Top 10 # Xem Nhiều Nhất Video Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trong Nhà Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trong Nhà

Rơm rạ phơi khô, không bị mốc, không còn mùi thuốc trừ sâu được ngâm trong nước vôi loãng (4 kg vôi tôi/1m3); ngâm rơm cho đủ ẩm, có màu vàng; sau đó vớt ra để rơm róc nước, rồi chất vào đống ủ.

Kích thước đống ủ: dài 1,5m, rộng 1,5m, cao 1,5m; mỗi đống ủ đảm bảo tối thiểu từ 300 kg rơm rạ trở lên. Chú ý đống ủ phải có kệ lót đáy, có cọc thông khí và che nilon xung quanh. Sau 3 – 4 ngày, đống ủ có nhiệt độ từ 65-70 0C thì tiến hành đảo rơm, chỉnh độ ẩm. Kiểm tra độ ẩm rơm bằng cách vắt rơm, nếu thấy có nước chảy thành giọt là vừa; nếu nước chảy thành dòng là rơm còn ướt phải rãi rộng cho bay bớt hơi nước; nếu vắt rơm không có nước là khô, phải dùng bình phun bổ sung nước. Ủ tiếp 3-4 ngày nữa rồi tiến hành đóng mô, cấy giống.

2. Giống (meo nấm):

Chuẩn bị giống nấm trước khi ủ nguyên liệu, giống chuẩn từ  13-16 ngày tuổi.

Tiêu chuẩn giống tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo.

Chú ý: Không sử dụng bịch meo giống có đốm màu đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại; không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hơi chua.

3. Chăm sóc sau khi cấy giống

Sợi nấm rơm phát triển rất nhanh, từ khi cấy giống đến khi có mầm quả thể 13-14 ngày.

Từ ngày 1 đến ngày thứ 3 sau khi cấy giống, không cần tưới nước, phải phủ 1 lớp nilon và lưới phản quang trên mô nấm để giữ ẩm, giữ nhiệt và chống ánh sáng.

Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, cất ni lon và lưới phản quang; tưới ẩm nền, xung quanh mô nấm và phun sương mù trên cao. Ngoài ra kiểm tra nhiệt độ mô nấm bằng cách cắm nhiệt kế trên mô nấm, nếu thấy có nhiệt độ 35-38 0C là tốt.

Từ ngày thứ 8-9, khi thấy màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong, phải tưới đón nấm, tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều, đẫm hơn bình thường.

Từ ngày thứ 13– 14, trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt gạo, tưới giữ ẩm bình thường, tưới cao vòi, ngửa vòi để tránh bị đứt sợi nấm.

Chú ý: Trong nhà trồng nấm cần gắn bảng đo nhiệt độ và độ ẩm, đồng thời lắp hệ thống tưới phun sương.

4. Thu hoạch

Nấm rơm mọc từ ngày 15 đến ngày 25 và thu hoạch rộ từ ngày 19 – 30 sau khi cấy giống. Hằng ngày hái nấm 1 đến 2 lần, hái nấm trước khi tưới. Khi quả nấm từ dạng tròn chuyển sang hình trứng chúng ta hái, không để nấm nở hoặc nứt bao.

Cách thu hái: Một tay giữ cụm nấm, tay kia hái những quả nấm đã đến tuổi. Hái xong dùng dao cắt bỏ phần nấm có dính rơm rạ.

 Nấm sau khi hái cho vào túi nilon từ 0,5 – 1,0 kg/túi, xếp trong hộp các-tông hoặc hộp xốp có lót vải hoặc lá, để tránh dập nát, rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Sau khi hái nấm xong, tưới nước ẩm đều cho nấm mọc tiếp. Lứa 1 từ ngày thứ 15 – 30. Hết lứa 1, tiếp tục chăm sóc thu hoạch lứa 2 và lứa 3.

