Top 13 # Xem Nhiều Nhất Vườn Cây Cảnh Đẹp Nhất Việt Nam Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Top 14 Cây Cảnh Đẹp Nhất Việt Nam

Từ lâu, cây cảnh đã trở thành thú chơi của nhiều đại gia, họ sẵn sàng đổi tiền để mua những cây cảnh quý hiếm về chơi. Những báu vật trăm tuổi này không chỉ được xem là món gia tài để đời, mà còn thể hiện được đẳng cấp của người sở hữu.

Cây Sanh nghinh phong

Cây có chiều cao khoảng 3m và hội tụ đầy đủ các yếu tố cổ – kỳ – mỹ – văn của một cây cảnh đẹp. Điểm đặc biệt của cây Sanh nghinh phong này là có 2 thân, trong đó 1 thân chính đi lên tạo thành thân siêu và một cành mọc ở trong hõm từ gốc ra tạo thành cành chiếu thủy, cùng với cành ở dưới để đỡ thân dưới.

Có thể nói, với bố cục chắc chắn này rất hiếm gặp trong cây cảnh Việt Nam. Hiện cây cảnh này có giá khoảng 10 tỷ đồng.

Siêu cây Tùng “ông bụt”

Đây là “báu vật” của đại gia Toàn đô la ở Việt Trì, Phú Thọ. Tác phẩm cây Tùng “ông bụt” được ông mua từ Nam Định. Cây có tuổi thọ lên đến gần 500 năm tuổi có giá lên tới 1,2 triệu USD.

Cây Sanh kiểng “Phúc lộc thọ trường”

Toàn cảnh cây Sanh được anh chủ sở hữu (anh Thành, Hà Nội) cắt tỉa tạo thành như một làng quê Việt Nam với mái chùa cổ thụ. Cây có tuổi đời trên dưới 200 năm với chiều cao cây khoảng 2 mét, chiều rộng trên dưới khoảng 3 mét.

Bộ rễ cây được nệm chặt vào mái chùa và đá rất đẹp mắt. Anh cho biết để cây có dáng đẹp như thế này anh đã bỏ ra 20 năm chăm sóc tạo dáng từ cây phôi đến giờ.

Và ý nghĩa trường tồn với thời gian và mang lại hạnh phúc, tài lọc cho người chủ của nó. Anh Thành cho biết, cây cảnh này từng được đưa đi nhiều cuộc triễn lãm ở khắc các tỉnh thành.

Cây Sanh cảnh dáng Long Cổ Đại

Cây được anh Nguyễn Văn Dũng ở Hải Dương mua cách đây 10 năm với giá hơn 3 tỷ đồng. Cây sanh dáng Long Cổ Đại có thân sần sùi dáng long bề thế dài khoảng 2,8 mét.

Bộ rễ của cây ôm trọn lấy đá để giữ cho cây luôn vững chãi. Phần trên của cây với dáng như rồng bay lên vậy trông rất đẹp mắt.

Siêu cây mâm xôi con gà

Cây có tuổi thọ 150 tuổi, theo giới nghệ nhân cây cảnh thì cây mâm xôi con gà cuốn hút người xem bởi hội tụ đủ 4 yếu tố gồm cổ – kì – mỹ – văn trông giống như một bức tranh thiên nhiên vậy.

Cây được định giá 6 triệu đô la Mỹ tương đương với khoảng 120 tỷ đồng.

Cây Sanh “Thụ Lâm Bồng Thạch”

Cây Sanh “Thụ Lâm bồng thạch” với tuổi đời 150 năm cùng với vóc dáng vừa vững chắc lại vừa bay bổng đầy tính nghệ thuật rất được những người yêu cây cảnh yêu thích.

Cây cảnh này cũng được định giá với mức tiền tỷ.

