Top 12 # Xem Nhiều Nhất Video Kỹ Thuật Trồng Chuối Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Chuối Ngự

Cũng giống như nhiều loại chuối khác, kỹ thuật trồng cây chuối ngự khá đơn giản nhưng quả ngon thu lợi nhuận cao.

Thời vụ trồng cây chuối ngự

Thời điểm thích hợp trồng cây chuối ngự vào mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10. Ngoài ra cũng có thể trồng vào tháng 2, 3. Trồng lúc này cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sống cao, nhưng khi ra hoa dễ gặp rét dẫn đến năng suất thấp. Do đó, nếu muốn trồng trong khoảng thời gian này cần lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh từ các cửa hàng giống cây trồng uy tín.

Các giống chuối ngự

Giống chuối ngự có 3 loại là chuối ngự trắng, chuối ngự trâu và chuối ngự mít. Đối với chuối ngự trắng có đặc điểm quả to, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, sáng bóng, quả hơi tròn lẳn, thịt quả vàng thơm nhẹ, loại này dễ tiêu thụ vì mã đẹp. Chuối ngự trâu quả to, vỏ quả khi chín có màu vàng nhạt nhưng không có hương thơm. Cuối cùng là chuối ngự mít quả nhỏ, thon, khi chín vỏ quả mỏng và có màu vàng đậm, thịt quả vàng hơi hồng, hương thơm ngát nên đây là loại được nhiều người lựa chọn trồng nhất.

Điều kiện nhiệt độ trồng chuối ngự

Nhiệt độ thích hợp nhất khi trồng chuối ngự là khoảng 26 độ C. Nếu thời tiết quá rét cây sẽ ngừng phát triển chết.

Kỹ thuật trồng cây chuối ngự

Do không chịu được úng nên khi tiến hành kỹ thuật trồng cây chuối ngự cần phải lựa chọn ở những địa điểm cao ráo, đất thích hợp là đất phù sa ven sông suối, đất rừng mới khai phá nhiều mùn, thoát nước và giữ ẩm tốt, có nhiều đạm và ka li rất thích hợp. Đất cũng phải đảm bảo yêu cầu cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn.

Khi trồng chú ý khi đặt cây con vào hố lấp đất vừa quá cổ gốc và nén chặt, không được lấp quá sâu. Khi trồng nên đặt tất cả mặt cắt về một phía để khi ra hoa buồng chuối ở về phía đối diện với mặt cắt của củ, tiện cho chăm sóc và thu hoạch.

Cách chăm sóc cây chuối ngự

Sau khi trồng chuối ngự cần tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ. Trồng được 1 tháng nên làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần. Có thể trồng chuối ngự xen giữa là các loại rau khác nhau để vừa che phủ đất, chống cỏ dại và tăng thu nhập.

Đến thời kỳ chuối ngự sinh trưởng và ra hoa kết trái rất cần tưới nhiều nước. Do đó cần chú ý giữ ẩm, chống hạn cho chuối trong mùa khô và chống úng trong mùa mưa lũ.

Cần lưu ý rằng trồng chuối ngự không ưa bón phân tươi. Phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối không giữ được màu sắc, phẩm chất nguyên bản.

Trong quá trình trồng chuối ngự nếu thấy quá dày nên cắt tỉa bớt những cây con và còi cọc đi chỉ để cây khỏe mạnh để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng chuối rất hay gặp các loại sâu như vòi voi, bọ nét, bọ vẽ. Ngoài ra còn mắc các loại bệnh như đốm lá, khảm lá, bệnh chùn đọt.

Đối với các loại sâu hại cây cần phòng trừ bằng cách làm vệ sinh vườn, tìm bắt sâu trưởng thành bằng cách buổi tối đặt bẫy bằng khúc thân tại gốc chuối, sáng sớm ra rũ sâu tiêu diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc hạt Furadan 3G hay Basudin 5H rải vùi sâu gần gốc chuối. Dùng Padan và Actara tưới vào gốc chuối và nách lá, nên tưới vào buổi chiều. Ngoài ra có thể dùng phun Sherpa, Trebon theo khuyến cáo trên bao bì.

