Top 9 # Xem Nhiều Nhất Video Trong Hoa Lan Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Cây Lô Hội (Kèm Video)

Nếu bạn có những cây mọng nước hình thành cụm, hướng dẫn thông tin này về ” Cách trồng lại cây lô hội ” sẽ giúp bạn phân chia, nhân giống và thay chậu!

Thời điểm Tốt nhất để chuyển chậu là gì?

Theo nguyên tắc chung, bạn nên đợi cho đến khi ‘cây con’ (cành nhánh) dài 8 – 10 cm, hoặc ít nhất là 1/5 kích thước của cây chính. Chúng cũng nên có ít nhất ba đến năm lá để giúp cây khỏe mạnh khi tách trồng riêng. Cây con chưa trưởng thành không chịu được sự khắc nghiệt của việc làm lại bầu và bị chết.

1 . Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu và kiểm tra bộ rễ của nó. Tiếp tục kiểm tra cho đến khi bạn tìm thấy các vị trí gắn kết giữa cây mẹ và các cây con. Mạng lưới rễ dày thắt chặt đó là mục tiêu của bạn. Những gì bạn cần làm là tách các cây ‘con’ riêng lẻ bằng cách cắt bỏ rễ tương ứng của chúng, đồng thời đảm bảo rằng mỗi cây cấy ghép giữ lại một phần nhỏ của rễ.

2. Rũ sạch bụi bẩn và bắt đầu đào cây từ khối đã được ủ. Nếu cây lô hội của bạn đã phát triển tốt và già, hãy cho rằng nó còn rễ. Trong trường hợp đó, đừng ngần ngại sử dụng một con dao sạch trên đó. Bạn cũng sẽ phải sử dụng bay để đến vị trí mà bạn có thể bắt đầu tách các nhánh.

Các cây con sẽ có kích thước khác nhau. Sau khi lấy chúng khỏi cây mẹ, hãy lau sạch bụi bẩn trên thân cây. Chúng có thể tiết ra một số gel, nhưng điều đó tốt. Cuối cùng, bạn sẽ chỉ còn lại cây mẹ, có thể trồng lại ở đâu đó hoặc chỉ cần thay chậu vào thùng trước đó.

Trước khi trồng lại, bạn có thể để rễ lành ở chỗ sáng và khô trong vài ngày, quá trình này sẽ bảo vệ cây khỏi bị nhiễm bệnh (bước này là không bắt buộc). Có thể trồng hai ba cây lô hội nhỏ hơn cùng nhau trong các chậu dài 12cm. Chọn hỗn hợp đất trồng có sẵn cho các loài xương rồng. Ngoài ra, thêm cát hoặc đá trân châu vào đất cũng là một ý kiến ​​hay, đặc biệt là khi bạn đang sử dụng đất bầu tiêu chuẩn.

5.

Sử dụng cả hai tay, đặt cây vào các chậu đã chuẩn bị sẵn, đặt chúng ngay trung tâm nếu là một cây hoặc đặt chúng cách đều nhau, nếu chậu rộng. Đổ thêm đất để che phủ và làm chắc nó bằng tay hoặc bay để bịt kín các lỗ hổng.

6. Ngay sau khi bạn trồng chúng, hãy để những chậu cây mới trồng ở nơi râm mát và nhận được ánh nắng dịu nhẹ để chúng có thời gian phục hồi trong vài tuần. Cây lô hội có thể được giữ trong ánh nắng mặt trời đầy đủ.

Không tưới cây trong vài ngày sau khi trồng và sau đó ngâm chúng thật kỹ. Sau đó, tưới ít, 2-3 tuần một lần. Tuy nhiên, ở vùng nhiệt đới, bạn có thể tưới một lần trong một tuần.

Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Sóc Cây Chùm Ngây Có Video Hướng Dẫn

Cây Chùm ngây là một loại cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5 -10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.

Cây chùm ngây (Moringa oleifera L.) thuộc họ chùm ngây, là một trong những loài dược liệu quý được trồng tại Việt Nam, có công dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên. Để phát huy những dược tính của cây chùm ngây, chúng ta cần biết đến kỹ thuật trồng cây chùm ngây và cách chăm sóc cây chùm ngây đúng cách. Và bài viết này sẽ giải quyết hộ các bạn những vấn đề trên.

Đặc điểm: Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị 5. Trái nang dài từ 25-35 cm, to từ 2-3 cm khi khô nở thành 3 mảnh có nhiều hột màu đen, có 3 cạnh xếp theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao xung quanh hột. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm.

