Top 7 # Xem Nhiều Nhất Video Cách Trồng Hoa Hồng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Cây Lô Hội (Kèm Video)

Nếu bạn có những cây mọng nước hình thành cụm, hướng dẫn thông tin này về ” Cách trồng lại cây lô hội ” sẽ giúp bạn phân chia, nhân giống và thay chậu!

Thời điểm Tốt nhất để chuyển chậu là gì?

Theo nguyên tắc chung, bạn nên đợi cho đến khi ‘cây con’ (cành nhánh) dài 8 – 10 cm, hoặc ít nhất là 1/5 kích thước của cây chính. Chúng cũng nên có ít nhất ba đến năm lá để giúp cây khỏe mạnh khi tách trồng riêng. Cây con chưa trưởng thành không chịu được sự khắc nghiệt của việc làm lại bầu và bị chết.

1 . Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu và kiểm tra bộ rễ của nó. Tiếp tục kiểm tra cho đến khi bạn tìm thấy các vị trí gắn kết giữa cây mẹ và các cây con. Mạng lưới rễ dày thắt chặt đó là mục tiêu của bạn. Những gì bạn cần làm là tách các cây ‘con’ riêng lẻ bằng cách cắt bỏ rễ tương ứng của chúng, đồng thời đảm bảo rằng mỗi cây cấy ghép giữ lại một phần nhỏ của rễ.

2. Rũ sạch bụi bẩn và bắt đầu đào cây từ khối đã được ủ. Nếu cây lô hội của bạn đã phát triển tốt và già, hãy cho rằng nó còn rễ. Trong trường hợp đó, đừng ngần ngại sử dụng một con dao sạch trên đó. Bạn cũng sẽ phải sử dụng bay để đến vị trí mà bạn có thể bắt đầu tách các nhánh.

Các cây con sẽ có kích thước khác nhau. Sau khi lấy chúng khỏi cây mẹ, hãy lau sạch bụi bẩn trên thân cây. Chúng có thể tiết ra một số gel, nhưng điều đó tốt. Cuối cùng, bạn sẽ chỉ còn lại cây mẹ, có thể trồng lại ở đâu đó hoặc chỉ cần thay chậu vào thùng trước đó.

Trước khi trồng lại, bạn có thể để rễ lành ở chỗ sáng và khô trong vài ngày, quá trình này sẽ bảo vệ cây khỏi bị nhiễm bệnh (bước này là không bắt buộc). Có thể trồng hai ba cây lô hội nhỏ hơn cùng nhau trong các chậu dài 12cm. Chọn hỗn hợp đất trồng có sẵn cho các loài xương rồng. Ngoài ra, thêm cát hoặc đá trân châu vào đất cũng là một ý kiến ​​hay, đặc biệt là khi bạn đang sử dụng đất bầu tiêu chuẩn.

5.

Sử dụng cả hai tay, đặt cây vào các chậu đã chuẩn bị sẵn, đặt chúng ngay trung tâm nếu là một cây hoặc đặt chúng cách đều nhau, nếu chậu rộng. Đổ thêm đất để che phủ và làm chắc nó bằng tay hoặc bay để bịt kín các lỗ hổng.

6. Ngay sau khi bạn trồng chúng, hãy để những chậu cây mới trồng ở nơi râm mát và nhận được ánh nắng dịu nhẹ để chúng có thời gian phục hồi trong vài tuần. Cây lô hội có thể được giữ trong ánh nắng mặt trời đầy đủ.

Không tưới cây trong vài ngày sau khi trồng và sau đó ngâm chúng thật kỹ. Sau đó, tưới ít, 2-3 tuần một lần. Tuy nhiên, ở vùng nhiệt đới, bạn có thể tưới một lần trong một tuần.

Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Sóc Cây Chùm Ngây Có Video Hướng Dẫn

Cây Chùm ngây là một loại cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5 -10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.

Cây chùm ngây (Moringa oleifera L.) thuộc họ chùm ngây, là một trong những loài dược liệu quý được trồng tại Việt Nam, có công dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên. Để phát huy những dược tính của cây chùm ngây, chúng ta cần biết đến kỹ thuật trồng cây chùm ngây và cách chăm sóc cây chùm ngây đúng cách. Và bài viết này sẽ giải quyết hộ các bạn những vấn đề trên.