Còn khi chuối ngự mắc bệnh cần chọn cây khoẻ mạnh, loại bỏ những cây nhiễm bệnh. Bón phân đầy đủ cân đối để cây phát triển. Nếu mắc bệnh đốm lá do nấm Cercosprora musae zinm gây ra, hại thân lá. Bệnh thường hại từ lá già sang lá non làm cho số lá xanh trên cây giảm dẫn đến giảm năng suất. Cắt lá khô đem đốt, đảm bảo vườn sạch sẽ. Phun Boocđo định kỳ theo khuyến cáo trên bao bì.

Thu hoạch

Trồng chuối ngự khoảng 2 tháng tính từ lúc ra hoa sẽ cho thu hoạch. Căn cứ vào các tiêu chí sau để thu hoạch chuối ngự như độ trơn của quả, quả nây tròn đều, không còn cạnh là thu hoạch được, hoặc khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu xanh nhạt, thịt quả từ màu trắng sang trắng hồng.

Kỹ Thuật Trồng Chuối Lùn

Chuối lùn “tuy không cao nhưng vẫn phải ngước nhìn” dễ chăm sóc, canh tác, thời gian thu hoạch quả ngắn ngày lại cho chất lượng tốt, vị ngọt, thơm, vỏ dày, được thị trường ưa chuộng. Trong tương lai, giống chuối mới này sẽ tiếp tục mang lại lợi ích thiết thực giúp tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định và chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nông thôn. Chính vì vậy, bài viết này Công ty CPĐT Tuấn Tú sẽ gửi đến bà con kỹ thuật trồng chuối lùn năng suất tăng gấp đôi.

duy trì trong phạm vi từ 25 – 35 độ C. Dưới 10 độ C, cây chuối kém phát triển, cho quả bé. Gặp sương muối, rét đậm rét hại, quả chuối sẽ bị xám lại và khô héo.

Cây chuối cần nhiều nước. Riêng giống chuối tiêu lùn cần duy trì từ 15 – 20 lít nước/ngày, có thể thay đổi theo điều kiện thời tiết.

nên trồng chuối lùn ở đất thị nhẹ đất thịt pha cát, đất phù sa màu mỡ, phù sa ven sông. Với giống chuối lùn, yêu cầu đất cần có đầy đủ các chất khoáng như N, P, K, Ca, Mg. Độ pH từ 4,5 – 8, nhưng lý tưởng hơn cả là từ 6 – 7,5.

hay còn gọi là chuối già lùn Nam Mỹ, được nhập từ Nam Mỹ. Cây có chiều cao từ 1,2 – 1,8m, thân cây rậm rạp, lá có bề rộng ngang. Thu hoạch sau 3,5 – 4 tháng trổ hoa.

xuất xứ từ Thái Lan, thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 10 – 12 năm, năng suất cao, chịu úng chịu hạn tốt. Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 2,5 – 3 tháng. Khi bắt đầu được thu hoạch, cây cao khoảng 1,5m.

Là giống nhập ngoài từ đầu năm 2015, được trồng phổ biến ở Đồng Nai và Đắk Lắk. Cây cao khoảng 1,5 – 1,6m. Có thể thu hoạch sau 15 – 16 tháng trồng, năng suất trung bình 50 – 55kg/buồng.

Bà con có thể duy trì khoảng cách giữa hàng – cây là 2m x 2,5m hoặc 2,5m x 3m tùy vào tính chất đất và điều kiện ở từng vùng. Khoảng cách trồng ở trên sẽ tương đương với mật độ khoảng 800 – 1000 cây/ha.

Sau khi trồng khoảng 1 – 1,5 tháng: bà con sử dụng Hydrophos Zn liều lượng 500ml trên 200 lít nước sạch phun 1 – 2 lần để chống nghẹt rễ, giúp rễ cây phát triển nhanh.

Sau khi trổ bắp 1 tháng: Sử dụng HydroPhos Zn + Hợp Trí HK 7.5.44 TE với liều lượng 500ml + 500g cho 200 lít nước sạch để phun kích thích cây chuối lùn trổ buồng sớm hơn, ra nhiều hoa, hoa to.

Sau khi cắt bắp 2 – 3 tuần: Sử dụng Seniphos với liều lượng 500ml dùng cho 200 lít nước sạch hoặc dùng Hợp Trí CaSi liều lượng 250ml cho 200 lít nước sạch để kích thích hoa mau ra quả, quả chắc thịt, lớn đều, lớn nhanh.