Cây Sanh “rừng già”

Tác phẩm cây Sanh rừng già của anh Cao Trung Kiên, Thanh Hóa thuộc dạng cây kiểng mini với dáng tuyệt đẹp đầy tính nghệ thuật cũng có giá trị kinh tế lớn và được nhiều người yêu thích cây cảnh “săn đón”.

Tác phẩm cây Si tí hon

Cây kiểng với hình dáng độc đáo, thân nổi u cục. Cây có dáng mini nhưng được uốn tỉa, hình dáng đầy tính nghệ thuật. Theo định giá hiện cây cũng có giá trị kinh tế tương đối cao.

Siêu cây Trâm Vối

Cây Trâm Vối cũng làm xôn xao giới chơi cây cảnh bởi cây có tuổi đời lên đến vài trăm năm, thân cây uốn lượn với nhiều chi nhánh tựa như những con rồng bay lên khỏi mặt đất.

Sở dĩ cây được đánh giá là cây Trâm Vối có dáng đẹp nhất Việt Nam bởi nếu như những cây Trâm Vối khác hầu như cây có dáng đến 2 thân còn cây này có dáng tự nhiên ngọn hướng lên trời rất đẹp.

Với vẻ đẹp độc nhất vô nhị mà rất nhiều khách tham quan cả nước và thế giới như Nhật Bản, Thái Lan,…đến chiêm ngưỡng cây này.

Siêu cây mang tên Chiến Thắng Bạch Đằng

Tác phẩm gồm 5 chiếc thuyền với kích cỡ khác nhau làm bàn gỗ mô tả trận chiến trên sông Bạch Đằng.

Người sở hữu là anh Phạm Đức Thịnh đã mất hàng chục năm để sưu tầm và thực hiện tác phẩm này. Điểm nổi bật mà tác phẩm được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam là vì nó thể hiện được tính văn hóa lịch sử dân tộc.

Gỗ Trắc bonsai

Tác phẩm Nghinh phong bằng gỗ Trắc của ông Hoàng Phúc Hải, Việt Trì. Cây có tuổi thọ khoảng 300 năm.

Theo đánh giá cả những nghệ nhân chơi cây cảnh, thì cây này thuộc hàng hiếm có, khó tìm, bởi gốc lũa tự nhiên, bố cục hài hòa, vừa toát lên vẻ mạnh mẽ nhưng cũng rất uyển chuyển, tinh tế. Cây kiểng được định giá khoảng 3 tỷ đồng.

Tác phẩm cây khế

Cây khế của tác gia Huỳnh Thanh Tuyên có tuổi đời khoảng 120 năm, ông xem cây như báu vật bởi ông là đời thứ 3 được truyền lại.

Cây có dáng huyền, mang vẻ cổ kín nhưng cũng rất tinh tế, uyển chuyển. Cây được định giá khoảng 1,5 tỷ đồng.

Cây bưởi bonsai Ngũ Phúc

Cây bưởi bonsai cổ thụ có tuổi đời khoảng 30 năm, cây được trồng trong chậu nhưng trái tự nhiên trĩu quả, tỏa hương thơm dịu. Từ gốc cây bưởi mọc ra 5 nhánh, tượng trưng cho dáng ngũ phúc.

Theo các nghệ nhân chơi cây kiểng, cây mang dáng vẻ tự nhiên về số lượng quả, hoa và bộ rễ lâu năm. Cây cũng được xếp vào nhóm cây quý hiếm trên thị trường hiện nay.

2 gốc Đào rừng

2 gốc Đào rừng ở Mộc Châu có tuổi đời khoảng 80 năm, đã ghép cành đào Nhật Tân tạo thế Long Quấn Thủy.

Hai gốc đào có chiều cao khoảng 2m, đường kính 50cm được lấy từ rừng nguyên Thủy Mộc Châu về. Cây có giá bán khoảng 12 triệu đồng/cây.