Đặc điểm: Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị 5. Trái nang dài từ 25-35 cm, to từ 2-3 cm khi khô nở thành 3 mảnh có nhiều hột màu đen, có 3 cạnh xếp theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao xung quanh hột. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm.

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây và cách chăm sóc cây chùm ngây Cây chùm ngây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng. Cây chịu hạn tốt, ưa khô và chịu được những nơi đất xấu cằn cổi. Cây có thể trồng quanh năm.

Sau khi chuẩn bị đất xong đào lỗ sâu 50cm và rộng 50cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5- 2m. Nếu trồng cây chùm ngây trong chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính trên 50cm để cây và củ phát triển tốt. Tiến hành cắt đáy, rạch hai bên bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa. Với kỹ thuật trồng cây chùm ngây này thì sau 3 tuần là có thể hái lá và ngọn non sử dụng. Cây trồng được 1 năm tuổi đã tiến hành xén ngọn, cây cao từ 1-1,5m, củ nặng khoảng 500g và đã cho thu hoạch lá được ngay. Giai đoạn đầu, không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng chùm ngây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.

Nhân giống cây chùm ngây Cây chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hom thân, cành và từ hom củ. – Gây trồng cây chùm ngây từ hạt: Giống được thu hái trên các cây mẹ từ 2 tuổi trở lên. Quan sát vỏ quả chuyển từ xanh sang màu nâu hoàn toàn thì bắt đầu thu hái. Dùng cù nèo cắt từng cành nhỏ có chứa quả.

Chế biến hạt: Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ những quả nhỏ cùng tạp vật, phơi khô dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, tách hạt khỏi vỏ quả, sau đó sàng làm sạch hạt.

Ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh), 8 giờ sau vớt ra để ráo, sau đó ủ hạt vào cát ẩm mát. Khoảng 5 -7 ngày sau, khi thấy hạt nức nanh thì chuẩn bị cấy hạt vào bầu.

Dùng túi bầu ( rộng 8-10cm, dài 15-18cm) để cấy hạt chùm ngây ,hỗn hợp đất trồng chùm ngây là cát pha, tro trấu đã trộn sẵn. Xếp bầu theo hàng, cứ 3 hàng liền nhau thì cách 2 hàng trống để tránh cho cây con có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa túi bầu sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm, tiếp tục tưới nước hàng ngày, khi cây chùm ngây cao 20 – 30cm thì đem trồng.

– Trồng cây chùm ngây bằng cành Giâm cành: Chặt cành non (không chặt xéo), đường kính 3 – 5cm, mỗi cành dài 0,5 – 1m. Chôn sâu cành 10cm phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược. Khâu chuẩn bị đất, cách trồng như trên.

Hom rễ, củ: Khi cây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển, có thể sử dụng bộ phận này tiến hành vùi trong cát ẩm (lưu ý độ ẩm cát vừa phải chỉ đủ mát phần rễ củ), sau thời gian khoảng 0,5 – 1 tháng phần rễ củ này có thể hình thành cây mới.

Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây Áp dụng theo kỹ thuật trồng cây chùm ngây như trên sẽ đảm bảo cho cây chùm ngây giữ nguyên được các dưỡng chất vốn có của nó. Theo nghiên cứu, nếu có kỹ thuật trồng cây chùm ngây đúng cách sẽ cho giá trị dinh dưỡng cao hơn với hơn 90 dưỡng chất, bao gồm nhiều chất đạm va các vitamin thiết yếu, beta- carotene, 18 axit amin, hợp chất phenol, nhiều khoáng chất… Trong đó, đặc biệt chùm ngây có chứa hàm lượng can-xi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam… Ngoài ra chùm ngây còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất kháng sinh, chất chống viêm nhiễm…

Loại cây này có nhiều chất có khả năng ngăn ngừa khối u, u xơ tiền liệt tuyến, đào thải độc tố, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ gan và chống lại căn bệnh tiểu đường. Đây là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.

