Top 12 # Xem Nhiều Nhất Video Cách Trồng Hoa Lan Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Cây Lô Hội (Kèm Video)

Nếu bạn có những cây mọng nước hình thành cụm, hướng dẫn thông tin này về ” Cách trồng lại cây lô hội ” sẽ giúp bạn phân chia, nhân giống và thay chậu!

Thời điểm Tốt nhất để chuyển chậu là gì?

Theo nguyên tắc chung, bạn nên đợi cho đến khi ‘cây con’ (cành nhánh) dài 8 – 10 cm, hoặc ít nhất là 1/5 kích thước của cây chính. Chúng cũng nên có ít nhất ba đến năm lá để giúp cây khỏe mạnh khi tách trồng riêng. Cây con chưa trưởng thành không chịu được sự khắc nghiệt của việc làm lại bầu và bị chết.

1 . Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu và kiểm tra bộ rễ của nó. Tiếp tục kiểm tra cho đến khi bạn tìm thấy các vị trí gắn kết giữa cây mẹ và các cây con. Mạng lưới rễ dày thắt chặt đó là mục tiêu của bạn. Những gì bạn cần làm là tách các cây ‘con’ riêng lẻ bằng cách cắt bỏ rễ tương ứng của chúng, đồng thời đảm bảo rằng mỗi cây cấy ghép giữ lại một phần nhỏ của rễ.

2. Rũ sạch bụi bẩn và bắt đầu đào cây từ khối đã được ủ. Nếu cây lô hội của bạn đã phát triển tốt và già, hãy cho rằng nó còn rễ. Trong trường hợp đó, đừng ngần ngại sử dụng một con dao sạch trên đó. Bạn cũng sẽ phải sử dụng bay để đến vị trí mà bạn có thể bắt đầu tách các nhánh.

Các cây con sẽ có kích thước khác nhau. Sau khi lấy chúng khỏi cây mẹ, hãy lau sạch bụi bẩn trên thân cây. Chúng có thể tiết ra một số gel, nhưng điều đó tốt. Cuối cùng, bạn sẽ chỉ còn lại cây mẹ, có thể trồng lại ở đâu đó hoặc chỉ cần thay chậu vào thùng trước đó.

Trước khi trồng lại, bạn có thể để rễ lành ở chỗ sáng và khô trong vài ngày, quá trình này sẽ bảo vệ cây khỏi bị nhiễm bệnh (bước này là không bắt buộc). Có thể trồng hai ba cây lô hội nhỏ hơn cùng nhau trong các chậu dài 12cm. Chọn hỗn hợp đất trồng có sẵn cho các loài xương rồng. Ngoài ra, thêm cát hoặc đá trân châu vào đất cũng là một ý kiến ​​hay, đặc biệt là khi bạn đang sử dụng đất bầu tiêu chuẩn.

5.

Sử dụng cả hai tay, đặt cây vào các chậu đã chuẩn bị sẵn, đặt chúng ngay trung tâm nếu là một cây hoặc đặt chúng cách đều nhau, nếu chậu rộng. Đổ thêm đất để che phủ và làm chắc nó bằng tay hoặc bay để bịt kín các lỗ hổng.

6. Ngay sau khi bạn trồng chúng, hãy để những chậu cây mới trồng ở nơi râm mát và nhận được ánh nắng dịu nhẹ để chúng có thời gian phục hồi trong vài tuần. Cây lô hội có thể được giữ trong ánh nắng mặt trời đầy đủ.

Không tưới cây trong vài ngày sau khi trồng và sau đó ngâm chúng thật kỹ. Sau đó, tưới ít, 2-3 tuần một lần. Tuy nhiên, ở vùng nhiệt đới, bạn có thể tưới một lần trong một tuần.

Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Sóc Cây Chùm Ngây Có Video Hướng Dẫn

Cây Chùm ngây là một loại cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5 -10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.

Cây chùm ngây (Moringa oleifera L.) thuộc họ chùm ngây, là một trong những loài dược liệu quý được trồng tại Việt Nam, có công dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên. Để phát huy những dược tính của cây chùm ngây, chúng ta cần biết đến kỹ thuật trồng cây chùm ngây và cách chăm sóc cây chùm ngây đúng cách. Và bài viết này sẽ giải quyết hộ các bạn những vấn đề trên.