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây và cách chăm sóc cây chùm ngây Cây chùm ngây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng. Cây chịu hạn tốt, ưa khô và chịu được những nơi đất xấu cằn cổi. Cây có thể trồng quanh năm.

Sau khi chuẩn bị đất xong đào lỗ sâu 50cm và rộng 50cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5- 2m. Nếu trồng cây chùm ngây trong chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính trên 50cm để cây và củ phát triển tốt. Tiến hành cắt đáy, rạch hai bên bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa. Với kỹ thuật trồng cây chùm ngây này thì sau 3 tuần là có thể hái lá và ngọn non sử dụng. Cây trồng được 1 năm tuổi đã tiến hành xén ngọn, cây cao từ 1-1,5m, củ nặng khoảng 500g và đã cho thu hoạch lá được ngay. Giai đoạn đầu, không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng chùm ngây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.

Nhân giống cây chùm ngây Cây chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hom thân, cành và từ hom củ. – Gây trồng cây chùm ngây từ hạt: Giống được thu hái trên các cây mẹ từ 2 tuổi trở lên. Quan sát vỏ quả chuyển từ xanh sang màu nâu hoàn toàn thì bắt đầu thu hái. Dùng cù nèo cắt từng cành nhỏ có chứa quả.

Chế biến hạt: Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ những quả nhỏ cùng tạp vật, phơi khô dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, tách hạt khỏi vỏ quả, sau đó sàng làm sạch hạt.

Ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh), 8 giờ sau vớt ra để ráo, sau đó ủ hạt vào cát ẩm mát. Khoảng 5 -7 ngày sau, khi thấy hạt nức nanh thì chuẩn bị cấy hạt vào bầu.

Dùng túi bầu ( rộng 8-10cm, dài 15-18cm) để cấy hạt chùm ngây ,hỗn hợp đất trồng chùm ngây là cát pha, tro trấu đã trộn sẵn. Xếp bầu theo hàng, cứ 3 hàng liền nhau thì cách 2 hàng trống để tránh cho cây con có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa túi bầu sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm, tiếp tục tưới nước hàng ngày, khi cây chùm ngây cao 20 – 30cm thì đem trồng.

– Trồng cây chùm ngây bằng cành Giâm cành: Chặt cành non (không chặt xéo), đường kính 3 – 5cm, mỗi cành dài 0,5 – 1m. Chôn sâu cành 10cm phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược. Khâu chuẩn bị đất, cách trồng như trên.

Hom rễ, củ: Khi cây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển, có thể sử dụng bộ phận này tiến hành vùi trong cát ẩm (lưu ý độ ẩm cát vừa phải chỉ đủ mát phần rễ củ), sau thời gian khoảng 0,5 – 1 tháng phần rễ củ này có thể hình thành cây mới.

Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây Áp dụng theo kỹ thuật trồng cây chùm ngây như trên sẽ đảm bảo cho cây chùm ngây giữ nguyên được các dưỡng chất vốn có của nó. Theo nghiên cứu, nếu có kỹ thuật trồng cây chùm ngây đúng cách sẽ cho giá trị dinh dưỡng cao hơn với hơn 90 dưỡng chất, bao gồm nhiều chất đạm va các vitamin thiết yếu, beta- carotene, 18 axit amin, hợp chất phenol, nhiều khoáng chất… Trong đó, đặc biệt chùm ngây có chứa hàm lượng can-xi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam… Ngoài ra chùm ngây còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất kháng sinh, chất chống viêm nhiễm…

Loại cây này có nhiều chất có khả năng ngăn ngừa khối u, u xơ tiền liệt tuyến, đào thải độc tố, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ gan và chống lại căn bệnh tiểu đường. Đây là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.

Kinh Nghiệm Trồng Hoa Lan Trong Chậu

Có điều kiện khí hậu thích hợp với đặc tính của hoa lan nên hiện nay, ở nước ta nhiều loại lan quý như ngọc điểm đai trâu, ngọc điểm đuôi cáo, hoàng thảo thủy tiên… Bên cạnh phương pháp trồng lan phổ biến hiện nay là ghép, còn có cách trồng hoa lan trong chậu.

