Top 15 # Xem Nhiều Nhất Vụ Phân Bón Giả Ở Sóc Trăng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Đbqh Lưu Bình Nhưỡng Nói Về Kỳ Án ‘Phân Bón Giả’ Ở Sóc Trăng

Hiện nay một vấn đề mà thẩm phán quan tâm là án oan sai. Nếu một vụ án xét xử theo sự chỉ đạo dẫn đến oan sai thì ai chịu trách nhiệm và xử lý như thế nào?

– Theo quy định của Đảng, pháp luật, công tác nội chính, tùy tình hình ở một thời kỳ, ở một địa phương thì cấp uỷ Đảng và các ban ngành có thể chỉ đạo đường lối. Đường lối thôi chứ anh không được cụ thể. Tức là phải xét xử cho nhanh, tiến hành nhanh, làm cho đúng, những người nào sai trái phải bỏ ra ngoài… Đó là xem xét chỉ đạo về mặt đường lối. Chứ không phải ép xử theo tội này, xử người này bao nhiêu năm, người này được, người kia mất… Nếu có như vậy, thì đó là can thiệp thô bạo vào tư pháp.

Tình trạng này nhiều năm đã được nêu ra, đã được khắc phục nhưng chưa được triệt để. Đó là tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí lãnh đạo để có những chỉ đạo can thiệp vào các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Theo quy định, pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng quyền lực để can thiệp một cách trực tiếp vào điều tra, truy tố, xét xử. Bởi vì chuyện đó có thể dẫn đến sai lệch. Nếu anh có chức vụ mà anh can thiệp vào thì người ta sẽ nghĩ có cấp trên, người ta ngại người ta không làm được.

Trừ những trường hợp cán bộ điều tra, công tố viên, thẩm phán có bản lĩnh, còn có những trường hợp người ta phải nghe theo. Trong trường hợp này, nếu có văn bản, bút tích, thì xác định trách nhiệm rất dễ. Nhưng có những trường hợp chỉ đạo bằng miệng không văn bản, không bút tích, rất khó có thể xem xét trách nhiệm.

Tôi mong muốn những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ làm đúng thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn và cần nâng cao bản lĩnh. Bản lĩnh là phải dũng cảm, bảo vệ công lý. Chúng ta có Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp là phải thực thi công lý minh bạch, trong sạch, vì quyền công dân. Không được ép buộc phải điều tra theo hướng này, ép buộc viết cáo trạng theo hướng kia, ép buộc phải xử cho người này được, người kia thua. Những trường hợp này, Đảng và Nhà nước không bao giờ chấp nhận.

Xin cảm ơn ông!

Kỳ án tại Sóc Trăng được nhiều người liên tưởng với vụ án phân bón của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thuận Phong tại Đồng Nai.

Theo đó, ngày 24/4/2015, Đoàn liên ngành 389 kiểm tra nhà xưởng sản xuất phân bón của Thuận Phong và phát hiện khối lượng lớn phân bón dạng nước đóng chai cùng hàng trăm kg nhãn mác nghi giả. Ngày 12/1/2016, Bộ Khoa học & Công nghệ có văn bản khẳng định số phân bón trên là giả. Tuy nhiên, ngày 15/4/2016, Công an Đồng Nai ra quyết định không khởi tố hình sự mà cho rằng chỉ ở mức độ xử lý hành chính. Ngày 12/6/2017 VKSND Đồng Nai ra quyết định huỷ bỏ quyết định không khởi tố hình sự trên.

Vụ án được điều tra lại nhưng đến nay vẫn chưa có tiến triển. Lý do cán bộ điều tra đã đến các tỉnh Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai làm việc, ghi nhận ý kiến của các hộ dân đã mua và sử dụng phân bón của Thuận Phong để xác định có hay không thiệt hại sau khi sử dụng phân bón của công ty này. Qua xác minh, 27 hộ dân cho rằng không có bất kỳ thiệt hại gì, do không có thiệt hại nên không đủ cơ sở xử lý hình sự.