Trước khi thu hoạch quả từ 1 – 2 tháng: Bà con sử dụng thuốc Hợp Trí HK 7.5.44 TE để phun 2 lần giúp cây cho trái ngọt, vỏ dày, chống rạn nứt.

Cây chuối cần rất nhiều nước, đặc biệt là thời điểm ra hoa, nuôi quả. 3 tháng đầu mới trồng, bà con duy trì tưới 1 ngày/lần.Thời điểm trưởng thành có thể tưới 2 lần/ tuần tùy vào điều kiện thời tiết cụ thể. Bà con có thể thiết kế hệ thống ưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước.

Bệnh héo rũ Panama

Lá già bị vàng sau đó lan dần sang lá non khiến cho lá bị vàng từ bìa vào gân lá, hẽo rũ. Bệnh phát triển mạnh dẫn đến chết cây

Cây bị chết phải đào gốc đem tiêu hủy. Tiến hành rải vôi xung quanh vườn.

Ngừng canh tác, phơi ải từ 2 – 6 tháng để diệt mầm bệnh. Lá già bị vàng sau đó lan dần sang lá non khiến cho lá bị vàng từ bìa vào gân lá, hẽo rũ. Bệnh phát triển mạnh dẫn đến chết cây

Dùng thuốc khử trùng cho cây chuối non trước khi trồng: Metalaxyl (Ridomil), Benomyl 95% …

Sâu đục bên trong củ nên khó phát hiện. Nếu cây non trong vườn có biểu hiện mọc chậm, yếu ớt mà không có dấu hiệu gì khác thì chúng bị sâu đục củ

Sát trùng cho cây con, đem nhúng vào dung dịch thuốc trừ sâu như như Carbaryl 99% (Sevin), Diazinon 95% (Basudin), Etofenprox 96%… nồng độ 0,2% trước khi trồng.

Sâu đục thân

Sâu đục bên trong thân giả, gây ra hàng đục dài có thể làm chết cây

Bệnh do tuyến trùng gây ra

Tuyến trùng sưng rễ, tuyến trùng đục rễ

Sử dụng thuốc Carbosan 25EC (500ml/ 200 lít, 3-4 lít/ gốc)

Chúc bà con thành công với mô hình trồng trọt mới mà chúng tôi cung cấp!

Kỹ Thuật Trồng Chuối Hàng Hóa

Chọn đất: Đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước. Tốt nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Vườn trồng chuối phải quang đãng để có đủ ánh sáng quang hợp. Độ pH thích hợp trồng chuối là từ 5-7.

Cây giống: Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính. Người ta thường dùng loại chồi để trồng. Theo kinh nghiệm, loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng tốt nhất. Ngoài chồi con có thể tạo giống bằng nuôi cấy mô. Cây giống phải là sạch bệnh, độ đồng đều cao, nhân nhanh với số lượng lớn. Có thể tạo cây giống bằng củ của cây chuối đã có buồng, đào củ không để xây xước, lựa tránh phần có mắt (sẽ mọc cây giống) bổ làm hai, nếu củ to bổ làm 4. Xoa các vết cắt vào tro rồi đem ươm ở vườn ươm, đào hố cách nhau 30 đến 35cm, hàng cách hàng 40cm, đặt phần có mắt mầm xuống dưới, phủ đất kín. Sau vài tháng cây con sẽ mọc cao 60 đến 70cm (có từ 3 đến 4 lá) thì đem trồng.

Thời vụ: Đối với các giống chuối gòn, chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân (tháng 2-3 ÂL), nhưng với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu (tháng 6-7 ÂL) và cây sẽ ra hoa vào tháng 6-8 năm sau, đến tháng 9-11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu rất tốt.

