Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ủ Phân Bón Cho Hoa Hồng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Ủ Phân Dơi Bón Cho Hồng Leo Cực Tốt

Một số lưu ý khi dùng phân dơi ủ tưới cho cây hồng leo:

Một số nhược điểm khi tôi sử dụng phân dơi bón trực tiếp vào gốc hồng leo

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323

Trong bài viết Hành trình tìm phân dơi nguyên chất cho cây hồng, tôi đã sử dụng phân dơi để bón cho các cây hồng leo, hồng ngoại cũng như các giống hồng sẵn có ở Sa Đéc. Kết quả thu lại từ việc dùng phân dơi bón cho cây hồng tương đối khả quan. Ngoài việc bón trực tiếp phân dơi vào gốc hồng, thì còn một cách khác là ủ phân dơi rồi pha loãng với nước tưới cho hồng leo.

Một số nhược điểm khi tôi sử dụng phân dơi bón trực tiếp vào gốc hồng leo

 + Trong quá trình bón phân dơi trực tiếp vào gốc hồng leo, nhiều lúc sơ ý bón quá nhiều sẽ làm cây rụng lá hồng liền.

 + Vào thời điểm mùa mưa, không tránh khỏi việc thất thoát phân dơi do mưa làm rửa trôi phân dơi.

Do đó, tôi đã thử dùng phân dơi ủ, rồi pha loãng với nước để tưới cho hồng leo, để xem kết quả thu lại có khác với bón phân dơi trực tiếp không.

Kết quả khi dùng phân dơi ủ tưới cho cây hồng leo

Một số hình ảnh tôi chụp lại một số cây hồng leo đã được tôi tưới bằng phân dơi ủ. Trong quá trình thử nghiệm này, ngoài việc sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh như các cây hồng khác. Còn phân bón thì tôi chỉ dùng nước phân dơi ủ để tưới.

Sau một tháng sử dụng, tôi nhận thấy rằng khi tưới cây hồng bằng phân dơi ủ, cây hồng leo đâm tược non rất mạnh, nhất là các tược non gần gốc. Những tược này có đường kính rất lớn, tược hồng mập mạp, cứng cáp.

Độ dài của tược hồng leo tăng mạnh sau 10 ngày.

Các tôi ủ phân dơi bón cho hồng leo cực tốt

 1. Vật liệu cần chuẩn bị để ủ phân dơi

+ Phân dơi nguyên chất được tôi mua trực tiếp tại các chòi nuôi dơi.

+ Thùng sơn (bê) 20 lít

Vật liệu cần thiết chỉ có vậy!

 2. Các ủ phân dơi và thời gian ủ và cách sử dụng phân dơi ủ

Cho 1 kg phân dơi vào thùng bê, sau đó đổ nước vào đầy thùng bê. Dùng bọc nylong, hay bất cứ dụng cụ nào có thể đậy kín thùng để tránh ruồi và mùi hôi bóc lên từ thùng. Khi đậy kín thùng hoàn toàn không có mùi hôi nặng như khi ủ phân cá (Tự làm phân cá bón cho hoa hồng)

Bao giờ thì có thể sử dụng được phân dơi ủ này?

Sau một tuần ủ, tôi đã có thể lấy ra pha với nước tưới vào các gốc hồng leo. Sau một tuần thì mùi hôi của phân dơi còn rất nhẹ. Không khó chịu như dùng phân cá.

Lượng phân dơi ủ để bón cho cây hồng là bao nhiêu?

Do tôi dùng thùng nhựa 200lit để tưới cho vườn. Tần suất tưới là 3 ngày tưới gốc hồng một lần. Nên liều lượng sử dụng là:

1 lít phân dơi ủ + 200 lít nước (lấy phân dơi ra khỏi thùng bê xong, đậy lại cẩn thận như ban đầu)

Một số lưu ý khi dùng phân dơi ủ tưới cho cây hồng leo:

Hiện tôi chỉ dùng phân dơi ủ để tưới gốc hồng, không tưới lên lá. Và cũng chưa dùng thử bón cho các cây hồng leo trồng trên chậu. Do pha loãng nên có thể để cây hồng ăn liên tục, chứ pha quá đậm đặc bón nhiều lần trong thời gian ngắn có thể làm chết cây hồng leo. 