Luật sư Nguyễn Đình Thuận, Đoàn LS TP HCM

“Nguyên tắc bất di bất dịch là toà án xét xử độc lập. Tuy nhiên người ta vẫn có khi nói về án chỉ đạo. Theo tôi, sự hoài nghi này là có chứ không phải không? Nhưng để chứng minh chỉ đạo rất khó vì thường chỉ đạo bằng miệng. Do đó, nếu xảy ra án oan sai, người phải chịu trách nhiệm là người đưa ra phán quyết cuối cùng.

Với vụ án này, hiện khi toà chưa tuyên thì trách nhiệm thuộc về VKS. Còn nếu toà tuyên mà có xảy ra oan sai thì chủ toạ sẽ chịu trách nhiệm, Chánh án sẽ liên đới. Hiện luật pháp đang áp dụng nguyên tắc ai làm cuối cùng người ấy chịu để họ có trách nhiệm với phán quyết của mình, tạo ra tư thế độc lập cho mỗi cơ quan tố tụng.

LS Đào Kim Lân, Đoàn LS TP HCM

Sau Vụ Phân Bón Giả Ở Lâm Đồng, Cử Tri Long An Bức Xúc Về Phân Bón Giả

11/10/2016Sưu tầm

Như đã đưa tin, ngày 6/10, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã đột kích bắt quả tang một cơ sở đang sản xuất phân bón giá tại thôn 13, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng).

Tại hiện trường, Công an huyện Bảo Lâm đã lập biên bản niêm phong, thu giữ phân bón giả thành phẩm NPK với tổng trọng lượng10 tấn.

Mới đây, phân bón giả là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc tiếp xúc cử tri của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An vào ngày 8/10.

Theo Bộ Công Thương, trung bình mỗi năm, lực lượng Quản lý thị trường bắt giữ khoảng 4.000 vụ. Thực trạng này đang gây thiệt hại tới 2,6 tỷ USD mỗi năm cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và bà con nông dân.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri (Ảnh: VPG)

Để hạn chế tình trạng này, cử tri kiến nghị tăng mức phạt đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng và việc chấn chỉnh cung cách làm việc của các Trung tâm kiểm định chất lượng. Đồng thời cử tri cũng kiến nghị tái xuất thuốc lá lậu thay vì tiêu hủy tốn kém chi phí; phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nhất là các xã vùng biên giới, đặc biệt khó khăn để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; đầu tư trang thiết bị và nguồn lực y tế cơ sở để giải quyết bài toán áp lực người bệnh chạy lên bệnh viện tuyến trên; kiến nghị đầu tư kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên các xã vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ địa phương xây dựng trường lớp ở khu, cụm công nghiệp, nhất là trường, lớp mầm non…

Trả lời câu hỏi của cử tri về những bất cập trong quản lý phân vô cơ và hữu cơ hiện nay, theo Phó Thủ tướng phải làm rõ trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT, đồng thời các ngành quản lý thị trường, công an tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra đầu ra, đầu vào trong sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Việc lấy mẫu kiểm định các mặt hàng phân bón cần khách quan, chính xác, chặt chẽ với sự phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng, sự vào cuộc quyết liệt của địa phương chứ không chỉ kiến nghị lên cấp trên….

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, Chính phủ sẽ có chỉ đạo sát sao để giải quyết những nguyên nhân căn bản của vấn nạn này.

Nguồn: VTV

In bài viếtQuay lại Lên trên

CÁC TIN LIÊN QUAN

Phân Bón Giả Vẫn Hoành Hành Ở Đắk Lắk

Phân bón kém chất lượng bị QLTT Đăk Lăk bắt giữ (Ảnh: QLTT Đăk Lăk cung cấp)

Điển hình là vụ 176 phân bón kém chất lượng, hết hạn sử dụng đã 2 năm nhưng vẫn chuẩn bị tung ra thị trường. Qua nguồn tin trinh sát, Đội QLTT số 1, Chi cục QLTT tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất kho hàng của đại lý phân bón do ông Trần Văn Th. (xã Hoà Khánh, TP Buôn Ma Thuột) làm chủ, phát hiện hơn 7.000 bao phân loại 25 kg/bao, hiệu NPK 8-2-8 + TE được sản xuất tại NM Phân bón T.H.