Top 10 Vườn Lan Nổi Tiếng Nhất, Đẹp Nhất Việt Nam

Trải Nghiệm Hay tổng hợp, giới thiệu top 10 vườn lan nổi tiếng nhất, đẹp nhất Việt Nam. Những vườn lan ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam nhưng có điểm chung là nổi tiếng nhất, đẹp nhất và thuộc sở hữu của những người cực kỳ đam mê lan, xem lan là nguồn sống, là hạnh phúc của bản thân và gia đình.

Ông Nguyễn Tuấn Hưng rất đam mê lan, sau 21 năm với số tiền đầu tư hơn 2 tỷ đồng, ông đã sở hữu được một vườn lan lớn nhất Việt Nam. Ô ng Đỗ Tuấn Hưng đã dành gần nửa cuộc đời để sưu tập lan khi quyết định bỏ hơn 2 ha cà phê cùng một khoảnh rừng nhỏ, ông Hưng say sưa sưu tầm những nhánh lan rừng về trồng.

vườn lan của ông Hưng đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập và trao Giấy chứng nhận Kỷ lục Việt Nam cho Hiện nay, vườn lan của ông Hưng đã có 200 loại lan rừng với hơn 10 ngàn cây và xây dựng thành khu bảo tồn lan Troh Bư (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk). Đặc biệt, Bộ sưu tập bảo tồn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

Clip vườn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam của ông Nguyễn Tuấn Hưng.

Ông Trần Công ở đất Thành Nam sở hữu Khu vườn địa lan Hoàng Vũ có giá trị đến vài chục tỷ đồng với hơn 3000 chậu, sau khoảng thời gian dành hết nhiệt huyết và đam mê với hoa chúng tôi vườn địa lan Hoàng Vũ có ông rộng khoảng 5ha vừa được tổ chức kỷ lục ghi nhận là vườn địa lan Hoàng Vũ tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Nói về triết lý nhân sinh khi chơi hoa lan, ông Công tâm sự: “Mỗi năm hoa lan chỉ nở có một lần. Sau khi nở hoa, nhiều người chơi xong lại vất nó vào một xó. Người chơi hoa như vậy là không có văn hóa. Tức là người không có trách nhiệm, không có lương tâm gì với cái thứ mà nó đã phục vụ mình. Cái người đã giúp đỡ mình thì ta phải biết trận trọng và cảm ơn họ. Và cái cây cũng như thế…”.

Khu vườn của ông Trịnh Văn Sỹ rộng hơn 1800m2 gồm 200 giống lan rừng đặc hữu quý hiếm như long tu, kim điệp, giả hạc Di Linh, đại ý thảo trắng… Thu nhập từ lan rừng có thể mang lại cho anh từ 700 triệu – 1 tỷ đồng/năm.

Hiện nay, vườn lan của ông Sỹ trở thành mô hình điểm của TP.Bảo Lộc, chuyên cung cấp cho người đam mê lan rừng khắp cả nước nhiều loại lan quý đặc hữu của vùng cao nguyên Lâm Đồng. Từ đó, vườn lan này đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của gia đình anh từ niềm đam mê hoa phong lan.

Ông giáo trường làng Nguyễn Đỗ Thế Cường (xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội) chơi lan gần 10 năm. Ông đã sưu tầm được nhiều giống lan quý hiếm như Uyên ương, Quế lan hương… có trị giá lên đến hàng triệu đồng mỗi cành, khiến dân sành chơi lan trong cả nước phải ghen tỵ.

Thầy Cường cho biết, việc kết lan rừng vào gỗ lũa cổ thụ không chỉ làm tăng thêm giá trị của lan mà tuổi thọ của các loài lan cũng sẽ được lâu hơn so với dùng các loại gỗ khác như nhãn, mít…

Anh Nguyễn Phương Đông, thôn Tân Tiến, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) từ một cử nhân thất nghiệp giờ đây đã sở hữu vườn phong lan rừng với nhiều loài quý hiếm cho thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm. Để gây dựng được vườn lan bạc tỷ thì cần nhất là đam mê và liều lĩnh. Anh bắt đầu nghiệp trồng lan, duyên nợ với lan chỉ với 1 triệu đồng rồi đến độ thế chấp cả 3 “sổ đỏ” của gia đình chỉ để đầu tư vào phát triển, mở rộng vườn lan rừng.

