Top 15 # Xem Nhiều Nhất Uom Trong Hoa Lan Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Ý Nghĩa Hoa Lan Trong Ngày Cưới

Ý nghĩa hoa lan trong ngày cưới

Ý nghĩa hoa cưới hoa lan

Loài hoa lan tượng trưng cho điều gì

Hoa lan đã được đề cao tử thời xa xưa bởi những điều mà nó tượng trưng.

Tình yêu

Sắc đẹp

Sự sinh sản

Sự thanh khiết

Sự thấu hiểu

Sự quyến rũ

Ý nghĩa của hoa lan trong tình yêu

Ý nghĩa của màu sắc trên hoa lan

Trong khi tất cả hoa lan tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp, thì màu sắc của hoa lan có thể làm thay đổi ý nghĩa ban đầu của nó.

Màu xanh – Hoa lan có tất cả màu sắc nhưng không mang một màu xanh tuyệt đối mà chỉ có 1 màu xanh nhàn nhạt, chúng tượng trưng cho sự độc đáo, hiếm có.

Màu đỏ – Hoa lan đỏ tượng trưng cho sự mãnh liệt và khao khát, nhưng trong vài trường hợp còn tượng trưng cho sức khỏe và lòng dũng cảm.

Màu hồng – Hoa lan hồng đại diện cho sự duyên dáng, niềm vui và hạnh phúc, nó còn tượng trưng cho sự trong sạch và sự nữ tính.

Màu trắng – Hoa lan trắng đại diện cho sự tôn kính và khiêm nhường, trong sạch và thuần khiết, sự sang trọng và sắc đẹp.

Màu tím – Hoa lan tím biểu tượng cho sự ngưỡng mộ, tôn trọng, phẩm giá và hoàng gia.

Màu vàng – Hoa lan vàng đại diện cho tình bạn, niềm vui và 1 khởi đầu mới.

Màu cam – Hoa lan cam biểu tượng cho sự nhiệt tình, táo bạo và niềm kiêu hãnh

Màu xanh lá – Hoa lan xanh lá được ví von là mang đến may mắn và phước lành. Chúng đại diện cho sức khỏe tốt, tự nhiên và tuổi thọ.

Cũng giống như một số loài hoa khác như hoa hồng, hoa đồng tiền, cẩm tú cầu,… hoa lan có ý nghĩa tốt đẹp nên được nhiều người chọn lựa làm quà tặng. Bên cạnh sinh nhật, lễ Tết, chúc mừng thành công,… hoa lan còn được sử dụng nhiều trong thiết kế hoa cưới cầm tay cô dâu.

Từ trước tới nay, hoa lan luôn được gắn với ý nghĩa về sự sang trọng, quý phái. Do đó, khi được thiết kế thành hoa cưới, hoa lan sẽ giúp điểm tô cho chiếc soiree của cô dâu thêm phần lộng lẫy, yêu kiều.

Hoa lan thể hiện sự son sắt, kiên trung của người quân tử. Nét nghĩa này được lan rộng ra, hoa lan cũng từ đó được sử dụng với hàm ý về tình cảm chân thành, chung thủy, thích hợp trong đám cưới.

Hoa lan đa dạng về màu sắc, từ rực rỡ đến nhẹ nhàng, thuần khiết. Nhờ vậy, hoa lan dễ phối màu với váy cô dâu cũng như concept đám cưới.

Với những ưu điểm trên, dễ dàng thấy được vì sao loại hoa này lại ngày càng được ưa chuộng đến vậy!