Trên bao bì bao phân ghi ngày sản xuất tháng 11/2013, thời hạn sử dụng 2 năm (tức đến tháng 11/2015). Như vậy, thời điểm kiểm tra (7/2017), số phân bón này đã hết hạn gần 2 năm. Mặc dù vậy, vẫn được chứa trong kho và đang chuẩn bị mang đi tiêu thụ. Khi đem đi kiểm định chất lượng, toàn bộ số phân bón không đủ hàm lượng dinh dưỡng như đã ghi trên bao bì.

Trên thực tế, nạn phân bón giả, kém chất lượng bày bán tràn lan khiến nông dân tổn thất nặng nề, thậm chí có thể trắng tay. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm còn lúng túng. Tại hội nghị sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2017 được tổ chức hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Đào Chí, Chi cục phó Chi cục QLTT Đăk Lăk cũng thừa nhận điều này.

Trong đó, có nguyên nhân do một số quy định còn chồng chéo khiến công tác kiểm tra, kiểm soát khó khăn. Như Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp” không quy định thẩm quyền của lực lượng QLTT xử lý vi phạm trong kinh doanh phân bón. Còn nếu chỉ xử phạt hành chính theo Nghị định số 185 ngày 15/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thì chỉ ngang “gãi ngứa”.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chi cục QLTT tỉnh đã mở nhiều đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón. Cùng với đó, Chi cục cũng tăng cường lấy mẫu để giám định, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng, theo ông Chí, về phía người tiêu dùng, tốt nhất nên mua những sản phẩm đã có thương hiệu, uy tín trên thị trường hoặc ở những đại lý, điểm bán đáng tin cậy.

“Trước giờ người nông dân mua phân bón chủ yếu qua truyền miệng, kinh nghiệm và “những lời có cánh” của DN, chứ hoàn toàn không thể đánh giá phân bón đó có đảm đảm chất lượng đúng như DN nói hay không. Để hạn chế tình trạng “tiền mất, cây vẫn chết” do phân bón kém chất lượng, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát các sản phẩm phân bón, về phía người dân, cần hết sức thận trọng khi mua các loại phân bón mới, chưa dùng bao giờ”, một cán bộ Chi cục QLTT Đăk Lăk nói.

Vụ Phân Bón Thuận Phong: ‘Theo Quy Định Pháp Luật Là Giả’

Chia sẻ

Trong khoảng thời gian hai phút phát biểu để làm rõ thêm những vấn đề về vụ việc phân bón Thuận Phong (Đồng Nai) tại Quốc hội (QH) sáng 2/11, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã giải đáp nhiều thắc mắc và chốt lại phương án xử lý Thuận Phong.

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp nên “cân nhắc rất kỹ”

Trước đó, vào ngày 31/10, đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã khơi mào vụ việc phân bón Thuận Phong khi ông nhận xét rằng: “Có một số việc tôi cảm giác như bị chìm xuồng. Vụ Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai về phân bón giả, chúng ta chờ mãi mà không thấy Đoàn ĐBQH Đồng Nai lên tiếng”.

ĐB Hồ Văn Năm, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai (nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh này), ngay sau đó đã đăng đàn tranh luận với ĐB Nhưỡng.

Ông Năm khẳng định rằng quan điểm của Đồng Nai, kể cả cấp ủy, chính quyền và Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, đã cương quyết xử lý về hàng gian, hàng giả. “Đây là vấn đề bức xúc của cử tri, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là ảnh hưởng đến công sức lao động của người dân bỏ ra khi sử dụng hàng gian, hàng giả, đặc biệt là phân bón” – ông Năm nói.

Theo ĐB Năm, sau đó, vụ Thuận Phong đã được giao cho Bộ Công an xử lý, rồi Bộ Công an giao cho Đồng Nai xử lý. Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng của Đồng Nai đã họp và nhận định không có dấu hiệu hình sự nên không khởi tố.