Là một người đam mê lan, anh Võ Văn Công (40 tuổi, ngụ đường Lê Thánh Tôn, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) trăn trở khi lan rừng đang hiếm dần. Anh đã săn lùng những quả lan quý rồi mang vào các khu rừng để gieo.

Vườn phong lan rừng của anh có hơn 800 loài, cũng có thể xem là một trong những vườn lan đa dạng nhất Việt Nam hiện nay.

Vườn địa lan Trần Mộng của anh Dương Hoàng Thắng ở Sapa (Lào Cai) được xem là vườn lan nổi tiếng nhất Việt Nam với hơn 1000 chậu. Anh Thắng cho hay, tên đầy đủ của loại lan này là địa lan Kiếm Trần Mộng, thuộc một chi trong họ lan. Lan Kiếm có những loài bám trên cây gọi là phong lan Kiếm và có loài mọc dưới đất, được gọi là địa lan Kiếm. Loại anh trồng là địa lan Kiếm Trần Mộng.

Truyền thuyết kể rằng vua Trần Anh Tông trong một đêm ngủ mộng thấy được xem một loài địa lan lạ, hoa màu đỏ hồng, rất đẹp và rất thơm. Khi tỉnh giấc, nhà vua ngẩn ngơ, bần thần. Kỳ lạ thay, trong ngày hôm đó, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng. Do đó, loài lan quý được mang tên địa lan Trần Mộng, tức giấc mộng của vua Trần.

Giá lan Trần Mộng khá đắt vì hiếm, chậu rẻ nhất 5-10 triệu đồng, chậu trung bình 20-50 cành hoa có giá 30-40 triệu đồng, chậu cao cấp 60 cành hoa trở lên giá 70-80 triệu đồng.

Chọn được hướng đi đúng để khởi nghiệp nên mới 33 tuổi, Phan Thanh Sang (ngụ TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đã có trang trại phát triển bền vững, thu nhập tiền tỉ mỗi năm với hoa lan.

Với suy nghĩ đó, từ năm 2 đại học, Sang đã bắt đầu xây dựng thương hiệu cho vườn lan 20 m2 của nhà mình với tên “Sang còi”. Lúc nhỏ Sang bị “còi” nên gia đình cứ gọi “thằng còi”, giờ đặt tên thương hiệu, lại hóa ra hay. Đến năm 2010, Sang đổi thành YSA Orchid Farm.

Sang đã phát triển mạnh mẽ từ vườn lan 20 m2, 100 m2, 500 m2, rồi 5.000 m2, đến nay Sang sở hữu 3 khu trang trại đầu tư bài bản, hiện đại theo hướng nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích hơn 10 ha, trị giá trên dưới 70 tỉ đồng.

Hiện nay, dù thương hiệu YSA Orchid Farm đã được phổ biến rộng rãi nhưng cái tên dân dã “Sang còi” vẫn được Sang gìn giữ, treo tại các vườn lan.

“Lão nông” Lê Thanh Hùng ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng đến với lan khá tình cờ thế nhưng hiện giờ ông sở hữu vườn lan rộng 4.500 m2. Sau nhiều lần thất bại, khó khăn thậm chí là mất hết cả vốn thế nhưng nhờ nghị lực, đam mê giờ đây vườn lan của ông cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, ông ươm mầm thành công nhiều giống hoa lan phục vụ nhu cầu thưởng hoa của mọi người.

Hiện nay, vườn lan 4.500m2 nhà ông Hùng trồng 5 giống lan: Hoàng Hậu, Vàng mít, Xanh cốm, Xanh ngọc, Hồng hai da… tất cả đều đang trổ nụ để chuẩn bị cho vụ hoa tết.

