Bạn chỉ cần quan tâm đến một vài vấn đề sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
– Hạt giống chất lượng: Nên chọn hạt giống rau muống mầm có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không mua các loại hạt giống rau thông thường hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì rau mầm có thời gian sử dụng khá nhanh, khoảng 7 ngày, nếu mua hạt giống không đảm bảo sẽ có thể còn lẫn hóa chất bảo quản ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.
– Khay: Bạn có thể tận dụng khay nhựa, khay xốp, rổ hoặc thậm chí là hộp sữa tươi tái sử dụng cũng được. Kích thước tùy vào lượng giống mà bạn muốn gieo, khay gieo rau mầm nhất định phải đục lỗ phía đáy để tăng khả năng thoát nước, tránh ứ động làm úng hoặc hư hạt, ngoài ra nếu ẩm quá cao rau mầm cũng dễ bị nấm.
– Giá thể: Nên chọn xơ dừa đã xử lý sạch mầm bệnh hoặc đất sạch. Viên giá thể mụn dừa là một loại giá thể rất phù hợp để trồng rau mầm vì bạn không cần tốn thời gian xử lý như mua mụn dừa ngoài tiệm, bạn chỉ cần ngâm 1 viên giá thể vào 3 lít nước là đã có 3-4kg mụn dừa sạch đầy đủ dinh dưỡng trồng 1 khay rau mầm sạch rồi.
– Bình tưới: Chọn bình xịt loại cầm tay để dễ dàng tưới nước cho rau mầm.
Giai đoạn 2: Thực hiện
Bước 1:
– Loại bỏ những hạt lép, nhỏ, sâu, hạt hư (là hạt có mầu sậm hơn, bóp nhẹ thấy mềm hơn hẳn) hoặc hạt ngâm 2 lần mà không nở vì nó sẽ không nảy mầm hoặc nếu có nảy mầm thì không lớn hoặc giữa chừng thì bị úng chết sẽ ảnh hưởng đến cả khay rau mầm.
Bước 2: Xử lý Shock hạt:
– Sau khi vớt hạt ra, rửa lại hạt rồi để ráo nước một chút, sau đó để hạt vào nơi khô thoáng, tối trong 8 giờ, quá trình này giúp hạt nứt nanh và hơi nhú rễ ra, lúc này hạt đã có thể đem gieo.
Bước 3: Chuẩn bị giá thể:
Bước 4: Gieo hạt:
– Rải đều hạt giống rau muống mầm lên trên lớp giá thể, gieo kín, hạt liền hạt còn nếu hạt chưa nở thì gieo hạt hơi cách hạt một tí. Chú ý, không gieo nằm chồng lên nhau tránh các hạt đội nhau lên khau mầm phát triển lên cao, hạt không tiếp xúc được giá thể sẽ bị héo.
Bước 5: Ủ tối:
– Dùng bìa carton che kín khay hạt vừa gieo, sau đó đặt các viên gạch ống hoặc các vật nặng vừa phải lên trên bìa carton để chặn lại cho hạt quay rễ cắm vào đất và hạt lên đều. Chặn gạch một ngày sau đó bỏ ra nhưng vẫn tiếp tục che tối hạt thêm 1 ngày nữa.
– Mầm sau giai đoạn 2 ngày ủ tối sẽ cao từ 1,5-2 cm.
– Chú ý: Nên để khay hạt nơi thoáng mát, tránh nơi hanh khô, nhiều gió và có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi ủ tối nên tưới 1 ngày 2 lần sáng sớm và chiều tối, mở bìa carton ra tưới rồi đậy lại như cũ.
Rau muống mầm sau 2 ngày gieo
Bước 6: Hạt phát triển:
– Tưới nước mỗi ngày 3 lần, sáng và tối tưới nhiều, trưa tưới phun sương, chú ý lượng nước tưới cho phù hợp nếu thời tiết mưa nhiều và ẩm cao, giảm bớt lượng nước tưới để hạt không bị úng do ẩm cao. Nếu trời nắng hanh khô, nhiệt độ cao, ẩm thấp nên tăng lượng nước tưới. Sau 4 ngày mầm cao khoảng 5-6 cm.
Rau muống mầm sau 4 ngày gieo
– Sau 6 ngày để mầm phát triển chiều cao trong điều kiện ánh sáng yếu, ta đem mầm ra ngoài ánh sáng bình thường, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào mập. Vẫn tiếp tục tưới nước ngày 3 lần như trên, sau giai đoạn này, mầm sẽ cao khoảng 11-13 cm, lá và thân mầm có màu vàng nhạt.
Rau muống mầm sau 6 ngày gieo
Bước 7: Thu hoạch:
– Trước khi thu hoạch mầm rau muống 1 ngày không tưới nước cho mầm. Dùng kéo bén cắt sát cách gốc khoảng 1 cm. Mầm lúc này đạt chiều cao 14-15 cm, màu lá xanh mơn mởn.
Rau muống mầm sau 7 ngày gieo và có thể thu hoạch
– Giá thể sau khi thu hoạch cần được nhặt hết gốc rễ cũ, xới đều và phơi nắng 2-3 ngày để diệt mầm bệnh là có thể tái gieo trồng trở lại.
Bước 8: Bảo quản:
– Bảo quản rau mầm ở điều kiện 10 – 15 độ C, nên gói rau trong khăn giấy ăn, cho vào hộp có nắp đậy kín. Cho hộp vào ngăn mát tủ lạnh, bạn sẽ bảo quản được rau mầm trong khoảng 5-7 ngày. Sau khi cắt rau mầm cho vào hộp bảo quản ngay, không được rửa, ăn tới đâu thì lấy ra rửa tới đó.
Rau muống mầm được trồng bằng mụn dừa nén viên tại trụ sở BaTriVina
Bảo quản rau muống mầm trong ngăn mát tủ lạnh
(ST)