Tham khảo mẫu hoa mới nhất …

Chăm Sóc Hoa Lan Trong Mùa Mưa

Mùa mưa đến cũng là mùa mà giới chơi lan đều mong chờ để được thấy những mầm lan mới phát triển và những chồi hoa khoe sắc. Tuy nhiên đây cũng là mùa mà nấm bệnh rất dễ tấn công cây hoa lan, điển hình như là các loại bệnh thối nhũn, đốm lá, thán thư,…

Tốc độ lây lan của nấm trên cây lan là rất nhanh, nếu không phát hiện sớm thì sẽ rất dễ phát tán, sẽ gây thiệt hại nặng nề cho vườn lan yêu quý của bạn. Vì vậy để chuẩn bị cho cây hoa lan có 1 sức đề kháng khỏe mạnh nhất, chúng ta phải chuẩn bị nhiều kiến thức cũng như quan sát thật nhiều để phát hiện và kịp thời trị bệnh cho cây.

Một số bệnh trên cây hoa lan hay gặp và cách khắc phục bệnh trong mùa mưa:

Thối nhũn: Bệnh này do vi khuẩn gây ra, đây là loại bệnh có sức tàn phá nhất trong giới chơi lan. Cách để chăm sóc cho cây tránh được thối nhũn đó là chúng ta cần phải xem lại giá thể có đủ độ thông thoáng hay không, độ thoát nước tốt hay chưa. Nếu phát hiện thối nhũn, bạn cần phải cứu chữa càng sớm càng tốt để giảm tối đa thiệt hại cây lan.

Xem lại bạt che chắn cho vườn lan: Mùa mưa đi kèm với gió bão và cả nắng to. Đối với miền Bắc, mùa hè nắng rát có thể lên tới 36 – 37 độ, thậm chí nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 40 độ. Nếu không có bạt che chắn bớt nắng thì giàn lan của bạn có thể bị cháy nắng, thậm chí có thể bị nướng chín luôn. Mùa mưa, mưa rào to, mưa đá, thậm chí nước mưa đổ rất rát vào mặt chứ đừng nói là cây lan.

Nếu không có bạt che chắn thì giò lan rất dễ bị dập, nát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Gió to, bão giật đòi hỏi giàn lan phải thật chắc chắn. Bạt che chắn phải buộc vào khung chứ không chỉ buộc 4 đầu là được. Thường thì bão to có thể thổi bay mấy tấm bạt của bạn đi một cách dễ dàng hoặc giật rách nó. Gió bão thường tạt mọi phía nên bạn hãy che chắn cẩn thận hoặc di dời giò lan nếu bạn có số lượng không quá lớn.

Hoa Lan Và Ý Nghĩa Trong Phong Thủy

Hoa lan là một biểu tượng đặc trưng cho sự sinh sôi và nảy nở, hoa lan là loài hoa mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Vậy hoa lan có ý nghĩa gì trong phong thủy? Hãy cùng  đi tìm hiểu thông qua bài viết này.

1. Ý nghĩa phong thủy của hoa lan theo khoa học

1.1 Hoa lan để trong nhà đem lại cảm giác xanh Hoa lan là một loại cây được sử dụng để trang trí trong rất nhiều gia đình bởi hoa lan mang một vẻ đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc, rực rỡ.

Hoa lan để trong nhà sẽ mang lại cảm giác xanh cho không gian sống của gia đình, tạo ra một không gian thoáng mát, trong lành.

Theo khoa học, hoa lan khi để trong nhà hoặc sử dụng để trang trí sẽ mang lại một cảm giác thư thái, dễ chịu cho người sử dụng. Bởi hoa lan có mùi hương đặc trưng, nhẹ nhàng nhưng lại cuốn hút.

2. Ý nghĩa phong thủy của hoa lan theo quan niệm dân gian 2.1 Hoa lan với những quan niệm dân gian về phong thủy Khác với ý nghĩa về khoa học, theo quan niệm dân gian về phong thủy hoa lan mang lại những ý nghĩa khác nhau như:

Hoa lan là loại hoa trung tâm, luôn thu hút những nguồn năng lực tích cực. Không những vậy, hoa lan còn là biểu tượng của sắc đẹp, mang lại ý nghĩa về sự sinh sôi, nảy nở của vật chất và sự phát triển không ngừng.