Vườn hồng Vân Loan – Sa Đéc, Đồng Tháp

Bón Phân Cho Cây Hoa Hồng

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: chúng tôi . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323

Cách đây khoảng nửa thế kỉ, Ông bà mình trồng hoa Hồng bằng phân chuồng và phân rác, vì thời bấy giờ chưa có phân hóa học. Sau năm 1950, nếu chúng tôi nhớ không lầm, phân hóa học mới được nhập về, nhưng đa sô” nông dân nói chung và giới sống với nghề trồng hoa kiểng nói riêng vẫn có thói quen sử dụng phân chuồng và phân rác như trước, vì họ cho rằng… “không biết dùng” hoặc “dùng không quen” phân hóa học. Mãi đến cả chục năm sau, nhiều người mới quen dần với việc bón phân hóa học cho cây cối.

Dù vậy, trong nghề trồng trọt nói chung phân chuồng và phân rác có lẽ mâi mãi sau này vẫn cứ được… trọng dụng do lợi ích thiết thực của nỏ mang lại, phân hóa học không bì được, đó là làm tơi xốp đất trồng, và loại phân này là thứ “Cây nhà lá vườn” có sẵn, mà nếu đi mua giá cũng không cao.

Được biết, thời trước Ông bà mình trồng hoa Hồng bằng phân ngựa, nếu thiếu mới dùng đến phân bò, kế đến là phân trâu. Họ tin rằng phân của các giống gia súc này tốt nhâ”t. Càng về sau do nhu cầu đòi hỏi, tất cả phân gia súc gia cầm ù hoai như phân heo, phân gà vịt, phân chim, phân dơi… đều được tận dụng hết để làm phân bón cho cây hồng. Ngoài phân chuồng phân rác ra, ngày xưa người mình còn tưới bón cho Hồng bằng phân cá, phân bánh dầu nữa.– Cách ủ hoai phân chuồng bón cho hồng: Phân chuồng tươi được gom lại rồi ủ hoai trong vài tháng bằng phương pháp cổ truyền mà bất cứ nhà nông nào cũng am tường.

Ủ phân chuồng là phải ủ số nhiều nên phải chọn cuộc đất xa nhà cho đỡ hôi hám. Để tránh mưa nắng ta nên làm một mái lá thô sơ. Nên ủ phân phải nện thật kĩ cho đất nền dẽ chặt xuô’ng, ngăn ngừa nước phân ngấm xuống đâ’t uổng phí (vì thứ nước phân “nguyên chất” này pha với nước lã dùng để tưới cây rất tốt). Nền còn phải có độ nghiêng để nước phân chảy ra một cái hố chứa. Nếu nền được tráng xi măng hay lót gạch thì tốt nhất.

Nhà ủ phân nên thưng vách ba bên, mặt trước che tạm tấm liếp để ra vô cho tiện. Nền ủ phân thường chia làm hai ngăn: một bên ủ phân, bên kia chừa trống để làm nơi đảo phân sau này.

Phân chuồng được chất lên nền, cứ một lớp phân dày thì bên trên chất một lớp mỏng nguyên liệu phụ (gồm rơm rạ, cỏ khô, lục bình đã được tưới ướt đẫm trước), và cứ thế chất cao lên mãi, cao khoảng gần 2m là vừa. Lớp trên cùng là rơm rạ, và trên mặt là một lớp đất mùn hay đất thịt được đập nhuyễn. Từ đó mỗi ngày một đôi lần, ta dùng gàu với cán dài múc nước phân từ hố chứa lên tưới khắp bề mặt đống phân, sao cho nước tưới đó ngâm dần xuống bên dưới để giúp phân có đủ độ ẩm mau hoai mục. Ủ như vậy suốt ba tháng, ta đảo đống phân ủ sang phần nền để trống. Nên đảo thật kỉ từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, rồi ủ đống lại như trước. Chừng tháng sau, đông phân ủ đã hoai mục, đem ra bón cây rất tốt.