ĐB Năm cho rằng: “Vì khởi tố là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chính sách, chế độ, nhân phẩm, danh dự của doanh nghiệp đó, có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, cân nhắc rất kỹ trước khi tiến hành khởi tố. Để cân nhắc khởi tố, các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục xin ý kiến và Ban Nội chính Tỉnh ủy đã báo cáo xin ý kiến của Ban Nội chính Trung ương, đề nghị họp các cơ quan tố tụng ở trung ương và địa phương. Để thống nhất đánh giá lần cuối cùng trước khi quyết định khởi tố hay không khởi tố. Điều này là để xử lý cho đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội”.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, chất chính trong phân bón Thuận Phong dưới 70% nên theo quy định của pháp luật là giả. Ảnh: QH

“Cân nhắc gì mà đến tận hai năm vẫn chưa xong”

Phát biểu này của ông Năm tiếp tục gây ra cuộc tranh luận dữ dội tại nghị trường ngày 2/11.

ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho biết hai ngày vừa qua các cử tri trong ngành tư pháp gọi điện thoại và nói rằng trả lời như ĐB Hồ Văn Năm là chưa ổn. “Tôi đã đọc lại hồ sơ và cũng thấy như vậy” – ông Sơn nói và kiến nghị QH, Chính phủ đeo bám, chỉ đạo quyết liệt vụ này thì nhân dân mới yên lòng. Không chỉ phân bón mà nạn hàng giả đang hoành hành, cần phải xử lý kiên quyết.

ĐB Sơn vừa dứt lời, ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, lại tranh luận với ĐB Sơn nhằm “xin cung cấp thông tin bởi đang truyền hình trực tiếp, thông tin không chính xác thì cử tri hiểu nhầm”.

Theo ĐB Hồng, đây là vụ việc phức tạp, từng bị xử lý hành chính. Quá trình xem xét vụ việc này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, nhiều vấn đề được đặt ra như đó là hành vi buôn bán hàng giả hay hàng kém chất lượng…

“Hiện vụ án đang trong quá trình điều tra, xem xét lại chứ không phải là đã kết luận không có dấu hiệu tội phạm. Có thể ĐB Hồ Văn Năm phát biểu có câu nọ câu kia gây hiểu nhầm” – ông Hồng nhận định.

Theo ĐB Cương, phát biểu của ông Hồ Văn Năm đoàn Đồng Nai “gây ra rất nhiều phẫn uất cho xã hội”. Lưu ý rằng ĐB Năm vốn là viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai tại thời điểm mà vụ Thuận Phong bị phát hiện. “ĐB Hồ Văn Năm có nói là việc vì nó ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nên phải cân nhắc. Xin thưa với QH là cân nhắc gì mà cân nhắc đến hơn hai năm mà vẫn không cân nhắc xong, không nói gì đến thiệt hại của hàng triệu nông dân Việt Nam”.

Trách nhiệm ở các cơ quan tư pháp

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, nói trong vụ việc phân bón Thuận Phong, sáu bộ, ngành đã có những tranh luận về “thành phần chất chính và thành phần chính”. Và cuối cùng, “chất chính” trong phân bón của Thuận Phong là dưới 70% nên không đạt.

“Như vậy, theo quy định của pháp luật (phân bón Thuận Phong – PV) là giả” – Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nói.

Theo Phó Thủ tướng, việc sử dụng kết quả của các bộ, ngành trả lời là do cơ quan tư pháp. Nếu cần thì cơ quan tư pháp trưng cầu giám định. Và VKSND Tối cao đã yêu cầu VKSND tỉnh Đồng Nai hủy quyết định phê chuẩn quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai. CQĐT Đồng Nai đã hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.

“Như vậy là CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra. Còn việc có tội hay không có tội thì phải thông qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử và tòa án sẽ có phán quyết theo thẩm quyền. Quá trình này thì Ủy ban Tư pháp QH, mặt trận đều có thể giám sát” – Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng kết luận: “Trách nhiệm hiện nay thuộc về các cơ quan tư pháp. Tôi đề nghị chúng ta chờ sự giám sát của Ủy ban Tư pháp và chúng ta không nên tranh luận tiếp về vấn đề này tại diễn đàn QH”.

Theo Plo