Gọi là vườn lan huyền thoại vì vườn lan của cựu chiến binh Bùi Văn Dũng không hề giống bất kỳ vườn lan nào ở Việt Nam. Ông trồng lan trên những cây nhãn đã hơn 40 năm tuổi và lưu giữ tồn như một kỷ niệm của gia đình để mọi người thưởng lãm chứ không bán.

Lúc đầu, chỉ có vài nhánh lan rừng nhưng sau 20 năm kiên trì, tỉ mỉ ghép, nhân giống. Hiện tại, ông Dũng đã có khu vườn huyền thoại, với 8 cây nhãn cổ thụ đầy hoa lan rực rỡ màu phi điệp tím, giống hoa lan đặc hữu của Tuyên Quang.

Ông Chủ Vườn Địa Lan Lớn Nhất Việt Nam

Vườn địa lan hoàng vũ Thành Công của ông Trần Phi Công ở Nam Định đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là “vườn địa lan hoàng vũ tư nhân lớn nhất đất nước”.

Loading…

Chăm lan như chăm con

Giống như những người chơi địa lan tôi từng gặp, ông Trần Phi Công (72 tuổi, trú tại khu đô thị Hoà Vượng, thành phố Nam Định) cũng có vẻ thư thái, thoạt nhìn khó tính và có phần quan cách. Mặc khách sốt ruột vì trưa, ông Công đủng đỉnh pha trà, hỏi han đủ chuyện, rồi mới đề cập đến địa lan. “Không phải ngẫu nhiên mà người xưa đã so sánh: Vua chơi lan, quan chơi trà. Ngày Tết Nguyên đán, có một chậu địa lan hoàng vũ toả tán lá mượt mà, ngồng vươn lên bung những cánh hoa vàng nõn nà, ai cũng thấy lòng mình thư thái”, ông Công bắt đầu câu chuyện về địa lan.

Chơi địa lan đã cầu kỳ, trồng địa lan cũng khó không kém. Chỉ vào một chậu địa lan, ông Công kể: “Chậu địa lan hoàng vũ này tôi trồng năm 2014. Đất phải tìm đất thịt ở cánh đồng, loại không bị bở khi tưới, đem về đập mịn ra, lọc hết tạp chất, rác rưởi rồi phơi khô, bỏ chậu để cấy lan vào. Sau đó là tưới tắm, chăm bẵm để rễ cây lan “ăn đất”, hoà nhập với cuộc sống mới. Nắng quá một chút thì héo, mưa quá một chút thì ủng. Vài tháng chăm sóc như vậy, lan mới bắt đầu đẻ nhánh”.

Theo ông Công, một cây địa lan mẹ có thể đẻ nhiều nhánh, nhưng đẻ nhiều thì cả cây mẹ lẫn cây con đều còi cọc, nên một cây mẹ nhiều nhất chỉ để sinh 2 – 3 cây con. Cây con sinh ra lại được chăm bẵm như cây mẹ, để đến lúc mỗi chậu lan có khoảng 30 – 40 cây thì đạt giai đoạn trưởng thành. Đến lớp cỏ trên chậu để trang trí cũng phải chọn loại cỏ thân rêu, có sức sống vừa phải để không ảnh hưởng đến cây lan…

Địa lan chỉ ra hoa vào cuối năm, nhưng quan trọng nhất là làm sao để cây ra hoa đúng dịp giáp tết. Nói về bí quyết chăm sóc 2.300 chậu lan, ông Công cho biết, chỉ trồng theo một công thức, là chăm lan như chăm con. “Thời tiết năm ngoái khắc nghiệt, chỉ có những cây lan dăm năm tuổi trở lên mới có thể thích nghi và ra hoa đúng tết, còn cây non đều ra hoa từ trước tết. Nếu không hiểu mà tác động vào cây một cách bất hợp lý, sẽ gây hại, thậm chí làm lan chết oan”, ông Công nói.

