Top 15 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Phong Lan Bị Vàng Lá Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Tại Sao Hoa Phong Lan Bị Vàng Lá?

Sự xuất hiện bất thường về hình dạng cây lan cũng tiết lộ rất nhiều về tình trạng phát triển và sinh trường của hoa lan. Điều đó đặc biệt đúng nếu trong trường hợp .

Vì sao lá hoa phong lan bị vàng lá?

Kiểm tra ánh sáng

Cây phong lan có lá vàng có thể đã tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bạn thực sự có thể thấy một mảng trắng với những đốm nâu sẫm được bao quanh bởi màu vàng. Một mẹo chăm sóc hoa lan tốt cần nhớ là luôn đặt cây lan của bạn ở nơi nhận đủ ánh sáng mặt trời gián tiếp. Bạn nên đặt chậu hoa lan trên bậu cửa sổ, cửa sổ hướng về phía bắc và phía tây là tốt nhất vì chúng cung cấp ít ánh nắng trực tiếp nhất.

Và nếu bạn không có cửa sổ đối diện với một trong hai hướng đó, thì đừng lo. Hoa lan cũng phát triển tốt trong ánh sáng nhân tạo bằng cách trồng trong nhà màn

Nhiệt độ có thể gây ra các đốm vàng

Nhiệt độ quá thấp cũng có thể khiến lá phong lan chuyển sang màu vàng. Bạn không nên đặt hoa lan của mình trong một căn phòng dưới 60 độ F.

Nói chung, giữ cho bộ điều chỉnh nhiệt nằm trong khoảng từ 65 đến 80 sẽ giữ cho phong lan của bạn phát triển mạnh. Ngoài ra, hãy để hoa lan của bạn tránh xa cửa sổ mở, quạt và lỗ thông gió điều hòa. Và hãy nhớ rằng hoa lan của bạn thích độ ẩm tương đối cao (từ 55 đến 75%).

Châu lan ngâm quá nhiều nước có thể dẫn đến vàng lá

Việc tưới nước cho cây lan quá nhiều có thể dẫn đến thối rễ, do đó có thể làm cho lá của nó chuyển sang màu vàng. Nếu cây lan của bạn đang bị thối rễ, việc thay chậu trong môi trường trồng bầu mới sẽ tốt hơn. Nếu bạn thấy cây lan của bạn vẫn còn một số rễ xanh khỏe mạnh, hãy tỉa bớt rễ bị thối trước khi thay chậu.

Tin vui là hoa lan được trồng giống lan hồ điệp nuôi cấy mô và nhiều giống lan khác chỉ cần tưới nước mỗi tuần một lần, vì vậy bạn không bao giờ phải lo lắng về việc tưới nước.

Bệnh làm cho lá chuyển sang màu vàng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hơn khiến lá phong lan chuyển sang màu vàng. Có hai loại bệnh cần theo dõi.

Nếu cây lan của bạn có vẻ ngoài lốm đốm nhưng có mùi thơm, thì nó có khả năng bị nhiễm nấm. Thông thường các bệnh nấm bắt đầu như các khu vực màu vàng ở mặt dưới của lá. Khi những đốm này phát triển, chúng có thể nhìn thấy được ở cả hai mặt của lá và chuyển sang màu nâu hoặc đen.

Nếu bạn nhận thấy mùi hôi, thì rất có thể cây lan của bạn bị nhiễm vi khuẩn.

Lá lan bị nhiễm nấm và vi khuẩn.

Trong cả hai trường hợp, bắt buộc phải di chuyển cây lan của bạn ra khỏi cây khác. Sau đó, loại bỏ khu vực bị nhiễm bệnh bằng lưỡi dao cạo vô trùng hoặc một chiếc kéo và phun thuốc diệt nấm.

Viết Bởi

Admin Góc nhỏ sinh viên

Vì Sao Phong Lan Bị Chết Mầm Và Hư Rễ?

Có nhiều nguyên nhân gây chết mầm, hư rễ thối gốc. Qua việc xem xét vài vườn lan có hiện tượng trên, tôi thấy có vài nguyên nhân cơ bản.

Một số người trồng lan thắc mắc:

-Vì sao các mầm lan đang lên tốt, đột nhiên thối đen?

-Vì sao chậu lan đang tươi tốt, ra hoa, sau đó nhanh chống chết cả cụm rễ, thối gốc?

Vì sao phong lan bị chết mầm và hư rễ?

Đa số phong lan là loài tự dưỡng. Nhiều loài có cơ chế hô hấp từ lá, thân và rễ. Vì vậy, các bộ phận cây phải luôn luôn được thoáng, kể cả bộ rễ, cần tiếp xúc với oxy và một mức độ ánh sáng. Nếu bộ rễ thường xuyên bi ẩn nén trong chất trồng đặc kín thì có thể dẫn đến các trình trạng sau đây.

Do rễ không hấp thu được oxy

-Không được tiếp xúc với oxy, làm hạn chế các biến dưỡng ở bộ rễ, dẫn đến giảm thế năng hút nước, các chất dinh dưỡng và khoáng;

-Lớp nước liên tục ứ đọng trong chất trồng, cùng với lớp mùn rã, phân bón lên men, làm cho pH giảm (độ chua tăng cao). Bản thân bộ rễ bị giảm liên tục trong môi trường kỵ khí cũng sinh men, càng thêm tác động gây hại.

Do rễ không hấp thu được oxy, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng và khoáng, nên không tạo đủ năng lượng, làm giảm hoặc mất chức năng biến dưỡng, độ axit của tế bào chất tăng lên, làm chết tế bào, đặc biệt nhanh là các tế bào rễ và mầm cây.

Nguyên nhân đi cùng là việc bón phân không đúng cách.

Cùng với chất trồng dày đặc, việc bón quá nhiều phân, phân không sạch cũng góp phần làm chết rễ và mầm cây.

Trong một số sách hướng dẫn trồng lan, có nói đến việc dùng nước xả rửa cây lan sau vài tiếng đồng hồ tưới phân. Đây là việc nên làm nhất là với một số loại phân NPK + chất khoáng. Loại phân này lúc mới các chất dễ hòa tan,đễ quá lâu có thể có vài chất hóa cặn.

Nếu tưới phân có cặn mà không rửa, khi nước trong dung dịch phân bay hơi, để lại lớp cặn phủ kín khí khổng và lớp cutin trên lá, các kẽ hỡ của mầm non, làm cây giảm hoặc suy yếu, mầm dễ chết.

Nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật ngâm ủ đúng cách (kỵ khí – vô trùng) là loại phân cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây lan. Nó cũng dễ gây hại nếu ngâm, ủ không đúng cách; lọc, khử trùng không kỷ.

Nhưng dù có hoai sạch thì nó cũng là loại phân dễ tạo nên môi trường thuận lợi cho các loài vi sinh vật có hại, dễ gây nhiều loại bệnh cho cây.

Loại phân này xử lý không kỹ, khi vào trong chất trồng dày đặc, cùng với việc tạo nên lớp cặn bao kín bộ rễ, nó còn góp phần tăng nhanh độ chua.

Chất trồng có độ chua cao liên quan đến sự hòa tan của CO2.

Khi CO2 thừa trong dung dịch, nó ảnh hưởng đến sự hút các Cation Mg + +, Ca + +, Fe++… Ngược lại, các nguyên tố Al, Mn… có chứa trong chất trồng lại bị hấp thu nhiều, gây độc hại cho cây.

Dùng các loại phân nói trên, sau khi tưới vài tiếng đồng hồ, phải rửa cho trôi sạch, nhưng với chất trồng dày đặc thì việc rửa phân là rất khó.

Để ngăn ngừa sự thối rễ, hư mầm, cùng với việc tưới nước đúng cách, dùng phân hợp lý, tạo độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp … trước hết, chất trồng phải sạch, thoáng.

Tránh để bộ rễ vùi kín trong môi trường thiếu oxy và ngâm nước quá lâu; tránh để các loại cặn, rêu bao kín rễ.

Trên đây chỉ là một phần trong số nhiều nguyên nhân gây hư rễ, chết mầm, thối gốc… Chỉ cần một tổn thương nhỏ ở rễ, mầm cây, thân, lá vào đúng lúc môi trường bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thì rất dễ trở thành bệnh cho cả cây lan.

Không thể coi thường các động vật như kiến, gián, chuột…, ngoài việc gặm tổn thương rễ và mầm lan, chúng còn là tác nhân vận chuyển vi sinh vật gây bệnh. Động vật lớn như rắn mối, cắc kè tuy bắt sâu bọ, nhưng chúng chạy nhảy có thể làm tổn thương cây lan. Có trường hợp chất thải đặc của rắn mối làm hư rễ và mầm lan.

Tại Sao Hoa Hồng Bị Vàng Lá?

Hôm nay tôi vừa lên vườn sau kì nghỉ 9 ngày lễ tết, dạo qua một vòng vườn hoa hồng của mình để ngắm qua một lượt xem tình hình ra sao, từ hoa hồng cổ, hoa hồng ngoại nhập, các loại hoa hồng leo rồi hồng bụi… tất cả đều khá đẹp.

Đang tiếp tục tham quan chợt mình dừng lại ở một khu vực có vài chậu hoa hồng ngoại cũng khá đẹp nhưng lại bị vàng lá, mình liền xem xét nguyên nhân tại sao.

Có lẽ lá bị vàng ở hoa hồng không ai chơi hoa hồng là không gặp, và cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lá vàng, nhân tiện tại topic này mình xin chia sẻ những kinh nghiệm của mình về vấn đề này các bạn tham khảo!

Chat ngay với chuyên gia

1. Chế độ bón phân cho hoa hồng thiếu một số thành phần nào đó

* Thao khảo thêm: Phân bón trung – vi lượng cho hoa hồng.

Ở bài trên mình đã phân tích rất kỹ và có ảnh kèm theo để các bạn xem chính xác là chế độ cho ăn ở vườn các bạn bị thiếu thành phần nào

Thường nếu bị vàng lá thì do thiếu Nitơ, thiếu Magiê, thiếu Molypden, thiếu Sắt, thiếu Lưu Huỳnh, thiếu Đồng.

Một số hình ảnh cây hoa hồng lá bị ngả màu vàng do mất cân đối trong chế độ cho ăn:

Chat ngay với chuyên gia

2. Cây hoa hồng bị bệnh đốm đen

Cây hoa hồng bị bệnh đốm đen kèm theo những vết bợt màu vàng xung quanh, đây là bệnh do nấm Diplocarpon Rosae gây ra, cần có biện pháp phòng và trị bệnh hợp lý để khắc phục tình trạng này, mình cũng đã phân tích kỹ ở bài phòng và trị bệnh đốm đen

Chat ngay với chuyên gia

3. Cây hoa hồng bị thiếu nước (mình đã phân tích ở trên)

4. Cây hoa hồng bị úng nước

Nguy hiểm nhất là trường hợp này, nếu không làm thoát nước ngay, cây hoa hồng có thể chết rất nhanh

Để hạn chế cần sử dụng giá thể trồng hoa hồng có khả năng thoát nước tốt

Chat ngay với chuyên gia

5. Cây hoa hồng bị xót phân

Bón quá nhiều phân đặc biệt là phân hóa học, phân chuồng tươi chưa được ủ và xử lý sẽ bị xót, cây cũng chết rất nhanh nếu không được xử lý kịp thời.

6. Giá thể trồng hoa hồng trong chậu hoặc đất trồng hoa hồng đã cạn kiệt dinh dưỡng

Đương nhiên lá hoa hồng sẽ không vàng đột ngột và đồng loạt, mà hiện tượng này sẽ diễn ra từ từ, dần dần, các bạn có thể kiểm soát hoặc tìm ra nguyên nhân ngay nếu có chế độ cho ăn định kỳ.

https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet

Hotline: 0889098986

Comments

Sen Đá Bị Vàng Lá Có Sao Không?

Mới mua cây về mà lá bị vàng mất tiêu?

Em phải làm sao đây, lá vàng là thiếu nắng ạ?

Lá vàng, duỗi thẳng như này có sao không ạ?

Sen đá bị vàng lá có thể do các nguyên nhân sau đây:

Do thay lá

Ở 1 số thời điểm sen đá sẽ có những lá già và cần thay đi, đây là quy luật thông thường trong tự nhiên. Bạn có thể cảm nhận được nếu thấy số lượng lá bị vàng không quá nhiều và những lá này cũng đã tồn tại trong 1 khoảng thời gian rất dài trước đó.

Lá sẽ vàng từ ngọn rồi mới đến cuống, màu vàng tự nhiên và các lá cạnh nó cũng không có nhiều thay đổi về hình dáng. Bạn chỉ cần loại bỏ các lá vàng này để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển.

Do động rễ khi thay chậu

Với các cây mới mua về thì việc này càng dễ gặp hơn. Khi bạn thay chậu có thể đã làm bộ rễ của cây bị hư hại. Thông thường những người có kinh nghiệm trong việc trồng sen đá sẽ không tưới nước cho cây trong 2 – 3 ngày đầu sau khi thay chậu mà để cho cây tự lành các vết thương. Việc này sẽ giúp tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào gây hại cho sen đá.

Lúc này nên đặt cây ở nơi thoáng mát, phơi nắng cho cây vào buổi sáng sớm trước 10h. Không tưới nước cho cây trong khoảng 2 – 3 ngày, khi nào thấy lá sen hơi nhăn và đất xe lại, mới tiến hành tưới nước cho cây. Cứ như vậy cho đến khi cây phục hồi mới tiến hành chăm sóc như bình thường.

Sen đá thừa nước, thiếu sáng hoặc bị sốc nhiệt

Nếu bạn thấy sen đá của mình có các biểu hiện như: lá bị vàng, duỗi thẳng ra và đôi khi vàng cả ở phần gần cuống thì đây chính là biểu hiện cho cách chăm sóc sen đá chưa hợp lý.

Hãy kiểm tra chậu đất trồng sen đá trước tiên xem:

– Chậu có lỗ thoát nước không? Bạn có thể đọc bài viết Kinh nghiệm chọn chậu xương rồng, sen đá để biết thêm chi tiết về cách chọn chậu trồng sen đá phù hợp.

– Đất có thoát nước tốt không? Đất có ẩm quá không? Nếu đất chưa thích hợp có thể tiến hành trộn đất trồng sen đá theo tỷ lệ tiêu chuẩn.

Bạn cùng nên tìm hiểu kỹ xem sen đá bạn đang trồng là loại nào? Cây ưa nắng hay cây cần ít nắng, để có cách chăm sóc sen đá sao cho phù hợp.

Với những cây bị sốc nhiệt, bạn chỉ cần đặt cây ở nơi thoáng mát, tưới nước định kỳ, sau khoảng 1 thời gian là cây sẽ khỏe mạnh trở lại.