Hoa lan là loài cây biểu trưng cho tình yêu với sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp e thẹn, thường sống dựa vào thân cây nhưng lại tự chủ về chất dinh dưỡng, như một người con gái yếu mềm nương tựa vào người yêu.

Trong gia đình, hoa lan mang ý nghĩa về sự gắn kết, mang ý nghĩa về sự hoàn mỹ, con cái đông đúc, vợ chồng thuận hòa.

Không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học hoặc theo dân gian, hoa lan còn mang ý nghĩa rất lớn trong phong thủy. Việc lựa chọn một giò hoa lan để trang trí hay trưng bày cũng mang lại nhưng may mắn cho gia chủ nếu biết cách lựa chọn màu sắc phù hợp với mệnh của chính người sử dụng.

Theo ngũ hành, có 05 mệnh chính là Kim, Thủy, Hỏa, Mộc, Thổ. Mỗi mệnh sẽ hợp với một màu sắc khác nhau.

Người mệnh Kim , nên chọn hoa lan màu vàng hoặc những màu sáng như trắng, đây là hai màu bản mệnh sẽ mang lại may mắn cho người sử dụng.

Người mạng Mộc với biểu tượng chính là các cành cây, ngọn cỏ, nên chọn hoa lan có màu xanh, tránh sử dụng những gam màu như trắng, đỏ. Với người mệnh Hỏa, biểu trưng là ngọn lửa, nên chọn hoa lan có màu rực rỡ như tím, cam, vàng,… sẽ giúp công việc suôn sẻ, may mắn hơn. Người mang mệnh Thổ là mạng của đất, nên chọn hai màu tương đồng đó là hoa lan vàng và cam.

Người mệnh Thủy thì nên chọn những loại lan có màu xanh nhẹ, trắng, vàng là những màu tương sinh với bản mệnh. Khi lựa chọn hoa lan làm quà tặng hoặc sử dụng, nên lựa chọn những màu sắc phù hợp với bản mệnh của người sử dụng. Hoa lan không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt hình thức, giúp tô điểm không gian mà còn mang những ý nghĩa phong thủy riêng cho chính người sử dụng. Vì vậy, nắm và hiểu được ý nghĩa phong thủy của hoa lan là điều rất quan trọng.

3. Một số mẫu hoa lan đẹp tại Hoa Online 24/7 Hiểu được ý nghĩa hoa lan trong phong thủy và nắm bắt được tâm lý yêu thích hoa lan của khách hàng. Hoa Online 24/7 xin giới thiệu tới khách hàng những mẫu hoa lan đẹp tại cửa hàng:

Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng hoa lan để trang trí hay trưng bày, hãy liên hệ với Hoa Online 24/7 qua số hotline 1800 7180 để nhận ngay những hot deal và ưu đãi tốt nhất. Hoa Online 24/7 sẽ mang đến những sự lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho khách hàng.

Cách Chăm Sóc Hoa Lan Trong Mùa Mưa

Lan là loại cây kiểng rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. Ngoài ra, lan còn nổi tiếng với khả năng chịu úng kém nhưng chịu hạn tốt của mình. Do đó, vấn đề chăm sóc lan như thế nào qua mùa mưa rất được người chơi lan quan tâm. Sau tết (giữa tháng 2), nếu các bạn để ý khi mà các bông hoa lan đã tàn rụng thì phần gốc của các cây lan bắt đầu đâm ra hàng loạt rễ mới xanh um..báo hiệu mùa phát triển mạnh mẽ của lan đã đến.

Đến khoảng tháng 3-4 thì hàng loạt cây con (keiki) thi nhau mọc ra. Đây là thời điểm rất tốt để các bạn có thể chiết tách và nhân giống Dendro, Cattleya hay lan rừng, vì trong vài tháng tới sẽ là mùa phát triển của chúng.

Khi mùa mưa đến (cuối tháng 4 – đầu tháng 5) sẽ là giai đoạn cây lan phát triển rất mạnh mẽ. Nếu trong giai đoạn này cây được vỗ béo tốt thì việc đến cuối năm cây lan của bạn nở thật nhiều hoa là rất hứa hẹn.