Sau hàng chục năm theo đuổi nghề trồng loài hoa quý này, ông Công rút ra một điều: địa lan quý, hiếm còn bởi loài hoa này biết chọn nơi sinh tồn và chọn người chăm sóc. Vì vậy, không phải ai cũng trồng được địa lan và không phải cứ trồng ở đâu, địa lan cũng sống.

Theo ông Công, ở Việt Nam có hàng chục loài địa lan, trong đó quý nhất là 2 giống hoàng vũ và thanh ngọc. Riêng hoàng vũ được gọi là “nữ hoàng địa lan” vì vẻ đẹp hoàn mỹ với những cánh lá xanh mướt và ngồng hoa vươn cao, cánh hoa to, chuyển từ màu xanh sang vàng và luôn hướng về phía ánh sáng.

Địa lan hoàng vũ biểu tượng cho sự khoẻ khoắn, sung túc và chỉ có nhiều ở Nam Định. Nhiều người từng đưa giống lan này đi trồng ở nơi khác nhưng cây lan đều thoái giống, hoa không đẹp như trồng tại Nam Định. Nhưng chính ở địa phương này, nhiều người vẫn phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua một chậu hoa về chơi tết, rồi lại đem đến vườn thuê chăm sóc, nếu không muốn lan sẽ chết, hoặc không ra hoa.

Tự cho mình là người đã được “nữ hoàng địa lan” hoàng vũ chọn lựa, ông Công cho biết, dù đầu tư rất nhiều tiền bạc, nhưng để trở thành người có tên, tuổi trong làng địa lan, hầu như ngày đêm ông đều ăn, ngủ cùng địa lan. “Trồng phong lan đã khó, nhưng nếu phong lan bị bệnh, người trồng sẽ biết ngay, vì than, rễ đều lộ thiên, còn địa lan thì thể hiện tính vương giả, quý tộc, cả lúc nó “ốm”.

Một cây địa lan mắc bệnh, có khi phải mất 2 năm mới phát hiện ra. Nếu không có kinh nghiệm thì đành nhìn cây lan cứ rũ dần rồi chết. Hơn 10 năm trồng lan, tôi gặp không ít lần như vậy, mất hàng trăm triệu đồng đầu tư để làm lại từ đầu. Vợ con, gia đình khuyên can chuyển nghề, nhưng tôi cứ kiên trì như thế cho đến lúc được cây lan chọn ở lại với mình”, ông Công chia sẻ.

Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng địa lan

Chơi được địa lan hoàng vũ phải là người có tiền, vì giá một chậu địa lan này trong dịp tết lên tới hàng chục triệu đồng. Vì vậy, ở Nam Định, không nhiều người dám đầu tư trồng địa lan hoàng vũ. Hiện, số người có hàng trăm chậu lan Hoàng Vũ tại địa phương này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng ngay từ năm 2007, ông Trần Phi Công và em vợ là ông Nguyễn Văn Thành (58 tuổi, trú tại xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, Nam Định) đã mở vườn địa lan hoàng vũ hơn 200 chậu tại chợ Dần, xã Trung Thành.

Đến năm 2011, ông Công quyết định thành lập vườn lan với quy mô lớn, nên mua đất, làm vườn tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Sau hơn 6 năm vừa xây dựng, vừa mua, vừa trồng thêm mà không bán, đến nay, vườn địa lan hoàng vũ Thành Công đã rộng trên 5.000 m2, trong đó có 2 khu vực trồng địa lan rộng trên 1.100 m2 với khoảng 2.300 chậu, mỗi chậu lan có khoảng từ 30 – 40 cây. Cây giống giá từ 400.000 – 700.000 đồng, mỗi cây trưởng thành khoảng 1,5 triệu đồng, trung bình mỗi chậu giá 15 – 20 triệu đồng, riêng giá trị cây tại vườn địa lan này lên tới khoảng trên 30 tỉ đồng.