Vũ Xuân Nam -Trạm Khuyến nông TP. Vinh – Nghệ An

Đào Tạo Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trong Nhà

Đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà

Toàn Minh nhận đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà cho bà con nông dân xa gần. Trong quá trình đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà Toàn Minh có hỗ trợ chỗ ở lại cho học viên ở xa. Suốt quá trình học học viên được tiếp xúc và thực hành thực tế, được trải nghiệm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất nấm rơm từ cơ bản đến nâng cao. Biết cách phòng và trị bệnh, thu hoạch, bảo quản, vệ sinh, setup xưởng sản xuất nấm.

– Hỗ trợ chỗ ở lại:

Vì quá trình học tập và chuyển giao công nghệ trong quy trình Đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà có thời gian từ 7 đến 30 ngày tùy theo tiến trình học tập và tiếp thu cũng như nhu cầu trải nghiệm thực tế của người học mà Toàn Minh có đầu tư cơ sở, phòng ốc cho học viên ở xa ở lại. Quý bà con ở xa sẽ cảm thấy yên tâm ở phần ăn ở, giảm thiểu chi phí và cảm thấy thoải mái nhất có thể để học tập và trải nghiệm.

– Được tiếp xúc thực tế, thực hành và trải nghiệm thực tế:

Hiện tại Toàn Minh đang sản xuất các loại nấm như: nấm rơm, nấm đùi gà, nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo, nấm milky, nấm mối đen với quy mô sản xuất lớn và quy trình sản xuất khép kín đúng theo kỹ thuật được đào tạo trong khóa học vì thế mà khi tham gia khoa học Đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà bà con sẽ được trải nghiệm và thực hành thực tế tất cả các khâu từ, phân lập giống, tạo meo, cấy giống, ủ meo, chăm sóc meo,…. Cho tất cả các loại nấm mà Toàn Minh đang nuôi trồng hoặc chỉ riêng nấm rơm theo chương trình đào tạo.

– Chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho nấm:

Tuy quy trình trồng nấm rơm là khép kính nhưng đôi khi nấm cũng mắc một số bệnh vì vậy mà công tác phòng bệnh luôn luôn là điều cần thiết. Các đợt nấm đang trồng tại trang trại của Toàn Minh sẽ là trường hợp thực tế và cụ thể từng loại bệnh sẽ được trình bày cho học viên nắm, nhận biết và có phương pháp điều trị chuyên biệt, hiệu quả và dứt điểm.

– Thu hoạch và setup xưởng:

Quá trình trồng nấm rơm đòi hỏi đầu tư cho nhà xưởng, trang thiết bị máy móc lớn vì thế mà việc tận dụng hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị máy móc để tối đa số lượng vụ nấm nhằm tối đa lợi nhuận, giảm chi phí là điều mà Toàn Minh luôn mong muốn học viên áp dụng. Sau mỗi đợt nấm sẽ là giai đoạn thu hoạch và vệ sinh, chuẩn bị cho vụ sau. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất vì ở giai đoạn này nếu không xử lý triệt để thì các vụ nấm sau có thể mắc nhiều bệnh.

Trồng Nấm Rơm. Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trong Bịch

Nấm là loại cây trồng cho năng suất cao trên diện tích nhỏ, đầu tư thấp, vòng quay nhanh nên khi gặp thiên tai hay biến động thị trường, người trồng vẫn kịp dừng sản xuất hoặc chuyển hướng canh tác. Nguyên liệu trồng nấm rẻ và dồi dào, chủ yếu là các phụ phế phẩm nông lâm nghiệp như rơm rạ, mạt cưa, bã mía, thân bắp, bông phế thải…, vừa giải quyết vấn đề môi trường vừa tạo nên sản phẩm mới. Chỉ nói riêng về nấm rơm cũng có một số phương pháp trồng khác nhau và đều cho hiệu quả kinh tế cao. Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật trồng nấm rơm trong bịch.

Ngoài cách này thì bà con có thể tự làm bịch phôi nấm: Rơm mua về loại bỏ những cọng thối, thâm đen, sau đó chặt thành từng khúc nhỏ (khoảng 10-20cm) cho vào bể chứa nước vôi ngâm rồi đem ủ trong vòng 8 ngày. Đem rơm đã ủ chờ ráo nước rồi cho vào bịch nylon (thông thường có kích cỡ 15x20cm). Bước tiếp theo, bà con cấy meo vào bịch để được một bịch phôi nấm.