1.Các loại bệnh thường gặp ở lan trong mùa mưa:

Bệnh đốm lá của hoa lan: – Tác nhân: Nấm Colletrotrichum gloesporiodes hay Glomerralla cingulata gây ra. Nguyên nhân một phần do người trồng tưới qua nhiều nước, nguồn nước nhiễm bệnh

– Triệu chứng: Trên lá lan xuất hiện một hay vài đốm màu vàng sau chuyển dần sang màu nâu. Sau đó lan sang xung quanh và các đốm cũng lớn dần.

-Phòng trị: Cần phát hiện kịp thời và cắt ngay các đoạn lá xuất hiện các đốm vàng. Sau đó xịt thuốc Topsin, Kitazin, Thiram. Nếu không có loại thuốc trên, dùng zineb cũng được (15-20 g thuốc hòa tan trong 10 lit nước) mỗi tuần phun một lần (nếu nặng có thể mỗi tuần 2-3 lần).

Bệnh thối đọt của hoa lan: – Tác nhân: Nấm Phytophtora palmivora gây ra. Nước đọng lại ở bẹ lá, cổ rễ, nõn làm tăng độ ẩm và ổ nấm ủ bệnh sinh trưởng.

– Nguyên nhân: làm cho chồi non lan bị đen lại. Ban đầu ở gốc các lá non có màu nâu nhạt, sau đó trở thành đen và rụng lá. Bệnh lan dần xuống thân và làm chết cả cây.

-Rễ lan nếu bị bênh sẽ mềm nhũn và nâu lại. Bệnh bắt đầu lan từ đỉnh rễ rồi chuyển vào gốc thân.

– Phòng trừ: Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn bệnh vừa phát triển thì lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu, phun thuốc trực tiếp vào bộ rễ và ngưng việc tưới ẩm cho bộ rễ.

Nếu cần có thể ngâm ngập để cổ thân cây Phong lan trong dung dịch Sunphat đồng 1% hoặc dung dịch Bordo.

Sau đó, trồng mới lan vào chất trồng khác. Nên chọn giá thể có kích thước to để dễ dàng việc tưới nước, hạn chế sử dụng chất trồng quá nhuyễn.

2.Một số lưu ý về việc chăm sóc lan từ sau tết đến mùa mưa:

Trong thời điểm này do thời tiết còn rất nóng như ở miền Tây, nên việc tưới nước 2-3 lần / ngày cho vườn lan là cần thiết. Còn về phân bón cho lan có thể sử dụng NPK 30-10-10 để giúp bộ lá phát triển tốt, vài tuần bạn phun xen kẽ 1 lần NPK 20-20-20 nhằm giúp thân lan được cứng cáp,… Đồng thời khoảng 10-15 ngày phun 1 lần B1 để giúp cây ra nhiều rễ.

Khi những cơn mưa đến, bạn phải hết sức chú ý đến việc phun thuốc phòng trừ nấm bệnh cho cây…Sau những trận mưa đầu mùa nên phun 1 lần thuốc trừ nấm bệnh. Và phun lại định kì hàng tháng.

3. Những lưu ý khi phun thuốc cho lan vào mùa mưa: + Khi phun thuốc diệt nấm bệnh cho lan thì bạn nên chỉnh bec phun thật sương và phun nhanh tay để thuốc được thấm đều trên toàn bộ thân, lá và rễ lan. Lưu ý không được phun trục tiếp lên hoa vì sẽ làm hoa bịh éo.

+ Trước khi phun bạn phải cung cấp cho lan đủ về độ ẩm và nước.

+ Tốt nhất nên phun thuốc cho làn vào sáng sớm để tránh nắng nóng, đồng thời bạn cũng nên tưới xả cho lan vào buổi chiều nhằm giảm nhiệt tránh gây hại cho lan nhé.