  phân bò khô+ 150 gr lân+ 500 gr trấu hun dở. 0,5 kg vỏ trứng đập nhỏ+men vi sinh emuniv, trộn đều.

Với trồng đất : khử chua đất bằng vôi bột, bón lót phân bò, lân, theo chỉ dẫn mỗi loại phân sau bao bì. 

Trồng thùng xốp 

Đổ đất 2/3 thùng xốp, tạo hốc bằng thể tích bầu cây, rắc ,mấy hạt NPK xanh xuống hố trộn đều với đất ,  cho cây con xuống, lấp đất kín rễ cây. tưới  đẫm nước.

Sau 1 tuần cây bén rễ hồi xanh

Khi cây ổn định, phát triển , trên phần rễ sẽ ra những rễ phụ màu trắng,  tiến hành vun gốc  kín  phần rễ trắng,  cho cây để cây  khỏe mạnh  hơn.

Rung lắc cây vào sáng sớm lúc ra hoa để kích thích đậu quả

Khi cây um tùm nên tỉa bớt lá gốc cho thoáng cây, làm giàn chữ H . Trong quá trình làm giàn nên đồng thời tỏa cành, giãn cành để cây thoáng.

KHÔNG TỈA CÀNH KHÔNG BẤM NGỌN.

Bón phân

Các giai đoạn cây cần bón thúc

khi cây bé rễ hồi xanh: 2 thìa NPK xanh hòa tan hoàn toàn / thùng 5 l nước tưới đẫm gốc cây

lúc cây nở hoa đồng loạt :2 thìa NPK xanh hòa tan hoàn toàn / thùng 5 l nước tưới đẫm gốc cây

lúc cây bắt đầu nuôi quả 1: 2 thìa NPK + siêu kali / thùng 5l nước tưới đẫm gốc cây

lúc cây nuôi quả 2, sau lần 1 10-14 ngày: 2 thìa NPK + siêu kali / thùng 5l nước tưới đẫm gốc cây

Hòa thêm phân bò vào các hỗ hợp phân trên để tăng hiệu quả của 2 loại phân và cây hấp thu tốt hơn. 

Nếu không muốn dùng NPK và siêu kali có thể thay bằng compost tea, vỏ chuối ngâm, tro bếp. Hòa nước tưới cây.

Nếu trồng chậu , linh hoạt hòa phân loãng bón kèm nước tưới sao cho cây đủ phân, do trồng chậu cây giữ phân kém. 

Phòng bệnh:

Nếu trồng đúng vụ các giống trên rất ít bệnh

phòng bệnh lá (megapower, nano đồng, sulfat đồng…)  nếu thấy dấu hiệu đầu tiên của bệnh như đốm đen, vết bông trắng 

Dùng Delphin – thuốc trừ sâu sinh học để trừ sâu ăn lá ăn quả

Dùng tasieu – nếu thấy có bọ trĩ, bọ phấn trắng

Phòng tuyến trùng bằng cách trồng xen canh hoa vạn thọ và húng basil quanh gốc cà chua

Phòng bọ phấn trắng (là những con màu trắng có cánh hay đậu ở mặt dưới lá cà chua) bằng cách trồng xen canh hoa sen cạn quanh bụi cà chua. 

Thu hoạch: lúc quả bắt đầu chuyển màu ương đỏ. và quả đạt chuẩn giống

Tham khảo cách trồng thực tế