Sau khi có bịch phôi nấm, bà con để khoảng 2 ngày ở nơi kín gió, ít ánh sáng, có độ ẩm. Đối với các bịch phôi ươm muộn hơn có thể phải để lâu hơn, miễn sao khi thấy chân nấm ăn trắng xuống đáy bịch thì bà con tiến hành rạch bịch.

Cách rạch bịch như sau: Dùng dao dọc giấy hoặc dao sắc nhọn rạch khoảng 5-7 đường chéo xung quanh bịch (các vết rạch này sau này nấm sẽ mọc ra theo kẽ hở đó). Đối với bịch phôi nấm mua về, bà con nhớ cởi bỏ nút buộc trên đầu bịch ra.

Trong thời gian chờ nấm cho thu hoạch, bà con cần thường xuyên quan sát, theo dõi nấm để có biện pháp tăng hay giảm độ ẩm nhằm chống hiện tượng thối thân nấm:

Với nấm mua bịch meo bán sẵn, sau 5-7 ngày có thể thu hoạch nấm. Với nấm tự làm bịch, khoảng 1 tháng sau ngày cấy meo thì nấm bắt đầu cho thu hoạch.

Dùng bình xịt hoặc bình phun dạng sương để tưới nước cho nấ Số lần tưới trong ngày tùy thuộc độ ẩm nơi đặt nấm (các loại bình phun này có mục đích tránh nước đọng làm ủng phôi nấm).

Nước dùng để tưới nấm là nước sạch, không có clo. Với bản chất ưa sạch, nấm sẽ bị vàng, bị biến đổi hoặc chết nếu bà con tưới nấm bằng nước bẩn hoặc nước máy có chứa nhiều clo. Một trong những cách đơn giản để khử clo trong nước là bơm nước ra các vật chứa có tiết diện rộng, để một thời gian cho clo trong nước bay hơi, sau đó mới dùng tưới nấ

Khi thu hoạch, dùng tay giữ chặt gốc nấm, nhẹ nhàng xoay để nhổ cả chân nấm lên. Lý do phải nhổ cả chân nấm là để đảm bảo lượt mọc sau không bị ảnh hưởng do chân nấm sót lại bị thối (làm chết lây các mầm nấm xung quanh).

Mỗi bịch nấm có thể cho thu hoạch từ 5-7 lần, mỗi lần từ 100g-300g nấm tươi phụ thuộc vào sự chăm sóc của người chủ. Nấm sau khi thu hoạch khoảng 10 ngày sau sẽ mọc đợt nấm mới.

Mong rằng, bà con sẽ sớm thành công với mô hình trồng nấm này.

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trong Nhà Cho Mọi Người

Trước đây tại Đà Nẵng trồng nấm rơm ngoài trời chỉ trồng vào thời vụ thích hợp từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Tuy nhiên trong các tháng đó nếu gặp mưa thì nấm thất thu.

Thời tiết chuyển mùa cũng thất thu. Khi chuyển sang trồng nấm rơm trong nhà không những hạn chế ảnh hưởng bất thuận của thời tiết mà còn nâng cao năng suất. Thậm chí cho thu hoạch gần như quanh năm. Hiện nay vào mùa lạnh nhiệt độ ngoài trời dưới 250C ra chợ Đà nẵng cũng có nấm rơm bán (nhờ sử dụng nhiệt ẩm kế để điều chỉnh nhiệt, ẩm độ trong nhà nấm). Giá bán ngày rằm và mồng một 150.000 – 180.000 đồng/kg nấm. ngày thường 80.000 – 120.000 đồng/kg.