Cách Trồng Hoa Hồng Trong Bồn Hoa

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: chúng tôi . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323

Sẽ đúng khi nói rằng mùa hè gần như là mùa của hoa hồng (Rosa spp.) Rất nhiều giống hoa hồng sẽ nở rộ, rực rỡ vào mùa hè. Nhỏ hay lớn, cây leo hay cây bụi, hoa đơn sắc hay đa sắc, hoa hồng đã là loài thực vật được yêu thích trong hàng ngàn năm. Loại cây sặc sỡ, đa năng này thích nghi tốt với nhiều loại điều kiện thời tiết, có loại trồng được ở nơi rất lạnh, nhưng vẫn có cây hồng phát triển ổn định ở nơi khí hậu rất nóng, quan trọng là biết chọn loại hoa hồng nào thích hợp với khí hậu nơi bạn sinh sống. Do đó, việc trồng hoa hồng trong bồn hoa là hoàn toàn có thể.

Kích thước bồn trồng hoa kiểng

Hầu hết các nhà lầu đúc trong thành phố đều làm bồn hoa kiểng ở mỗi tầng lầu, gie ra mặt sân, mặt đường. Tùy vào bề ngang căn nhà hẹp hay rộng mà mỗi tầng người ta thiết kế một hay hai cái bồn trồng hoa kiểng. Ví dụ mặt tiền nhà chỉ rộng có 3-4m thì chỉ thiết lập một bồn kiểng là vừa. Và tùy theo ý thích của chủ nhà mà bồn kiểng này đặt vào vị trí bên phải, bên trái căn nhà.

Mục đích lập bồn kiểng là … để nới thêm một ít diện tích mặt bằng để trồng hoa mà ngắm, đồng thời cũng để trang trí cho căn nhà thêm đẹp, thêm sang. Những bồn kiểng này thường xây theo hình khối chữ nhật hoặt bán nguyệt. Chiều rộng của bồn khoảng 40 cm lọt lòng, và chiềụ dài từ 1-2m là nhiều. Chiều sâu cũng bằng chiều sâu của chậu kiểng, khoảng 30cm.

Các bồn hoa xung quanh nhà được trang trí bằng cây hoa hồng

Với diện tích đó có thể trồng được nhiều cây Hồng, trồng theo hàng ngang cách khoảng giữa hai cây:

Chừng 60 – 80 cm đối với các cây hồng leo hoặc bụi cao

Chừng 40 – 50 cm với các loại hồng bụi nhỏ gọn (không quá gần dưới 30cm).

Với 1 bồn hoa như vậy đã đủ làm tươi tắn, sang trọng cho căn nhà.

Bồn kiểng thường dược xây rất đẹp, vì nó nằm ngay trước mặt tiền nhà. Nếu không ốp gạch men thì cũng được, chạy “chỉ” hoa văn rất đẹp. Thế nhưng, cây được trồng vào bồn thường sinh trưởng kém hơn là cây được trồng trong chậu đặt dưới đất, có khi bị chết nữa…

Nguyên nhân vì đâu ? Trong khi đất trồng vào bồn cũng theo đúng “công thức” như đất trồng trong chậu. Nghĩa là cũng cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hồng! Đến cách chuyển cây từ giỏ tre vào bồn cung thực hiện đúng “bài bản” như cách trồng cây vào chậu… Vậy mà cây trồng thường chết, nhiều nhà phải thay đổi cây kiểng liên tục, vì chắng lẽ có sẵn bồn lại để không ?

Đây là những lí do chính khiến cây kiểng nói chung và cây hoa hồng nói riêng trồng vào bồn ở các tầng lầu hay bị chết hoặc sống èo ọt :

Bồn kiểng tất nhiên là lớn gấp nhiều lần dung tích của chậu, nhưng thường chỉ được khoét từ một đến hai lỗ thoát nước, do đó không tránh được úng thủy trong mùa mưa.

Lỗ thoát nước của bồn được trổ bên hông hoặc phía trước, là những nơi xa ngoài tầm tay với nên khó khăn trong việc khai thông cho nước thoát ra ngoài.

Bồn ở tầng 1 thì có thể sử dụng thang, nhưng đâu phải nhà nào cũng sẵn thang ? Còn trèo qua lan can lầu để ra tận bồn lại là việc… nguy hiểm.

Do lẽ đó, khi lập bồn kiểng ồ ban công, chúng ta nên cố tìm biện pháp giúp việc thoát nước trong bồn được hữu hiệu hơn.