– Cách ủ hoai phân rác: Nói là phân rác chứ thực chất không phải là rác không thôi, mà cùng không phải là rác tạp. Rác đây là rơm rạ, cỏ khô, xác mía, vỏ đậu phồng, xác dừa… Thành phần nầy chiếm số nhiều. Phần còn lại là phân chuồng và các chất bồi phụ như tro, bánh dầu, phân hóa học, đất mùn, đầu tồm đầu cá, xác mắm…ủ phân rác có hai cách : cách ủ phân trôn mặt đất và cách ủ dưới hố.

a/ Ở vùng đất trũng, người ta ủ phân rác ngay trên mặt đất. Ủ theo cách này bên trên cũng có mái che mưa nắng, nền cũng được nện kĩ cho đất nền dẽ chặt. Các nguyên liệu xơ cứng như rơm rạ, xác mía… cần được tưới thật đảm trước đó một ngày cho thật mềm ỉu ra. Khi ủ thì trải rơm rạ lên mặt nền một lớp dày khoảng ba 30 cm (sau khi đã được dậm cho dẽ chặt xuống). Sau đó lấy phân gia súc quậy tan vào nước, rưới đều lên khắp bề mặt lớp rác vừa rải cho ngấm đều. Xong việc đó lại rải tiếp một lớp mỏng các chất bồi phụ như tro, phân hóa học, đất mùn… Thế là sắp xong được lớp đầu. Lớp thứ hai, thứ ba ta cũng tuần tự làm những công việc như vậy. Lớp trên cùng của đống ủ là lớp đất vụn dày khoảng 5 cm.

Từ đó mỗi ngày mỗi tưới trong suốt bốn tháng. Hết hạn này, ta mới đảo đống phân rác này lên, tưới kĩ rồi chất đống lại như trước để ủ tiếp. Tháng sau, ta lại đảo rác ủ thêm một lần, rồi ủ lại một lần nửa cho rác thật hoai mục. Trước khi sử dụng, nên dùng tấm lưới sắt mắt nhỏ “rây” lược lại, lấy phần phân nhuyễn ra trồng cây, còn những chất chưa hoai hết đem vào ủ tiếp…

b/ Cách ủ phân rác dưới hố : ở nhừng vùng đất cao ráo có tầng đất mặt khá dày, ta nên đào hố để ủ phân rác. Hố có thể sâu khoảng sáu bảy mươi cm. Đất đàó lên dùng dể đắp tường chung quanh cho hố được sâu thêm, điều cần là nền hô” cũng như vách hố đều được nện kĩ để nước phân khỏi rút xuống đâ’t uổng phí. Việc chất rác cũng như các chất bồi phụ vào hố cũng giống như cách ủ phân rác trên mặt đất.

Chất xong đống ủ ta cứ để yên như vậy một ngày đêm để đống ủ lên men. Hôm sau dùng đất sét nhào với nước cho dẻo rồi trét kín lên khắp mặt hố, không để hở một chỗ nào… Chỉ ba tháng sau, ta khui hầm rác ra, xới đều rồi chất đống lại trong vài tuần là rác đã hoàn toàn mục nát…

Phân chuồng hoai và phân rác mục không tốt bằng phân hóa học. Thế nhưng, như chúng tôi đã trình bày trong hai loại phân này (gọi chung là phân hữu cơ) củng chứa những chất đinh dưỡng cần thiết để nuôi cây hồng phát triển tốt. Mặt khác, nó còn cải thiện được đất trồng, đâ’t khô cằn cũng trở nên tơi xốp, nên nhà vườn nào cũng thích…