Đặc điểm: Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị 5. Trái nang dài từ 25-35 cm, to từ 2-3 cm khi khô nở thành 3 mảnh có nhiều hột màu đen, có 3 cạnh xếp theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao xung quanh hột. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm.

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây và cách chăm sóc cây chùm ngây Cây chùm ngây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng. Cây chịu hạn tốt, ưa khô và chịu được những nơi đất xấu cằn cổi. Cây có thể trồng quanh năm.

Sau khi chuẩn bị đất xong đào lỗ sâu 50cm và rộng 50cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5- 2m. Nếu trồng cây chùm ngây trong chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính trên 50cm để cây và củ phát triển tốt. Tiến hành cắt đáy, rạch hai bên bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa. Với kỹ thuật trồng cây chùm ngây này thì sau 3 tuần là có thể hái lá và ngọn non sử dụng. Cây trồng được 1 năm tuổi đã tiến hành xén ngọn, cây cao từ 1-1,5m, củ nặng khoảng 500g và đã cho thu hoạch lá được ngay. Giai đoạn đầu, không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng chùm ngây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.

Nhân giống cây chùm ngây Cây chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hom thân, cành và từ hom củ. – Gây trồng cây chùm ngây từ hạt: Giống được thu hái trên các cây mẹ từ 2 tuổi trở lên. Quan sát vỏ quả chuyển từ xanh sang màu nâu hoàn toàn thì bắt đầu thu hái. Dùng cù nèo cắt từng cành nhỏ có chứa quả.

Chế biến hạt: Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ những quả nhỏ cùng tạp vật, phơi khô dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, tách hạt khỏi vỏ quả, sau đó sàng làm sạch hạt.

Ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh), 8 giờ sau vớt ra để ráo, sau đó ủ hạt vào cát ẩm mát. Khoảng 5 -7 ngày sau, khi thấy hạt nức nanh thì chuẩn bị cấy hạt vào bầu.

Dùng túi bầu ( rộng 8-10cm, dài 15-18cm) để cấy hạt chùm ngây ,hỗn hợp đất trồng chùm ngây là cát pha, tro trấu đã trộn sẵn. Xếp bầu theo hàng, cứ 3 hàng liền nhau thì cách 2 hàng trống để tránh cho cây con có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa túi bầu sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm, tiếp tục tưới nước hàng ngày, khi cây chùm ngây cao 20 – 30cm thì đem trồng.

– Trồng cây chùm ngây bằng cành Giâm cành: Chặt cành non (không chặt xéo), đường kính 3 – 5cm, mỗi cành dài 0,5 – 1m. Chôn sâu cành 10cm phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược. Khâu chuẩn bị đất, cách trồng như trên.

Hom rễ, củ: Khi cây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển, có thể sử dụng bộ phận này tiến hành vùi trong cát ẩm (lưu ý độ ẩm cát vừa phải chỉ đủ mát phần rễ củ), sau thời gian khoảng 0,5 – 1 tháng phần rễ củ này có thể hình thành cây mới.

Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây Áp dụng theo kỹ thuật trồng cây chùm ngây như trên sẽ đảm bảo cho cây chùm ngây giữ nguyên được các dưỡng chất vốn có của nó. Theo nghiên cứu, nếu có kỹ thuật trồng cây chùm ngây đúng cách sẽ cho giá trị dinh dưỡng cao hơn với hơn 90 dưỡng chất, bao gồm nhiều chất đạm va các vitamin thiết yếu, beta- carotene, 18 axit amin, hợp chất phenol, nhiều khoáng chất… Trong đó, đặc biệt chùm ngây có chứa hàm lượng can-xi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam… Ngoài ra chùm ngây còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất kháng sinh, chất chống viêm nhiễm…

Loại cây này có nhiều chất có khả năng ngăn ngừa khối u, u xơ tiền liệt tuyến, đào thải độc tố, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ gan và chống lại căn bệnh tiểu đường. Đây là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.