Trồng hoa lan được xem là một thú chơi tao nhã đòi hỏi sự đầu tư tỉ mỉ và niềm yêu thích thực sự của người chơi. Muốn có một giỏ lan đẹp, bên cạnh phương pháp trồng lan phổ biến nhất hiện nay là ghép, còn có cách trồng hoa lan trong chậu.

1. Đặc điểm của hoa lan

– Rễ: Đây là một loài sống bám, treo lơ lửng trên những cây thân gỗ lớn, rễ cây làm nhiệm vụ hấp thu dưỡng chất. Phần này được bao bởi một lớp mô hút dày, ẩm, bao gồm các lớp tế bào chết chứa đầy không khí, có khả năng hấp thụ nước mưa chảy dọc trên vỏ cây hay nước lơ lửng trong không khí. Chính vì thế mà thường thấy rễ lan ánh lên màu xám bạc.

– Thân: Hoa lan có đa thân và đơn thân. Ở những loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả hình cầu hay hình thuôn dài, cũng có thể là hình trụ. Củ giả giúp dự trữ nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong điều kiện khô hạn.

– Lá: Hình dạng lá của hoa lan thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng; phiến lá trải rộng, gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp theo gân hình chữ V. Lá thường có màu xanh bóng, mặt dưới thường có màu xanh đậm hay tía, mặt trên thì lại có điểm tô nhiều màu sắc sặc sỡ hơn.

– Hoa: Hoa lan đối xứng qua một mặt phẳng, mỗi bông hoa thường có 6 cánh bên ngoài, Trong đó: 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài thường có màu sắc và kích thước như nhau; nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa cũng giống nhau về màu sắc, hình dáng và kích thước.

Ngoài ra, còn có 1 cánh khác hẳn, nổi bật hơn so với những cách còn lại gọi là cánh môi. Chính cánh môi này tạo nên giá trị thẩm mỹ của hoa lan.

Ở giữa bông hoa có một trụ nổi lên, bao gồm nhị và nhụy. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa sẽ héo và rụng đi còn cuống hoa sẽ hình thành quả lan.

– Quả: Thuộc dạng quả nang, nở theo 3 – 6 đường nứt dọc. Khi chín, quả lan nở ra, mảnh vỏ dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc.

– Hạt: Mỗi quả lan có chứa rất nhiều lạt nhỏ li ti. Hạt được cấu tạo bởi một lớp chưa phân hóa trên một mạng lưới nhỏ, xốp và chứa đầy không khí.

2. Cách trồng hoa lan trong chậu

– Thời vụ:

Thời điểm tốt nhất để trồng hoa lan là vào khoảng tháng 3 – tháng 4 dương lịch.

– Chọn chậu:

Hiện nay, có khá nhiều loại chậu được dùng để trồng lan, chậu đất nung, chậu bằng nhựa, hay cũng có thể trồng trong quả dừa khô. Những chậu trồng lan cần phải có nhiều lỗ để đảm bảo độ thông thoáng, thoát nước tốt.

– Giá thể trồng:

Yêu cầu những loại giá thể xốp, nhẹ, có khả năng giữ ẩm cao như xơ dừa, xỉ than, vỏ thông, gỗ nhỏ,…

– Chọn giống:

Tùy theo sở thích mà mỗi người chơi lan có thể chọn giống lan mà mình thích, nhưng nên đến những để điểm uy tín để được đảm bảo. Với những người mới tập tành chơi lan thì có thể chọn những giống cây khỏe mạnh, lá xanh tốt và cũng khá phổ biến hiện nay như đại châu, quế lan hương, lan kiều, phi điệp, đuôi cáo,…

Với những cành lan lấy từ tự nhiên về thì cần phải xử lý trước khi trồng. Sau khoảng 1 tháng, khi cây nhú rễ thì có thể tiến hành đem trồng vào chậu.

– Chi tiết cách trồng hoa lan trong chậu:

Sau khi đã chọn được giống phù hợp, chuẩn bị chậu trồng kích thước cân đối và giá thể thì ta sẽ tiến hành trồng lan.

+ Cho giá thể vào khoảng 1/5 chậu. Nên cho những giá thể có kích thước lớn xuống phần đáy trước, giá thể có kích thước vừa và nhỏ ở giữa và trên. Luôn đảm bảo lượng giá thể trong chậu thấp hơn so với mép chậu từ 1 – 2 cm.

+ Nếu trồng loại lan đa thân nên cắm cọc nhỏ ở mép chậu, còn cắm ở giữa chậu nếu đó là loại lan đơn thân. Cọc này là để giúp cành lan được đứng vững vì nó khá mỏng manh, yếu ớt.