Nấm rơm là loại thực vật yêu cầu nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng nghiêm ngặt. Nếu cung cấp đầy đủ yếu tố nó cần thì tơ nấm và quả thể nấm sinh trưởng phát triển tốt. Nếu không thì ngược lại, thậm chí thất thu.Thời vụ trồng thích hợp nhất đối với nấm rơm khu vực Miền Trung từ tháng 3 đến tháng 8. Miền nam có thể trồng quanh năm. Cần nắm được các yêu cầu của nấm qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng để điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao năng suất nấm. Trồng nấm rơm đơn giản và dễ đối với mùa vụ thích hợp, với những đợt đầu. Tuy nhiên sau nhiều đợt trồng năng suất giảm dần thậm chí thất thu. Trồng trái vụ cũng thất thu.

Muốn trồng nấm rơm trong nhà đạt hiệu quả cao cần phải hiểu và tạo điều kiện nhà trồng nấm phù hợp với 15 yếu tố sau đây: Nhiệt độ; độ ẩm; PH; ánh sáng; Không khí; nguồn nước; nguyên liệu; giống; Địa điểm trồng và điều kiện nơi trồng; Nhà trồng nấm; Dụng cụ và vật tư trồng nấm; Kỹ thuật trồng; Phòng trừ sâu bệnh; Thu hoạch; Vệ sinh nhà trồng nấm.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ tối thích cho phát triển của sợi nấm là 30 C – 35 C và cho sự hình thành quả thể là 28 – 30 C

Từ 10 – 20 C Sợi nấm sinh trưởng phát triển yếu, ở 20 C: Sau 12 giờ chết toàn bộ quả thể hình đinh ghim và đình chỉ sinh trưởng quả thể hình cầu.

2. Độ ẩm (A0)

+ Độ ẩm trong mô nấm (Độ ẩm nguyên liệu): Sợi nấm rơm có thể sinh trưởng trong điều kiện nguyên liệu có độ ẩm từ 40 – 90%. Nhưng tốt nhất là 65 – 70%. Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu bằng cách nắm nguyên liệu trong tay vắt mạnh:

– Nước không chảy ra (độ ẩm quá thấp)

– Nước chảy ra thành dòng (độ ẩm quá cao)

– Nước chảy ra kẻ tay (độ ẩm đạt yêu cầu)

+ Độ ẩm tương đối của không khí:

Độ ẩm tương đối của không khí có tác dụng điều hoà sự bốc hơi nước từ mô nấm và quả thể nấm ra không khí. Đo độ ẩm bằng ẩm kế.

Nếu trong không khí hơi nước bảo hoà (có độ ẩm 100%) thì sự bốc hơi cân bằng với hơi nước ngưng tụ lại trên mô nấm làm cho mô nấm luôn luôn ẩm ướt tạo điều kiện tốt cho nấm rơm sinh trưởng và phát triển.

A0<=60 – 70% gây chết toàn bộ nấm giai đoạn đinh ghim, đình chỉ sự sinh trưởng của nấm giai đoạn hình cầu. Nếu tiếp tục kéo dài thì gây ra hiện tượng teo đầu của quả thể.

A0 = 80 – 85%: Gây chết một phần giai đoạn đầu đinh ghim, không ảnh hưởng đến giai đoạn khác.

A0 = 90 – 100%: Rất tốt với giai đoạn đầu đinh ghim, nhưng có phần nào giảm phẩm chất ở một số giai đoạn khác. Nếu kèm theo nhiệt độ cao thì nấm sinh trưởng phát triển nhanh, hàm lượng nước trong nấm nhiều, nở nhanh và dễ bị nứt trong khi vận chuyển, nấm giai đoạn hình dù dễ bị thối rữa.

3. pH: Sử dụng giấy quỳ để đo PH

PH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu nhận thức ăn và hoạt động của các loại men. Sợi nấm rơm sinh trưởng ở PH = 4 – 11. Nhưng thích hợp nhất đối với nấm rơm là PH = 7 -8

4. Ánh sáng

Nấm rơm không có diệp lục nên không cần ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ như thực vật màu xanh. Do đó thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không cần ánh sáng. Cường độ ánh sáng có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm. Ánh sáng như một yếu tố kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể.

Nấm rơm trồng trong tối sẽ không hình thành quả thể mặc dù có đầy đủ các yếu tố khác. Thường ánh sáng khuyếch tán của mặt trời hoặc đèn điện Neon (Mỗi ngày chiếu sáng 2 lần, mỗi lần 30 phút đến 1 giờ). Nên bố trí luống nấm như thế nào để khi chiếu ánh sáng khuyếch tán sao cho ánh sáng đến khắp mọi nơi của bề mặt mô nấm để nấm xuất hiện đều cùng một lúc.

Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh (trực tiếp của mặt trời) cũng có thể gây chết toàn bộ nấm ở giai đoạn đầu đinh ghim (sau 1 giờ), gây chết 10 – 30% giai đoạn hình cầu. Ánh sáng thừa nếu không đủ gây chết cũng làm cho nấm xấu đi vì quá đen, bao gốc rất dày, thịt nấm cứng làm giảm chất lượng của nấm. Nấm có màu xám lông chuột là ánh sáng vừa đủ.

5. Không khí

Sự thông khí cần thiết cho quá trình sinh trưởng của sợi nấm và phát triển của quả thể.Thiếu oxy xảy ra khi độ ẩm nguyên liệu quá cao (mô nấm), nguyên liệu bị nén quá chặt.

Thiếu oxy (thông thoáng) thường biểu hiện như sau:

Quả thể giai đoạn đầu đinh ghim được hình thành dày đặc nhưng không tiếp tục sinh trưởng, sau vài ngày toàn bộ quả thể chết và mềm nhũn.

Giai đoạn hình cầu không hình thành hoặc hình thành sắc tố đen rất chậm, thời gian ở giai đoạn hình cầu rất lâu.

Quả thể nấm rơm bị thấm dịch từ môi trường làm cho bên trong quả thể biến thành màu nâu (màu của dịch môi trường).

6. Nguồn nước

Dùng nước sạch, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, không dùng nước thải công nghiệp, nước bẩn ao tù để tưới cho nấm và xử lý nguyên liệu.

Vì rằng, nếu tưới bằng nườc phèn (kể cả rơm rạ ủ ướt bằng nước nhiễm phèn trước khi đem xếp mô thì tơ nấm vừa nảy nở ít vừa phát triển chậm; có thể ngừng tăng trưởng và tai nấm cũng bị dị hình, sẽ đem lại sự thất bại lớn.

Còn nếu tưới nước bị nhiễm mặn thì tơ nấm phát triển rất ít, vừa đổi màu vừa dị hình và cuối cùng không phát triển thành nấm.

Nghệ thuật tưới nước cho mô nấm là dùng bình có vòi bông sen tạo ra những tia nước nhỏ như mưa, như vậy nước tưới dễ thấm đều vào mô, đồng thời không làm hại những nụ nấm mới hình thành.

7. Nguyên liệu

Rơm rạ, bã mía, lục bình, bẹ chuối khô, đay, bông gòn,… trong trường hợp mùn cưa đã hoai mục cũng có thể làm nguyên liệu cho trồng nấm rơm. Năng suất nấm rơm cao nhất hiện nay là trên bông thải (45%), nhưng tiện lợi hơn dùng rơm rạ, năng suất (14,5%-21,6%).

Yêu cầu rơm, rạ thật khô dòn, sau khi gặt lúa xong phơi khô rơm ngay, đánh đống bảo quản dùng dần. Nơi dự trữ không bị mưa dột, nếu để ngoài trời thì nên đánh đống thành cây, hoặc kê cao lên khỏi mặt đất 0,5 – 1m.

Rơm không bị mốc, không nhiễm nấm lạ, không nhiễm phèn, măn. Rơm mới sau khi phơi khô chất đống một tuần mới được dùng.

Xin lưu ý : Chất lượng rơm rạ không phải vùng nào cũng giống nhau, nhưng nói chung, ta thấy:

Rơm rạ lúa nếp tốt hơn lúa tẻ.

Rơm rạ lúa ngắn ngày được xếp vào hạng thứ yếu (thiếu mới dùng)

Rơm rạ gặt hái tại ruộng màu mỡ phù sa tốt hơn rơm rạ của ruộng bón phân hữu cơ. Còn rơm rạ của ruộng bón phân vô cơ lại thua rơm rạ của ruộng bón phân hữu cơ (phân chuồng).

Rơm rạ ruộng nhiễm phèn tốt hơn rơm rạ ruộng bị nhiễm mặn.

Rơm rạ mục do bỏ ngoài mưa nắng dù sao cũng tốt hơn rơm rạ mục bởi nấm mốc tấn công.

Rơm rạ mùa trước ( nếu được bảo quản tốt ) vẫn tốt hơn rơm rạ mới gặt.

8. Giống nấm (meo giống)

Giống nấm quyết định sự thành, bại trong sản xuất, giống tốt cho năng suất cao và ngược lại.

Giống tốt: Giống không bị nhiễm bệnh, giống đúng tuổi, không quá già hoặc quá non, có mùi thơm dễ chịu.

Giống không mốc xanh, mốc đen, giống không có mùi chua.

Túi giống có màu trắng đồng nhất, không loang lỗ, sợi nấm ăn kín đáy, có mùi đặc trưng của giống nấm rơm. Túi giống phía trên có màu hồng nhạt.Tuổi giống từ 12 – 16 ngày tuổi (giống ăn kín đáy túi 2 – 3 ngày.)

Thường từ khi sản xuất đến khi trồng không quá 25 ngày.

9. Địa điểm trồng và điều kiện nơi trồng nấm rơm

Dù trồng ít hay nhiều mô nấm, nơi trồng nấm phải là nơi cao ráo, bằng phẳng và sạch sẽ. Sạch sẽ ở đây có nghĩa là phải xa nơi ao tù nước đọng, nơi bãi rác dơ bẩn, gần chuồng trại chăn nuôi heo, gà vịt, nơi để hóa chất,… vốn ô nhiễm và chứa nhiều côn trùng và mầm bệnh, ảnh hưởng xấu đến nơi trồng nấm sau này.

Trồng nấm rơm chuyên canh trong nhà phải làm 2 nhà để có thời gian xử lý nguồn bệnh sau vài đợt trồng nấm. Nếu trồng nấm trong nhà liên tục cả năm mà không xử lý nguồn bệnh thì sẽ bị nhiễm bệnh và năng suất thấp thậm chí thất thu.

10. Nhà trồng nấm: Có 2 loại nhà: nhà ủ sợi và nhà trồng nấm.

+ Nhà ủ sợi: Rộng 2,6 m, dài 5 m và cao 2,4m trong nhà có 2 dãy kệ, kệ có kích thước: 0,6 x 4 x 1,65 (m) có 3 tầng. Có 1 cửa ra vào và 4 cửa thông gió. Thường 1 nhà ủ sợi dùng cho 5 – 7 nhà trồng nấm.

+ Nhà trồng nấm: tốt nhất có kích thước 3,3 x 5 x 2,4 (m)

Chọn đất làm nhà phải cao ráo, không ngập lụt, đúng tiêu chuẩn ở mục 9

Tùy theo diện tích, quy mô mà làm nhà lớn hay nhỏ. Trước mắt làm 1 nhà, sau đó làm thêm một nhà nữa để tiện cho việc xử lý nguồn bệnh và làm luân phiên nhà này và nhà kia. Bố trí 1 cửa chính và 4 cửa thông gió ở 2 đầu. Tùy theo điều kiện địa phương có thể xây nhà hoặc làm nhà tạm. Nguyên tắc phải che kín toàn bộ để giữ ẩm và giữ nhiệt, có ánh sáng khuyếch tán chiếu vào. Nhà phải có cửa thoát nhiệt ở hai đầu hồi. Chiều cao nhà phải 2 -2,4m.

11. Dụng cụ và vật tư trồng nấm

– Giống nấm (meo giống) Phải đúng tiêu chuẩn ở mục 8.

– Vôi xử lý rơm

– Bể ngâm ủ: Có kích thước: 0,8 x 0,75 x 2m tương đương 1m3

– Kệ ủ rơm

– Nylon ủ rơm.

– Nylon gói rơm. Kích thước tùy theo khuôn gỗ.

– Bình bơm tưới nấm.

– Nhiệt kế: Đo nhiệt độ

– Ẩm kế: Đo ẩm độ

– Giấy quỳ: Đo PH nước

– Kệ trồng nấm: Tùy theo kích thước nhà trồng nấm.

– Khuôn nấm: 12 x 20 x 27cm

– Nhà trồng nấm có kích thước 3,3 x 5 x 2,4 m

– Rơm: Đúng tiêu chuẩn ở mục 7.

12. Kỹ thuật trồng

– Xử lý nguyên liêu (ủ): Rơm rạ khô, không bị mốc, không còn mùi thuốc trừ sâu được ngâm trong nước vôi loãng ( 4 kg vôi tôi/m3 nước) cho đủ ẩm, có màu vàng.

Để rơm róc nước, rồi chất đống ủ có kệ lót cách mặt đất 20 cm, có cọc thông khí ở giữa, xung quanh quây nilon, để hở phía trên, có mái che cao trên nóc để tránh mưa. Sau 2 – 3 ngày, đống ủ có nhiệt độ 65 – 700 C. Kích thước đống ủ : Dài 1,5m, rộng 1,5 m, cao 1,5 m. Một đống ủ đảm bảo tối thiểu từ 300 kg rơm rạ trở lên. Nếu lượng rơm nhiều hơn ta kéo dài đống ủ, chiều cao, chiều rộng giữ nguyên. Xung quanh đống ủ được che nilon để hở chân và nóc đống ủ.

– Đảo rơm: Sau khi ủ rơm 3 ngày, kiểm tra nhiệt độ đống ủ từ 65 – 700 C là được Giũ tơi rơm, chỉnh độ ẩm, dùng tay vắt chặt rơm, nếu thấy chỉ có nước chảy nhỏ giọt như huyết thanh là vừa. Nếu nước chảy thành dòng là rơm còn ướt phải tãi rộng cho bay bớt hơi nước; nếu vắt rơm không có nước là khô, phải dùng phun bổ sung nước. Ủ tiếp 3 – 4 ngày nữa . Theo dõi nhiệt độ trong đống ủ lớn hơn 750 C là đạt yêu cầu. Ngày thứ 7 – 8 sau khi ủ đống, kiểm tra thấy rơm hết mùi khai, mùi chua thì tiến hành đóng mô, cấy giống

Đảo xếp rơm vào đống ủ, đảo từ trên xuống dưới, trong ra ngoài cho đều. Quây nilon như ban đầu.

– Đóng mô: Nếu khuôn lớn xếp từng nắm rơm vào khuôn theo kiểu nằm ngang cao 8 -9cm rồi cấy một lượt giống chạy viền xung quanh mép khuôn từ 3 – 5 cm. Khi trồng xong nhấc khuôn và trồng tiếp mô khác, các mô cách nhau 20 cm. Khuôn nhỏ thì sau khi nhấc khuôn ra, gói mô nấm trong nilon trắng và cấy giống ở 2 đầu mô nấm.Tỷ lệ cấy giống 12 – 15 kg giống/1 tấn nguyên liệu khô.

– Giống nấm: Chuẩn bị giống nấm trước khi ủ nguyên liệu, giống 12 – 16 ngày tuổi.

Sợi giống ăn kín đáy túi, không bị mốc xanh, mốc đen, giống không có mùi chua.

– Chăm sóc sau khi cấy giống: Sợi nấm rơm phát triển rất nhanh từ khi cấy giống đến khi có nấm quả thể từ 9 – 13 ngày. Vì vậy, cần chú ý chăm sóc từng ngày. Từ ngày 1 đến ngày thứ 3: sau khi cấy giống không cần tưới, nếu trời lạnh dưới 250C phải phủ 1 lớp nilon trên mô nấm để giữ ẩm, giữ nhiệt. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8: Kiểm tra nhiệt độ mô nấm, cắm nhiệt kế trong mô nấm, nếu thấy có nhiệt độ 35 – 380C là tốt. Tưới ẩm nền xung quanh mô nấm và sương mù trên cao. Nếu trời lạnh dưới 250C phải đậy nilon nhưng cách mặt mô nấm tối thiểu là 20 cm để tránh bị hấp hơi. Từ ngày thứ 8 – 9: Khi thấy màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong phải tưới đón nấm. Tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều, đẫm hơn bình thường. Từ ngày thứ 9 – 13 : Trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt gạo, tưới giữ ẩm bình thường, tưới cao vòi tránh bị đứt sợi nấm.

13. Phòng trừ sâu bệnh Biện pháp phòng trừ tổng hợp

– Xử lý nền đất kỹ: Phơi nắng, tưới nước, xới, rắc vôi. Định kỳ thay đổi nền đất để cắt nguồn bệnh

– Xử lý nguyên liệu: Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, hẩm,…Đảm bảo độ ẩm, PH thích hợp.

– Xử lý dụng cụ trồng nấm: Giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụmg trồng nấm

– Giữ ấm mô nấm: Luôn giữ mô ở nhiệt độ 32 – 35 0C; Trời lạnh che phủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt; Trời quá lạnh sưởi ấm bằng than củi

– Phòng bệnh: Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh; Diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan; Dọn vệ sinh và chùi rửa kệ trồng sau mỗi lần trồng

Một số bệnh thường gặp trong quá trình trồng nấm rơm và cách phòng tránh:

Nấm dại:

– Nấm mực: nấm mực phát sinh do ủ nguyên liệu chưa tốt, độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại nấm này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng mạnh với nấm rơm, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất nấm. Để phòng tránh nấm mực phát triển, cần chú ý chỉnh độ ẩm nguyên liệu phù hợp.

– Các loại nấm mốc (mốc xanh, mốc vàng, mốc đen….) là những bệnh hại nguy hiểm. Nguyên nhân bệnh xuất hiện có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, nhà trồng nấm vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng nấm ẩm thấp, trồng nấm nhiều đợt liên tục nhưng không vệ sinh định kỳ.

Động vật phá hoại, gây bệnh: Chuột, gián, kiến, mối… gặm nhấm sợi và cây nấm. Chúng đào hang, làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy xong… Do vậy, phải dung thuốc bẫy chuột, kiến, gián… tại khu vực nuôi trồng nấm.

14. Thu hoạch

Nấm rơm phát triển nhanh, sau vài giờ nấm có thể nở xòe. Vì vậy, phải hái nấm đúng tuổi, trước lúc nứt bao.

Nên thu hái nấm lúc giai đoạn hình trứng vì giai đoạn này dinh dưỡng cao nhất. Nấm ngon và có chất lượng cao nhất là khi quả nấm từ hình tròn chuyển sang hình trứng chưa nứt bao.

Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây nấm lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm. Nấm mọc rộ, ngày hái 2 – 3 lần. Những ngày nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển nhanh, vì vậy phải quan sát kỹ. Khi nấm hơi nhọn đầu là hái ngay.

Sau khi hái nấm xong, tưới ẩm đều cho nấm mọc tiếp. Lứa 1 từ ngày 14 – 18 chiếm 80% năng suất. Hết lứa 1 chăm sóc tiếp để nấm ra tiếp lứa 2.

Sau khi thu hoạch xong đợt đầu, phải làm vệ sinh mô nấm, bằng cách nhặt bỏ hết những gốc nấm còn sót lại trên mô nấm. Một mô nấm có kich thước như khuôn (dài 27 cm, rộng 20 cm, cao 12 cm) đạt từ 50g – 100 gam nấm.

15. Vệ sinh nhà trồng nấm

Sau khi thu hoạch, loại bỏ các mô nấm ra khỏi nhà trồng. Chất đống cao 40 cm tưới nước vôi ủ thành phân. Đống ủ cách xa khu vực trồng nấm. Có thể dùng các mô nấm này để ủ phân vi sinh. Dọn sạch sẽ nhà trồng, mở hết các cửa thông gió và cho ánh sáng vào nhà trồng. Phơi nhà trồng 5 – 7 ngày trước khi trồng lần tới. Chùi rửa và phơi kệ trồng, quét nước muối và vôi lên kệ theo tỷ lệ: (Muối/ vôi = 1/1).