Cách Trồng Hoa Lan Từ A

Ngày:04/06/2019 lúc 13:58PM

Việc chọn những loại lan dễ trồng rất quan trọng vì nó sẽ giúp việc chăm sóc dễ dàng dàng hơn, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao mà vẫn cho hoa thường xuyên việc này giúp những người mới bắt đầu trồng lan sẽ cảm thấy hứng thú hơn và có thêm động lực trồng những loại khác nữa

Nếu mua những loại cây rẻ tiền thì lỡ cây có chết thì cũng đỡ tiếc và chúng ta có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm cho những lần đó. Nhưng đối với những cây nhỏ thì chúng ta rất khó chăm sóc, dễ chết khi sang chậu, cây lâu ra hoa nên rất dễ làm chúng ta nản và không muốn tiếp tục trồng lan nữa.

Vì thế, một lời khuyên chân thành là các bạn nên chọn những cây lớn, khỏe mạnh thay vì bỏ tiền nhiều lần để mua cây nhỏ.

Khi mới mua chậu lan về bạn cần để nó ở chỗ râm mát tầm 1-2 ngày để cây thích nghi với điều kiện khí hậu.

Về việc có cần thay chậu trồng lan hay không phụ thuộc vào giá thể trồng lan lúc mới mua về như thế nào. Trường hợp nếu giả hành cũng như giá thể mục nát có xuất hiện nấm mốc thì tốt nhất nên thay chậu ngay. Thời điểm tốt nhất chúng ta nên chậu đó chính là vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5-6)

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại giá thể trồng lan như: than gỗ, gạch, dớn, xơ đừa, rễ cây lục bình, vỏ thông,…các bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với từng loại lan

Nếu giá thể trồng khi mới mua về là xơ dừa, chúng ta nên lưu ý bỏ phần mục nát đi, phần nào còn tốt thì giữ lại và thay chúng vào chậu trồng to hơn, bổ sung thêm chất trồng vào xung quanh. Khi thay chậu chúng ta cũng nên chú ý cắt bỏ đi phần rễ không khỏe mạnh, bị đen, gãy,…

1.Kỹ thuật bón phân cho lan dành cho người mới bắt đầu

Chúng ta nên nhớ rằng lan mọc ở rừng núi đâu có phân mà vẫn tươi tốt. Lan chỉ nhờ phân chim, lá mục và các khoáng chất lẫn trong không khí và nước mưa mà sống.

Đối lan thiếu phân thì vẫn được nhưng dư phân thì sẽ chết ngay nên chúng ta phải thật sự cẩn trọng trong việc bón phân cho hoa lan

Nên tưới nước vào hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống thấp.

Bón phân tốt nhất cho lan vào buổi sáng vì lúc này cây vừa hấp thu phân bón vừa có thời gian quang hợp nên sẽ tiêu hóa chất dinh dưỡng nhanh hơn. Không nên bón phân cho lan vào buổi trưa vì dễ gây cháy lá, nếu bón vào buổi tối thì cây không xử lí kịp gây lãng phí chất dinh dưỡng.

Nguyên tắc chung: lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi hoa nở cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.

Phân bón thích hợp cho các thời kỳ là Đầu trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa trung vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng.

Lưu ý: thấy cây lan èo uột và úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là cây sẽ chết ngay. Đừng bao giờ bón phân khi chậu quá khô, cây sẽ bị khựng lại. Luôn nhớ lan không ưa những mức phân bón quá mạnh tức là có chỉ số quá cao. Thí dụ 30-10-10 dễ cháy lá hơn là 7-1-1. Ngoài ra khi cây đã đâm chồi ra hay ra nụ không cần bón phân nữa.

Không có công thức chính xác nào về việc tưới nước cho hoa lan. Chúng ta chỉ tưới nước khi chúng thật sự khô.

Việc tưới nước phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm, độ thoáng không khí, mức độ chiếu sáng,…Để biết được khi nào cần tưới nước cho lan chúng ta có thể dùng tay kiểm tra độ ẩm giá thể là cách tốt nhất.

Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển.Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Qúa nhiều nước rễ sẽ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh.

Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép pH 5,6. Nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát tránh tưới lúc nắng nóng.

Cách Trồng Hoa Lan Cấy Mô

+ Vườn ươm cây lan phải đảm bảo sự thông thoáng, cao ráo và sạch sẽ. Trung bình, chiều cao của vườn phải từ 3 đến 3.5m.