Kỹ thuật trồng: Đào lỗ: Khoảng cách lỗ và kích thước của mỗi lỗ phụ thuộc vào từng loại đất tốt, xấu và giống chuối. Mật độ trồng: với giống chuối lùn là 2,3 x 2m (khoảng 2000 cây/ha); giống chuối trung bình là 2,7 x 2m (khoảng 1850 cây/ha); giống chuối cây cao là 2,7 x 2,7m (khoảng 1600 cây/ha). Kích thước của hố trồng: đất tốt, tầng mùn dày, đào hố có kích thước vuông 40 – 45cm, sâu từ 30 – 35cm, nơi đất xấu đào lỗ có kích thước lớn hơn. Đào lỗ sau 7 – 10 ngày cho hả (tháo hết các khí độc hại). Nếu lớp đất màu nông thì phải để lớp đất này riêng rồi đem 1/2 lượng đất trộn với 1 lượng phân rác và tro (có tỷ lệ 4/1) cho vào gần đầy hố.

Chuối có thể trồng theo hàng hay theo kiểu nanh sấu. Hàng chính trồng theo hướng Đông -Tây để các cây ở vườn chuối tận dụng được nhiều ánh sáng hơn. Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía cân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên. Và làm thế để khi chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ.

Chăm sóc: Cây chuối là cây phàm ăn và yêu cầu thời gian cho quả nhanh nên tận dụng bùn ao, đất mầu đập khô đắp lên gốc. Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1,5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm. Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m. Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%. Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 chồi con, có thời gian cách nhau bốn tháng, nên chọn chồi ở xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối. Chọn tuổi chuồi so le sao cho 1 năm được thu hoạch từ 2 buồng. Trong một buồng chuối, phía trên là hoa cái, phía cuối buồng nhiều hoa đực, chỉ có 3 – 4% là hoa cái. Vậy phía trên thường để 8 – 12 nải tuỳ theo buồng. Còn phần cuối buồng nên cắt đi để tập trung dinh dưỡng cho các nải còn lại, nên cắt hoa vào buổi trưa để đỡ chảy mất nhiều nhựa. Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nilon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh. Khi lá chuối đã khô không còn tác dụng nuôi cây thì cần vệ sinh cắt bỏ để hạn chế sâu, bệnh lây lan.

Kỹ Thuật Trồng Cây Chuối Hột

Thứ năm – 29/01/2015 01:16

Kỹ thuật trồng chuối hột tuy không khó nhưng đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy trình, trình tự thì mới đem lại năng suất cao sau này.

Chuối hột hay trông dân gian còn gọi là chuối chát. Quả chuối hột thường được dùng để chữa bệnh sỏi thận, ngoài ra còn có tác dụng kỳ diệu trong việc chữa trị một số bệnh khác như: cảm, sốt, táo bón, hắc lào…

Trong số các giống chuối khác thì chuối hộ khá dễ trồng, tuy nhiên cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng chuối hột để thu được năng suất cao nhất.

Để chuối phát triển tốt nên trồng trên đất tơi xốp và có nhiều mùn. Tốt là trồng trên đất phù sa hay những khu vực đất bùn ao được phơi ải. Chú ý không nên trồng chuối hột nơi bị ngập úng, vì như vậy sẽ khiến rễ cây bị úng. Đất trồng chuối hạt có độ pH từ 5 – 7 là tốt.

Là loại cây không ưa ẩm ướt. Vì vậy, nếu trồng ở những khu vực có mực nước ngầm cao, cần phải lên líp. Líp cách mực nước 0.6m là tốt.

Cách bón phân cho hố: Trộn đều lớp đất trên bề mặt với phân hữu cơ từ 5 – 7 kg, trộn thêm 0.5 kg phân lân và 10g Furadan 3H.

Chọn thời vụ trồng chuối hột

Chuối hột được trồng quanh năm. Tuy nhiên cần căn cứ vào khu vực, địa hình để xác định thời vụ trồng chuối hột. Với những vùng đất rẫy, hay đồi hay những vùng không chủ động được nguồn nước tưới thì nên trồng vào mùa mưa, để cây có thể đủ lượng nước đồng thời hạn chế được công sức tưới nước của con người.

Có 2 loại giống: Dạng chồi non và cây chuối mô

Dạng chồi: Đối với giống loại này nên chọn cây con mập, khỏe mạnh và được sinh ra từ cây mẹ không bị sâu bênh. Cây giống được chọn phải cắt sạch rễ, và nên xử lý thuốc diệt khuẩn Benlat C hay Bordeaux 2% trước khi trồng.