Khi đặt cây vào trồng trong bồn ít ai nghĩ đến việc che nắng trong suốt một hai tuần đầu cho cây vì vậy cây mới kiệt sức dần mà chết. Theo tâm lí chung dù biết che mát cho cây là việc cần làm, nhưng chẳng lẽ trưđc tiền nhà, nhất là nhà mới xây đẹp đẽ lại dùng những tấm liếp, hoặc bao bố nhếch nhác luộm thuộm che mát cho cây ?!

Tưới nước cho cây trồng trong bồn ít ai tưới nhiều nước, vì sợ lượng nước dư thừa sẽ theo lỗ thoát nước mà tuôn chảy xuống phía dưới, vừa dơ bẩn lại vừa gặp sự phản đối của người đi đường, nếu thứ nước bẩn đó làm lấm lem quần áo của họ. Trong khi đó thì cây hoa Hồng, như quí vị đã biết, cần lượng nước tưới đến mức phủ phê, và ngày phải tưới hai lần mới đủ!

Do bồn kiểng nằm … chơi vơi bên ngoài nên muốn chăm sóc cây cối cũng gặp ít nhiều trở ngại, vì lẽ đó mới thiếu chăm sóc. Thay vì mỗi ngày đều tìm dịp gần gũi với cây trồng để tỉa lá bắt sâu, để vun phân tưởi nước, thì nhiều người lại để chờ dịp thuận tiện mới lo.

Đó là những lí do chính khiến cây hoa Hồng trồng trong bồn kiểng không sung lên được, chỉ cần gặp một trong những trở ngại vừa kể, cây Hồng trong bồn kiểng đã đủ chết rồi.

Cách Trồng Hoa Hồng Tỉ Muội

Hoa hồng có nhiều loại như hoa hồng nhung, hoa hồng leo, …. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng hoa hồng tỷ muội thích hợp để trang trí nhà cửa.

Hoa hồng tỉ muội trông như thế nào?

Hồng tỉ muội hay hồng nhài, thuộc họ hồng, thường mọc thành bụi, hoa nhỏ nhiều màu sắc, hoa bền và đẹp trong điều kiện sống tự nhiên. Cây hoa hồng tỉ muội có thể dùng trồng thành thảm hoa trang trí cảnh quan, sân vườn hoặc trồng thành các chậu hoa nhỏ xinh xắn để trang trí ban công, hành lang nơi có ánh nắng tự nhiên.

Kỹ thuật trồng hoa hồng tỷ muội:

Chọn đất: Đất thích hợp với những loại hoa hồng nói chung và hoa hồng tỷ muội nói riêng là đất thịt hay đất thịt pha cát, khi trồng nên chọn những nơi đất cao để không bị ngập úng. Đất nên có độ PH từ 6 tới 6.5.

Chăm sóc hoa hồng tỷ muội:

Ánh sáng: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để hoa ra hoa ánh sáng không những có tác động trực tiếp đến cây mà còn làm thay đổi một loạt các nhân tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, thoát hơi nước. Người trồng hoa nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Nhiệt độ tối thích cho hoa hồng tuỳ theo giống, nhìn chung là từ 23 – 250 độ C. Nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày, đa số các giống thích hợp với nhiệt độ đêm là 160 độ C.

Tưới nước: Bạn nên tưới lúc chiều mát nhưng không quá trễ. Nếu trồng trong chậu thì tưới ngày 2 lần.

Bón phân: Hồng tỉ muội cũng giống như hoa hồng đồi hỏi chế độ dinh dưỡng phải được chăm bón đầy đủ, nhất là vào mùa xuân và thu cần bổ xung thêm phân bón có thể dùng phân chuồng hoặc phân NPK đầu trâu riêng cho hoa hồng. Mùa hè cây cần dinh dưỡng nhiều nhưng bón phân vào thời kỳ nóng nực lượng phân cho vào với số lượng thấp, nhiều lần vào buổi chiều tối.

Tỉa cành: thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư và hoa đã nở, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng tỉ muội có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới. Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.

Hồng tỷ muội là loại cây cảnh đẹp được nhiều người sử dụng. Nếu muốn có một cây hồng tỷ muội để đón tết hãy thực hiện trồng ngay bây giờ để có thể chăm sóc chúng ra hoa đúng dịp tết.

Nguồn: sưu tầm