+ Phải có lưới che ánh sáng cho vườn lan. Đảm bảo ánh sáng tự nhiên từ 30 đến 50%.

+ Có mái che cẩn thận để cho mưa lớn không thể hắt vào.

+ Trang bị hệ thống tưới phun sương cho cây.

+ Thau để chứa nước rửa cây lan con cho sạch khi vừa mang từ môi trường nuôi cấy ra.

+ Giấy báo, khay để đựng lan.

+ Giá thể trồng lan có thể là xơ dừa, dớn đen hay dớn trắng tùy theo bạn trồng loại lan nào. Ví dụ như Cattleya sẽ thích hợp với giá thể là xơ dừa, còn Hồ Điệp lại phù hợp với dớn trắng.

+ Thuốc trừ nấm cho cây lan như Mancozeb, Dithan,…

+ Vỉ xốp hay vỉ nhựa có lỗ để trồng lan.

Cây lan giống được nuôi trong chai cấy mô hay hộp nhựa. Sau khi cây đã được phát triển hoàn toàn, khoảng từ 3 đến 4cm, có bộ rễ cân đối với lá thì bạn có thể mang đi trồng.

4. Các phương pháp tiến hành

Trước khi trồng bạn phải xử lý giá thể. Tùy theo loại giá thể nào mà phương pháp xử lý cũng có sự khác nhau.

+ Giá thể xơ dừa

Để trồng lan cấy mô thì xơ dừa bạn phải ngâm nước trong vòng 1 tuần để loại bỏ bớt chất tannin. Cắt thành từng miếng khoảng 5cm. Đập xơ dừa tơi ra và liên tục xả với nước 2 đến 3 lần. Sau đó, đem xơ dừa ngâm với thuốc nấm có nồng độ 1%. Ngâm thuốc nấm từ 3 đến 4 giờ thì bạn có thể sử dụng nó ngay.

+ Giá thể dớn trắng

Dớn trắng bạn hãy đem ngâm với nước từ 1 đến 2 ngày. Sau đó ngâm thuốc nấm có nồng độ 1% là có thể dùng làm giá thể trồng lan rồi.

Ngâm nước từ 1 – 2 ngày, sau đó ngâm thuốc nấm ở nồng độ 1% là có thể sử dụng làm giá thể cho cây lan con hậu cấy mô.

5. Cách chăm sóc khi trồng lan cấy mô

Trong thời gian 2 tuần đầu tiên sau khi chuyển cây con ra vườn ươm thì bạn không nên bón phân mà chỉ nên tưới nước 2 lần 1 ngày. Chủ động điều chỉnh lượng nước tưới nhiều hay ít tùy theo điều kiện thời tiết mùa mưa hay mùa nắng.

Bón phân cho cây lan tốt nhất là vào buổi sáng bằng cách hòa với nước rồi phun cho cây. Tùy theo từng giai đoạn khác nhau mà bạn lựa chọn loại phân bón khác nhau.

*Cây lan sau khi chuyển từ chai cấy mô ra ngoài thì 2 tuần đầu tiên chỉ tưới nước ngày 2 lần.

*Đến tuần thứ 3 hãy phun vitamin B1 với nồng độ 1ml/lít nước. Thực hiện mỗi tuần 2 lần.

*Đến tuần thứ 4 trở đi thì phun phân NPK 30-10-10 (nồng độ 0.5 đến 1g/lít nước) kết hợp cùng hữu cơ sinh học BiO-1 (nồng độ 1 đến 2ml/lít nước) và Vitamin B1 (nồng độ 0.5 đến 1ml/lít nước). Phun luân phiên từ 1 đến 2 lần trong tuần.

Để phòng trừ sâu bệnh thì bạn phun thuốc định kỳ 15 ngày/lần. Loại thuốc trừ bệnh cho lan phổ biến có thể sử dụng như Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben, Nativo,… Còn để trừ sâu gây hại cho lan có thể chọn Confidor, Supracide, Decis, B Thái Lan,…

Sau 4 đến 6 tháng trồng thì cây lan tương đối phát triển và bạn có thể chuyển sang chậu lớn. Cho thêm than vào chậu rồi treo lên giàn, tiếp tục chăm sóc theo đúng hướng dẫn thì cây ra hoa như ý muốn.