Ngày 19.1, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập vườn địa lan của ông Trần Phi Công là “Vườn địa lan hoàng vũ tư nhân lớn nhất nước”. Cũng từ thời điểm này, ông Công quyết định sẽ bán lan ra thị trường. Quan trọng hơn, ông sẵn sàng chuyển giao kinh nghiệm trồng địa lan cho những người yêu lan để phát triển loài hoa quý này.

Theo văn Đông( báo thanh niên)

Nam Định: Vườn Lan Hoàng Vũ Tư Nhân Lớn Nhất Việt Nam

Sau hơn 10 năm gây dựng, vườn lan Hoàng Vũ ở Nam Định được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam, cho thu nhập kinh tế cao.

Nhiều năm đầu tư công sức chăm sóc hoa lan, ông Trần Phi Công (58 tuổi) ở huyện Mỹ Lộc (Nam Định) đã gây dựng thành công vườn địa lan Hoàng Vũ và được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là vườn địa lan Hoàng Vũ tư nhân lớn nhất đất nước.

Ông Công cho hay, gia đình vốn có truyền thống trồng hoa lan, tiếp xúc với địa lan Hoàng Vũ nhiều năm khiến ông say mê lúc nào không hay. Bỏ nhiều công sức tìm hiểu thị trường, ông nhận ra nhu cầu chơi địa lan trong nước rất lớn nhưng chưa có những vườn lan quý và quy mô lớn nên đã tập trung cho loài hoa giá trị kinh tế cao này.

Theo ông Công, lan Hoàng Vũ được người yêu hoa đánh giá là “Nữ hoàng địa lan”. Lá của cây Hoàng Vũ mềm, mướt, cong đều ôm trọn vành chậu. Thân cây cứng cáp, hương thơm dịu nhẹ, hoa màu vàng rất sang trọng. Cây thường cho hoa vào mỗi dịp Tết Nguyên đán và chỉ có thể trồng ở các tỉnh miền Bắc.

Năm 2007 ông Công bỏ ra 500 triệu đồng để đầu tư cây giống, nhà xưởng. Và sau 10 năm, số lượng lan Hoàng Vũ của ông đã lên đến 2.300 chậu, mỗi chậu có từ 30 – 40 thân. Với số lượng này, năm 2017 Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận đây là vườn địa lan Hoàng Vũ tư nhân lớn nhất nước.

Hiện trên địa bàn Nam Định chỉ có ít hộ gia đình trồng Hoàng Vũ với quy mô nhỏ lẻ bởi đây là loài hoa rất nhạy cảm với thời tiết, đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm, tay nghề cao.

Ông Công cũng chia sẻ, việc phòng, chữa bệnh cho địa lan đòi hỏi công phu khác xa với phong lan thường. Hơn nữa địa lan Hoàng Vũ lại rất dễ mắc bệnh mà mắt thường không thể nhìn thấy nên thời gian đầu ông gặp rất nhiều khó khăn. Có lần ông Công định bỏ cuộc giữa chừng nhưng tiếc công sức bỏ ra, nên lại quyết tâm gây dựng lại vườn hoa quý.

Đầu năm 2017, ông Công chính thức bán sản phẩm ra thị trường. Trung bình mỗi chậu 7 – 9 ngồng hoa có giá trên 10 triệu đồng, mỗi cây giống khoảng 500.000-600.000 đồng tùy độ to nhỏ, mỗi cây trưởng thành có giá khoảng 1,5 triệu đồng.

Mỗi ngày có rất nhiều người ở các tỉnh thành Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam… yêu thích Hoàng Vũ tìm về Nam Định tham quan và mua cây giống trong trang trại của gia đình ông Công.

Ông Công dự định, để đáp ứng nhu cầu của người chơi lan, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân rộng vườn lan đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giống lan quý cho những người có nhu cầu. Hiện, trang trại của ông cũng tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương.