Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ure Thuộc Loại Phân Bón Nào Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Phân Bón Cho Lan Loại Nào Tốt

Bài viết giới thiệu đến bạn TOP các loại phân bón cho lan tốt, được mọi người tin dùng hiện nay. (Số liệu được tổng hợp từ các trang thương mại điện tử lớn như: Tiki, Shopee, Sendo).

Top 7 phân bón cho lan tốt nhất hiện nay

1. Bộ Ba Dinh Dưỡng Phân Bón Hữu Cơ Cho Lan Hoa Kiểng Kích Ra Mầm, Mọc Rễ DG301010, Ra Hoa DG 103020 &Vitamin B1 Plus

Phân Bón Hữu Cơ NPK 30-10-10 (Mỹ) Kích Nhú Mầm, Đâm Chồi, Thân Dày Xanh, Phục Hồi Rễ (Cho Lan, Hoa Kiểng Nhỏ)

Tăng khả năng ra rễ tối đa, giúp cây trồng (đặc biệt hoa lan) phục hồi nhanh sau thu hoạch

Kích thích cây trồng sinh trưởng và ra tược cành mạnh

Giúp cây con ra nhiều chồi mới, thân dày xanh, phát triển nhanh

Đặc biệt rất thích hợp cho cây con và cây trồng sau khi thu hoạch

Phân Bón Hữu Cơ NPK 10-30-20 (Mỹ) Siêu Kích Ra Rễ, Ra Hoa, Lá Xanh Bóng (Cho Lan, Hoa Kiểng Trưởng Thành)

Kích thích phân hoá mầm hoa, giúp cây ra hoa sớm, ra nhiều hoa, hoa đẹp lâu tàn

Kích ra rễ, lá xanh, phân hóa mầm hoa, cây, kích ra hoa, lan, hoa kiểng

Điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển của cây, giúp cây tăng trưởng bộ rễ và chống đổ ngã.

Gia tăng sức đề kháng cho cây trồng.

Chống rụng hoa và trái non.

Vitamin B1 Thái Lan

Giúp cây ra rễ cực mạnh, tạo bộ rễ mập, tốt, hút được nhiều dưỡng chất cho cây sinh trưởng.

Kích thích ra keiki, ra nhiều chồi mập, bộ lá xanh tốt quang hợp mạnh, tích luỹ nhiều dinh dưỡng để hình thành vòi hoa.

Tăng khả năng đề kháng cho cây, chống lại sâu bệnh.

Nhúng cành giâm hoặc thoa vào vào chỗ chiết để kích ra rễ

Kích thích phân hóa mầm hoa, nhiều hoa to, mẫu mã hoa đẹp

2. Phân Bón Phong Lan RYNAN 210

Phân Bón Phong Lan RYNAN 210: là dòng sản phẩm phân bón thông minh tan chậm có kiểm soát chuyên dùng cho hoa phong lan. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết ở giai đoạn trưởng thành và phục hồi sau ra hoa, thời gian cung cấp dưỡng chất lên đến 120 ngày. Giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế nấm bệnh, phục hồi cây nhanh, phát triển thân lá.

Công dụng: FLOWERMATE 210 là phân bón thông minh có kiểm soát chuyên dùng cho hoa phong lan lúc mọc mầm, cây con và trưởng thành. Cung cấp dưỡng chất giúp lan phát triển thân và lá tốt trong 120 ngày với chỉ 1 lần bón.

Cách sử dụng: Phân bón thông minh FLOWERMATE 210: Rải phân bón xung quanh gốc lan hoặc vùi sâu 5cm xung quanh gốc, tưới nước theo cho phân tan dần.

3. Phân bón lá ra rễ cực mạnh N3M

Thúc đẩy quá trình ra rễ cho cây ăn trái, cây công nghiệp, vườn ươm, cây cảnh…

Bên cạnh đó, khi phun lên lá N3M còn có tác dụng giúp cây nhanh đâm màu lá, nhanh ra tược mới; làm lớn lá; chống rụng hoa, tăng đậu trái.

Ngoài ra, nếu cây bị ngập úng có thể dùng N3M như một phương thuốc hữu hiệu đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng trưởng của cây.

4. Neem Cake (Bánh dầu Neem) hữu cơ

Bánh Dầu Neem là một loại phân bón hoàn toàn tự nhiên, có nguồn gốc từ quả và hạt cây neem ép lạnh, giúp cải thiện kết cấu đất, tăng khả năng giữ nước và tăng cường thông khí cho đất, giúp rễ phát triển tốt hơn.

Bánh Dầu Neem cũng kích thích làm tăng sự phát triển lá, hoa, giúp hoa nở nhiều và sai hơn.

Bánh Dầu Neem có thể được trộn với các loại phân hữu cơ khác (đặc biệt phân Ure) giúp làm chậm quá trình chuyển đổi các hợp chất Nitơ thành khí Nitơ, giữ Nitơ cho cây sử dụng trong thời gian dài hơn.

Bánh Dầu Neem ngăn ngừa và điều trị các bệnh do rối loạn hoặc thiếu, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng và vi lượng. Tăng tốc phát triển bộ rễ và tăng trưởng thực vật tổng thể, bảo vệ cây khỏi tuyến trùng và sâu bệnh có hại cho rễ như Sùng đất, cuốn chiếu, ốc sên.

Bánh Dầu Neem là loại phân bón hoàn toàn hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, làm tăng năng suất và độ phì nhiêu của đất, có đặc tính chống nấm mạnh mẽ. Có thể được sử dụng một cách an toàn cho tất cả các loại cây như hoa hồng, hoa lan, cây cảnh, cây ăn trái.

5. Chai phân bón lá pha sẵn dạng xịt Đầu Trâu Spray

Công ty Phân bón Bình Điền đã đưa vào sản xuất sản phẩm phân bón lá cao cấp cho hoa kiểng: Đầu Trâu Spray 1, Với thành phần các chất dinh dưỡng cân đối, còn được bổ sung các chất vi lượng giúp cây trồng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận.

Đầu Trâu Spray 1 Với thành phần các chất dinh dưỡng cân đối, còn được bổ sung các chất vi lượng giúp cây trồng phát triển tốt

Chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận

Spray 1: giúp ra rễ chồi lá, cây xanh tốt

Chuyên dùng cho hoa lan, cây cảnh, bonsai, sen đá, cây văn phòng

6. Phân bón lá Siêu lân đỏ Ra rễ cực mạnh

Siêu lân chứa hàm lượng lân cực cao dưới dạng bão hòa giúp kích thích bộ rễ cây trồng phát triển cực nhanh và mạnh ở thời điềm gieo cấy và cây con

Siêu ra rễ, siêu ra hoa, ra hoa nhiều và đồng loạt.

Chống rụng hoa và trái non

Phục hồi vườn cây sau thu hoạch

Chống vàng lá cháy lá

Kích thích phấn hoa, mầm hoa cực mạnh, hoa to mập, hạt phấn khỏe, thụ phấn tốt cây phát triển mạnh, chống khô cành, khô quả

Kích thích ra rễ non cực mạnh, cải tạo đất, chống nghẹn rễ.

Ức chế sự phát triển của ve sầu

Phục hồi vườn cây bị hư rễ, vàng lá, quắn lá, xoắn lá, quấn ngọn

Giúp cây chống chịu với điều kiện bất lợi của thời tiết, nắng hạn, mưa quá nhiều, sương muối, ngập úng…

Khử chua nhanh giải độc hữu cơ BVTV

Tăng tỷ lệ ra hoa, tăng tỷ lệ đậu trái

Hạn chế rụng trái non trái lớn nhanh

7. Phân bón lá Đầu Trâu chuyên dành cho hoa lan

3 lọ phân bón lá Đầu Trâu: MK 501(kích thích cây ra rễ, nảy chồi, ra lá), MK 701 (kích thích cây ra hoa), MK 901 (dưỡng hoa lâu tàn)

Khối lượng: 100gr/hũ

Dùng cho mọi thời kỳ sinh trưởng của cây hoa lan, cây kiểng

Giới thiệu về hoa lan

Lan là cây hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa và không khí thông thoáng.

Là cây rất cần ánh sáng, nhưng yêu cầu ánh sáng tán xạ nên cần phải làm giàn che nắng để tạo đủ sáng tán xạ.

Lan là cây có yêu cầu dinh dưỡng cao nhưng chỉ chịu được nồng độ thấp do đó cần dinh dưỡng dễ tiêu và bón với lượng vừa phải.

Các loài lan phổ biến hiện nay ở nước ta là: Dendrobium, Cattleya, Vanda , Vũ nữ (Oncidium), Mokaram, lan hồ điệp…

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hoa lan

Thiếu đạm: Cây còi cọc, số lá và chồi trên cây ít, kích thước lá nhỏ, lá vàng dần từ lá già tới lá non.

Thiếu lân: Cây nhỏ, ngắn, rễ kém phát triển, lá xanh xỉn đôi khi có sọc tía trên bẹ lá và bản lá, chồi non không phát triển được, chậm ra hoa, ít đậu quả.

Thiếu kali: cây kém phát triển, lóng ngắn lại, cây lùn, mép lá chuyển vàng và khô dần, lá ngọn ngắn, lan dễ bị sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả thấp, sức nảy mầm của hạt kém.

Thiếu canxi: rễ kém phát triển, lá nhỏ, cây yếu, dễ đổ.

Thiếu magiê: Rễ to mập nhưng thân lá kém phát triển, lá già chuyển màu bạc trắng do diệp lục tố không được hình thành.

Thiếu lưu huỳnh: Cây cằn cỗi, lá non chuyển vàng, cây ốm yếu, éo uột.

Thiếu kẽm: các đốt trên ngọn ngắn lại, bản lá hẹp và nhọn, lá non mọc xít nhau, rễ kém phát triển.

Thiếu sắt: Lá vàng thau tới bạc trắng, lá kém phát triển.

Thiếu đồng: Xuất hiện các đốm trắng trên đầu và mép lá, lá mềm yếu, chuyển dần sang xanh trắng và khô héo. – Thiếu đồng thường kèm theo hiện tượng nảy chồi gốc nhiều nhưng đọt non sẽ chết dần.

Thiếu mangan: lá non xanh nhưng kém bóng, sau xuất hiện các vệt vàng thau nối tiếp nhau chạy dọc lá.

Phân bón cho lan và những nguyên lý chung

Thứ nhất: Nếu không phun/bón phân cho lan dù cây không thể chết vì chúng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi trường. Tuy nhiên, nếu thiếu đi phân bón thì cây sẽ còi cọc, khô cằn và không phát triển tốt.

Thứ hai: Thêm bón cho lan thì cây sẽ phát triển mạnh. Nhưng nếu bón quá dư phân thì cũng có thể tác dụng phụ. Cây có thể sẽ chết vì bị bội thực. Vì thế, việc sử dụng phân loãng đều đặn sẽ giúp cây hấp thụ và phát triển tốt hơn. Tránh lãng phí quá nhiều phân thuốc.

Thứ ba: Nếu dùng sai thành phần của phân cho các giai đoạn phát triển thì lan sẽ không phát triển theo đúng quy trình tự nhiên. Chúng sẽ có thể dẫn đến nhiều tình trạng như đi ngọn nhiều năm, chậm ra hoa,…

Thứ tư: Dùng phân bón cũng giống như việc ăn cơm mỗi ngày. Theo đó, ăn ít mà ăn nhiều lần vẫn sẽ tốt hơn là ăn một lần mà nhiều để dẫn đến no tức và gây tác dụng phụ. Việc bón phân cũng vậy, bạn nên chia ra các thời gian tưới phân phù hợp và mỗi lần không được quá mức quy định.

Thứ năm: Tự chế phân hữu cơ chính là con dao hai lưỡi gây hại cho lan. Vì thế nếu không am hiểu về chất dinh dưỡng của cây trồng thì cách tốt nhất vẫn nên dùng sản phẩm đã chế biến sẵn từ các nhà sản xuất uy tín.

Cách bón phân cho lan

Theo các nghiên cứu khoa học thì thông thường lan sẽ trải qua đến 3 giai đoạn phát triển. Các giai đoạn ấy bắt đầu từ việc phát triển thân lá, hình thành chồi nụ, ra hoa. Tùy vào những giai đoạn cụ thể mà lan có thể sẽ cần những dưỡng chất khác nhau. Phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan như thế nào tùy vào từng giai đoạn phát triển được các chuyên gia đánh giá rất quan trọng:

1. Giai đoạn phát triển thân lá

Đây được coi là giai đoạn mầm non phát triển nhất cho đến khi lan có dấu hiệu đứng ngọn. Giai đoạn này lan cần rất nhiều N. Vì thế nên bạn nên dùng phân tan chậm và phân bón có hàm lượng N cao như những dòng 30 – 10 – 10.

2. Giai đoạn hình thành chồi nụ

Đây là giai đoạn tiếp theo để lan tích trữ dinh dưỡng và chuẩn bị ra hoa. Giai đoạn này lan đều cần đầy đủ cả 3 loại N – P – K. Trong đó hàm lượng P nên được ưu tiên nhiều nhất. Bạn cần chọn những phân bón có hàm lượng cân đối như 20 – 20 – 20 hoặc 14 – 14 – 14.

3. Giai đoạn ra hoa

Có thể nói giai đoạn này lan cần rất nhiều K. Vì thế, hãy nên chú trọng chọn dùng phân có hàm lượng 7 – 5 – 47 hoặc 6 – 10 – 60,…

Theo đó, nhà sản xuất khi đã làm ra phân bón cũng đã nghiên cứu và điều chỉnh cho thêm các chất trung vi lượng tương ứng với quá trình phát triển của cây trồng. Vì thế, nếu dùng phân hóa học cho lan thì các bạn chỉ cần xem thông tin hàm lượng NPK trên bao bì tương ứng với các giai đoạn như trên là đủ. Tránh cho quá nhiều trung vi lượng kẻo bị dư và gây tác dụng ngược lại.

Bên cạnh đó thì hiện nay, với sự phát triển của khoa học đã có nhiều chất được tạo ra sẵn. Lan có thể dùng luôn chứ không cần các dạng phân tổng hợp. Đây được gọi là phân phức hợp.

Theo đó, nhóm phân phức hợp như humic, Atonik, NAA,.. khi phun vào lan sẽ giúp lan nhanh phát, kích thích để cây phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, để lan phát triển một cách hoàn hảo nhất vẫn là nên phối trộn đồng thời cả hai loại.

Những lưu ý khi sử dụng phân bón cho lan

Theo các nghiên cứu thì thời điểm tốt nhất để bón phân cho lan chính là sáng sớm hoặc chiều mát. Những ngày nếu có nhiệt độ lên quá 33 độ C thì nên phun phân lúc 7 giờ sáng. Đợi đến khi 10 giờ bạn nên tưới lại một lần nữa để tránh tình trạng cháy lá hoặc cháy ngọn lan.

Trước khi tiến hành bón phân, bạn cũng nên tưới nhẹ sơ lá để lan có thể hấp thụ phân tốt hơn.

Khi phun phân bón lá nên làm ướt mặt dưới nhiều hơn. Bởi mặt dưới là nơi hấp thụ chất rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý làm ướt bộ rễ để phân có thể được thẩm thấu và ngấm sâu.

Đối với những cây lan nhỏ chỉ nên dùng ½ liều lượng so với bao bì hướng dẫn. Về thời gian tùy theo sự phát triển của cây mà có thể tăng dần liều lượng lên. Hiểu nôm na thì phân NPK 20 – 20 – 20 liều 2 gam pha 1 lít nước sẽ có thể dễ làm hư rễ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng 0,5 gam pha 1 lít nước thì sau nhiều lần phân lan đã dần quen, bạn có thể dùng liều 3 gam pha 1 lít nước lan vẫn thích ứng đủ.

Phân Bón Là Gì? Có Những Loại Phân Bón Nào

Phân bón là gì? Có những loại phân bón nào

Phân bón là gì? Có những loại phân bón nào

Nắm rõ khái niệm phân bón là gì? Cách phân loại phân bón dựa theo thành phần, cách bón… sẽ ít nhiều giúp cho bà con cách sử dụng phân bón hiệu quả nhất, tránh lãng phí, giúp cân đối dinh dưỡng cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, năng suất cao hơn. Mời bà con cùng tham khảo

Ở nhiều bài viết tại các chuyên mục: kỹ thuật trồng bơ, kỹ thuật trồng cà phê, kỹ thuật trồng tiêu, kỹ thuật trồng cà chua thân gỗ… chúng tôi đã hướng dẫn bà con về kỹ thuật bón phân đúng cách cho từng loại cây trồng. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều cách bón phân hiệu quả hơn thế, chỉ cần bà con nắm rõ được khái niệm về phân bón, các loại phân bón cần cho cây với liều lượng ít hay nhiều… bà con có thể tự mình tạo ra công thức chuẩn hơn, áp dụng được cho nhiều loại cây trồng khác, không gói gọn trong những loại cây mà chúng tôi đã giới thiệu

Phân bón là gì?

Khái niệm cơ bản: Phân bón là các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao năng suất.

Khái niệm theo Nghị định của nhà nước về quản lý phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng

Cách phân loại phân bón

Có rất nhiều cách phân loại phân bón, dựa vào cách bón, trạng thái phân, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, liều lượng dưỡng chất mà cây cần nhiều hay ít…

Phân loại dựa theo cách bón

Phân bón rễ: Là dạng phân bón được bón trực tiếp vào đất, hoặc hòa tan với nước để tưới gốc. Cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thông qua bộ rễ

Phân bón lá: Là dạng phân hòa tan với nước, sau đó phun xịt lên bề mặt lá, tùy theo loại cây trồng mà phun mặt trên lá hoặc phun ướt đều 2 mặt lá, thân cành.. Cây sẽ hấp thu dinh dưỡng thông qua các lỗ nhỏ trên bề mặt lá, thân, cành (còn gọi là khí khổng)

Phân loại dựa theo hợp chất

Phân vô cơ: Là các loại phân chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng… Thường được sản xuất từ khoáng chất tự nhiên hoặc từ hóa chất, cây có thể hấp thu được ngay. Tuy nhiên phân vô cơ thường có độ đậm đặc cao, bón thuần sẽ làm tiêu hủy hệ vệ sinh trong đất

Phân hữu cơ: Là các loại phân có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ, chẳng hạn xác động thực vật. Phân hữu cơ thường phải mất một thời gian cây mới hấp thu được, nhưng bù lại chúng có tác dụng cải tạo đất, cân bằng hệ vi sinh trong đất, giúp cây phát triển cân đối.

Phân loại dựa theo nguồn gốc, phương thức sản xuất

Phân tự nhiên: Là phân được tạo từ các sản phẩm tự nhiên không thông qua chế biến công nghiệp, chẳng hạn bột photphoric, phân xanh, phân chuồng

Phân công nghiệp: Là phân được sản xuất bằng máy móc, quy trình công nghiệp hóa, sản xuất với số lượng lớn. Chẳng hạn phân hỗn hợp NPK, phân đạm, phân lân nung chảy…

Phân vi sinh: Có thể được sản xuất công nghiệp hoặc thủ công, có chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây, có loại chứa vi sinh cố định đạm, có loại chứa vi sinh phân giải lân…

Phân sinh hóa: Là phân chứa các chất vô cơ hoặc hữu cơ có tác dụng điều tiết sinh trưởng, giúp cây phát triển theo hướng có lợi, nâng cao phẩm chất sản phẩm thu hoạch.

Phân loại dựa theo trạng thái vật lý của phân

Phân bón dạng rắn: Có thể ở dạng viên, dạng tinh thể hoặc dạng bột. (ví dụ phân NPK, phân ure, phân lân)

Phân bón dạng lỏng (phân nước): Là dạng phân dung dịch, có thể dùng để tưới vào gốc, hoặc phun lên thân lá cành. (Phân bón mùa khô, phân bón lá)

Phân loại dựa theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng

Phân bón lót: Là các loại phân được đưa vào trộn chung với đất trong quá trình chuẩn bị đất trồng, giúp cây con có điều kiện sinh trưởng phù hợp, hấp thụ được dưỡng chất sau khi trồng

Phân bón thúc: Là các loại phân kích thích cây con tạo cành, phát triển bộ rễ, thường được bón suốt trong giai đoạn kiến thiết, trước khi đi vào giai đoạn kinh doanh

Phân bón kinh doanh: Là phân bón được bón trong giai đoạn kinh doanh, vừa có tác dụng giữ cho cây sinh trưởng cân đối, đồng thời tăng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Phân loại dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Phân bón đa lượng: Cung cấp cho cây các dưỡng chất mà cây cần nhiều trong suốt quá trình sinh trưởng. Các dưỡng chất cây cần nhiều bao gồm đạm N, lân P, Kali K

Phân bón trung lượng: Phân bón cung cấp các dưỡng chất mà cây cần ở mức trung bình. Chẳng hạn phân cung cấp Canxi, Magie, Lưu huỳnh, Silic

Phân bón vi lượng: Cung cấp các dưỡng chất mà cây chỉ cần với liều lượng nhỏ. Chẳng hạn phân cung cấp Bo, Kẽm, Đồng, Sắt, Manga

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu khái niệm phân bón là gì? Cách phân loại phân bón. Trong bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật bón phân đúng cách. Có thể áp dụng cho tất cả các loại cây trồng. Cảm ơn bà con đã theo dõi.

Tìm kiếm : phan bon cho cac loai cay lay hat

90

%

Quan trọng

Đánh giá tầm quan trọng của phân bón với cây trồng

Phân đa lượng

Phân trung lượng

Phân vi lượng

Người xem đánh giá:

82%

6

đánh giá

Phân Bón Npk Là Gì? Phân Npk Gồm Những Loại Nào?

08/Aug/2020 Lượt xem:3384

Phân bón NPK là gì?

Phân bón NPK là một phần không thể thiếu với cây trồng, quyết định phần lớn sự sinh trưởng của cây. Cách mạng nông nghiệp vào những năm 1990 đã tạo ra bước đột phát nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Khi dân số thế giới tăng quá nhanh và các nước bắt đầu cạnh tranh với nhau về kinh tế gay gắt hơn. Phân bón vô cơ đã được ra đời và góp phần tăng nhiều lần năng suất nông nghiệp của nhiều quốc gia.

Phân bón NPK tập trung vào các yếu tố đa lượng mà cây cần nhiều nhất để phát triển. Sau khi bón phân NPK người ta thấy cây lớn nhanh hơn, quả to hơn, cây cũng ít bị sâu bệnh tấn công. Từ đó đến nay phân NPK trở thành loại phân bón phổ biến nhất. Chúng ta hãy tạm bỏ qua các mặt hại của phân NPK để biết rằng nó góp một phần lớn để nuôi dưỡng 9 tỷ người hiện nay.

Phân NPK gồm những hoạt chất nào?

phân Đạm

Đạm được hình thành trong quá trình phân hủy lớn tán rừng mục nát. Được các vi khuẩn, vi sinh vật phân hủy và tạo thành đạm. Vì thế khi canh tác lâu ngày hầu hết các lớp đất không còn chứa đủ lượng đạm cần thiết.

Là hoạt chất cây cần nhiều nhất. Cung cấp đủ đạm giúp cây phát triển nhanh, cành lá khỏe mạnh. Trong đất có một lượng đạm nhưng ở dạng khó hấp thu. Vì vậy trong thời khi cây sinh trưởng mạnh cần bổ sung đạm đầy đủ. Là yếu tố cần bón đầu tiên để tạo nền tảng cho cây trước khi bón các loại phân khác.

Dư đạm: đạm cần bón đúng thời điểm và không bón dư thừa mới mang lại hiệu quả cao. Nếu bón nhiều đạm cây sẽ phát triển cành lá nhưng không chắc chắn. Cây cành lá rậm rạp nhưng bộ rễ kém phát triển khiến dễ bị sâu bệnh tấn công.

Bón nhiều đạm vào cuối vụ sẽ khiến cây chậm ra hoa, ra trái dẫn tới thất thu nông sản. Một số biểu hiện của dư đạm là lá úa, bệnh đạo ôn, cháy đầu lá…

Cách bón đạm: bón lót + bón thúc vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất đến khi cây có nhiều lá già thì ngừng lại. Thời kỳ thu hoạch hạn chế bón đạm hoặc sử dụng một lượng nhỏ.

phân Lân

Lân có tác dụng làm cho bộ rễ của cây phát triển mạnh ăn sâu vào tầng lớn dưới. giúp cây hút dinh dưỡng từ đất tốt hơn và hạn chế bật gốc do gió bão. Lân được cho cũng ảnh hưởng tốt đến sự vận chuyển dinh dưỡng trong quá trình phân hóa mầm hoa, tạo quả.

Ngoài ra còn tham gia vào các quá trình vận chuyển dinh dưỡng, quang hợp, hô hấp. Đủ lân sẽ làm cho cây khỏe mạnh hơn để chống chịu lại các bất lợi của môi trường. Chính vì thế lân là nguyên tố cần thiết bổ sung đều đặn cho cây.

Thừa lân: thừa lân sẽ khiến quả chín sớm phẩm chất quả kém. Ngoài ra thừa lân còn dẫn tới ức chế khả năng hấp thụ kẽm và đồng khiến sức đề kháng giảm. Thừa lân thường không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện.

phân Kali

Kali thường có sẵn một lượng nhỏ hay lớn tùy loại đất. Lượng kali này hầu như đủ cho cây sử dụng một thời gian khá dài. Vì thế việc bổ sung kali không cấp thiết bằng việc bổ sung đạm và lân cho cây.

Kali được tạo ra khi các lớp đá felspat, muscovite, biotit bị vỡ ra rửa trôi và ngấm vào trong đất. Lượng kali có thể mất đi sau mỗi mùa vụ, nhưng tin vui là đất có thể tự phục hồi sau vài tháng khi mưa xuống và lũ lụt đi qua.

Xác các loại cây như rơm rạ, cỏ khô, tro đốt củi… sẽ trả lại 40% lượng kali mà chúng đã lấy từ trong đất. Vì thế người dân thường có tập quán bón tro trấu, đốt rừng để cải tạo đất trước khi trồng trọt.

Cách bón: để tăng năng suất người ta thường bón kali vào cuối vụ. Kết quả sản lượng lúa thường tăng 2,5 – 4 tấn mỗi ha. Lượng bón kali cũng không cần nhiều chỉ khoảng 20 – 30kg/ha cho mỗi mùa vụ.

Nguyên liệu phân NPK nhập ở đâu

phân Đạm: gồm các loại đạm ure (46%), đạm amoni sunphat (SA 21%N, 23%S), đạm amon clorua(25%N), đạm amon nitorat (34%N)

Nguồn gốc đa số từ trung quốc, đạm bắc hà, đạm phú mỹ, đạm ninh bình…

phân Lân: gồm lân nung chảy (15,5% P205hh, 24 – 32% SiO2), lân supe (16,5% P2O5hh), supe lân kép (40%P205hh).

Nguồn nhập đa số từ lân nung chảy văn điển, lân binh bình, lân lâm thao, lân long thành, lân kép trung quốc.

phân Kali: gồm các loại Kali Clorua (60%K20), Kali Sunphat (52%K2O), Kali Cacnonat (56%K2O).

Nguồn nhập đa số là kali cacbonat trung quốc, kali liên xô, kali belarus, kali israel….

Giá rẻ: so với các phân hỗn hợp hữu cơ cao cấp thì phân NPK rẻ hơn. Nếu canh tác trên một diện tích rộng lớn thì bạn sẽ phải tốn một số tiền khổng lồ. Đó là lý do hiện nay phân NPK vẫn là phân bán chạy nhất cho dù có rất nhiều loại phân khác đã được ra đời.

Hiệu quả của phân npk: tập trung vào nhóm chất dinh dưỡng cần nhất để cây phát triển. Vì thế cây trồng của bạn sẽ phát triển rất nhanh. Phần vi lượng, trung lượng còn lại cây có thể tìm thấy trong đất. Theo thống kê phân NPK sẽ giúp bạn tăng được 3 lần sản lượng nếu bạn sử dụng đúng cách.

Không gây nấm bệnh: phân NPK không chứa các mầm bệnh và các loại nấm gây hại như trên phân hữu cơ. Đồng ý là phân hữu cơ rất tốt nhưng cũng có thể khiến cây của bạn bị các loại nhện, nấm, rệp sáp, bọ trĩ… tấn công.

Phân NPK có thực sự gây hại ?

Nếu bón phân NPK đúng lượng cần thiết của cây hầu như không gây hại. Chỉ khi sử dụng quá liều lượng mới gây ra tác hại.

Điển hình bón 360kg đạm sẽ làm tăng lượng nitrat trong nông sản từ 20 ppm lên đến 600ppm. Tích lũy nitrat quá cao dẫn đến nhiều đột biến ở con người. Dư đạm còn khiến nông sản bị nhạt, đôi khi có vị đắng, ở sắn người ăn dễ say, ở thuốc lá sẽ khó cháy.

Tuy nhiên nếu thiếu đạm cũng sẽ làm giảm phẩm chất nông sản. Rau sẽ dai mà không vị ngọt, quả sẽ bị nhỏ, màu sắc quả kém hấp dẫn.

Thiếu lân sẽ khiến bộ rễ cây kém phát triển và hoạt động chuyển hóa đường vào quả kém đi.

Thiếu kali sẽ khiến cây khó đậu trái làm mất năng suất mùa vụ.

Phân Bón Hữu Cơ Gồm Những Loại Nào? Đặc Điểm Từng Loại

Phân bón hữu cơ là gì?

Là những hợp chất có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Được hình thành từ chất thải động vật, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, các chất thải sinh hoạt,… Sử dụng phổ biến trong nông nghiệp giúp cải tạo đất, tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. Cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển lâu dài của cây. Đồng thời giúp cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng tự nhiên. Hơn thế nữa giúp cải tạo môi trường đất xung quanh cây trồng. Góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng.

Phân loại phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ có nguồn gốc từ những nguyên liệu hữu cơ với đa dạng những tên gọi khác nhau. Chủ yếu được phân thành 2 nhóm chính:

Phân hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân rác, phân xanh,…

Phân hữu cơ công nghiệp: phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng.

1. Phân hữu cơ truyền thống

Hình thành từ các nguyên liệu truyền thống: chất thải vật nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, rác hữu cơ, than bùn,….Xử lý theo quá trình ủ hoại mục. Chủ yếu dùng để bón lót khi làm đất

Phân chuồng

Có nguồn gốc từ phân, chất thải gia súc, gia cầm,… Cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chất hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Giúp ổn định cấu trúc đất, hạn chế xói mòn. Tuy nhiên phải bón với số lượng lớn cây mới hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

Phân rác

Tận dụng từ thân, lá cây, rơm rạ, rác hữu cơ từ củ quả chế biếnxử lý theo phương pháp ủ truyền thống. Giúp đất tơi xốp, màu mỡ, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, tăng kết cấu đất quanh cây. Hàm lượng dưỡng chất thấp muốn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây cần bón thêm các loại phân khác.

Phân xanh

Có nguồn gốc từ thân lá cây tươi như lục bình, được xử lý theo phương pháp ủ hoai mục. Giúp cải tạo môi trường đất xung quanh, làm đất tơi xốp, hạn chế sự trôi rửa đất,…Hiệu quả không cao do phát sinh nhiều chất độc hại như khí metan,…chủ yếu dùng để bón lót

2. Phân hữu cơ công nghiệp

Được hình thành từ các nguyên liệu công nghiệp, có sự tham gia của một số vi sinh vật có ích. Xử lý theo quy trình lên men công nghiệp. Chủ yếu dùng bón lót và bón thúc

Phân hữu cơ sinh học

Có sự tham gia của một hoặc nhiều vi sinh vật có ích làm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho cây. Cung cấp đầy đủ và cân đối dưỡng chất giúp cây khỏe mạnh, tăng năng suất cây trồng. Giúp quá trình sinh học của đất diễn ra thuận lợi đạt kết quả tốt. Có giá thành khá cao so với các loại phân khác

Phân hữu cơ vi sinh

Trong phân chứa nhiều vi sinh vật có ích như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật đối kháng,… Giúp cải tạo đất, giúp cây hấp thụ dễ dàng các chất dinh dưỡng khó hấp thụ, phòng sâu bệnh. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng dùng được vì tùy vào vi sinh vật giúp cây hấp thụ tốt dưỡng chất.

Phân hữu cơ khoáng

Trong thành phần phân có sự phối trộn với các thành phần nguyên tố khoáng vô cơ như N, P, K,… Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại gây hại cho môi trường đất xung quanh.

Tác dụng phân bón hữu cơ

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bền vững cho cây. Giúp cây trồng phát triển ổn định và cân đối. Tăng hàm lượng dinh dưỡng nông sản, an toàn cho người dùng. Cung cấp chất mùn cho đất, tăng dưỡng chất, cải tạo môi trường đất xung quanh, cân bằng hệ sinh vật. Chất mùn trong phân làm tăng tính kết cấu đất, bảo vệ cấu trúc đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất. Cải tạo môi trường đất xung quanh, cải thiện lý, sinh, hóa của đất trở nên tốt hơn, tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. Bảo vệ môi trường xung quanh do các chất tự phân hủy vào đất, không gây độc hại cho sức khỏe người dùng và các sinh vật xung quanh.

Phân hữu cơ được hình thành từ những nguyên liệu tự nhiên, dễ thực hiện. Phân hữu cơ ngày nay được sử cùng với các loại đất sạch, các giá thể cao cấp giúp canh tác nông nghiệp dễ dàng hơn. Đồng thời giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp cải tạo môi trường đất xung quanh. Mang lại hiệu quả năng suất chất lượng tốt trong canh tác. Bên cạnh đó góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp, hạn chế xói mòn đất.