– Phân tro trấu : Ngoài phân chuồng và phân rác ra, nhà vườn còn trồng hoa Hồng bằng phân tro trấu. Loại phân này cũng đã được sử dụng từ lâu rồi. Người ta đổ trấu (vỏ lúa) từng đồng cao sau đó un cho nó cháy thành tro, thành than. Mặt khác, nhà vườn phơi khô phân ngựa hay phân bò, rồi đập nhuyễn đem trộn chung với tro trấu. Loại phân này rất thích hợp với sự phát triển của cây hoa Hồng, nhưng tiếc một điều là tro trấu không giữ được nhiều nước, nên cần phải trộn chung với đâ’t mới trồng cây tốt được.

– Phân hóa học : Phân hóa học hiệu nghiệm nhanh, tác động nhanh đến sự sinh trưởng của cây cối nói chung và hoa Hồng nói riêng. Nếu dùng thêm phân hóa học đế bón thúc, cây Hồng sẽ phát triển nhanh, nở hoa to hơn, đẹp hơn.

Cây Hồng thích hợp với phân NPK, và cả DAP.

Có hai cách để bón cho cây hồng: một là rải quanh gốc Hồng nhưng phải cách xa gốc Hồng khoảng 10 cm, chừng một muỗng cà phê phân cho một gốc là vừa. Và độ vài tháng mới rải phân một lần như vậy. Cách thứ hai là dùng một muỗng canh phân DAP hoặc NPK ngâm trong 10 lít nước lã rồi tưới cho cây, mổi lần tưới chỉ một lượng phân ít, nên vài ba ngày nên tưới một lần, và tưới chừng vài tuần liên tiếp mới cho kết quả tốt.

Điều cần làm, là trước khi tưới phân cho cây, ta nên nhổ sạch hết cỏ dại mọc chung quanh gốc Hồng, đồng thời dùng mũi dao cùn xới xáo lớp đất mỏng trên mặt chậu được tơi ra…

Tóm lại, trồng Hồng phân hữu cơ được sử dụng như loại phân làm nền. Tuyệt đối không nên bón phân tươi mà là phân thật hoai. Phân hữu cơ thật tốt thì cây càng mau tốt. Mỗi năm vài ba lần, theo định kì, ta nên bón thúc phân hữu cơ cho cây. Thế nhưng, như quí vị đã biết hàm lượng dinh dưỡng của phân hữu cơ không cao, mặc dầu vẫn đủ chất cần thiết để nuôi cây. Vì vậy, thỉnh thoảng ta cần phải bón một lượng phân hóa học nào đó để tạo cân đối dinh dưỡng cho cây. Có làm được như vậy, vườn hoa Hồng mới luôn luôn tươi tốt và sai hoa…

Bật Mí Cách Ủ Đậu Tương Trứng Chuối Làm Siêu Phân Bón Cho Hoa Hồng, Hoa Lan, Cây Cảnh

[Chuyên gia] Bật mí cách ủ đậu tương trứng chuối làm siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan, cây cảnh

Phân đậu tương trứng chuối rất tốt nhưng trên thị trường khá đắt. Chính vì vậy, nhiều bà con muốn tự ủ giá rẻ bón cho cây trồng. Tuy nhiên, chất lượng phân sẽ không tốt nếu ủ không đúng cách. Để ủ đúng cách, cần bổ sung thêm chế phẩm men vi sinh EMZEO phân giải chất dinh dưỡng ( protein, lipit, khoáng …) trong đậu tương, trứng, chuối và khử sạch mùi hôi của phân bón.

Protein, khoáng, lipit, chất dinh dưỡng cao năng … trong đậu tương, trứng, chuối được các vi sinh vật có trong chế phẩm vi sinh EMZEO thủy phân thành “thức ăn” cho cây trồng. Đặc biệt khi ủ đậu tương trứng chuối bằng chế phẩm EMZEO tuyệt đối sẽ không gây ra mùi hôi thối trong suốt quá trình ủ và sử dụng

1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để ủ phân đậu tương trứng chuối.