+ Sau đó, dùng dây buộc lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cành luôn hướng vào giữa chậu.

+ Khi trồng, không cho gốc cây nằm ở sát đáy chậu và chỉ để lưng chừng giữa lớp giá thể. Trên mặt, phủ một lớp xơ dừa hay dớn để tăng độ ẩm cho cây.

+ Đối với cây mới trồng nên che nắng, giảm ánh sáng, đến khi rễ non phát triển thì mới chuyển dần sang nơi có ánh sáng tốt hơn.

Trồng Hoa Lan (Phong Lan, Địa Lan) Orchids Trong Nhà Kính

Trồng hoa lan (phong lan, địa lan) orchids trong nhà kính

Hoa lan có nguồn gốc từ nhiều vùng khí hậu trên toàn thế giới. Điều này làm cho việc ứng dụng nhà kính trong trồng loài hoa này có chút khó khăn, đòi hỏi bạn phải có kiến ​​thức về nhu cầu khí hậu khác nhau của giống lan mà bạn đã mua.

Hoa lan có nguồn gốc từ nhiều vùng khí hậu trên toàn thế giới. Điều này làm cho việc ứng dụng nhà kính trong trồng loài hoa này có chút khó khăn, đòi hỏi bạn phải có kiến ​​thức về nhu cầu khí hậu khác nhau của giống lan mà bạn đã mua. Bài viết này cung cấp một số gợi ý để giúp hoa lan phát triển trong của bạn.

1. Phải nhận thức được các yêu cầu nhiệt độ của loại hoa lan của bạn.

Bạn sẽ cần phải biết những điều kiện khu vực khí hậu mà loại hoa lan đó đã hình thành và phát triển để tái tạo nhiệt độ thích hợp cho chúng trong nhà kính. Hoa lan có thể được tạm chia thành ba loại khí hậu chính: mát mẻ, trung bình và ấm áp, cụ thể như sau:

Mát : hoa lan với khí hậu mát mẻ phát triển trong mùa đông với nhiệt độ ban đêm tối thiểu 7 º C/45 º F và nhiệt độ ban đêm của mùa hè tối đa 14 º C/57 º F.

Trung gian : các loài lan cần nhiệt độ ban đêm tối thiểu là 10 º C/50 º F và nhiệt độ ban đêm mùa hè tối đa 18 º C/64 º F.

Ấm áp: lan khí hậu ấm áp cần nhiệt độ ban đêm tối thiểu là 14 º C/57 º F và nhiệt độ ban đêm mùa hè tối đa 22 º C/72 º F

2. Giữ nhiệt độ chính xác . Để có một nhà kính trồng thành công hoa lan, nhiệt độ này nên được duy trì chặt chẽ. Mặc dù nó có thể có nhiệt độ ban đêm cao hơn một chút, nhưng không bao giờ để nhiệt độ ban ngày vượt quá cao, hoa lan sẽ không thích ứng tốt. Nếu bạn muốn trồng nhiều loại hoa lan từ các vùng khí hậu khác nhau, nó có thể là một ý tưởng tốt để phân chia nhà kính của bạn thành nhiều vùng có mức nhiệt độ khác nhau. Sử dụng quạt thông gió và quạt hút để điều chỉnh nhiệt độ.

3. Duy trì độ ẩm. Xây dựng hệ thống phun nước ở khu vực mà các loài phong lan đang được trồng trong nhà kính. Sử dụng ít nhất một lần một ngày, và thường xuyên hơn trong thời tiết nóng. Nếu bạn không ở nhà để theo dõi, nên cài đặt một hệ thống tự động. Điều chỉnh theo nhu cầu theo từng mùa.

4. Ngăn chặn sự xâm nhập của nhiệt trực tiếp trong mùa hè. Hoa lan không cần phải chịu nhiệt trực tiếp. Sử dụng các vải, lưới che nắng để giảm ánh nắng mặt trời.

5. Chuẩn bị cho hoa lan tăng trưởng vào mùa mới. Vào cuối mùa hoa, hoa lan đi vào một giai đoạn nghỉ ngơi trong mùa đông (tháng mát mẻ). Giữ hoa lan nghỉ ngơi trong ánh sáng đầy đủ, khô và bóng mát đi cho đến khi tốc độ tăng trưởng trở lại trong mùa xuân.

(sưu tầm)