Nguyên liệu để ủ phân đậu tương trứng chuối rất dễ kiếm, rẻ tiền. Khi tiến hành ủ cần chuẩn bị như sau:

Ngâm 3kg đậu tương hạt với 8 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường. Ngâm khoảng 12 – 15h

Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hạt đậu tương, chuối chín ngẫu

Đảo đều đậu tương, chuối chín, trứng gà ( bỏ vỏ) cho vào thùng ủ

Khuấy đảo đều 1 gói men vi sinh EMZEO 200gr và đậy kín thùng để ủ phân

Đục 1 lỗ để thoát hơi trên thùng ủ phân. Thời gian ủ 2 – 3 tuần là sử dụng được

Cứ 3- 5 ngày mở ra đảo trộn 1 lần

Ủ thành công khi có mùi len men thơm hoặc hơi chua chua nếu để lâu

Khi ủ xong nhớ rót vào chai vặn kín để bảo quản và dùng dần

Có thể bổ sung thêm 100gr humic vào ủ cùng để nâng cao chất lượng phân đậu tương trứng chuối hơn nữa

Có thể sử dụng sữa đậu ( mua ở cửa hàng bán đậu phụ) thay thế đậu tương theo tỉ lệ: 1kg đậu tương = 3 lít nước đậu)

Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cây hiệu quả cao!

3. Công dụng của phân ủ từ đậu tương trứng chuối đối với hoa hồng, hoa lan, cây trồng

Cung cấp đạm sinh học ( amino acid) cho hoa hồng, hoa lan, rau quả … hấp thu qua lá, thân, rễ cây.

Bổ sung vitamin, khoáng chất, thức ăn … cho cây trồng

Hỗ trợ và kích ra rễ rất mạnh

Cải tạo đất, bổ sung thêm hệ vi sinh vật hữu hiệu cho hệ sinh thái đất

Giúp hoa hồng, hoa lan, cây trồng … nâng cao sức đề kháng, kháng sâu bệnh tốt

Sử dụng cho hoa hồng, hoa lan giúp hoa lâu tàn, sắc hoa đậm, hoa to, thời gian chơi hoa lâu, cây nở nhiều hoa, bật mầm mạnh, mầm mập

Sử dụng phân đậu tương trứng chuối như là phương pháp trồng rau hữu cơ hiệu quả nhất giúp cây nhanh lớn, lá xanh mướt, lá dày, gia tăng năng suất, giảm trữ lượng nitrat tồn dư trong nông sản và nâng cao chất lượng nông sản

Dùng phân đậu tương trứng chuối bón cây sau khi ủ được 2 – 3 tuần. Pha dịch phân đạm với nước sạch để phun hoặc tưới cho cây trồng theo tỉ lệ

Hoa hồng: 1 lít pha với 40 lít nước sạch

Hoa lan: 1 lít pha với 30 lít nước sạch

Rau màu: 1 lít pha với 80 lít nước sạch

Để cải tạo đất, tưới gốc: 1 lít pha với 100 lít nước sạch

Định kỳ 1 tuần sử dụng 1 lần hoặc có thể dùng kèm với phân cá, phân đạm sinh học, nấm trichoderma …

Nên phun hoặc tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát ( sau 5h chiều)

5. Câu hỏi thường gặp: Mua chế phẩm men vi sinh ủ đậu tương trứng chuối ở đâu?

– Gọi ngay cho chúng tôi: 0915.79.80.85 để được hướng dẫn chi tiết.

About Đức Bình

Các Loại Phân Bón Cho Hoa Hồng

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Hoa Hồng

Hoa Hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều nắng, nếu được tắm nắng tầm 8 – 10 tiếng thì cây sẽ sinh trưởng tốt và ít bị sâu bệnh gây hại, ra nhiều hoa và màu sắc của hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ.

Tưới nước: Nếu trồng dưới đất vườn bạn cần tưới mỗi ngày 1 lần, trồng trong chậu thì mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Dinh dưỡng: Rất quan trọng trong việc quyết định cây Hồng của bạn có ra nhiều hoa hay không, hoa có to và rực rỡ hay không đặc biệt là khi bạn trồng hoa Hồng trong chậu.

Bạn quan sát nhánh mới ra nếu có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp tức là cây được cung cấp đủ dinh dưỡng, nếu nhánh gầy và cao thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Phân vô cơ chuyên cung cấp:

Phân hữu cơ (chưa xử lý vi sinh): Là loại phân chứa các chất dinh dưỡng dưới dạng những hợp chất hữu cơ như: phân xanh, phân than bùn, phân chuồng, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…

Phân Chuồng – Phân Xanh – Rác Hữu Cơ Vi Sinh – Phân Vi Sinh: Là loại chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách sử dụng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ.

Phân bón lá: sử dụng để bón thúc trong thời kì cần thiết. Và theo chúng tôi thì không sử dụng một loại phân nào mà tốt hẳn, nên sử dụng phối hợp tất cả các loại phân trên để tạo ra hiệu quả cao nhất.

Chính vì thế ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây, việc bón phân cũng phải đảm bảo duy trì tính bền vững của đất, giá thể trồng Hồng. Do đó phân hữu cơ – organic – Phân trùn quế và vôi là lựa chọn tối ưu nhất.

Đất dinh dưỡng là loại đất chuyên dụng hàng đầu dùng để trồng hoa, trồng rau sạch…mà không cần tốn phân bón và nhiều công sức chăm sóc. Đây là loại đất trồng hồng tuyệt vời vì được đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà cây cần.

Đất dinh dưỡng nhẹ, xốp vừa giúp cho bộ rễ của cây Hồng bám vào phát triển vừa cung cấp đủ dưỡng chất mà cây cần để phát triển. Đây là loại đất chuyên dụng trồng rau nhưng với thành phần chủ yếu là giá thể như: phân bò hoai, tro trấu… luôn đảm bảo độ tơi xốp và dưỡng chất cần thiết cho các loại hoa.

Nếu chỉ có giá thể thì không thể nào trồng Hồng được. Vì vậy, cần có đất thịt, phân hữu cơ… để đảm bảo dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định rằng đất dinh dưỡng là giá thể để trồng hồng tốt nhất khi đến với 1989 JSC .

*Lưu ý: đất dinh dưỡng chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây. Song, muốn cho Hồng phát triển mạnh, bộ rễ cứng cáp và mạnh khỏe thì lời khuyên được đưa ra là các bạn nên tham khảo về các loại đất trồng hoa Hồng của chúng tôi.

Đất trồng hoa Hồng

Đây là sản phẩm được Công Ty Cổ Phần 1989 nghiên cứu dựa trên đặc điểm phát triển của các loại hoa, các loại rau củ quả mà đặt biệt là hoa Hồng.

Với thành phần đất thịt, phân gà, tro trấu… được lựa chọn và phối trộn với tỷ lệ hợp lý để luôn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cao khi sử dụng cho các loại cây trồng như hoa Hồng chẳng hạn.

Các thành phần trong Đất trồng hoa hồng 1989 được phối trộn theo đúng tỉ lệ và phù hợp cho cây hoa Hồng. Với việc trộn lẫn đất thịt tự nhiên với phân bón hữu cơ và giá thể trồng cây sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp hoa hồng ra hoa nhiều lần và sai hoa (đặc biệt Nấm rễ cộng sinh giúp vững chắc bộ rể cho Hồ .

, đất trồng hồng còn chứa các loại phân hữu cơ như: phân bò hoai, phân gà ủ trấu, phân gà xử lý vi sinh, phân trùn quế và các thành phần khác như: xỉ than tổ ong, xơ dừa… chiếm tỷ nhất định.

Công ty 1989 JSC là địa chỉ hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, cho thuê cây cảnh, cung cấp vật tư, đất trồng, phân bón. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng sản phẩm của công ty chúng tôi.

Liên hệ ngay với 1989 JSC